T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY (Năm A)
Ga 4, 5 – 42
TA KHÁT !
Trong những ngày đầu năm 2008, giá dầu thô tăng vọt xấp xỉ ở ngưỡng cao ngất 100 USD mỗi thùng, so với chỉ hơn 10 USD cách nay mấy năm. Người ta lo ngại giá dầu sẽ kéo theo sự tăng giá của mọi hoạt động sản xuất liên quan tới dầu hoả, như giao thông chuyên chở, nhiệt điện, sản xuất hàng hoá, v́ thế mà có nguy cơ kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Nhưng không ai chết khát v́ dầu hoả, đó là điều có thể khẳng định, cho dù chiến tranh “nóng” lẫn “lạnh” đang diễn ra khắp nơi để tranh giành những giếng dầu và mỏ khí.
Con người có thể thay thế dần dầu khí bằng các chế phẩm khác tương đương, để không chịu áp lực về chất đốt. Nhưng con người ngày càng thiếu nước uống, nước sạch cho sinh hoạt. Thật khó tin khi bao quanh các châu lục là những đại dương bao la sâu thẳm, khi lũ lụt triền miên xảy đến với những ḍng nước hung dữ cướp đi mạng sống của hàng bao con người, mà con người lại thiếu nước.
Những con số về nước trên thế giới cho thấy: đại dương bao phủ 71% bề mặt trái đất và tích chứa 97,2% khối lượng nước (1,3 tỷ kilômét khối) của địa cầu. Song là nước…mặn! Chỉ có 2,8% nước ngọt (4 triệu kilômet khối) và điều xảy ra là đă và đang có những căng thẳng liên quan đến nước và người ta cho rằng “các chiến tranh ở thế kỷ XXI sẽ là v́ nước”. Thế giới khát! Con người chết khát v́ thiếu nước th́ ít, mà v́ sự ích kỷ, dă tâm và độc quyền mới là chủ yếu. Từng đoàn người rồng rắn mất rất nhiều công sức thời giờ, để đi kiếm nước hoặc hứng nước. Thêm vào đó, việc chặt phá rừng bừa băi để làm giàu cá nhân, mặc cho môi trường bị hủy hoại, đă khiến cho ngày càng khô hạn, sa mạc hoá.
Ơn Chúa “chảy tràn lan”, nhưng nhân loại số đông đang chết khát v́ sự ươn ái, ỷ lại, ích kỷ và vô tâm của các Kitô-hữu đối với sứ mệnh được Chúa Giêsu trao phó: đem Nước Hằng Sống đến cho mọi dân tộc! V́ thế, Chúa Giêsu vẫn khát, không phải chỉ khát hôm nay, mà khát đến cháy cổ cả trong cơn hấp hối, khát các linh hồn mà Ơn Cứu Chuộc của Người sẽ ra hoài công vô ích, không chỉ do bản thân những người đó, mà c̣n v́ các Kitô-hữu chưa hành động đủ để đem Chúa đến cho họ. Trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá, giữa đau đớn, ê chề, điều Người tha thiết nhất, vẫn muốn thực hiện nhất, Chúa Giêsu tóm lại trong hai chữ: “Ta khát” (Ga 19, 28 b)
Tất nhiên có vô số lư do khách quan để Kitô-hữu vin vào đó, mà biện minh cho cuộc sống tông đồ mờ nhạt của ḿnh: nào là những tổ chức, phong trào, giáo phái, nhóm hội có tâm cỡ quốc gia và quốc tế đi ngược với giáo huấn của Giáo Hội về mọi vấn đề xă hội. đạo đức, như hợp pháp hoá nạo phá thai, an tử, hôn phối đồng tính. Bên cạnh đó, nhiều con cái Giáo Hội cũng “té nước theo mưa” với những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm về các bí tích, không vâng phục Hội Thánh và Vị Cha Chung và chung sức thi nhau xé nát Giáo Hội, với những nụ cười ngạo nghễ, ngốc nghếch v́ thấy Mẹ Hội Thánh của ḿnh oằn người v́ những đ̣n roi vọt chí tử của những đứa con bất nhân bất nghĩa và vô đạo. Sự chia rẽ nầy càng làm cho những thế lực thù nghịch ngoi lên và công phá mạnh mẽ, gieo rắc biết bao sai lạc trong đức tin và đạo đức cho nhân loại và không ít những Kitô-hữu đă tin theo chúng (v́ các lư lẽ tinh vi, hợp t́nh của những “bậc thầy” đă kích Giáo Hội). Thế giới đang bị hoang hoá về mặt đạo đức. Cơn khát của nhân loại được giải bằng những thứ nước chứa đầy độc tố, nhưng là những độc tố hấp dẫn, khiến con người ngày càng mê muội.
Thi hào Nguyễn Du đă viết trong truyện Kiều :” Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Phải biết khát, phải kinh nghiệm một lần thiếu nước, th́ mới biết thương đến những người, những vùng sống trong cảnh thiếu nước. Trong số ra Chúa Nhật 17.02.2008, báo Tuổi Trẻ ghi lại lời ông Masakazu Ichimura, giám đốc Uỷ Ban Kinh Tế Xă Hội Châu Á – Thái B́nh Dương của Liên-Hiệp-Quốc: “Đừng để ṿi nước chảy lăng phí khi bạn đang đánh răng”! Không có ư thức những chuyện nhỏ bé, th́ mong ǵ vận động được những chuyện lớn lao! Là Kitô-hữu, những người mang trong ḿnh “cơn khát” của Chúa Kitô, mang trong ḿnh sứ mạng “giải khát” cho mọi người, chúng ta sẽ trả lời thế nào với Chúa Giêsu, khi mà măi cho đến ngày tận thế, Chúa vẫn đeo bám chúng ta, vẫn gào lên thống thiết : “Ta khát”? Bao giờ th́ chúng ta mới cho Chúa một giọt nước để bớt cơn khát linh hồn, dù chỉ là chút mật đắng dấm chua thấm ở đầu cây sậy? Bao giờ th́ Kitô-hữu cũng nóng ḷng kêu lên :” Ta khát”?
Kitô-hữu sẽ khát hoặc cảm nhận được cơn khát của Chúa Kitô và của cả chính ḿnh, nếu biết dành thời giờ để nghe tiếng Chúa, đặc biệt trong mỗi Mùa Chay Thánh, thời gian để chúng ta nh́n lại ḿnh sâu xa hơn, kỹ càng hơn, để cảm nhận va chia sẻ cơn khát của Chúa, với Chúa và cũng từ đó, bằng cách đó, làm hạ cơn khát của chúng ta.Sự xuất hiện của Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria trong Tin Mừng hôm nay, tiếp theo đó là cuộc trao đổi khi gay gắt, lúc khoan hoà và cuối cùng là sự lắng nghe và bị thuyết phục của người phụ nữ, cho ta h́nh ảnh và nội dung một cuộc tĩnh tâm: cuộc linh thao mà chúng ta cũng cần đến, như chính người phụ nữ Samaria hôm nay. Chúa Giêsu là người gợi ư đề tài trao đổi và hướng dẫn suy tư, cầu nguyện, trong khi người phụ nữ lắng nghe, đưa ra những thắc mắc để xin được soi sáng. Khi cuộc tĩnh tâm kết thúc, Chị thực hiện sứ mạnh mà Chị cảm thấy bị thúc đẩy hành động: đó là chạy đi, thuật lại và rủ nhiều người đến với Chúa Giêsu. Một cuộc tĩnh tâm chỉ đựợc coi là hoàn tất và có kết quả, khi những vấn đề thiết thực trong đời sống - cả về tâm linh lẫn tinh thần và vật chất – đă được tŕnh bày cặn kẽ và nhận được lời dạy dỗ hướng dẫn của Chúa. Và quan trọng hơn, ấy là hân hoan, nhiệt thành và mau mắn truyền ngọn lửa tin - cậy - mến vừa lănh nhận ấy cho mọi người.
Sau mỗi Mùa Chay, mà tâm hồn con vẫn trơ như đá,
vẫn không cảm nhận cơn khát “chí tử” của Chúa,
vẫn không cảm nhận cơn khát của một Kitô-thuộc: hoán cải đời ḿnh và đem lời Chúa mời gọi yêu thương, nhân hậu cho mọi ngưới đến nhận Nước Hằng Sống nơi Người,
th́ không biết phải dùng phương pháp nào nữa để làm mềm lại những chỗ bị xơ hoá trong tâm hồn chúng con?
CVK Nguyễn-Thế-Bài T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯƠC YÊU 90