T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Ga 14, 15 – 21

 

KÍNH CHÀO VỊ GIÁO HOÀNG CỦA HY VỌNG

 

Tuần vừa qua, toàn thể đất nước Hoa Kỳ náo nức đón tiếp Đức Thánh Cha Biển-Đức trong cuộc tông du của Người đến Hoa Kỳ và trụ sở Liên Hiệp Quốc. Rất nhiều những h́nh thức đặc biệt dành cho Vị Lănh Đạo tối cao Giáo Hội Công Gíao Hoàn Vũ như việc tổng thống siêu cường và gia đ́nh ra tận cầu thang máy bay để đón tiếp Đức Giáo Tông và sau đó là cuộc tiếp đón chưa từng có với hơn 12.000 người tại Toà Bạch Ốc; bánh ga-tô và bài hát mừng sinh nhật thứ 81 của Vị Giáo Chủ, nối tiếp là những lần xuất hiện,gặp gỡ với hết mọi giới. Để có bầu khí vui tươi, trang trọng cho chuyến thăm viêng ngắn ngũi nầy, biết bao người đă âm thầm góp công sức hàng bao tháng trời vào những công tác chuẩn bị, như lời Đức Thánh Cha cám ơn trong thư gửi trước chuyến đi của Người : “…bởi v́ Cha biết rơ rằng rất nhiều người đă làm việc cật lực từ rất lâu, cả ở trong các phạm vi Giáo Hội cũng như ở trong các dịch vụ công, nhằm chuẩn bị cho chuyến du hành của Cha”. Công tác chuẩn bị càng kỹ càng chi tiết bao nhiêu, th́ kết qủa sẽ mỹ măn bấy nhiêu. Và trong những lúc nầy, từ hơn một năm qua, nước Úc cũng đang lên cơn sốt trong việc chuẩn bị đón tiếp Đức Giáo Hoàng đến chủ tŕ Ngày Thế Giới Gíơi Trẻ 2008 ở Sydney vào tháng bảy tới đây. Hàng trăm ngàn người trẻ cũng đang chuẩn bị hành trang vật chất và tinh thần để đến với ngày hội Gíơi Trẻ, nhưng có lẽ mục đích chính là được nh́n thấy và cùng chia sẻ niềm vui, tâm t́nh cầu nguyện với Vị Cha Chung Hoàn Vũ của họ. Đức Thánh Cha  đă là “Đấng Bảo Trợ” nhân danh Chúa mà đến Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Người cũng sẽ là “Đấng Bảo Trợ” nhân Danh Chúa mà đến nước Úc với Giới Trẻ thế giới sẽ hội tụ về đó.

 

Năm 1995, một bộ phim tâm lư hợp tác điện ảnh Mỹ-Anh gây không ít sóng gió: Dead Man Walking, rất khó dịch đề phim sang các thứ tiếng khác, v́ ngay người Pháp cũng chỉ dịch ra được là “La Derńere Marche - Bước đi cuối cùng . Phim không nêu lên một vấn đề có tội hay vô tội, mà là một vấn đề đạo đức: có phải tất cả mọi người rút cuộc là những con người, thấm đẫm khả năng được cứu chuộc hay không? Phim lột tả mối liên hệ giữa hai nhân vật chính: Matthew Poncelet, tên hăm hiếp giết người bị kết án tử h́nh và đang đợi ngày thi hành án bằng tiêm một mũi thuốc gây chết người và Soeur Helen Prejean, một nữ tu đúng ra là ngây thơ, thấy ḿnh miễn cưỡng rơi vào một cuộc tranh căi say sưa. Người nữ tu tốt bụng nầy trở thành cố vấn tinh thần cho Poncelet theo đề nghị của y để giúp y bày tỏ sự ăn năn hối hận v́ những hành động của y và chấp nhận để Thiên Chúa đi vào cuộc đời y, qua đó, cứu rỗi linh hồn y, làm sao để y được chết với phẩm giá. Mặc dù Soeur Prejean lúc ban đầu không chắc chắn chút nào, nhưng Soeur trở nên có khả năng nh́n thấy được một khía cạnh của Matthew mà không ai khác có thể nh́n ra được hoặc giả không muốn nh́n. Trung thành với những điều răn dạy đạo đức và giá trị Kitô-giáo, Soeur cố gắng dạy người khác tôn trọng sự sống và trở thành một người Con của Thiên Chúa. Điều vị nữ tu đơn sơ mang đến và thuyết pbục được người tử tù đang đầy hận thù và tuyệt vọng – như một xác chết biết đi – Dead man walking -  nhỏ những giọt nước mắt hối hận nhưng tràn đầy tin tưởng và biết ơn, chính là hy vọng, một hy vọng mà người tử tù đánh mất ở đời nầy, nhưng anh ta tin chắc sẽ được hưởng muôn đời, khi anh ta ăn năn thống hối và đón nhận Thiên Chúa. T́nh Yêu Thiên Chúa là Bờ Bến, nhưng với người sắp chết đuối và dẫy dụa trong tuyệt vọng giữa đại dương tội t́nh, bạo lực, đầy dẫy sự dữ , th́ phải có ai đó ném cho họ cái phao cứu sinh. Cái phao được ném đi với ḷng bác áii chân thành, với ước ao đem ơn cứu độ của Chúa đến,  bao giờ cũng giúp ích to lớn cho tha nhân.

 

Từ “Paraklètos” rất khó dịch cho thoát và đủ ư nghĩa trong một vài từ, nhưng lại rất dễ hiểu. Đó là h́nh ảnh một người nâng đỡ, một vị cố vấn, một người an ủi, một người tri âm, một người bạn. Tóm lại, đó là một người đựơc mời đến, gọi đến bên cạnh một hoặc những người khác để hướng dẫn, soi sáng, an ủi, cố vấn cho những người nầy. Lấy một  ví dụ khác: một người được gọi đến bên cạnh một bệnh nhân hoặc một người đang chịu đau đớn. Người đó sẽ làm ǵ bên cạnh các bệnh nhân? - Người ấy sẽ động viên, an ủi,lắng nghe, cầu nguyện và đem lại sự tin tưởng cho các bệnh nhân. Chỉ với sự hiện diện của ḿnh, người đó cũng đă giúp đỡ người khác vượt qua được đau khổ để t́m lại được hy vọng. Tất cả những hành vi nầy phát xuất từ Hy Vọng và ban Hy Vọng. Chúa Thánh Linh chính là Hy Vọng. Đức Thánh Cha tông du đất nước Hoa Kỳ để đem Hy Vọng của Chúa Kitô, tức là Thần Khí Đức Chúa, đến cho dân tộc nầy, v́ họ nầy cần được soi sáng hướng dẫn, cần được chữa trị những vết thương nhức nhối : Họ cần Hy-Vọng. Đức Thánh Cha cũng đến để thay mặt Giáo Hội “trả món nợ” khổng lồ và tác hại lâu dài mà những thành phần giáo sĩ bất hảo phạm tội ấu dục ghê tởm đă gây ra cho đất nước Hoa Kỳ nói chung và cho Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ nói riêng, khiến cho tín hữu Công giáo ê chề nhục nhă, làm cho biết bao tín hữu kém hiểu biết và kiên vững đức tin đă ngậm ngùi gạt lệ rời  xa Giáo Hội mà họ và gia đ́nh từng hănh diện. Vụ tai tiếng nầy đă ngăn bước chân bao người đang muốn t́m về Đàn Chiên Chúa, khi họ thấy chán nản trước gương xấu tày đ́nh của các mục tử. Không ít người “dị ứng” khi nghe đến hai chữ “Công giáo” hoặc những chữ như “linh mục”, “tu sĩ”. Là người Cha, người Thầy, Đức Thánh Cha thấy hết sức muối mặt và đau khổ, nhưng “giận th́ gịân, mà thương th́ thương”, Người không ghét bỏ những đứa con yếu đuối, lầm lạc, hư đốn, “phá gia chi tử”: Người đến để chữa lành các vết thương nhức nhối cho Giáo Hội Hoa Kỳ và cứu chữa những “bệnh nhân” đáng thương.  Người nhân Danh Chúa Kitô đem Thần Khí Hy Vọng đến cho những người đang có nguy cơ ch́m vào tuyệt vọng.

 

Đức Thánh Cha Biển-Đức là Gíao Hoàng của Hy Vọng. Thế giới đang sống trong hồ nghi và tuyệt vọng: bao nhiêu tiến bộ khoa học, bao nhiêu tiện nghi hiện đại nhất, bao nhiêu thú vui xác thịt cuồng loạn,..chẳng những không làm thoả măn khát vọng sâu xa nơi con người, mà càng làm cho con người thêm trống rỗng, bế tắc, buồn nôn với chính ḿnh và với cái xă hội mục rữa, nhơ nhớp, độc ác, vô đạo đức và bạo lực nầy. Nhân loại đang mất phương hướng. Đất nước Hoa  Kỳ cũng đang  lao đao thất vọng, cần được thắp sáng Hy Vọng. Đức Thánh Cha muốn đến tận nơi để mang ngọn lửa Hy Vọng cho người dân Hoa Kỳ và qua họ, đến với toàn thế giới. Tấm pa-nô nhỏ một cháu bé cầm trên tay khi xếp hàng đón tiếp Đức giáo hoàng, có ghi hành chữ lột tả hết được con người và sứ mệnh của người : “Welcome Pope of Hope” (Chào Mừng Vị Giáo Hoàng của Hy Vọng). Càng ư nghĩa hơn lúc được hỏi ông nh́n thấy ǵ khi nh́n vào mắt của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI, tổng thống Bush đă trả lời ngay: “Thiên Chúa”. Con ngừơi sống trong hy vọng, sứ giả mang hy vọng, chỉ có thể đến từ Thiên Chúa và phản chiếu Thiên Chúa.

 

V́ thế thật đáng trách khi chúng ta đọc thấy, nghe thấy những chuyện xảy ra ở nơi nầy nơi nọ trong Giáo Hội, cho anh em của chúng ta hoặc liên quan đến Giáo Hội, mà chúng ta vẫn bàng quan, hờ hững, không mảy may xúc động xót xa, đau khổ hoặc muốn chia sẻ ít ra bằng lời cầu nguyện! Những khi ấy, chúng ta không phải là con cái của Thánh Linh Hy Vọng, không sống hy vọng thật sự và cũng chỉ là “dead man walking”, cũng mang Danh Kitô-hữu nhưng vật vờ vô tâm, vô t́nh, vô ơn và chẳng có mục đích, khác nào xác chết biết đi. Không phải vô cớ mà cuốn sách nỗi tiếng của Đức cố gíao hoàng Gioan-Phaolô II có tựa đề là “Crossing the Threshold of Hope” (Bước qua ngưỡng cửa Hy Vọng) và Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận đặt tên sách là :” Đường Hy Vọng”. C̣n tông thư thứ hai của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI là “Spe salvi”: Nhờ hy vọng mà ta được cứu rỗi.

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài    T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 99