T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

 

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu Kitô

theo Thánh Mat-thêu

 

VENI – VIDI – VINCI

 

UNITED 93. Chuyến bay định mệnh trong một ngày định mệnh : Buổi sáng đẹp trời vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngày định mệnh của nước Mỹ, ngày định mệnh của toà tháp đôi World Trade Center, là niềm tự hào của nước Mỹ, và cũng là khu trung tâm thương mại lớn nhất thế giới đổ sập trước đôi mắt sững sờ, bất lực của người dân Mỹ. Chuyện được kể lại rằng: trong bốn chuyến bay không tặc tấn công để thi hành "sứ mệnh của Chúa", chỉ duy nhất có một chuyến bay,chuyến bay mang số 93 thay v́ đâm vào Nhà Trắng, lại rơi xuống một thành phố ở Pennsylvania. Và sau năm năm, câu chuyện về chuyến bay mang con số 93 cùng phi hoành đoàn và những hành khách trên chuyến bay được tái hiện lại qua United 93. Tất nhiên từ sự kiện cho đế nhân vật phần lớn đều là hư cấu, nhưng đạo diễn Paul Greegrass đă thành công trong việc dựng lại toàn cảnh vụ việc bi thảm nầy: tiếng  cô gái khóc gọi tạm biệt người yêu, người vợ gọi điện tạm biệt chồng, đứa con trai gọi điện tạm biệt gia đ́nh, người cha gọi điện tạm biệt con trai. Nếu biết trước những ǵ chờ đợi hó trên chuyến bay định mệnh ấy, chắc chắc không ai điên rồ bước lên. Nhưng khi đă bị rơi vào t́nh hưống nầy, cái quan trọng là dám đối diện và khi nỗi sợ hăi đă qua, khi ư thức sinh tồn vượt trên tất cả, th́ không có tính anh hùng ,cũng chẳng có định nghĩa của ḷng yêu nước, trên hết chỉ là : Tôi muốn sống và anh cũng vậy, và nếu chúng ta không làm ǵ th́ chẳng có ai sẽ giúp chúng ta cả . Những ǵ họ làm ,những ǵ họ cố gắng, chỉ đơn giản là được sinh tồn nhưng họ không biết rằng chính những cố gắng của họ đă một phần giúp Nhà Trắng và những con người làm việc trong đó được b́nh yên. Khi ta đối mặt với nỗi sợ hăi cũng là lúc ta t́m thấy ḷng can đảm.

 

Có biết bao điều sợ hăi trong cuộc sống, nhưng rồi người ta phải học làm quen dần, cắn răng vượt qua hoặc dũng cảm xông pha: từ khi c̣n thơ bé sợ nước, sợ bóng tối; lớn lên sợ bài vở học hành, sợ bệnh tật; khi trưởng thành sợ những việc không chờ mà đến như đi nghĩa vụ, như phải can thiệp khi gặp chuyện sai trái bất công hoặc khi phải lăn xả cứu người đang lâm cảnh nguy tử chẳng hạn do cháy nhà, thiên tai,...v́ có thể thiệt tḥi hoặc hy sinh cả tính mạng. Những trải nghiệm ấy là nét nhân bản tô đắp giá trị con người và rèn luyện nhân cách cao thượng mà chỉ con người mới có được. Hành tŕnh lên Giêrusalem, Chúa Giêsu biết rơ những ǵ đáng sợ nhất đang chờ đợi Người: ḷng ghen ghét đố kỵ, hận thù ngùn ngụt, tất cả sẽ cụ thể hoá qua việc bắt giữ, những lời phỉ báng, những trận đ̣n thù tan xương nát thịt và cuối cùng là cái chết tức tưởi ô nhục trên thập tự giá. Nhưng Chúa Giêsu không thể không đi, không thể chùn bước, quẩn quanh ở những thành phố làng mạc xa cách Giêrusalem, nơi nhân dân sẽ bảo vệ cho Người, nơi những ṿi bạch tuộc của các phe nhóm thù ghét chống đối Người không thể diễu vơ giương oai tự tung tự tác. Nhưng Giêrusalem vẫn và phải là nơi Người đến, để thi hành Thánh Ư Chúa Cha và để bày tỏ t́nh yêu đối vơi nhân loại đến cùng. Phụng vụ Giáo Hội hôm nay cho chúng ta sống lại diễn tiến những sự kiện dồn dập, có đủ bi hài, có đủ hào hùng và hèn nhát, có đủ chân lư và giả dối, có cả ḷng cha da đá và những giọt nươc mắt thống hối: hỉ nộ ái ố và tham sân si đều bộc lộ ra hết. Cuối cùng tất cả đều rơi vào im lặng khủng khiếp khi phiến đá lấp cửa mồ đóng lại.

 

Giêrusalem, “thành phố của hoà b́nh”, là thành Vua David, là Thánh Đô. Nhưng chính nơi nầy, Vị Vua An B́nh đă bị hạ sát, không ai khác ngoài hậu duệ của chính Vua David. Giêrusalem có được nhờ bạo lực chiến tranh, đă nhiều phen bị phá hủy và được trùng tu, là “thành phố hoà b́nh”, nhưng ngọn lửa hận thù và chiến tranh vẫn khi th́ âm ỉ, lúc lại bùng phát dữ dội giữa các sắc dân không đội trời chung. Giêrusalem xưa là như thế, th́ nay ngọn lửa chiến tranh càng thảm khốc hơn. Chỉ khác một điều là nó mang một bộ mặt mới, một lư tưởng mới : tôn giáo. Nơi đây lúc nầy là nơi hội tụ, chung giàn nhưng khác giống của cả ba tôn giáo là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Giêrusalem vẫn là cái bẫy sẵn sàng sập lại và nhốt con chim hoà b́nh. Các phe nhóm thù địch thấy Chúa Giêsu tiến về Giêrusalem và lọt vào trong thành, nên rất phấn khởi, bởi biết rơ Chúa Giêsu như “chim rơi vào lưới ḍ của thợ săn”. Họ chỉ cần bài binh bố trận để lần chạm trán cuối cùng nầy không thể cho phép xảy ra sai sót thất bại nữa. Chúa Giêsu biết rơ Người đang chui vào cái bẫy oan nghiệt, nhưng “không vào hang hổ, không bắt được hổ”: những ǵ Người sẽ gặp và sẽ chịu tại Giêrusalem lần nầy như một dấu ấn đóng lên và công chứng cho những ǵ Người nói và làm trong ba năm qua. Không có ǵ có thề thay thế được . “Bước qua ngưỡng cửa” là đau khổ và chết chóc với muôn vàn cay đắng và cạm bẫy trong “Cái Bẫy” khổng lồ của thế sự, của cám dỗ, của sức mạnh Xa-tan và Sự Dữ, nhưng vượt qua được là ”Hy Vọng”, là Sự Sống và là minh chứng của T́nh Yêu. Không có lựa chọn, không c̣n con đường nào khác!

 

Không phải vô cớ mà năm 1984 Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă chọn Chúa Nhật Lễ Lá làm Ngày Thế Giới Giới Trẻ với việc tổ chức đại hội tiếp sau đó, có sự hiện diện của Đức giáo tông (năm nay là lần thứ 23 tại Sydney, Úc). Với mọi Kitô-hữu, - đặc biệt là các thanh thiếu niên - sống đức tin chính là nh́n vào Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô, để không lùi bước trước hy sinh, gian khổ, trái lại biết tin tưởng bước tới , “ra khơi” (duc in altum), không phải để tránh né hiểm nguy sóng gió cuộc đời và những mưu mô cám dỗ của “ ba thù “ (ma qủy - thế gian – xác thịt), nhưng để vượt qua, chiến thắng chúng, nhờ theo gương Chúa Giêsu và ân sủng của Người. Và không có thời gian trong phụng vụ Giáo Hội đầy đủ ư nghĩa cho bằng Chúa Nhật Lễ Lá và Cuộc Khổ Nạn: Cổng thành Giêrusalem rộng mở, náo nhiệt chen chúc, nhưng ẩn chứa cạm bẫy chết người! Bên nầy cổng thành là những lời tung hô “hosanna”, là những cành lá và cả áo trải đón Người đi qua; qua bên kia cổng là âm mưu, thủ đoạn và đau đớn chết chóc với những tiếng gào thét “đóng đinh nó vào thập giá”và đoạn đường gai chông đến chỗ chết chóc. Bên nầy là những tung hô dành cho một bậc vị vọng, với những cử chỉ tôn kính sùng chỉ dành cho bậc quân vương : nán lại, lưu lại, tiếp tục rao giảng và làm việc lành phúc đức là quyền của Chúa Giêsu và không ai trách cứ ǵ Người. Bên kia là những đau khổ và cái chết và không ai chê trách nếu Người không đi vào thành, qua bên kia cổng. Nhưng Chúa Giêsu đă vào thành, đă không dừng chân lại bên ngoài cổng thành. “Veni – Vidi – Vinci”: ba chữ ngắn gọn nỗi tiếng mà César gửi về Roma để báo tin chiến thắng cách ngày nầy khoảng tám mươi năm (49 trước CN), nay là những ǵ Chúa Giêsu đang và sẽ thực hiện. Chúa Giêsu đă đến, đă sống và đă chiến thắng : đến tận đáy vực thẳm cuộc đời; sống tận cùng cam khổ ê chề, những đă vươn lên đỉnh cao chiến thắng. Tôi cũng đă phải chọn, phải đến, phải sống cuộc đời ấy, con đường ấy, cam khổ gian nan ấy. Phải có lư do nào đó làm tôi không đạt được chiến thắng, dù chỉ là nhỏ nhoi khiêm nhường?

 

CVK Nguyễn - Thế - Bài    T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 93