T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

Mt 3, 13 – 17

 

ÁO MẶC SAO QUA KHỎI ĐẦU.

 

Vào một bửa tiệc, tham dự một buổi tŕnh diễn ca nhạc hoặc hội thảo các loại, điều dễ dàng nhận thấy là dù nhân vật ở các hàng ghế phía dưới sân khấu hay khán đài có quan trọng đến mức độ nào, th́ cũng không thể tự tiện dứng dậy tự giới thiệu ḿnh hoặc lên xuống phát biểu, mà chưa có giới thiệu và lời mời của các MC (master of ceremony). Tuy vậy, dù “cầm trịch” chương tŕnh và phát biểu liên tục, chắc chắn không ai nghĩ và nói rằng MC là những nhân vật “đinh” của những buổi tổ chức.

 

Trong Nho giáo, thuyết chính danh là một trong những điều luôn buộc tôn trọng ǵn giữ, nếu muốn quốc gia được an b́nh trong trật tự hài hoà, bởi “thượng bất chính, hạ tắc loạn”: người ta có thể chê thuyết nầy củng cố chế độ phong kiến và chuyên chế, nhưng các chủ nghĩa và các chế độ xă hội ngày nay đa số cũng dẫn tới độc tài, gia đ́nh trị, đảng trị có khi c̣n khắt khe và bất nhân hơn nhiều. Hiểu cho sâu xa, thuyết chính danh kêu gọi tôn trọng vị trí quyền hạn của nhau, đồng thời chủ yếu buộc những người đang giữ một thứ bậc nào đó trong xă hội, phải suy nghĩ và hành xử xứng đáng với sự tôn trọng và kỳ vọng của người khác: quân ra quân; thần ra thần; thầy ra thầy; tṛ ra tṛ. Sự lạm dụng quyền bính, địa vị và quyền lực có thể xảy ra mọi nơi, mọi thời.

 

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả cho thầy ư thức sâu sắc của Ngài về người em họ Giêsu: âm thầm, c̣n vô danh và dáng vẻ bề ngoài khá tầm thường, nhưng ẩn chứa bên trong là Đấng Thiên Sai muôn dân trông đợi. Và Ngài, một người vốn nỗi tiếng từ trước khi sinh, nay được dân chúng biết đến, trọng vọng, tin theo, kỳ thực chỉ là một “tiền hô”, mà ngày nay theo công việc đảm nhận, th́ cũng chỉ là một…MC.

 

Người ta vẫn thường lấy câu châm ngôn  “áo mặc sao qua khỏi đầu”, để vừa nhắc nhở, vừa dằn mặt những người đang bất măn hoặc có ư tưởng phản kháng, chống đối. Nhiều người bất măn v́ cho rằng người dưới, cấp dưới phải được lắng nghe, t́m hiểu và công nhận các giá trị, các suy nghĩ đúng đắn, chứ không thể người trên, cấp trên cứ ỷ vào thứ bậc, mà coi thường ư kiến và việc làm của kẻ dưới . Tâm lư ấy, trong Giáo Hội, đă trở thành sự ức chế nơi một số người, dẫn đến mặc cảm tự ti và sự chống đối trong vô thức, để rồi khi không làm chủ được nội tâm nữa, do thiếu đời sống cầu nguyện và khiêm nhường, họ đă gây ra bao điều đáng tiếc cho bản thân và Hội Thánh.

 

Thần học giải phóng hoặc các tư duy thần học sai lạc về Tín Lư thời gian qua, cho thấy nhiều người đă xa rời đức tin chính thống, muốn dựng nên h́nh ảnh một Thiên Chúa, một Chúa Giêsu Kitô, một Thánh Linh và một Hội Thánh theo như họ nghĩ, theo ư họ mà họ mệnh danh là “suy tư thần học”. Dấu đầu hở đuôi, cái đuôi Xa-tan thúc đẩy họ trở thành “Đấng Tạo Hoá” để “chế’ ra một loạt “sản phẩm” mà họ buộc mọi người tin rằng đó là Thiên Chúa Cha, là Ngôi Lời, là Chúa Thánh Linh và một Hội Thánh bị hạ thấp đến mức chỉ c̣n là cái loa và nâng mọi tôn giáo lên ngang hàng với Kitô-giáo về gia trị cứu độ.

 

C̣n nhớ khi nghe tên Đức Giáo Hoàng đắc cử Biển-Đức XVI chính là Đức hồng y Giuse Ratzinger, rất nhiều người nghĩ ngay tới “một bộ mặt bảo thủ”, khó đăm đăm, cứng nhắc và sẵn sàng giáng sấm sét cho những người dám viết lách, giảng dạy trệch ra ngoài giáo lư chính thống của Hội Thánh Công giáo. Người ta có cảm tưởng rằng “dân chủ” vừa t́m lại được sau Công Đồng Vatican II, nay lại bị  d́m trong tinh thần thời Trung Cổ. Không ít người chuẩn bị cả thế thủ lẫn thế công, để tỏ rơ lập trường “dân chủ” của ḿnh. Sai lầm của họ bắt đầu từ đó: Giáo Hội Công giáo không bao giờ là “dân chủ”, hiểu theo nghĩa “từ dân - của dân – do dân – v́ dân”.

 

Điều duy nhất trong những yếu tố dân chủ nầy có thể hiểu, ấy là “v́ dân”, song cũng không phải là hoàn toàn. Giáo Hội được dựng nên một phần “v́ dân” (“v́ loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta…”. Kinh Tin Kính), nhưng không phải với tư cách là người “làm chủ”, mà là lănh nhận “kho tàng Bí Tích” (để ban lại) và sứ mệnh truyền giáo (để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ), với mục đích cuối cùng là để làm sáng Danh Thiên Chúa. Phần thưởng – Thiên Đàng phúc vinh - chỉ là kết quả của việc chu toàn các nhiệm vụ trên đây. Với lối tư duy trần tục, nhiều người đă đ̣i phải có tự do hơn và dân chủ hơn trong Hội Thánh. Điều tất yếu xảy đến, khi không được đáp ứng theo các yêu sách ấy, là bất măn, chia rẽ, chỉ trích, phá hoại và bất phục tùng.

 

  Ở thái cực ngược lại, mà chỉ căn cứ các biểu hiện bên ngoài sẽ cho là ngoan ngoăn, hiếu thảo, đạo đức,  thực chất là ỷ lại, lười biếng, và cũng gây hại cho bản thân và cho Hội Thánh không kém. Đó là những người “tri túc, hà thời túc” trong một Hội Thánh luôn đang trong “dầu sôi lửa bỏng”, luôn phải hợp nhất mọi sức mạnh để chiến đấu chống lại Xa-tan và các thế lực xấu xa không ngơi nghỉ tấn công Hội Thánh. Họ cho rằng cuộc chiến chỉ là h́nh thức và Xa-tan làm sao thắng được quyền năng của Thiên Chúa. Xa-tan và các thế lực đen tối làm sao phá hủy được Hội Thánh, khi đă có lời bảo đảm của Chúa Giêsu! Và v́ thế, họ “đắp tai ngoảng mặt ; àm ngơ” trước bao vất vả đau khổ của Mẹ Hội Thánh, hững hờ trước sự sa ngă và mất linh hồn của anh chị em quanh họ; vô cảm trước những tàn phá của sự dữ, mà nạn nhân chính là con cháu và những thế hệ tương lai . Họ trở thành tín hữu đứng bên lề và nếu xét theo suy nghĩ và hành động, th́ họ mới chính là những kẻ vô thần!

 

Hôm nay, qua cuộc gặp gỡ với Gioan Tẩy Giả và cuộc tranh luận đùn đẩy ngắn ngủi, Chúa Giêsu đă chỉ cho chúng ta thấy nhiệm vụ mà mỗi người phải chu toàn theo vị trí và đấng bậc của ḿnh: Chúa Giêsu không cần đến bất cứ phép rử nào, nhưng khi thanh tẩy là một hành vi để khởi đầu cuộc đời rao giảng công khai, th́ Chúa Giêsu muốn chu toàn một cách gương mẫu và muốn Gioan Tẩy Giả giữ đúng, làm đúng chức năng và công việc ông đang làm. Tất cả đều quy về Chúa và mỗi con người chỉ là ( và phải là) dụng cụ luôn sẵn sàng và sắc bén nhất, hiệu quả nhất, để cho Chúa dùng, không chỉ để Danh Chúa được cả sáng, mà c̣n v́ sự cứu rỗi của mỗi người chúng ta và của tha nhân. Mỗi người đều được Thiên Chúa định sẵn cho một vai diễn. Diễn viên dù nỗi danh tài sắc đến đâu, cũng phải tuân theo kịch bản và sự chỉ đạo của đạo diễn.

 

Sự tuân phục đó hoàn toàn tự nguyện và v́ thế, làm sai, là trái chẳng những phải nhận trách nhiệm và kỹ luật, mà quan trọng là phản bội chính ḿnh khi không tuân theo hợp đồng do chính ḿnh công nhận và kư kết. Thiên Chúa là một đạo diễn khó tính, đ̣i hỏi rất nhiều ở mỗi diễn viên. Một vai diễn dù nhỏ đến đâu, mà nhếch nhác hoặc quá nghiệp dư, sẽ làm hại không nhỏ công tŕnh của cả tập thể. Nếu là những vai xuất hiện nhiều, nhiều động tác và nhiều lời thoại, mà diễn tệ hai, th́ cả công tŕnh sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, có khi là bị phá hủy.

 

Một bản hát được kết lại từ nhiều dấu nhạc theo ư đồ cà cảm hứng của tác giả, khi bỗng khi trầm, khi thăng khi giáng: sẽ ra sao nếu sự có mặt tự tiện và sai âm luật của dấu nhạc đời con làm cho cả bản hát  Hội Thánh ra chói tai và bị la ó phản đối? Hăy cho con được xếp vào các ḍng kẻ, trong khúc hát Hội Thánh mà Chúa ưa thích, dù chỉ là một dấu lặng!

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài  T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 84