T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH

Mt 2, 1 – 12

 

TIẾP SỨC RƯỚC ĐUỐC

 

ĐUỐC OLYMPIC 2008

  Kéo dài khoảng 130 ngày, được gần 22.000 người tham gia chạy tiếp sức để đưa ngọn đuốc đi qua 31 tỉnh thành, khu tự trị của Trung Quốc và 22 thành phố khác trên khắp thế giới với quăng đường dài khoảng 137.000 km... Cuộc chạy rước đuốc Olympic có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Ban Tổ Chức c̣n muốn làm hơn nữa với việc xây dựng một con đường dài 110 cây số để ngọn đuốc có thể lên đến độ cao hơn 5.000 mét so với chiều cao 8.848 mét của đỉnh Everest. Khởi hành từ Hy-Lạp, quê hương của thế vận hội được tổ chức lần đầu vào năm 776 trước Công-nguyên,từ ngày 01.04, lần đầu tiên trong lịch sử đại hội thể thao lớn nhất hành tinh, ngọn đuốc Olympic sẽ đi qua lănh thổ Việt Nam vào ngày 30.04 tại TP Hồ Chí Minh. Những cá nhân xuất sắc sẽ được bầu chọn để tham gia hành tŕnh rước đuốc. Hàng tỉ người sẽ háo hức theo dơi họ cùng ngọn đuốc thiêng huyền thoại qua sóng truyền h́nh trực tiếp trên toàn thế giới. Sau khi đi qua 5 châu lục, ngày 08.08.2008 ngọn đuốc thiêng Olympic sẽ về đến sân vận động quốc gia Bắc Kinh. Tại đây, ngọn lửa thiêng sẽ được giữ cháy liên tục trong suốt 14 ngày diễn ra Thế Vận hội lần thứ 29.

 

ÁNH SÁNG ĐĂ BÙNG LÊN…!

Phụng vụ hôm nay giới thiệu lại cho chúng ta cảnh tượng những người dân ngoại tiếp nhận “ngọn đuốc ơn cứu độ” và  ngọn đuốc chính là Ánh Sáng của Ngôi Lời, của T́nh Yêu Nhập Thể Làm Người, sẽ được rước qua mọi quốc gia, mọi dân tộc, đến với từng nhà, từng người và “những ai tiếp rước Người, th́ Người ban cho họ quyền là con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Qua hơn hai ngàn năm, ngọn đuốc ấy đă bùng lên soi chiếu tận ngóc ngách tâm hồn của mọi người. Chúng ta là những người có vinh dự lớn lao là tiếp nhận, giương cao và nhận sứ mệnh chuyền ngọn đuốc Tin Mừng ấy cho tha nhân. Nguồn sáng của ngọn đuốc Tin Mừng là chính Chúa Giêsu Kitô và đích đến là Thiên Đàng . Hành tŕnh của ngọn đuốc chỉ dừng lại vào ngày tận thế. Vấn đề c̣n lại là chúng ta đă làm ǵ đối với vinh dự và trách nhiệm (honor, onus) lớn lao được là người rước ngọn đuốc Tin Mừng, cho bản thân (sống đạo, làm nhân chứng đức tin) và với tha nhân (truyền giáo)? Có khi nào ngọn đuốc được giao vào tay chúng ta lại bị làm yếu mờ hoặc tàn lụi?

 

Phụng vụ Giáo Hội hôm nay cho chúng ta nh́n mặt đầy đủ “bá quan văn vơ” trước sự kiện “rước đuốc” nầy : ba nhà đạo sĩ Phương Đông (được coi là dân ngoại); vua Hêrôđê, rất nhiều người dân Do Thái ở Giêrusalem và các vùng phụ cận (tự coi là chính đạo) trong đó đặc biệt là các thượng tế và kinh sư, các lănh đạo tinh thần và thầy dạy của Dân Riêng. Nhóm thứ ba nh́n bề ngoài khá nhếch nhác và nghèo khó: các mục đồng, Đức Maria và Thánh Giuse. Và Chúa Giêsu ở đó, nh́n và chờ quyết định của mỗi nhóm người, mỗi cá nhân tỏ thái độ thế nào trước việc đón nhận và rước “ngọn đuốc” mà Người sẽ trao cho. Không ai là không được kêu gọi trở thành  để nhận nhiệm vụ, nhưng ứng xử ra sao, th́ hoàn toàn tùy thuộc suy nghĩ và hành động của mỗi người!

 

Sau những giờ phút “bối rối”, dân Do Thái vội quên ngay và trở về với những lo toan cơm-gạo-áo-tiền cấp bách hơn, bận rộn hơn. Các thượng tế và kinh sư vốn luôn háo hức trông đợi Vua Cứu Tinh, nhưng sự kiện mà cả dân tộc ngày đêm ṃn mỏi đợi trông, đối với họ cũng chẳng thấy thiết thân gắn bó ǵ, v́ Đấng Cứu Tinh - nếu đến – cũng là chung cho cả dân tộc, trong khi lợi ích và danh giá cá nhân ở ngay trước mắt, với việc được đem hết hiểu biết chuyên môn ra cố vấn cho vua Hêrôđê và triều đ́nh. Vinh dự được một ông vua ngoại đạo và vô đạo mà dân Do Thái khinh bỉ, mời đến góp ư hướng dẫn, đă làm những bậc vị vọng trong dân không chỉ quên ngay cốt lỏi niềm tin của cả dân tộc, mà c̣n bày mưu tính kế và toa rập với kẻ gian trá và độc ác.

 

NHỮNG AI ĐÓN TIẾP, TH̀ NGƯỜI BAN CHỌ QUYỀN LÀM CON THIÊN CHÚA (Ga 1,12)

Tại máng cỏ hang lừa, sự việc xảy ra hoàn toàn ngược lại: Dù vô học, các mục đồng đă thấy, đă hiểu, đă tin và mau mắn mang tin vui truyền kể cho mọi người. Họ không bị vật chất, lợi danh níu giữ chân và cũng không bị sự nghèo khó thiếu thốn của cảnh Hài Nhi mới sinh làm lay động t́nh mến và niềm tin. Kế đến là các đạo sĩ, những người thông thái và giàu sang, nhưng sẵn sàng rời bỏ tiện nghi vật chất, để mau mắn lên đường đi t́m kiếm Vị Vua mới sinh, chẳng phải để cầu thân hoặc khoe khoang tài trí, mà chỉ để được chiêm ngắm và thờ lạy. Nhưng họ c̣n làm hơn thế nữa: họ nhận “ngọn đuốc” Giáng Sinh và rước về những vùng đất xa xôi, tối tăm mà họ đang sống. Hậu quả của việc họ đi theo Ánh Sáng, không theo lối cũ, mà bưóc theo lối mới để về lại quê hương, truyền rao Tin Vui họ đă nghe thấy, nh́n thấy cho mọi người, đă khiến Tối Tăm và Sự Dữ điên cuồng tức giận và ra tay hung tàn với cả những cháu bé ngây thơ vô tội và vô hại.

 

Chúng con thuộc nhóm nào trong những người dính líu tới mầu nhiệm Giáng Sinh năm ấy? Là Mẹ Maria, v́ chúng con cũng cưu mang Chúa Giêsu Thánh Thể hằng ngày: tại sao chúng con không chịu sinh Chúa cho chính cuộc sống của ḿnh và cho tha nhân? Là Thánh Giuse, chúng con cũng nhận bổn phận dưỡng nuôi Ơn Gọi làm môn đệ của Chúa, nhận sứ mệnh rao truyền Tin Vui: tại sao mầu nhiệm t́nh yêu giáng trần không biến đổi được cuộc sống của chúng con và của anh em? Hay là cuộc sống đầy dẫy hỉ nộ ái ố của chính chúng con đă đẩy tha nhân xa Chúa? Là mục đồng, v́ được nghe Lời và đón rước Chúa vào ḷng, nhưng sao ḷng trí chúng con vẫn hướng về vinh hoa phú qúy, sợ thiếu thốn khó nghèo, sợ phải từ bỏ những sở thích, sợ phải vác thập giá hằng ngày, vốn là những điều kiện sine qua non để trở thành người “rước đuốc Phúc Âm”? Mầu nhiệm Giáng Sinh đă được thực hiện trong sự khiêm hạ tận cùng của Đấng vô cùng quyền năng, thánh thiện. Mầu Nhiệm Giáng Sinh ấy, chúng ta tái hiện theo ư chúng ta, với tự măn, ích kỷ, kiêu căng, nghĩa là thay đổi tận bản chất, thay đổi cả chương tŕnh của Thiên Chúa, liệu có c̣n là Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô nữa chăng? V́ kiêu căng, tự phụ, rất nhiều người thông thái thuộc các bậc vị vọng trong Hội Thánh, đă không rước ngọn đuốc của Chúa Giêsu, mà giương cao ngọn đuốc của chính họ, ngọn đuốc kiêu ngạo. Chủ nhân ngọn đuốc ấy th́ ai ai cũng đă rơ: Xa-tan. C̣n ǵ đau đớn hơn : học làm môn đệ của Chúa, họ trở thành môn đệ của Xa-tan. Rèn luyện để nên những thợ xây Hội Thánh, họ biến thành kẻ tích cực phá hoại Hội Thánh.

 

DUC IN ALTUM!

Thánh Phaolô luôn coi Kitô-hữu là những lực sĩ tham gia cuộc chạy đua (v́ nguyên thủy thế vận hội chỉ có bộ môn chạy marathon) và phải tới đích để được nhận ngành nguyệt-quế. Con ở đâu trong cuộc thi đua nầy?

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài  T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 83