T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY (Năm A)

Ga 9, 1 – 41

 

ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU !

 

Ngày 22.10.2007, hăng phần mềm khổng lồ Microsoft kết thúc cuộc chiến pháp lư với Uỷ Ban Châu Âu bằng việc đồng ư nộp phạt một khoản tiền lên đến hơn 780 triệu euros theo phán quyết chống độc quyền của toà án Châu Âu. Trong một thế giới toàn cầu hoá đang muốn tạo ra b́nh đẳng trong cạnh tranh thương mại, việc độc quyền có tính chất ngăn cản người khác là không thể nào chấp nhận được.

 

Ngày 14.02.2008,17 tờ báo Đan Mạch đă đăng lại những bức hí hoạ nỗi tiếng về nhà tiên tri đạo Hồi Mohammed, chấp nhận nguy cơ tái diễn những hỗn loạn nẩy ra do các tín đồ Hồi giáo giận dữ sau khi những tranh biếm hoạ xuất hiện lần đầu vào tháng 9.2005. Lư do tái bản là v́ cảnh sát chặn đứng âm mưu sát hại người hoạ sĩ đă vẽ chúng, Kurt Westergaard của tờ Jyllands Posten (bị Al Qeda treo giá 100.000). Dù nhiều người phản đối việc làm của báo chí Đan-Mạch – trong đó có Toà Thánh Vatican – nhưng trong một xă hội văn minh, không ai  có thể chấp nhận những phán quyết độc đoán và độc ác của những người lạm dụng tôn giáo để làm hại người khác. Những tín đồ Hồi giáo đang sử dụng Thánh Allah như một “thương hiệu” độc quyền, không phải để kính thờ, mà để đe doạ, sử dụng bạo lực bách hại những kẻ không theo họ. Nhà tiên tri Mahomed được nâng lên ngang hàng, thậm chí vượt trên cả Đức Thánh Allah. Từ suy nghĩ cực đoan ấy, - không chỉ độc quyền Đấng Allah, mà dùng Đức Allah như một chiêu bài để thoả măn cơn điên cuồng, họ đă gây ra vô số đau khổ và tội ác cho đồng loại, không chỉ những người họ thù ghét, mà đa số nạn nhân là những người vô tội.

 

Khi muốn hài hước về những người t́m mọi cách để ḅn rút, đục khoét của công để làm giàu cho bản thân và gia đ́nh, cha ông Việt-Nam có câu ca dao: “Ở đời muôn sự của chung; khen ai  khéo đắp, vẫy vùng thành riêng” . Gọi hạng người nầy là tham nhũng , cơ hội hoặc mọt dân đều không sai. Chúng vẫn vững vàng ở mọi thời đại, v́ nắm vững nghệ thuật “lấy mỡ rán thịt”, t́m mọi cách để tạo ô dù và che chắn. Cái đáng sợ ở hạng người nầy là luôn sẵn sàng “khẩu phật tâm xà”, nói chuyện đạo đức, bác ái hùng biện hơn bất cứ ai. Đối với họ, đạo đức, nhân đạo, công ích,...chỉ là những thương hiệu giúp họ đánh bóng ḿnh và đạt tư lợi cao nhất.

 

 

Những năm nầy, tại nhiều quốc gia đang phát triển, nạn ăn cắp bản quyền và hàng giả hàng nhái nhan nhản khắp nơi, ở Việt-Nam cũng như ở Trung Quốc, từ những món đồ nho nhỏ đến hàng hoá tiêu dùng đắt tiền như đồng hồ, kính mắt, áo quần thời trang, cho chí những hàng công nghệ cao. Ngay những thứ thuộc lănh vực trí tuệ, văn hoá như nhạc, băng đĩa nhạc hoặc những thuốc men đặc trị ảnh hưởng đến cả tính mạng nhiều người, đều không thoát khỏi sự bất lương trơ tráo nầy. Tất nhiên không phải người dân lao động lương thiện hoặc nghèo khó làm những chuyện xấu xa nầy, mà là những nhạc sĩ, những nhà doanh nghiệp, những người chực chờ để ăn cắp công sức của người khác, cho dù những chủ nhân của chúng đă  đăng kư bằng sáng chế và thương hiệu cho mỗi sản phẩm, thậm chí là cho từng chi tiết của sản phẩm.

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy lại một cảnh trơ trẻn từ các Biệt phái, sau khi Chúa Giêsu cho một anh mù bẩm sinh được sáng mắt : thái độ lạm quyền, hống hách vô lối, bất nhân, hà hiếp kẻ thấp cổ bé họng, nhưng trên hết là dám bôi tro trét trấu lên các tiên tri và cả chính Thiên Chúa, khi kéo các tiên tri  và Thiên Chúa đứng về phe họ, như một thương hiệu, như là đă đăng kư độc quyền nhăn hiệu “Thiên Chúa”, cũng có nghĩa là muốn nhào nặn Thiên Chúa theo ư riêng. Điều đó, người đầu tiên phản đối, dùng “gậy ông đập lưng ông”, chính là anh mù vừa được Chúa Giêsu chữa lành: bị cáo trở thành nguyên cáo. Bài học trong Thánh ca trong sách Samuel (I Sam 2, 1 – 10) và Kinh Magnificat (Lc 1, 46 - 55 ) được lập lại: người mù được thấy, kẻ sáng mắt lại mù quáng và rơi vào đêm tối kiêu căng tội t́nh, bởi v́ nội dung của hai bài thánh ca tuyệt vời nầy chính là chiến thắng của ḷng khiêm hạ và tin cậy nơi Thiên Chúa trước kiêu căng tự măn. Thiên Chúa không bao giờ dung thứ cho suy nghĩ, thái độ và hành xử khinh mạn với đồng loại, nhất là đối với những kẻ nghèo khó. Chúa không bao giờ thuộc độc quyền của dân tộc, tổ chức, nhóm hội hoặc cá nhân nào. V́ vậy, khác với mọi tôn giáo tín ngưỡng, - kể cả đạo Do Thái, - truyền giáo với Kitô-hữu là làm cho tha nhân cảm nhận và chia sẻ với họ t́nh yêu vô biên của Chúa, được minh chứng bằng cả cuộc sống thấm nhuần Tin Mừng, chứ không phải buộc người khác phải tin theo, dù bằng những h́nh ảnh hào nhoáng và những lợi lộc nhận được hay là sử dụng những hăm doạ, bạo lực, phân biệt đối xử : người Biệt phái đă không bỏ sót biện pháp nầy (Ga 9, 22).

 

Điều khác biệt giữa người mù vừa được chữa lành là cảm nghiệm nơi linh hồn và thân xác anh ta có được từ  Người đă chữa lành cho anh. Một Người như thế, theo “thần học b́nh dân” của anh, phải có một yếu tố không thể thiếu, th́ mới được Thiên Chúa nhận lời và ban cho quyền năng chữa bệnh lạ lùng : một người tội lỗi th́ không thể làm được dấu lạ như vậy (Ga 9, 16). Một người như thế, chí ít cũng phải là một tiên tri! Điều đơn sơ đó, các biệt phái không thể nh́n ra, v́ “thần học” của họ quá xa rời thực tế, quá cao xa, không bao giờ giúp họ cảm nhận được mối tương quan giữa “môn học về Chúa” và cuộc sống mà kẻ tin Chúa phải có, rập theo những ǵ Chúa đă dạy, nghĩa là những ǵ lẽ ra họ phải khai thác trong “thần học” hơn những người khác. Chỉ dùng mớ hiểu biết Kinh Thánh và thần học của ḿnh để đánh giá thấp người khác, để khinh thường những kẻ thấp cổ bé họng, nghèo khổ và bất hạnh, để tôn vinh ḿnh, th́ chính họ mới là kẻ đui mù. Càng thâm niên và đi sâu vào một “thần học không có Thiên Chúa” như thế, họ càng tách xa con đường chân lư. Không lạ ǵ nhiều chức sắc trong Hội Thánh hoặc nhiều nhà thần học tiếng tăm đă quay lại chống đối Giáo Hội, hài tội Đức Thánh Cha, bất tuân với các bề trên. V́ muốn quá thông minh, họ đă hoá ra thong manh!

 

Những ai sống vào những năm đầu thập niên 1950 thế kỷ XX, hoặc nghe kể lại, cũng ít nhiều kinh hoàng  về những cuộc đấu tố hung hăn, bất nhân xảy ra khắp miền Bắc theo chủ trương cải cách ruộng đất : nạn nhân có thể là những “cường hào ác bá”, những địa chủ bóc lột các tá  điền khốn khổ, nhưng cũng rất đông người giàu ăn ở nhân đức hoặc do tiết kiệm, chí thú làm lụng mà chút vốn liếng tài sản, nay bị quy kết vào hàng kẻ xấu và chịu chung số phận trở thành “tội đồ của nhân dân”, bị xỉ vả, đánh đập, bỏ đói, vu oan giá hoạ, thậm chí là bị giết chết. T́nh làng nghĩa xóm truyền thống thiêng liêng bao đời bị phá hủy, thêm vào đó sự gian dối độc ác được cổ xúy tối đa, đă tạo nên một bầu khí nghi kỵ, hận thù, tham lam, “hôi của” bao trùm cả một miền đất nước. Sai lầm chết người ấy, chính lănh đạo cao nhất nhà nước - chủ tịch Hồ Chí Minh – đă rơi lệ và cho rằng các thuộc cấp đă hiểu sai và làm sai! Có những cái sai không bao giờ sửa chữa lại được. Tội lớn nhất của Xa-tan chính là t́m cách để che đậy, xuyên tạc và bóp méo sự thật, nhằm lung lạc niềm tin của con người vào Thiên Chúa – Chân Lư, mà theo con đường sai trái do y vạch ra. Tội lớn nhất của con người –  đặc biệt các Kitô-hữu – là thay v́ dùng cuộc sống xứng đáng để chứng minh cho “thương hiệu – Kitô hữu” của ḿnh, cũng là để chứng minh cho “thương hiệu Chân Lư -T́nh Yêu” của Thiên Chúa, khởi nguồn và khởi hứng của mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm của họ, mà họ nung nấu ước muốn chia sẻ với mọi người, th́ lại “sử dụng” Thiên Chúa như thương hiệu độc quyền để gây mất an b́nh cho bản thân và cho mọi người. Hành vi nầy thực chất là Phản Kitô, nằm trong kế hoạch của Xa-tan, bởi đó chính là những ǵ Xa-tan đă phạm và bị luận tội muôn kiếp.

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài     T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 91