T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

 

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH : CHÚA CHIÊN LÀNH

Ga 10, 1 – 10

 

GÁI CÓ CÔNG, CHỒNG CHẲNG PHỤ!

 

Trải qua nhiều trục trặc tưởng chừng không thể diễn ra v́ sự cố đ́nh công của các kịch tác gia từ cuối năm 2007, nhưng đến phút chót, nơi hội tụ và vinh danh các ngôi sao tài năng, quyến rũ cũng như vĩ đại nhất của điện ảnh thế giới - lễ trao giải Oscar lần thứ 80 đă được tổ chức tại Los Angeles chủ nhật 24.2.Không phải các ngôi sao hay sự ra mắt những bộ phim bom tấn mà chính là cuộc đ́nh công của Hội Biên kịch Mỹ đang thực sự làm không khí Hollywood sôi sục. Ngày 05.11, khoảng 12.000 thành viên Hiệp hội Biên kịch Mỹ bắt đầu cuộc đ́nh công chống lại các hăng phim và đài truyền h́nh. Đây là cuộc đ́nh công lớn đầu tiên tại Hollywood trong suốt hai mươi năm qua. Thù lao không tương xứng với công sức bỏ ra, nhất là khi so sánh những lợi lộc vật chất và tinh thần vô cùng to lớn mà giới chủ sản xuất, đạo diễn phim, cũng như các diễn viên được hưởng từ thành quả lao động của họ, Hội Biên Kịch đ̣i công bằng : đóng góp phải được kèm theo quyền lợi tương xứng. Không mạnh mẽ đấu tranh, quyền lợi dễ bị lơ là bỏ quên. Không thiếu trường hợp “gái có công, chồng vẫn phụ”: Hiền lành, nhẫn nhịn đến độ tội nghiệp như các công nhân người Việt lao động trong các khu công nghiệp và các công ty nước ngoài, chẳng được ai bênh vực, mà cũng theo nhau vùng lên đ́nh công.

 

Mộc, Hỏa, Thổ, KimThủy, gọi là Ngũ hành, là cách quy ước của triết lư Đông phương để xem xét mối quan hệ tương tác của vạn vật. Học thuyết Ngũ hành diễn giải hai nguyên lư cơ bản : Sinh, c̣n gọi là Tương Sinh và Khắc hay Tương Khắc. Với những người sống đời tận hiến – linh mục, tu sĩ – th́ chức vụ, quyền bính chỉ “sinh” nhiệm vụ. Tuyệt nhiên không “sinh” quyền lợi và nếu cố t́nh kiếm t́m nó, th́ sẽ “khắc” với bản chất Ơn Gọi tận hiến. Đưa ra ví dụ nầy là để nh́n vào cuộc sống của các mục tử, những Ơn Gọi trong Giáo Hội mà phụng vụ hôm nay mời gọi mọi tín hữu nh́n lại, đối chiếu với khuôn mẫu là Chúa Kitô, khi Người tự gọi ḿnh là Mục Tử Tốt Lành và đưa ra một loạt định nghĩa về một mục tử tốt lành, cùng với các h́nh ảnh tương phản của những mục tử giả danh, những sói dữ đội lốt chiên cừu, và theo cách nói của Thánh Gioan là “Phản Kitô”(1 Ga 2,18.22).

 

Phải nói ngay rằng: trong những lời tâm huyết về h́nh ảnh một mục tử đúng nghĩa, không thấy Chúa Giêsu đá động hoặc ám chỉ ǵ về điều mà Người nói khi sai các môn đệ đi giảng dạy : “thợ đáng được nuôi ăn” (Mt 10,10 b) (mà có nhiều người vui miệng ví von : chăn chiên th́ bú sữa chiên!). Quyền lợi là một điều tất yếu, nhưng nhắc lại hoặc nhấn mạnh bất kỳ ở hoàn cảnh nào, cũng có thể gây ngộ nhận và làm hoen ố h́nh ảnh cao đẹp của mục tử. Linh mục không thể đ́nh công với nhà nước, với Toà Thánh hoặc với giáo dân để đ̣i được đăi ngộ xứng đáng. Nhưng linh mục cũng phải sống và sống xứng đáng, và việc”bú sữa chiên” nầy xét cho cùng cũng là chất keo gắn kết mục tử và đoàn chiên trong một giáo xứ, một giáo phận, và là ‘hàn thử biểu’ giúp theo dơi “t́nh trạng sức khoẻ của giáo xứ, giáo phận”. Gái có công, chồng chẳng phụ! Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn: cũng cùng các thực tại trần tục ấy, - không c̣n ǵ trên thế gian nầy tanh hơn mùi đồng, bẩn hơn giấy bạc, - mà giữ cho ḷng thanh cao để toàn tâm toàn lực yêu Chúa và/qua phục vụ anh em: không ai ngoài các mục tử chân chính mới sống trọn và làm trọn được!

 

Một câu chuyện vừa để trấn an các linh mục và những người sống tận hiến, vừa để nhắc nhở các Vị không để ḷng xao động v́ của cải vật chất hoặc những lo toan đời thường : Năm 1945, khoảng hai triệu người dân miền Bắc và bắc Trung Bộ đă chết đói. Đây không phải là chỗ để quy tội cho ai, mà chỉ muốn nói rằng trong hai triệu người chết đói ấy, có không ít các giáo dân, nhưng tuyệt nhiên không có một linh mục, tu sĩ nào bị đói, chứ chưa nói là chết đói. Trong sự bao bọc kính trọng của giáo dân, mục tử vẫn sống xứng đáng. Ngược lại, tại nhiều quốc gia Âu Mỹ, linh mục và tu sĩ hưởng “lương” do nhà nước trả, như những người làm công tác xă hội. Một cách nào đó, các “mục tử” nầy làm công cho cả Chúa lẫn thế gian và bị chi phối không ít bởi những quy định của thế gian. Đây chính là khởi điểm của tục-hoá. Đời sống đạo của các đoàn chiên v́ đó mà bị ảnh hưởng không nhỏ. Không thiếu những lần “chiên không nhận biết” hoặc “không nghe theo” các mục tử. Mục tử [như] là gạch nối giữa Chúa Kitô và đoàn chiên, song với tư thế nầy, mục tử phản ánh h́nh ảnh thế gian hơn là của Chúa Kitô. Ăn của chùa, muốn hay không, cũng ngọng miệng! Không ai làm tôi hai chủ, dù với kiểu “công chức” chẳng đặng đừng nầy! Có rất nhiều kiểu để con chiên tránh né (chưa dám nói là xa lánh) mục tử, khi con chiên thấy mục tử của ḿnh chỉ như người làm thuê, không mặn mà gắn bó với họ, không sống với họ mà cũng sẽ không sẵn sàng chết v́ họ. Chiên Ta th́ nghe tiếng Ta. Nhưng tiếng các mục tử phát xuất ở đâu và từ đâu?

 

Ở một đất nước như Pháp vẫn được gọi là “Trưởng Nữ Hội Thánh”, mà vị nguyên thủ quốc gia kết hôn và ly dị cứ như thay áo. Chưa ở lục địa nào mà nạo phá thai, an tử, hôn nhân đồng tính và bao nhiêu điều quái gỡ phản tự nhiên, vô đạo đức, lại tràn ngập và được hợp pháp hoá như tại các quốc gia Châu Âu mà gốc rễ ăn sâu trong Kitô-giáo nầy! Tất cả đều có lư do và trước khi t́m nguyên nhân sự sa sút thảm hại nầy ở những bộ phận, lănh vực nào khác, th́ việc đầu tiên là các tín hữu - chủ yếu là các mục tử - hăy khiêm nhường cúi đầu đấm ngực: “lỗi tại tôi mọi đàng”.

 

Người ta nói một trong các nguyên nhân của thái độ ơ hờ nguội lạnh, rồi dần dà xa lánh và đi đến chỗ thù địch với Giáo Hội, xuất phát từ cách nghĩ cách làm theo các chỉ huy ở Pháp cũng như ở Châu Âu khi lâm trận. Người chỉ huy của các nước Phương Tây thường hô: “En avant!” (Tiến lên [phí trước]), trong khi các chỉ huy người Mỹ lại hô: “Follow me” (Hăy theo [sau] tôi). Với một chỉ huy người Mỹ, cũng là “Hăy tiến lên”, nhưng ở sau  người chỉ huy, bắt chước sự dũng cảm của người ấy, và quan trọng hơn cả là nếu phải hy sinh, th́ viên chỉ huy sẽ là người đầu tiên ngă gục để bảo vệ thuộc hạ của ḿnh , cũng như nhắc nhở mọi người sẵn sàng hy sinh cho mục tiêu chiến đấu, chứ không phải giục mọi người xông pha, c̣n ḿnh - người chỉ huy- lại núp kín đàng sau, và mọi rủi ro sẽ do thuộc hạ hứng trước. Không phải ai khác xa lạ, mà chính vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu đă cho thấy nghệ thuật chỉ huy: “Khi đă cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau” (Ga 10,4). Khác thay với cái khôn vặt của những người cơ hội : “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”!

 

Lạy Chúa Giêsu, con xin đọc lại cho Chúa nghe bài thơ “Huyền Nhiệm Ơn Gọi” mà Vị Mục Tử tổng giáo phận Sàig̣n rất tâm đắc mười năm trước đây, và nay vẫn thấy ơn gọi và sự chọn lựa của Chúa Chiên Lành đối với Ngài và đối với mọi mục tử khác (họp mặt ngày 02.04.2008) là nhiệm lạ:

" Khi cần một người cha cho dân ḿnh, Chúa đă gọi một ông lăo...

" Khi cần một lănh tụ cho dân, Chúa đă gọi một thiếu niên con út trong gia đ́nh...

" Khi cần người làm nền móng xây dựng Giáo Hội, Chúa đă gọi một kẻ chối Chúa,

" Khi cần người truyền đạo, Chúa đă gọi một kẻ bắt đạo...

Có cần lập lại câu nầy của Người, với những kẻ hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh được Người giao: “Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô dụng…!”? (Lc 17,10)