KIẾN TRÚC THÁNH ĐƯỜNG CÔNG GIÁO – TÍNH DÂN TỘC TRONG KIẾN TRÚC THÁNH ĐƯỜNG.

 

Ngôi thánh đường nằm lặng lẽ trên đồi, thấp thoáng sau lùm cây, hay nép ḿnh bên ḍng sông, chơ vơ giữa cánh đồng hoặc trầm mặc ngoài phố thị…đă trở nên quá thân thiết với nhiều người, đă đi vào văn thơ, làm bối cảnh cho các tác phẩm văn học, điện ảnh như một h́nh ảnh quen thuộc.

Chưa lúc nào việc xây cất thánh đường ở Việt Nam lại trở thành phong trào rầm rộ như hiện nay. Việc trùng tu hoặc xây dựng mới nhà thờ trải đều khắp các giáo phận trong Nam ngoài Bắc, nhất là tại những địa phương ở miền Nam có nhiều dân nhập cư. Sự kiện trăm hoa đua nở nầy có phải thật sự là một tin vui, một tín hiệu đáng mừng cho Kitô hữu VN sau thời kỳ nắng hạn gặp mưa rào? Cùng với khả năng kinh tế gia đ́nh và đất nước được cải thiện, cộng với nguồn tài chánh “vô tư” từ kiều bào hải ngoại đă khiến diện mạo các cơ sở tôn giáo (kể cả chùa chiền, thánh thất…) đang trong chiều hướng thay đổi mạnh mẽ.

Bài viết nầy thuần túy dựa trên những ư kiến nhận xét, phân tích, tổng hợp khách quan,  căn cứ trên các luồng quan điểm chung và chỉ phần rất nhỏ dựa trên những quan sát, kinh nghiệm, một số nhận định riêng (hoàn toàn thể hiện quan điểm cá nhân của người viết). Trang viết nầy không đi vào phê phán nghệ thuật kiến trúc là lănh vực rất bao la và nhạy cảm, được xem như một thứ “tabou” mà ở Việt Nam hiện nay đa số những nhà chuyên môn đều muốn tránh.

 

I.       Kiến trúc Nhà thờ:

Trong toàn thể nền kiến trúc nhân loại, kiến trúc thánh đường giữ vai tṛ trọng yếu hầu như không thể thay thế theo ḍng lịch sử, văn hóa của thế giới và của từng địa phương. Trong b́nh diện kiến trúc thấp tầng ngày xưa, vị trí ngôi thánh đường luôn tạo nên điểm nhấn nổi bật trong không gian kiến trúc-phong cảnh. Ngày nay kiến trúc thánh đường xưa không những không hề lạc hậu theo ḍng thời gian, mà trái lại vẫn lưu giữ một cách bền vững dấu ấn lịch sử của một thời kỳ, giữ lại hồn xưa của bao thế hệ và đến nay vẫn tiếp tục là những địa điểm thu hút du lịch quan trọng bậc nhất trên toàn thế giới.

 

A.   Phân loại kiến trúc nhà thờ

Ở đây chỉ giới hạn trong những kiến trúc giáo đường truyền thống và những phong cách chính:

 

1.     Kiến trúc Roman :

Kiến trúc hay phong cách Roman thuộc trường phái kiến trúc Trung và Tây Âu thế kỷ XI  XII . Kiến trúc Roman tỏa sáng và phát triển trên một b́nh diện rộng lớn, nhất là ở các nước Pháp, Anh, Ư, Bỉ, Hoà Lan, Tây Ban Nha... Lúc ấy bộ mặt kiến trúc các đô thị đă bắt đầu gượng dậy tuy c̣n quá thô sơ (1).

 

Cái tên kiến trúc Roman nói lên phong cách kiến trúc của người đương thời muốn t́m đến hơi hướng của kiến trúc La Mă cổ đại. Tuy nhiên về quy mô cũng như h́nh thức, kiến trúc Roman c̣n xa mới đạt tŕnh độ của người La Mă cổ đại, thiết kế thi công c̣n thô sơ. Dầu vậy, kiến trúc Roman không phải là không có những bước tiến về mặt h́nh thức và kết cấu, góp phần đáng kể vào việc h́nh thành kiến trúc Gothique sau này (2).

Các kiến trúc tiêu biểu của nhà thờ theo phong cách Roman: Nhà thờ Worms ở Đức, Nhà thờ Apostles ở Köln (Cologne), Đức, Nhà thờ Mainz ở Đức, Một số nhà thờ ở Caen, Pháp, Quần thể tôn giáo Pisa  Ư

 

2.     Kiến trúc Gothique:

Text Box:  Kiến trúc gothique (hay francigenum opus) bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu, ra đời sau thời kỳ kiến trúc Roman. Ban đầu, Gothique gắn liền với thiết kế các nhà thờ, với vẻ bí ẩn và lạ lẫm. Tên gọi Gothique chỉ xuất hiện khi châu Âu bước vào phong trào cải cách. Khoảng năm 1200 sau CN, dân châu Âu bắt đầu xây nhà thờ  cung điện theo kiểu kiến trúc Gothique. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là trong khi kiến trúc Roman theo kiểu ṿm cong tṛn th́ kiến trúc Gothique lại theo kiểu ṿm nhọn. Kiến trúc Gothique có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Roman. Kiến trúc Gothique được thể hiện rơ rệt nhất và đẹp nhất trong các đại giáo đường, trong các thánh đường và một số các công tŕnh dân dụng. Nhiều kiến trúc nhà thờ Gothique c̣n lại đến ngày nay mà trong số đó, ngay những công tŕnh nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng v́ không có 2 công tŕnh kiến trúc Gothique nào lại giống hệt nhau. Rất nhiều những công tŕnh lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thời kỳ hoàng kim của kiến trúc Gothique từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ  trường đại học cho đến tận thế kỷ 20.

Một thời gian sau khi Đế chế La Mă sụp đổ, các nhà nước Đông và Tây Âu lâm vào một thời kỳ đen tối, các nhà nước phong kiến được thành lập trong đó có sự ra đời của triều đại Carolingian. Năm 800, khi Charlemagne đăng quang hoàng đế, đế quốc này tồn tại được một thời gian ngắn cho đến khi bị người Normandes xâm lược (từ năm 843 đến năm 911). Tiêu biểu cho Kiến trúc gothique có thể kể như nhà thờ Saint-Étienne de Sens, Notre-Dame de Morienval… (3)

 

      3. Kiến trúc Byzantine

Là một phong cách kiến trúc xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Đông La Mă (hay c̣n gọi là đế quốc Byzantine; 330-1453). Như một sự tiếp nối của kiến ​​trúc Roman có sự chuyển dịch về phong cách, tiến bộ công nghệ,  sự thay đổi chính trị và lănh thổ; có nghĩa là một phong cách khác biệt dần dần xuất hiện và thấm nhuần ảnh hưởng nào đó từ vùng Cận Đông và áp dụng cách bố trí Hy Lạp trong kiến ​​trúc nhà thờ. Các công tŕnh được tăng độ phức tạp h́nh học. Trong trang trí của các cấu trúc quan trọng công cộng, ngoài đá, gạch và thạch cao đă được sử dụng. Các thức (ordre) cổ điển đă được sử dụng tự do hơn, vật liệu ốp thay thế trang trí chạm khắc, mái ṿm phức tạp dựa trên khẩu độ lớn, và cửa sổ lọc ánh sáng qua tấm thạch cao mỏng, nhẹ nhàng để chiếu sáng nội thất.

Tham gia vào nền văn hóa Byzantine có các nước Hy Lạp, Ai Cập, Syrie, Tiểu Á. Nằm ở vị trí giáp ranh giữa Đông và Tây, nền văn hóa Byzantine in đậm dấu ấn truyền thống của cả hai vùng này. Trong kiến trúc Byzantine, người ta dễ dàng nhận thấy cả các yếu tố phương Đông lẫn các yếu tố Hy Lạp - La Mă cổ đại.

Tiêu biểu cho ḍng kiến trúc nầy có thánh đường Palatina, thánh đường Hagia Sophia.

 

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/ca/La_Rotonda.png/200px-La_Rotonda.png

4. Kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là Công giáo. Những hiểu biết về giá trị con người, tôn vinh vai tṛ và vị trí của con người được khám phá và phát triển mạnh trong thời gian này. Con người được coi như h́nh ảnh của thần thánh. Bắt đầu từ thế k XV xuất hiện những tham vọng về khả năng phát triển, sự sáng tạo ḥa hợp và duy lư của con người, để ganh đua với quyền năng của thần thánh, bắt đầu với sự khám phá về luật phối cảnh (perspective) thẳng của Filippo Brunelleschi, Leone Battista Alberti. Sau đó là sự nở rộ của những tài năng khác như Léonard de Vinci, Raphaël và đặc biệt là Michelange.

Tiêu biu có nhà th Saint Paul Anh quc, nhà th Saint-Eustache Paris

 

        5. Kiến trúc Baroque

Kiến trúc Baroque là phong cách xây dựng của thời kỳ Baroque - Ư, bắt đầu vào cuối thế kỷ XVII, tận dụng những ngôn ngữ của kiến trúc Phục hưng theo một cách thức mới mang tính chất hùng biện và phong cách sân khấu; thường dùng để thể hiện sức mạnh của giáo quyền và chính quyền. Nó tạo dựng nên một khám phá mới về h́nh dáng, ánh sáng và bóng với cường độ mạnh. Trong kỷ nguyên Baroque, kiến trúc trở nên phức tạp và cầu kỳ hơn.

Nghệ thuật kiến trúc Baroque đi ngược lại với lối nghệ thuật kiến trúc thời Phục Hưng cứng nhắc vốn thừa hưởng từ Hy Lạp cổ đại  La Mă cổ đại (4).

Kiến trúc Baroque tạo ra những không gian phức tạp và những luồng ánh sáng kỳ bí được chiếu khắp nơi mà người ta không thể nào t́m ra được điểm xuất phát của ánh sáng đó. Ngoài ra, người ta c̣n nhận biết được kiểu kiến trúc này thông qua các thức cột có kích thước lớn và thường chồng cao hai tầng, cửa sổ lớn h́nh chữ nhật, một cửa bé hơn h́nh tṛn, nửa tṛn hay h́nh oval.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\Il_Gesu.jpgKiến trúc Baroque Thượng La Mă có thể được giao phó bởi các triều đại giáo hoàng Urbanô VIII, Innocent X và Alexandre VII, trải rộng trong thời gian từ 1623-1667. Ba kiến trúc sư chính của thời kỳ này là điêu khắc gia Gianlorenzo Bernini, Francesco Borromini và họa sĩ Pietro da Cortona và mỗi người trong số họ phát triển biểu hiện kiến trúc cá nhân một cách riêng biệt (5).

Trong thế kỷ XVII, kiến trúc Baroque lan truyền qua châu Âu và Mỹ Latinh, nơi nó được đặc biệt khuyến khích bởi ḍng Tên.

Michelange đặc biệt với Đền thờ thánh Phêrô, có thể được coi là tiền thân của kiến trúc Baroque. Đệ tử ông là Giacomo della Porta tiếp tục công việc này tại Roma, đặc biệt là ở mặt tiền của nhà thờ Ḍng Tên Il Gesù, dẫn trực tiếp đến mặt tiền nhà thờ quan trọng nhất của thời kỳ đu Baroque, Santa Susanna (1603), thiết kế bởi Carlo Maderno (6).

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\463px-Krakow_16.jpgNhà thờ Santa Susanna  Roma,ItaliaDescription: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/83/Santa_Susanna_%28Rome%29_-_facade.jpg/95px-Santa_Susanna_%28Rome%29_-_facade.jpg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   B. Một vài kiến trúc thánh đường độc đáo tiêu biểu trên thế giới

Chỉ nói riêng những kiến trúc thánh đường đẹp trên thế giới, không biết cần phải bao nhiêu pho sách đồ sộ mới ghi lại đủ, ở đây chỉ xin khái quát một vài công tŕnh của nhiều trường phái tiêu biểu:

 

1.  Đền thờ thánh Phêrô

Được xây dựng theo phong cách Phục hưng, tọa lạc tại trung tâm Vatican để tôn kính Thánh Phêrô, Tông đồ trưởng, vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo. Về đền thờ Thánh Phêrô có lẽ không c̣n ngôn từ nào để quảng diễn thêm dược nữa.

          

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\269110_10151153708168397_561179029_n.jpg

 

 

 

 

2.  Nhà thờ Đức Bà Paris (Cathédrale Notre-Dame de Paris):

Một nhà thờ Công giáo được coi là chuẩn mực, tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothique trên đảo Île de la Cité (nằm giữa sông Seine) một công tŕnh kiến trúc xinh đẹp của kinh thành Ba Lê ánh sáng. Đây cũng là nhà thờ chính ṭa của Tổng giáo phận Paris. Năm 1163, viên đá đầu tiên được đặt với sự có mặt của Giáo hoàng Alessandro III và vua Louis VII. Tên của kiến trúc sư đầu tiên đă không được nhắc tới. Giám mục Maurice de Sully chỉ đạo công việc cho tới năm 1196, rồi tiếp tục bởi giám mục Eudes de Sully. Bên trong nhà thờ là những bức tượng theo chủ nghĩa tự nhiên và những bức tranh bằng kiếng màu ca ngợi nét đẹp h́nh thể của con người. Quá tŕnh xây dựng nhà thờ kéo dài từ năm 1163 đến những năm 1240.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\637.jpg

 

 

 

 

 

 

3.      Vương cung thánh đường Sacré-Cœur

(Basilique du Sacré-Cœur - Nhà thờ Thánh Tâm)  

Phong cách Roman – Byzantyne, là một nhà thờ Công giáo nổi tiếng thuộc quận 18 Paris. Nằm trên đỉnh đồi Montmartre, nhà thờ Sacré-Cœur được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, cung hiến cho Trái Tim Chúa Giêsu. Ngày nay, không chỉ là công tŕnh tôn giáo quan trọng, nhà thờ Sacré-Cœur c̣n là địa điểm thu hút du khách thứ hai Paris, chỉ sau nhà thờ Đức Bà. Năm 2005, Sacré-Cœur đón tiếp khoảng 8 triệu du khách, đứng trên cả tháp Eiffel  bảo tàng Louvre.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\image.jpg

 

 

 

 

 4.  Nhà thờ Ronchamp (Notre Dame du Haut).

Trong tất cả các mối quan hệ của kiến trúc với các ngành nghệ thuật khác, có lẽ mối quan hệ của kiến trúc với điêu khắc là rơ nét nhất. Thực sự trong kiến trúc cũng đă có một trào lưu liên quan đến điêu khắc là trào lưu kiến trúc - điêu khắc thuộc xu hướng kiến trúc hiện đại thế kỷ XX. Đó chính là nhà thờ Đức Bà (Notre Dame du Haut) ở Ronchamp, Vosges, Pháp, tác phẩm đầy tính biểu tượng của kiến trúc sư lừng danh Le Corbusier (7).

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\SketchUp.jpg

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\modern-church-designs-55.jpg

Ở công tŕnh này Le Corbusier đă chứng tỏ ông là một kiến trúc sư vĩ đại, thiên tài khi từ bỏ những đường thẳng ước lệ để dùng những đường cong vốn bị trào lưu hiện đại từ chối. Điểm đặc sắc của nhà thờ nầy là những ô cửa sổ được trổ tự do, tạo nên một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo cho nội thất. Công tŕnh được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1950 – 1955.  Tọa lạc trên một đỉnh đồi nổi bật, cách ngôi làng Jura nguyên quán của Le Corbusier không xa, là nhà thờ của người hành hương lập nên để tôn kính Đức Mẹ Đồng Trinh. Le Corbusier xác định vị trí xây dựng ngay lập tức và dần dần chấp nhận h́nh dạng chung mà trợ lư André Maisonnier chắt lọc và vẽ chi tiết.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\brasilia church.jpg        5.  Nhà thờ Brasilia ở Brasil

Nằm ở thủ đô Brasilia với kiến trúc đẹp đường bệ, nhà thờ Brasilia là tác phẩm kiến trúc xuất sắc của KTS Oscar Niemeyer hoàn thành vào năm 1970. Nhà thờ có h́nh dáng một chiếc Triều thiên, được cấu tạo từ 16 cột bê tông, mỗi cột nặng 90 tấn tạo thành h́nh hyperboloïd, biểu tượng cho con đường lên thiên đàng. Bên trong là những tấm kính màu tuyệt đẹp cùng những bức tượng của các thiên thần.

6.  Nhà thờ Sagrada Familia Barcelona

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\nha-tho--sagrada-familia.jpgĐây là nhà thờ được xây dựng từ thời La Mă tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Catalan, Antoni Gaudi. Công tŕnh kiến trúc Sagrada Familia được khởi công xây dựng từ năm 1882, nhưng luôn bị gián đoạn. Kiến trúc sư Gaudi đă kết hợp hài ḥa giữa đường nét kiến trúc Gothique truyền thống với những nét hiện đại trong nghệ thuật kiến trúc Art Nouveau. Phong cách Art Nouveau đặc trưng bởi sự phủ nhận những đường thẳng tắp để tôn lên những đường uốn lượn quanh co như những đường nét vốn có của thiên nhiên, cây cỏ. Cuối cùng, Gaudi đă dành 16 năm của đời ḿnh để tập trung làm, nhưng đến năm 1926 công tŕnh lại dang dở v́ ông mất đột ngột do tại nạn xe điện. Gaudi đă cống hiến toàn bộ sức lực, tâm huyết, sự sáng tạo trong suốt 42 năm của đời ḿnh cho kiệt tác này. Kể từ khi nhận dự án tầm cỡ này, Gaudi dốc hết tâm huyết cho công trường và thậm chí c̣n có tại chỗ một nhà xưởng nhỏ để không ngừng cải tiến thiết kế. Khi ông qua đời, mới 1/4 bản thiết kế được thực hiện. Ông đă để lại vô số thiết kế và bản vẽ đă và đang được dùng để tiếp tục xây dựng công tŕnh. Công việc xây dựng nhà thờ thường bị đ́nh trệ do thiếu tiền và phải tiếp tục chờ đợi sự quyên góp từ giáo dân, sau đó lại xảy ra cuộc nội chiến khiến đời sống của nhân dân điêu đứng; nên măi đến những năm 1950, việc xây dựng mới được tiếp tục tiến hành. Đến năm 2010, quá tŕnh xây dựng đă hoàn thành được một nửa, nhưng những phần khó khăn nhất trong bản thiết kế vẫn nằm ở phía trước và dự kiến tới năm 2026 công tŕnh mới hoàn thành để kỷ niệm tṛn một thế kỷ ngày mất của Gaudi.

Dù nhà thờ vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện theo bản thiết kế đầy đủ, nhưng nó vẫn được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới.

7.  Nhà thờ Jubilee - ngoại thành Rôma

Nhà thờ Jubilee (La Chiesa del Dio Padre Misericordioso) được xem như là một trung tâm mới dành cho khu nhà ở dường như biệt lập ở vùng Tor Tre Teste, nằm ngay bên ngoài trung tâm Roma.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\MD1.jpg

 

Công tŕnh được xây dựng với diện tích  830m2 trong khuôn viên rộng 1671m2, do Kiến trúc sư Richard Meier và cộng sự, NY, USA thiết kế.(8)

Text Box:  ĐỒ ÁN THIẾT KẾ NHÀ THỜ JUBILEE

 

Năm 1996, Richard Meier đă giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế nhà thờ ở Roma - Italia và Đồ án nhà thờ Jubilee của ông đă được chọn để thực hiện. Công tŕnh hoàn thành vào năm 2003.

Ông cho rằng: “Màu trắng là màu tuyệt vời nhất bởi v́ bên trong nó, bạn có thể nh́n thấy tất cả các màu sắc của cầu vồng”. Và nhiều năm sau đó, màu trắng vẫn là sắc màu mà ông lựa chọn cho các thiết kiến trúc của ḿnh. Dự án “Nhà Thờ Jubille” cũng được tạo nên với màu trắng tuyệt vời này.

Đây là công tŕnh đầu tiên của một KTS người Mỹ trên thủ đô nước Ư. Với những đường cong mềm mại tinh tế, nhà thờ Jubilee như một con thuyền trắng đang căng buồm rẽ sóng. Trong nhà thờ chính, mọi vật được sắp xếp gọn gàng, bố cục hợp lư, không gian và màu sắc trang nhă, tạo cho ta một cảm giác thanh tịnh dễ chịu.

 

 

 

8.  Nhà thờ Las Lajas

Là một ngôi thánh đường nhỏ được xây dựng từ thời La Mă nằm ở phía nam thành phố Ipiales của tỉnh Narino, Colombia, bên cạnh hẻm núi và con sông Guaitara. Thánh đường mới được xây lại theo phong cách Gothique vô cùng độc đáo năm 1949. Lajas là

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\1-62c52.jpg

 

tên của một loại đá trầm tích phiến mỏng dưới đáy sông. Cảm hứng để thiết kế nhà thờ này đến từ sự kiện năm 1754 khi một người phụ nữ da đỏ tên là Maria Mueces và đứa con gái bị câm điếc tên là Rosa của bà bị mắc kẹt trong cơn băo.

Cả hai đang t́m nơi trú ẩn cạnh nhà thờ th́ bỗng nhiên cô bé Rosa nói rành mạch “người phụ nữ kia đang gọi con…” và cô bé chỉ về phía một ḥn đá lớn sáng loà trong ánh chớp. Người ta đồn đó là Đức Mẹ Maria hiện ra, sự kiện này đă khiến các giáo sĩ đổ xô về đây dâng lễ. Đến nay ḥn đá thiêng đó vẫn c̣n đó. Nhà thờ được xây dựng từ ngày 1/1/1916 đến 20/8/1949 với số tiền quyên góp được từ giáo dân. Nhà thờ cao 100m  so với đáy vực, mặt cầu cao 50m nối nhà thờ với bờ kia của con đèo.

 

 

 

9.  Nhà thờ Hagia Sophia Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ này giờ đă được chính quyền Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển đổi mục đích sử dụng trở thành một viện bảo tàng kể từ năm 1935. Nhà thờ nổi tiếng với mái ṿm khổng lồ và được coi là bước chuyển đáng kể trong kiến trúc của dân tộc. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới, bên cạnh nhà thờ Séville, và là nhà thờ cổ xưa hiếm có với niên đại hơn 1.000 năm. Quá tŕnh xây dựng được tiến hành từ năm 532-537.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\73-cong_trinh08.jpg

 

10. Nhà thờ St. Basil 

Nhà thờ tôn kính thánh Basil,  một vị thánh của giáo dân Nga. Nhà thờ có một vị trí rất đẹp bên cạnh Công trường Đỏ. Đây là một trong những toà nhà cao nhất tại Mạc Tư Khoa, được xây dựng từ năm 1555 tới năm 1561. Đứng từ xa, du khách đă có thể chiêm ngưỡng những mái ṿm lung linh của nhà thờ. 

Ư tưởng của mái ṿm này là những ngọn lửa lung linh và những chùm pháo hoa rực rỡ sắc màu trên nền trời. Đây là một thiết kế tạo bạo thời bấy giờ bởi nó không mang đặc trưng của kiến trúc Nga. Nhưng sau sự xuất hiện của nhà thờ St. Basil, kiến trúc Nga đă bắt đầu chuyển ḿnh theo xu hướng hiện đại. Kể từ năm 1928, nhà thờ này đă bị chia đôi, một nửa làm nơi cử hành nghi lễ cho giáo dân và một nửa trở thành Bảo tàng lịch sử.  Năm 1990, nhà thờ St. Basil được UNESCO đă chọn là Di sản Văn hoá Thế giới.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\St vasil Nga.jpg

 

11.  Nhà thờ Ánh sáng – Osaka, Nhật Bản (Church of The Light):    

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\images (2).jpgDo KTS Nhật Bản tài danh Tadao Ando (9) thiết kế, được xây dựng năm 1989 trong một khu dân cư yên tĩnh thành phố Ibaraki, ngoại ô Osaka. Đây là ngôi nhà thờ Công giáo nhỏ  (chỉ khoảng 113m2) làm bằng  tông mịn, dày, không trang trí,  nằm khiêm tốn so với môi trường xung quanh nó, tạo cảm giác cách biệt, khổ hạnh. Tổng thể nhà thờ bao gồm hai phần h́nh chữ nhật cắt nhau một góc 15 độ bằng một bức tường bê tông. Tadao dùng triết lư Zen để sáng tạo kiến trúc của ḿnh. Ông dùng ánh sáng để củng cố sức mạnh tâm linh. Do đó không gian của nhà thờ được nhấn mạnh bởi ánh sáng, độ tương phản mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối. Loại bỏ các chi tiết rườm rà, Ando tập trung vào những khối bê tông. Lợi dụng tính năng bắt sáng của chất liệu này, ông quyết định đục lủng mặt tiền phía Đông tạo thành h́nh thập giá cho phép ánh sáng thoát ra, xuyên qua, chiếu vào không gian bên trong nhà thờ. Ánh sáng vào từ phía sau bàn thờ, từ vết cắt h́nh chữ thập đó trong các bức tường  tông kéo dài theo chiều dọc từ sàn tới trần  theo chiều ngang từ tường vào tường, sắp xếp hoàn hảo với các khớp  bê tông. Bám lên trên bức tường bê tông, tia sáng mở rộng  lùi theo thời gian theo sự chuyển động của tia nắng mặt trời. Từ h́nh dạng chữ thập ny, ánh sáng cũng tạo chiều sâu cho nội thất từ việc giao cắt các khối của các bức tường bê tông đứng tự do. 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\Giato8.jpg

 

Cách tiếp cận với ánh sáng của ông làm cho chúng ta có cảm giác đang bước vào một không gian siêu thực, con đường dẫn tới thiên đàng, đến gần Thiên Chúa. 

Bóng tối của nhà nguyện được nhấn mạnh bởi gỗ tối màu  kết cấu thô của các tấm ván sàn, băng ghế dài được xây dựng bởi gỗ tái sử dụng, được sử dụng trong quá tŕnh xây dựng như giàn giáo.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\6959613970_80f3ddd6a5_z.jpgĐối với Ando, nhà thờ Ánh sáng là một kiến trúc nhị nguyên tồn tại đồng thời những sự đối lập: rắn-mềm, đặc-rỗng, sáng-tối, mơ hồ-rơ ràng. Chính những cái đối lập đó tạo nên những khoảng trống yên tĩnh trong nhà thờ. Giao điểm của ánh sáng và bức tường vững chắc làm tăng nhận thức về tinh thần và thể xác con người.  
Bên trong nhà thờ, những đồ dùng và trang trí được giản lược tối đa. Là một cấu trúc hiện đại và đơn giản tối đa, nhà thờ Ánh sáng toát ra một độ tinh khiết trong các chi tiết. Các đường và khớp nối của bê tông được xây dựng với độ chính xác cao dưới sự quản lư của các tay thợ Nhật Bản dày dặn kinh nghiệm. Áp dụng phương pháp xử lư bề mặt gỗ vào chất liệu bê tông, Ando đă mang lại cho bê tông một diện mạo mới, mịn màng, không chút nặng nề.

Cùng một phong cách, Tadao Ando c̣n thiết kế Nhà thờ Trên Nước cũng nổi tiếng như vậy.

NHÀ THỜ TRÊN NƯỚC

 Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\2206681596_4b7fafc211 (1).jpg

 

       C. Kiến trúc Thánh đường Việt Nam.  

 

Việt Nam  quốc gia có tỷ lệ người Công giáo (trong tổng dân số) xếp thứ ba ở châu Á, sau Đông Timor  Phi Luật Tân. Theo số liệu báo cáo hằng năm của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi về Toà Thánh Vatican vào năm 2006 số tín hữu Việt Nam là 5.990.000 người. Theo Wikipedia năm 2005 là 5.700.000 người. Số liệu 2003 của Bộ Ngoại giao VN là 5.324.492 người và  6003 nhà thờ và nhà nguyện Công giáo (không phân tích được cụ thể số liệu riêng về nhà thờ - trong khi nhà thờ VN có nhiều dạng thức từ nhà thờ chính ṭa, nhà thờ giáo xứ chính và nhánh, giáo họ, giáo điểm đến nhà nguyện). Chưa tiếp cận được nguồn số liệu nào chắc chắn, cụ thể hơn. Như vậy có thể ước tính số lượng Kitô hữu VN hiện nay khoảng trên dưới 6 triệu người.

Thời cực thịnh, Công giáo tại Việt Nam được mệnh danh là "Trưởng nữ Giáo hội ở Viễn Đông". Ngay từ khi Phúc âm được mang đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 16, giáo dân Việt Nam đă mau chóng tiếp nhận Tin Mừng với một thái độ nhiệt thành với nước Chúa đến nổi sẵn sàng đổ máu đào minh chứng đức tin, cũng như sẵn sàng bỏ hết mọi tục lệ cha ông từ ngàn xưa trái với đạo thánh (mê tín, hủ tục, cúng kiến, lạy người sống…) từ các nhà truyền giáo Tây phương như Bồ Đào Nha, Pháp, Ḥa Lan...

 

·        Kiến trúc truyền thống Công giáo:

V́ đón nhận tôn giáo xuất xứ từ Âu Châu, nên thật dĩ nhiên những ngôi thánh đường sau thời kỳ ban đầu xây dựng tạm (tranh tre nứa lá gỗ ván) đều  theo phong cách chung nhà thờ  Âu Châu khi xây dựng lại ổn định. Không chỉ Việt Nam (mà các nước khác trong khu vực: Phi Luật Tân, Đại Hàn, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Hoa…) hầu hết đều xây dựng nhà thờ theo phong cách gothique, một ít kiểu roman và baroque.

- Nhà thờ gothique được xây dựng đều khắp Việt Nam như Nhà thờ Đức Bà Sài G̣n, Phú Nhai-Nam Định, Sở Kiện-Hà Nam, Chánh ṭa Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Bắc Ninh, Mằng Lăng-Phú Yên…

- Phong cách kiến trúc Byzantine có nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng mô phỏng theo Vương cung Thánh đường Saint Vitale ở thành phố Ravenna.

- Phong cách kiến trúc Roman như Nhà thờ Ḥn Gai ở Quảng Ninh - được xây dựng năm 1933, nh́n sang Núi Bài Thơ. Nhà thờ đă bị phá hủy năm 1967, măi đến năm 1998, giáo xứ Ḥn Gai mới có điều kiện xây ngôi nhà thờ mới. Nhà thờ gỗ Kon Tum có nét đẹp hoà hợp lối kiến trúc Roman và nhà sàn của người Bana.

- Phong cách Baroque như nhà thờ Sối Thượng ở Nam Ninh.

  Nhà thờ Tân Định có nét đặc trưng phong cách kiến trúc Gothique kết hợp với    Roman pha chút Baroque  ở những nét trang trí…

- Phong cách kết hợp: các nhà thờ miền Bắc thường có vỏ bao che là kiến trúc Tây phương, nhưng nội thất thường sử dụng cấu trúc cổ VN, sơn son thếp vàng.

·     Kiến trúc cách tân:

Một vài năm sau khi đă ổn định về cư trú và kinh tế, người Bắc di cư 1954 đă bắt đầu xây dựng lại cho riêng cộng đoàn ḿnh những ngôi nhà thờ vĩnh cửu. Do khởi đầu xây dựng hoàn toàn trên đất mới, tự do và không bị ảnh hưởng bởi ngôi nhà thờ truyền thống trước đó nơi cố hương, nên họ xây dựng những ngôi nhà thờ hoàn toàn theo phong cách mới, thoát khỏi h́nh thức thánh đường truyền thống. Những công tŕnh nầy ứng dụng ngay những xu thế kiến trúc và vật liệu thời thượng (mái tôle, béton cốt sắt, đá rửa…) có bàn tay thiết kế chuyên môn hay không, tùy điều kiện. Những nhà thờ nầy sử dụng những đường nét thẳng và những trang trí hiện đại, mức độ cầu kỳ, phức tạp mà kỹ thuật tạo h́nh của béton cốt sắt cho phép. Tháp chuông là một yếu tố trang trí, thường sử dụng kết cấu giàn tháp rỗng, đặt tách riêng qua một bên khỏi nhà thờ chính, như một biểu tượng. H́nh thức kiến trúc nhà thờ loại nầy đă bắt đầu hướng đến ư nghĩa mà vị chủ chăn mong muốn (thông thường là h́nh ảnh bàn tay chắp lại, ước muốn vươn cao…)

Kiến trúc thánh đường loại nầy ghi lại dấu ấn của một thời kỳ và tồn tại đến hôm nay. xuất hiện nhiều tại vùng Phú Nhuận, G̣ Vấp, Tân B́nh, Bến Phạm Thế Hiển, đặc biệt tại vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Long Khánh (địa phận Xuân Lộc ngày nay)

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\images.jpg

Thánh đường cách tân

·        Kiến trúc Nhà thờ chùa

(Tạm gọi như thế, chúng ta sẽ nói rơ hơn về tính dân tộc ở phần sau)

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\NHA THO CHUA.jpgMở đầu cho trường phái nầy và cũng thành công nhất có lẽ là nhà thờ Phát Diệm do linh mục Trần Lục thiết kế và trông nom xây dựng. Hiện nay xu thế nầy hiện đang trở lại thành phong trào mạnh mẽ và tiếp tục nhân rộng. Các nhà thờ loại nầy được các giáo xứ gốc Bắc (ở trong Nam) đặc biệt quan tâm hơn cả các giáo xứ miền Bắc hiện nay (có lẽ do điều kiện kinh tế).

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\27651798.jpgThật ra các ngôi nhà thờ chùa hiện nay chỉ mô phỏng, vay mượn h́nh thức chính (thường dành cho  façades) là mái cong và các chi tiết trang trí (con tiện, hoa gió, rồng phượng, hoa văn…) c̣n lại hầu hết đều là những cấu trúc hiện đại, sử dụng VLXD thời thượng và BTCT (cột, đà…), mái BTCT dán ngói, plafond trang âm hiện đại…và biến tấu thêm (phục cổ hoặc giả cổ). Ít thấy công tŕnh nào hoàn toàn xây dựng đúng cấu trúc, vật liệu truyền thống nhà cổ như khung gỗ, chạm khắc…

Ngay cả những công tŕnh kiến trúc loại nầy dầu có bàn tay thiết kế chuyên môn, cũng chưa cho thấy một sự nhất quán về ư tưởng và nhận thức, mà hầu như đều do sáng tạo chủ quan của mỗi một chủ đầu tư và người thiết kế, nên có công tŕnh giống đ́nh chùa Phật giáo, có công tŕnh giống Trung Hoa, Nhật Bản, thánh thất Cao Đài, hoặc không giống…ai hết!

 

 

·     Kiến trúc Mô phỏng:

Có những ngôi thánh đường bề thế - nhưng sao chép nguyên bản những ngôi nhà thờ tên tuổi - nên nếu sao chép thành công và đẹp cũng không tạo được dấu ấn riêng, nếu chép sai phân vị, tỷ lệ, VLXD… th́ công tŕnh bị hỏng.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\50893089_hinh-27-Recovered.jpg

 

Text Box:  Description: C:\Users\home\Desktop\75_1250413346.jpg

·     Kiến trúc tự phát

Đây chính là những ngôi thánh đường có khó khăn về tài chánh hoặc ở những vùng xa xôi. Công tŕnh loại nầy thường đơn giản chỉ cần một mái nhà che nắng mưa (tường gạch, mái tôle, nền láng ciment, ít cửa…), xây dựng không có đồ án thiết kế và thợ thầy chuyên môn, nên đôi khi dễ “phát sinh” nhiều ư tưởng bất ngờ.

Cũng không loại trừ những ngôi nhà thờ dồi dào kinh phí nhưng ư tưởng “chủ đạo” chỉ tùy thuộc một số vị trách nhiệm quyết định nên mang dấu ấn và sáng kiến cá nhân.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\1 (32).jpg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\Giong\5619934546_d46bae8078.jpgDescription: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\New Folder (2)\0ed7f3d4b0253c36a66c27a143832631.jpg

 

 

 

 

 

 

 

 

Những sáng kiến gây… choc!

 

 

 

·     Kiến trúc hiện đại:

So với trào lưu thế giới, có lẽ dùng chữ hiện đại ở đây không ổn v́ chúng ta đi chậm hơn hàng trăm năm rồi (không biết phải xếp vào style moderne hay contemporain). Thật ra có những nhà thờ loại nầy ở VN đă có tuổi đời gần 50 năm rồi, nhưng sau giai đoạn phát triển mạnh kiến trúc hiện đại, việc xây dựng các ngôi thánh đường cùng loại bị chựng lại do gián đoạn lịch sử.

Đặc trưng của kiến trúc thời thượng nầy dứt khoát thoát ra cái khung kiến trúc truyền thống về đường nét, h́nh khối của ngoại thất lẫn nội thất, về trang trí, trang âm, ánh sáng, thông gió…được thiết kế bởi các kiến trúc sư tên tuổi. Mỗi công tŕnh là một sáng tạo nghệ thuật với ư tưởng và ngôn ngữ riêng, rơ ràng. Một số công tŕnh đến nay đă được công chúng chấp nhận, nhưng cũng có những công tŕnh gây dị ứng.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\-Nhà_thờ_chánh_ṭa_Vĩnh_Long.jpg

 

 

*Nhận xét:

-            Kiến trúc kiểu Châu Âu: các nhà thờ gothique VN so với nhà thờ cùng loại Châu Âu có quy mô nhỏ bé và đơn giản hơn nhiều, như anh chàng David đứng kế Goliath. Tuy nhiên ngôi nhà thờ gothique vẫn là h́nh ảnh quen thuộc dễ được mọi người nhận ra ngay không lầm lẫn là ngôi thánh đường công giáo. Đến nay ngôi nhà thờ gothique dầu trải qua bao đời vẫn thanh thoát, uy nghiêm, độc đáo, bền vững với thời gian và đặt ở đâu cũng phù hợp (em xinh em đứng một ḿnh cũng xinh). Các ngôi nhà thờ mới xây hiện nay theo kiểu gothique nếu có sai sót cũng dễ được chấp nhận hơn các trào lưu phong cách khác.  

-            Kiến trúc chùa: hiện nay đang nở rộ theo phong trào với muôn h́nh vạn trạng, trăm hoa đua nở (len lỏi vào cả các tu viện) không theo tiêu chuẩn, mẫu mực nào (v́ thật ra tính dân tộc trong kiến trúc đến nay cũng chỉ c̣n trong khái niệm). Đối với một số người, chính ư tưởng về nguồn, dân tộc tính đă kềm hăm sự phát triển đáng có, cũng như h́nh ảnh họa tiết trống đồng và hoa sen như một khuôn mẫu không thể thay thế đă bóp nghẹt sáng tạo của người nghệ sĩ rong các tác phẩm nghệ thuật.

§  Việc xây dựng nhà thờ chùa phần lớn do không được nhận thức và nghiên cứu thấu đáo nên dễ sa vào cách hiểu tính dân tộc một cách … ngây thơ và tùy nghi.

§  Thật ra kiến trúc chùa dầu đơn giản vẫn có những những quy định, niêm luật, tỷ lệ, cách đo (thước Lỗ Ban) của nó với những ràng buộc về kết cấu và h́nh thức trang trí…Và một điều chắc chắc là vật liệu xây dựng chính phải là gỗ thiên nhiên và ngói.

Một yếu tố quan trọng trong xây dựng chùa là phong thủy. Tại VN vấn đề nầy đang bị lạm dụng triệt đễ. Phú quư sinh lễ nghĩa: khi dân chúng giàu lên th́ cũng đồng thời ưa thích những điều mê tín dị đoan, mục đích để ngày càng được giàu thêm. SàiG̣n đất chật người đông, tấc đất kư vàng làm nhà cũng xem hướng; nhà có mỗi mặt tiền để ra vào th́ xoay hướng nào. Lợi dụng yếu tố nầy các KTS cũng mua sách tham khảo rồi bàn phong thủy líu lo với chủ đầu tư để bắt áp phe. Nếu v́ tính dân tộc mà xây dựng nhà thờ phải xem phong thủy…?!

 Trong chừng mực nào đó, tuy cùng trong một vùng ảnh hưởng văn hóa, nhưng chùa VN vẫn khác chùa Trung Hoa, chùa Nhật Bản, Đại Hàn…Do đó dù mái cong, nhưng cái cong của mái nhà VN lại khác các nước khác.

Description: C:\Users\home\Desktop\NTChua\imagehandler_ashx_id_2533_ampwidth_600.jpg

VÀI NGÔI CHÙA TRÊN THẾ GIỚI:

2 h́nh trên: Nhật Bản – Dưới: Trung Hoa - Đại Hàn

§  Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\vietnam_1991_00994.jpgDescription: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\2270952326_d3154d4cef_b.jpgKhông đâu xa, ngay tại VN chúng ta thấy các công tŕnh cổ ngoài Bắc cũng khác hẳn trong Nam. Mái các công tŕnh tại đại nội Huế lại thẳng chứ không cong và người ta dùng các trang trí rồng tạo cảm giác cong. Mái Chùa ngoài Bắc cong vút với hệ thống tàu đao, lá mái.

§  Trong bất cứ lănh vực nào cũng vậy, muốn áp dụng thành công nhất thiết phải có sự… am hiểu nhất định. Hầu hết các nhà thờ theo phong cách nầy hiện nay có thể nói là khá dễ dăi và bất nhất về h́nh thái, tỷ lệ, màu sắc, tạo h́nh, trang trí và thể loại (theo kiểu tự do sao chép và tự do sáng kiến) đến nỗi chẳng ai… dám phê b́nh và muốn phê b́nh (tabou!). Thật vậy chúng ta có thể thấy nhiều nhà thờ chùa hiện nay trăm hoa đua nở theo kiểu chùa Tàu, chùa Nhật, thánh thất Cao Đài và cả một xu hướng mới có cơ phát triển hiện nay: kiểu Tây Nguyên!

§  Một điều đáng lưu ư là nh́n sang các tôn giáo khác: Phật giáo th́ không phải nói v́ chùa xưa nay vẫn là chùa; đền thờ Hồi giáo, thánh thất Cao Đài (sanh sau đẻ muộn) và gần chúng ta nhất là Tin Lành vẫn hồn nhiên trung thành với kiến trúc truyền thống của ḿnh, chỉ có chúng ta được kế thừa những ngôi thánh đường Công giáo vốn được xem cực kỳ trang nghiêm và chuẩn mực, luôn được đề cao là vẫn cứ loay hoay, trăn trở đi t́m cội nguồn dân tộc, để …vượt lên chính ḿnh! Trong khi tại các nôi của nền văn hóa Đông phương có một nền kiến trúc truyền thống phong phú và vững vàng như Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, lại không khổ tâm như chúng ta lắm để t́m chất dân tộc cho ngôi thánh đường Công giáo của họ…

-         Kiến trúc tân thời: như chúng ta đều rơ, đă là thời trang (mode) th́ cũng mau thay đổi theo thời gian và cũng chóng lạc hậu khi trào lưu mới đến, nhất là trong thời đại computer hiện nay. Do vậy dầu là kiến trúc cách tân hay hiện đại, nếu công tŕnh không được nghiên cứu một cách b́nh tĩnh, cẩn trọng và thấu đáo sẽ không tạo được dấu ấn bền bĩ, lâu dài. Thông thường trong mọi lănh vực, cái ǵ h́nh thức càng đơn giản càng ít bị lạc hậu. Phương châm của trường phái kiến trúc Bauhaus Đức nổi tiếng: less is more (tối thiểu để đạt tối đa – các KTS trong nước quen dịch: ít tức là nhiều).

 

·        Những Nhà thờ tiêu biểu ở Việt Nam:

Không thể nêu đầy đủ những nhà thờ đẹp nhất, độc đáo nhất ở VN ở đây,  chỉ xin mạn phép liệt kê một số những nhà thờ có những dạng thức tiêu biểu, độc đáo, phong cách khác nhau được nhiều người trong giới chuyên môn đồng t́nh (trong cùng một phong cách có rất nhiều nhà thờ rất đẹp và rất nổi tiếng nhưng không thể kể hết) Có thể nêu:

1. Vương cung Thánh đường Sàig̣n.

Nhà thờ Đức Bà: được xây dựng khoảng giữa năm 1877 đến 1880, nhà thờ có lối kiến trúc Gothique đặc trưng. Phong cách thiết kế này ra đời từ một cuộc thi thiết kế được tài trợ bởi chính phủ Nam Kỳ thời Pháp thuộc. Công tŕnh này tiêu tốn hơn 2.5 triệu francs cho toàn bộ quá tŕnh xây dựng.Tất cả vật liệu xây dựng đều được nhập từ Pháp…

Description: C:\Users\home\Desktop\NTDep\6668051.jpg

Hai tháp chuông nhà thờ được xây dựng sau này, vào năm 1895. Đỉnh tháp đạt tới độ cao 58m, chứa sáu chiếc chuông đồng. Những chuông này chỉ vang lên đầy đủ trong những dịp lễ trọng.

Những khung cửa sổ làm bằng kiếng màu của nhà thờ đă bị phá huỷ vào thế chiến thứ hai và chưa được khôi phục. Phần nội thất của nhà thờ có phần khiêm nhường, không phô trương như những nhà thờ kiến trúc Gothique ở Pháp và các nước châu Âu khác. Đến nay phần gạch bên ngoài vẫn c̣n đỏ thắm, tuy không tốn công bảo dưỡng nhưng hơn trăm năm nắng mưa nhiệt đới vẫn không hề bám rêu…

Chắc không c̣n lời lẽ ǵ hơn để nói về nhà thờ Đức Bà v́ đây là ngôi Thánh đường thuộc loại đẹp nhất Việt Nam. Biết bao nhà thờ VN lấy đó làm mẫu mực. Khiếm khuyết lớn nhất của nhà thờ Đức Bà là chung quanh đều giáp đường giao thông, không có một bao cảnh rộng răi như nhiều nhà thờ khác, nhưng không v́ thế mà làm giảm giá trị của nó chút nào. Và có lẽ đây cũng là ngôi thánh đường hàng ngày đón tiếp du khách ngoại quốc nhiều nhất nước.

2.  Nhà thờ Hạnh Thông Tây  G̣ Vấp.

Description: C:\Users\home\Desktop\NTDep\3491e691baa040.jpgNhà thờ Hạnh Thông Tây do ông Lê Phát An (1868-1946) bỏ tiền xây dựng. Lê Phát An là cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương và là con của ông huyện sĩ Lê Phát Đạt, 1 trong 4 đại phú hào nổi tiếng nhất Nam Kỳ thời đó. Thời điểm xây từ năm 1921-1924 do nhà thầu Baader và nhà thầu Lamorte thi công, một công tŕnh thánh đường VN hiếm hoi xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, mô phỏng Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna-Ư, trong khi đa số nhà thờ ở Việt Nam đều theo phong cách kiến trúc Gothique hoặc Roman.

 

Nhà thờ có chiều dài 40m, rộng 14m, cao 16m, ṿm 20m, tháp chuông 30m (năm 1952 giảm xuống c̣n 19,5m v́ nằm trong tĩnh không an toàn của đường bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất).

Phía trên cửa trước nhà thờ Hạnh Thông Tây có tượng Thánh Denis quan thầy của ông Lê Phát An. Nhà thờ tuy nhỏ nhưng phong cách nghệ thuật rất cao, nhiều chi tiết trang trí độc đáo như một nhà thờ châu Âu thu nhỏ: trên ṿm nhà thờ được trang trí tranh mosaïque theo phong cách Byzantine mô tả cảnh Chúa Giêsu chết trên thánh giá, và các vị thánh khác như: thánh Giuse bồng Chúa Giêsu Hài Đồng, 11 thánh nữ: Thánh Anna,  Maria Mađalêna, Vêrônica, Lucia, Cécilia, Agnès, Clara, Jean d'Arc, Germaine. Có thể xem nhà thờ HTT là một trong những nhà thờ đẹp nhất của VN.

Cùng một phong cách c̣n có nhà thờ nhỏ bé xinh xinh được ông Huyện Sĩ tài trợ xây dựng từ số ngân khoản xây dựng nhà thờ Chợ Đũi dư ra là nhà thờ Chí Ḥa.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\NTO_103201094027PMKT_400x300_692.jpg

 

3.  Nhà thờ Đức Mẹ Băi Dâu Vũng Tàu

Năm 1926, ông Lê Hữu Lương, một giáo dân Vũng Tàu đăng bộ quyền sở hữu khu đất khoảng 10 ha trên sườn Núi Lớn mang tên Vũng Mây với chính quyền vào ngày 9.4. Sau đó, ngày 14.4, ông Lương sang lại cho ông bà Nguyễn Hồng Ân (Vệ Ân - quốc tịch Pháp). Cũng trong năm đó, ông bà Vệ Ân xây một nhà nguyện nhỏ bằng đá, Ngày 1.12. 1927, ông bà Vệ Ân lại dâng nhà nguyện và đất đai cho Hội Thừa Sai Paris. Vũng Mây vốn là rừng rậm, ít người lui tới, nên các linh mục thừa sai cho phá rừng, trồng dâu nuôi tằm, tạo việc làm cho giáo dân, nên vùng này có tên là Băi Dâu từ đó.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\NTDep\NTBD\66bai dau_big.jpg

 

Nhà thờ Đức Mẹ Băi Dâu được xây dựng ngày 15 tháng 5 năm 1969 trên sườn Núi Lớn, ở cao tŕnh khoảng +28m so với mực nước biển. Nhà thờ được trùng tu vào năm 1994, có chiều dài 49m, rộng 38m. Có thể nói đây là ngôi thánh đường xây dựng theo phong cách hiện đại thành công nhất ở VN, với ngôn ngữ, h́nh khối, đường nét kiến trúc rơ ràng mạch lạc, đầy tính biểu tượng, nhất là ḥa hợp với khung cảnh núi non biển cả chung quanh qua h́nh dáng một con thuyền với cánh buồm lộng gió, mà cột buồm là tháp chuông cao 27,5m. Ở Bến Đá cũng có một ngôi nhà thờ cùng phong cách, nhưng mức độ thành công không bằng.

 

4. Nhà thờ Chánh ṭa Dalat.

Nhà thờ chính ṭa Đà Lạt được chính thức khởi công vào ngày chúa nhật 19.7.1931 do giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương  Thái Lan) đặt viên đá đầu tiên. Được xây dựng theo đồ án của linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ, nên c̣n có tên là nhà thờ Thánh Nicôla.

Ngày 14.11.1934 đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông. Ở đỉnh tháp có gắn một con  bằng đồng dài 0,66m, cao 0,58m. Nhà thờ khánh thành ngày 25 tháng 1, 1942.

Nhà thờ chính ṭa Đà Lạt hàng năm thu hút không biết bao nhiêu du khách với cái tên đă trở thành quen thuộc: nhà thờ con gà!

Description: H:\MY PICTURE\LANDSCAPE\DALAT\Eglise\fsq461h.jpg

Công tŕnh được xây dựng trong suốt 11 năm, chia làm 3 đợt: cung thánh, pḥng thánh, 2 gian cánh được xây trước rồi mới đến gian giữa và sau cùng là tháp chuông.

 

5. Nhà thờ Domaine de Marie Dalat.

Nguyên đây là nhà nguyện của các soeurs ḍng Vincent de Paul. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17. Nhà thờ kết hợp hài ḥa giữa kiến trúc Tây phương với kiến trúc dân gian địa phương. Mái nhà có độ dốc lớn, được lợp ngói đỏ. Hệ v́ kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần h́nh thành không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái (mansarde) nhô ra từ phần mái lớn tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kiếng màu (xuất xứ từ Pháp) đem lại cho không gian thánh đường một thứ ánh sáng lung linh, huyền ảo.

Description: H:\MY PICTURE\LANDSCAPE\DALAT\Eglise\47046671_20.jpg

Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công tŕnh có thể nhận thấy rơ các mảng đặc - rỗng,  sắc độ đậm lợt-sáng tối, làm cho mặt bên của công tŕnh càng thêm ấn tượng và độc đáo.

Người có công chính trong việc giúp xây dựng Nhà thờ là bà Toàn quyền Decoux (Suzanne Humbert). Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà, để ghi nhớ công ơn của Bà.

 

 

6. Nhà nguyện Notre Dame du Langbian (trường Couvent des Oiseaux) Dalat.

Là một nhà nguyện dành cho các nữ tu và nữ sinh khoảng 200 người, kiến trúc theo kiểu Ogival, một đặc trưng của kiến trúc Phục Hưng có một lầu chuông nhỏ, mặt bằng h́nh chữ nhật , được thiết kế theo h́nh thức kiến trúc kết hợp, xây dựng từ năm 1935. Có thể t́m thấy ở đây những nét cổ điển xen lẫn hiện đại, đường nét tuy đơn giản nhưng xinh xắn, dễ thương, ngôn ngữ kiến trúc rất trong sáng.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\da lat (1).jpg

 

7.  Nhà thờ Cam Ly Dalat.

.Nhà thờ do linh mục Boutary, người Pháp, đă gắn bó nhiều năm với đồng bào thiểu số và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng trong 6 năm từ 1960-1968. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào Thượng, v́ thế nó mang một sắc thái độc đáo khác biệt. Kiến trúc nhà thờ được nghiên cứu mô phỏng mái nhà rông cổ truyền của đồng bào thiểu số cao nguyên, kết hợp giữa kiến trúc tây phương và truyền thống của đồng bào Thượng. Trang trí bên trong nhà thờ đạt hiệu quả cao nhờ cách xử lư không gian, tạo ánh sáng huyền ảo bằng các ô cửa sổ kiếng màu theo h́nh ảnh trang trí địa phương gồm các h́nh tam giác, h́nh vuông,… Đối với người thiểu số, h́nh tam giác tượng trưng cho sự ưu việt của Chúa, h́nh vuông tượng trưng trái đất. Đây là một ngôi nhà thờ độc đáo xinh xắn và phải nói là thể hiện phong cách địa phương thành công nhất một cách tự nhiên không gượng ép.

 

 

Description: C:\Users\home\Desktop\NTDep\25-7KPVN24BaoAnh2572012141654728.jpg

 

 

 

 

 

 

8. Nhà nguyện ḍng Franciscaines (Franciscaines Missionnaires de Marie) Dalat:

Ngôi nhà nguyện nhỏ nhắn có kiến trúc đơn giản, ít chi tiết trang trí, nhưng gây ấn tượng mạnh của một monastère thời trung cổ. H́nh khối chắc khỏe, mái ngói và đá chẻ điểm xuyết rải rác tạo cho ṭa nhà một vẻ romantique, cổ kính và huyền bí (11). Nhà nguyện trổ rất ít cửa (ṿm) chỉ điểm vài lỗ châu mai và hoa gió tṛn. Nh́n bên ngoài ṭa nhà hiện nay hầu như bị bỏ hoang, không t́m thấy bất cứ tài liệu nào đề cập đến; để t́m hiểu chỉ c̣n cách đến tận nơi. Bên ngoài khu nhà nguyện Franciscaines hiện nay là một cảnh tượng hoang phế tiêu điều, cỏ dại mọc tự do và đầy rác rưởi chung quanh. Cảnh đấy người đây luống ngậm ngùi!

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\__zps6b53b31c.jpg

 

10.  Nhà thờ Chánh ṭa Kon Tum:

Thường quen được gọi là nhà thờ Gỗ, Nhà thờ gỗ Kon Tum được khởi công xây dựng ở trung tâm thị xă từ năm 1913 tới năm 1918 th́ hoàn thành. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na, là một nhóm công tŕnh khép kín gồm: thánh đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ c̣n có cô nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc. Tuy gồm nhiều công tŕnh nhưng do sắp xếp hợp lư, nên bố cục tổng thể nhà thờ không bị phá vỡ, ngược lại thánh đường c̣n được tôn thêm vẻ đẹp nhờ khu hoa viên với nhà rông cao vút, điểm xuyết các bức tượng mỹ thuật làm bằng rễ cây. Đứng từ rất xa, du khách đă có thể nh́n thấy tháp chuông nhà thờ với màu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của miền cao nguyên.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\50127268.jpg

 

11.  Nhà thờ Núi (NT Chánh Ṭa Nha Trang)

Là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, tên chính thức là nhà thờ Kitô Vua hay nhà thờ Chánh ṭa Nha Trang, nhưng thường được du khách và người dân nhắc đến với các tên quen thuộc như: nhà thờ đá, nhà thờ Núi. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 3.9.1928. Xưa kia, đây là vùng đất hoang sơ, khi người Pháp đến Nha Trang đă cho xẻ đôi núi Ḥn Một. Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng (bởi 500 quả ḿn) để có diện tích xây dựng 4.500m2. Tháng 12.1941, công tŕnh được hoàn tất và từ đó có tên nhà thờ Núi. Đứng từ xa nh́n, nhiều người vẫn lầm tưởng công tŕnh kiến trúc đồ sộ này được xây dựng bằng đá chẻ, nhưng thực tế đá chẻ chỉ được dùng lót đường và sân, c̣n toàn bộ các bức tường của nhà thờ được xây bằng tableau xi măng. Chính linh mục Louis Vallet cùng các cộng sự đă trực tiếp đúc nên các khối tableau này.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\137fbe6a0bb4c38ea22bbd124e70151c.jpg

 

 

 

 

 

 

 

12.  Nhà thờ chánh ṭa Phát Diệm:

Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá  gỗ.  Được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 th́ cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công tŕnh này ở chỗ mô phỏng theo đường nét kiến trúc đ́nh chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trương xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (c̣n gọi là cha Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865 - và giáo dân trong hơn 30 năm. Nhà thờ Phát Diệm là nhà thờ xây dựng theo lối đ́nh chùa được xem thành công nhất (hầu như duy nhất) ở VN. Trong quần thể công tŕnh nhà thờ Phát Diệm th́ phương đ́nh lại là kiến trúc thành công nhất, đẹp hơn cả nhà thờ chính (trường hợp nầy giống như Ngọ Môn với điện Thái Ḥa ở Huế). 

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\top-5-nha-tho-o-viet-nam-duoc-nhieu-nguoi-biet-den-nhat-4.jpg

 

13.  Nhà thờ Sa Pa:

C̣n được gọi là Nhà thờ Đức Mẹ Môi Khôi, được người Pháp xây dựng để đáp ứng nhu cầu phụng vụ của họ ở Lao Chải, Hầu Thào, Sa Pa. Nhà thờ xây dựng năm 1902-1905, sau đó khoảng năm 1925-1930 mới được xây dựng lại kiên cố theo kiến trúc gothique La Mă. Phong cách đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, ṿm cuốn…  Trước khi đặt nền móng đầu tiên cho công tŕnh này, những kiến trúc sư Pháp đă chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng. Nhà thờ toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chở, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng.

Tháng 5/2006, giáo xứ Sa Pa mới chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú sau gần 60 năm không có cha sở. Năm 2006 tiến hành lần trùng tu thứ hai sửa lại mái và nền.

Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo. Nhà thờ tuy nhỏ nhưng duyên dáng, xinh xắn trong một không gian ḥa hợp, hữu t́nh.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\top-5-nha-tho-o-viet-nam-duoc-nhieu-nguoi-biet-den-nhat-0.jpg

 

 

II.               Kiến trúc cổ Việt Nam

Những công tŕnh kiến trúc cổ VN được xây dựng trong thời kỳ phong kiến, c̣n lưu lại đến nay qua thực tế hay sách vở chủ yếu chỉ t thế kỷ 19, so với bề dầy truyền thống của các nước là rất mỏng. Kiến trúc cổ Việt Nam c̣n lại không nhiều và cũng không phải là những công tŕnh tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đă bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ văn hóa của Trung Hoa  (đa số những công tŕnh có niên đại từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn). Người ta hiện c̣n biết rất ít (và cũng nhiều điều người ta chưa biết ǵ) về kiến trúc các cung điện thời -Trần, được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt (12).

 

A.   Đặc điểm

Như trên đă nói, chiến tranh, hỏa hoạn, thiên tai, con người… đă làm mất đi nhiều di sản kiến trúc của cha ông. Mặt khác chúng ta lại có rất ít những tài liệu lưu trữ về kiến trúc qua các triều đại nên việc t́m kiếm dữ liệu là vô cùng khó khăn. T́m hiểu về kiến trúc cổ Việt Nam dựa trên nền tảng căn bản là kiến trúc dân gian không thể đo bằng chuẩn mực chính xác của toán học. Bởi kiến trúc truyền thống Việt Nam nảy sinh và phát triển trong nền kinh tế nông nghiệp, văn minh thôn dă, khoa học tự nhiên ít được chú trọng. Trong khi đó, nghiên cứu về kiến trúc truyền thống Việt Nam là một công việc bấy lâu nay ít được sự chú ư quan tâm đầu tư thích đáng. Với khối lượng di tích kiến trúc của cha ông c̣n lại quá ít ỏi không phản ánh đúng tầm vóc của lịch sử dân tộc và quy mô đă xây dựng, do vậy thật khó khăn cho những người nghiên cứu và quan tâm đến nó. Đó cũng là những trở ngại để chúng ta tiếp cận với vốn kiến trúc cổ chứa đựng phần quan trọng của nền văn hóa dân tộc.

Những tài liệu cổ nhất để lại: vẽ ghi (vẽ kỹ thuật theo phép chiếu vuông góc đúng hiện trạng kiến trúc, gồm mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, có ghi chú kích thước tỉ mỉ), chụp ảnh, khảo cổ… chỉ có được là do người Pháp sưu tầm và bảo tồn. Những tên tuổi quen thuộc như G.Dumoutier, Lm L.Cadière, M.Beranose, H.Gourdon, L.Bezacier và nhiều tác giả khác đă để lại những công tŕnh nghiên cứu có giá trị. Họ đă mang đến một cách tiếp cận và nghiên cứu lịch sử kiến trúc một cách có phương pháp theo kiểu châu Âu mà từ trước đó người Việt chúng ta chưa làm như vậy bao giờ.

Thư tịch Việt Nam nghèo nàn. Các nhà nghiên cứu kiến trúc sau nầy rất thiếu tài liệu, nhưng lại khéo diễn dịch, đầy tự hào dân tộc và đầy ḷng tự tôn

Các công tŕnh lớn nhỏ đều sử dụng vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương, được khai thác và sử dụng phổ biến khắp nơitranhtrenứa, lá, gỗ, đất, đá... Sau này có các vật liệu khác như gạchngói, sànhsứ... Hệ thống kết cấu khung cột, v́ kèo và các loại xà dần dà được quy định tương đối thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những người thợ trước đây đă sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại như sau:

-   Kiến trúc quân sự - quốc pḥng (thành quách, pháo đài, đồn bảo, cửa ô…)

-  Kiến trúc cung đ́nh: kiến trúc này huy động tập trung được cao độ vật liệu và tài lực của cả nước hoặc một địa phương, thể hiện sự giàu có và quyền lực trong từng giai đoạn của từng hoàng đế trị v́, mà di sản c̣n được ǵn giữ lại cho đến ngày nay.

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d1/Ch%C3%B9a_Tr%C4%83mGian_H%E1%BA%A3iD%C6%B0%C6%A1ng.jpg/220px-Ch%C3%B9a_Tr%C4%83mGian_H%E1%BA%A3iD%C6%B0%C6%A1ng.jpg-   Kiến trúc tôn giáo: chủ yếu là Phật giáo (chùa chiền, đền miếu …)

   

                                               

                                               

                                                Tam quan Chùa Trăm Gian ở Hải Dương

Text Box:    + Chùa: là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Bố cục mặt bằng ngôi chùa có các h́nh thức như sau:

§Chữ Đinh (), bên ngoài rộng 5 gian, 7 gian...

§Chữ Công (), hay c̣n gọi là nội công - ngoại quốc (trong là chữ - ngoài là chữ )

§Chữ Nhị (), chữ Tam (), chữ Môn ()... bao gồm một tổng thể nhiều công tŕnh đơn lẻ, có hành lang bao quanh hoặc tường vây kín.

   Bên cạnh chùa thường có tháp và số tầng tháp bao giờ cũng là số lẻ.

 

+  Đền miếu:

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/21/Trung_Li%E1%BB%87t_mi%E1%BA%BFu.JPG/220px-Trung_Li%E1%BB%87t_mi%E1%BA%BFu.JPGCông tŕnh đền đài, miếu mạo là nơi thờ cúng của Đạo giáo (Lăo giáo). Địa điểm xây dựng thường được lựa chọn ở những vị trí có liên quan đến những truyền thuyết hoặc sự tích, cuộc sống của vị thần siêu nhiên hoặc các nhân vật được tôn thờ. những đặc điểm cơ bản giống của kiến trúc đ́nh chùa, nhưng nội dung thờ cúng và trang trí nội thất có khác nhau.

 

Đền Trung Liệt trên g̣ Đống Đa, Hà Nội

Đ́nh Bảng Môn, Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8a/BangMonDinh.JPG/220px-BangMonDinh.JPG-   Đ́nh làng: Đ́nh làng nguyên là nơi thờ thành hoàng theo phong tục tín ngưỡng trong xă hội Việt Nam cổ đại. V́ vậy nó thường được xếp vào thể loại công tŕnh phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đ́nh làng c̣n là một công tŕnh thuộc thể loại kiến trúc công cộng dân dụng do tính chất phục vụ đa chức năng của nó. Kiến trúc đ́nh làng có thể chỉ 5-7 gian, hoặc có thể có tới 7 gian hai chái như ở đ́nh làng Đ́nh Bảng. Đây cũng là số gian lớn nhất mà kiến trúc cổ Việt nam có được. Đ́nh làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm) do những ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa về sau này. Mặt bằng đ́nh cũng giống như mặt bằng chùa.

Đ́nh làng được xem là kiến trúc thuần Việt nhất của dân tộc. Đây là phạm vi cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ. Trên các v́ kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong)... là nơi thợ điêu khắc dân gian chạm trỗ.

     - Nhà ở dân gian

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\2077256523_8bbcf461bd_o.jpg

Nhà ở dân gian Việt Nam thật đơn sơ, chỉ là một chỗ che mưa nắng. Đây là thể loại nhà chiếm đại đa số, trải qua một quá tŕnh thật dài hầu như không có nhiều thay đổi, chỉ chuyển biến chút ít từ nhà sàn đến nhà nền đất.

Cho đến thập niên 1930, nhà văn Nhất Linh c̣n ngậm ngùi mô tả cảnh làng quê trong Đoạn Tuyệt: “Tiếng người gọi nhau ở dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẽo, vô vị kéo dài đă mấy ngàn năm. Đă mấy ngàn năm, họ sống như bám lấy mảnh đất già cỗi, xưa thế nào giờ vẫn thế, vui ít khổ nhiều, bao giờ cũng thảm đạm như buổi chiều đông này, không hề khao khát một cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay...”

Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, vách làm bằng đủ vật liệu tạm bợ, từ bằng đất, vách lá, vách ván và lợp bằng tranhrơm rạ hay  dừa nước; nếu là nhà sang trọng có kết cấu khung gỗ loại tốt thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng ván hoặc gạch với v́ kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà ngang, nhà bếp – Trong Nam phân biệt nhà dưới và nhà trên) chuồng gia súc, sân, vườn, aogiếng hoặc ao nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngơ (nhà trong Nam thường không có rào ngăn cách, nếu có chỉ là những hàng rào cây kiểng thấp (ắc ó, trà rừng, dâm bụt, mồng tơi, b́m b́m, xương rồng…). Nhà chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái. Nhà không ngăn pḥng: hàng nhất và hàng nh́ bố trí bàn thờ gia tiên và hai bộ ván hai bên, một bộ bàn ghế nằm trang trọng ở giữa, trước bàn thờ. Bếp không đặt trong nhà chính nhưng chuyển xuống chái. Nhà chính thường quay về hướng nam, hướng này có thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón gió mát thông thoáng. Phía trước thường trồng cây có tán cao làm cảnh, đón gió mát. Phía sau, trồng cây bụi để ngăn gió lạnh (Trước cau sau chuối - Lấy vợ hiền ḥa, làm nhà hướng Nam).

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\35-Pho_co.jpgNhững dăy nhà cổ thuộc ba mươi sáu phố phường (13) ở Hà Nội - ngày nay vẫn c̣n đang được tranh căi sôi nổi bảo tồn hay không bảo tồn di sản kiến trúc nhà ở - thật ra chỉ mới được xây dựng sau khi người Pháp tới rất lâu (khoảng đầu thế kỷ 20). Chúng ta có thể xem lại những bưu ảnh Hà Nội xưa do người Pháp chụp: 36 phố phường khi ấy chỉ là những dăy nhà tranh vách lá.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\Cho_ban_do_sat.jpg

§    Nhà sàn: nhà sàn bằng gỗ là kiểu nhà truyền thống từ xưa đến nay ở các vùng đồng bào thiểu số hay sinh sống ở các vùng núi cao.

§    Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/da/ThoHa_Cong.JPG/220px-ThoHa_Cong.JPGDescription: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/3/3c/Ch%C3%B9a_C%E1%BA%A7u.jpg/220px-Ch%C3%B9a_C%E1%BA%A7u.jpgKiến trúc công cộng dân gian

§   

 

§   

§   

§   

 

 

§   

                  Chùa Cầu, Hội An                                        Cổng làng Thổ Hà, Bắc Giang

 

  B. Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam 

Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam là một trật tự (ordre) hoặc là những quy định thống nhất về kích thước, các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công tŕnh kiến trúc theo phong cách cổ điển củaViệt Nam 

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7e/Den_do.jpg/150px-Den_do.jpgDescription: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/61/HoangVan_DinhChoVan.JPG/220px-HoangVan_DinhChoVan.JPG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ́nh Chợ Vân, một công tŕnh tiêu biểu theo thức cổ truyền Việt Nam

Phương đ́nh Đền Đô ở Bắc Ninh

 

Truyền thống người Việt thường làm theo nhà theo cơ số lẻ:

§   phương đ́nh 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng;

§   nhà 3 gian;

§   nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái;

§   nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái;

§   nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái.

Tháp các ngôi chùa cũng áp dụng nguyên tắc nầy, số tầng hoàn toàn theo số lẻ.

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fc/Vietnamese_wooden_ceiling.jpg/150px-Vietnamese_wooden_ceiling.jpgG được sử dụng làm vật liệu xây dựng chính của tất cả các công tŕnh  kiến trúc cổ của Việt Nam. Có 3 đặc điểm của kiến trúc cổ Việt Nam phân biệt trong nền kiến trúc gỗ cổ phương Đông:

§   Dốc mái thẳng

§   Dùng bykẻ đỡ mái hiên

§   Cột mập to, ph́nh ở phần giữa thân dưới

V́ kèo truyền thống với câu đầu nối hai cột cái (h́nh trên), chồng rường xếp trên xà nách (giữa), và chi tiết chạm khắc (dưới)

 

·                    Mái nhà

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/15/Dau_dao_mai_chua_Dan_trang_tri_hinh_rong.jpg/220px-Dau_dao_mai_chua_Dan_trang_tri_hinh_rong.jpg Tàu đao quật ở góc mái, gắn thêm con náp và hàng gạch hoa chanh dọc bờ guột,

chùa Dận, Bắc Ninh

 

 

 

 

 

 

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/a/a4/Hoa_Y%C3%AAn.JPG/220px-Hoa_Y%C3%AAn.JPGViệt Nam dùng "tàu đao lá mái" để cấu tạo mái cong.

Góc tàu đao mái chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử

 

 

 

 

 

 

 

 

·        Các kết cấu mái: Hoành, Rui, (14)

Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công tŕnh, nhất là đối với mái đ́nh. Góc mái tức "tàu đao" làm cong uốn ngược, c̣n được gọi là đao quật. Trang trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao, trong đó con giống luôn là h́nh tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con ḱm ở hai đầu bờ nóc, con sô ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp, hay lạc long thủy quái. Khu đĩ thường để trống thông thoáng và có chạm yếm trang trí gọi là vỉ ruồi.

Đỡ mái hiên bằng kẻ, hay by, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng nguyên tắc đ̣n by. Không dùng hệ đấu-củng rất nhiều chi tiết như Trung Hoa.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\Ten_goi_mot_so_cau_kien_bo_vi_va_he_mai.gif

 

 

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8a/Thongtayhoitemple2.jpg/220px-Thongtayhoitemple2.jpg* Căn nhà Việt cổ truyền có thể làm theo:

§   h́nh thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc,

§   hay theo h́nh thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính.

§   hoặc h́nh thức 8 mái chồng diêm.

                                                                                            Công tŕnh hai mái, hai đầu hồi bít đốc,

                                                                                                  đ́nh Kim Liên, Hà Nội

 

 

 

·                    Cột

Cột là phần đỡ chính của công tŕnh, toàn bộ khối lượng công tŕnh đều đặt lên các cột. Cột tṛn và to mập, ph́nh ở giữa. Tiết diện của cột thường là cột thân tṛn nhưng cũng có khi dùng cột vuông.

Cột là kết cấu đứng chịu nén, sức nặng công tŕnh được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột (táng) chứ không chôn xuống nền. Chính sức nặng của công tŕnh làm hệ khung ổn định và vững vàng.

Thường có các loại cột: Cột cái, Cột quân hay cột con, Cột hiên (15)

·        Khung nhà phân không gian nhà thành các gian nhà, thường có các bộ phận sau:

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\nha go (1).jpgText Box:  , Kẻ, Bẩy, Câu đầu, Chồng rường, Con lợn, Rường cụt (16) 

 

·                    Chạm khắc:

Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/87/Dinh_tho_tang_3.jpg/220px-Dinh_tho_tang_3.jpgTrong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần công tŕnh. So với kiến trúc Trung Hoa thích vẽ h́nh và sơn màu sặc sỡ, kiến trúc cổ Việt Nam thường để mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích chạm trổ. Ưa trang trí kiến trúc bằng chạm trổ và điêu khắc (ảnh hưởng mạnh kiến trúc Nam Á) trên các bộ phận kết cấu và chi tiết kiến trúc

 

 

 

 

Chạm khắc trên kẻ bẩy, đ́nh Thổ Tang,Vĩnh Phúc

 

C. Nhận xét:

- Tất cả các tôn giáo đều có một xuất phát điểm cội nguồn của nó và khi được truyền bá đi khắp nơi trên thế giới, đều mang theo những đặc trưng nguồn gốc ấy xem như một dấu hiệu nhận diện, không thể lầm lẫn được với các tôn giáo khác như chùa Phật giáo (mái ngói cong), chùa Hồi giáo (mái củ hành)…Không chỉ Việt Nam chúng ta, mà tại hầu hết các nơi trên thế giới, nhà thờ công giáo hầu hết được xây dựng theo kiểu Châu Âu với tháp chuông cao vút mang h́nh thánh giá, với kiến trúc gothique hầu như chiếm vị trí độc tôn, mà chỉ nh́n thoáng qua ai cũng biết ngay đó là nhà thờ Công giáo.

Trong giờ học đầu tiên về Kiến trúc Nhập môn, giáo viên (Đảng viên CSVN) giới thiệu khái quát về tất cả h́nh thức kiến trúc tiêu biểu thế giới; đến phần giới thiệu nhà thờ Công giáo, ông tỏ ra “hiểu biết”: Thánh đường Công giáo được thiết kế với mái ṿm (voûte) cao vút, các cửa sổ hoa hồng đem lại ánh sáng thâm u, huyền hoặc, tạo tiếng nói âm vang, khiến khi bước chân vào nhà thờ, con người cảm thấy thành kính và thấy ḿnh quá nhỏ bé trước Đấng tối cao, chỉ muốn sấp ḿnh cầu nguyện (run như run thần tử thấy long nhan)…thế hệ trẻ VN ngày nay th́ không thế, họ tranh luận sôi nổi trên các forum là thánh đường ngày nay cần theo đường nét hiện đại, phải thấp, không nên bề thế, áp chế và không ngăn cách, để tạo sự thân mật, gần gũi với Thiên Chúa…

-   Bất luận việc thiết kế nào cũng đ̣i hỏi sự tương tác giữa chủ đầu tư và người thiết kế; không có sự hiểu biết và đồng cảm giữa hai bên th́ không thể nào cho ra đời một tác phẩm tối ưu được. Đối với các công tŕnh dân dụng, nhà ở đă khó (chủ đầu tư bỏ tiền ra chỉ muốn công tŕnh hoàn toàn theo ư ḿnh, đôi khi bất chấp mọi nguyên lư căn bản, KTS th́ thích mặc t́nh bay bổng, sáng tạo theo hiểu biết và sở thích ḿnh. Rốt cuộc ông nói gà bà nói vịt. Trong thiết kế nhà thờ lại càng khó hơn thế nhiều. Ai cũng biết kinh phí đầu tư xây dựng là quan trọng nhất và là yếu tố khó khăn nhất, v́ vậy khi muốn xây dựng một ngôi thánh đường ắt vị chủ chăn phải băn khoăn, lo lắng, trăn trở ngôi nhà thờ tương lai phải đạt những điều kiện hoàn hảo theo dự định của ḿnh, và dĩ nhiên là phải chọn lựa một nhà thiết kế giỏi. Khổ nỗi, đất nước chúng ta hiện có một lỗ hổng quá lớn về vấn đề nầy. T́m được nhà thiết kế giỏi chưa chắc là đă có một ngôi nhà thờ hoàn hảo, nếu thiếu sự hiểu biết lẫn nhau và thiếu hiểu biết về các nguyên lư kiến trúc cũng như ư nghĩa, cấu trúc thánh đường.Từ sau 1975, không hề có một đồ án thiết kế nhà thờ nào trong các đồ án đào tạo kiến trúc sư tại VN. Một bạn đồng nghiệp bắt được áp phe thiết kế một ngôi nhà thờ nhỏ, anh ta tra quyển Neufert – Architect’s Data (cẩm nang gối đầu giường của KTS – nhưng bây giờ lạc hậu rồi v́ tiêu chuẩn VN rất khác!) phần Religion có 4 mục: Churches, Mosques, Synagogues, Crematoria/mortuaries; trong đó chỉ đưa ra duy nhất plan nhà thờ công giáo Notre Dame du Raincy, h́nh ảnh quá nhỏ và không chua kích thước, nên không thu thập được ǵ nhiều. Anh ta tham khảo tiêu chuẩn  thiết kế hội trường, cũng bí v́ công năng của nó quá khác nhà thờ, anh ta mới hỏi v́ biết tôi Công giáo: “Ông, ông, thiết kế toilet đặt ở đâu, ở đây được không?” (anh ta chỉ vào pḥng thánh, v́ chỉ có chỗ đó là trống!)

Những đồng nghiệp khác được yêu cầu thiết kế nhà thờ theo kiểu mái chùa. Tuy được việc, áp phe vào, nhưng vẫn tỏ ra bức xúc: “Rắc rối, tôi thích nhà thờ ra nhà thờ, chùa ra chùa. Nhà thờ làm theo kiểu chùa th́ ai nhận ra. Chỉ phân biệt được nhờ cây thánh giá!...”

Thực tế đă kiểm chứng qua ḍng thời gian, tại Việt Nam chỉ có những ngôi thánh đường gothique (hoặc roman, phục hưng…) xây dựng hơn trăm năm là giá trị nghệ thuật lẫn xây dựng vẫn c̣n tồn tại măi theo thời gian, vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu của nó. Công tŕnh càng cổ càng nổi tiếng hơn và ngày nay trở thành những điểm thu hút du khách.

Có khi nào chúng ta tự hỏi tại sao có những ngôi thánh đường mới xây dựng được chụp h́nh sao y mẫu nhà thờ đă nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Phát Diệm mà khi hoàn thành chỉ giống sao sao ấy, không đem lại mỹ cảm cho người thưởng ngoạn như bản gốc? Giữa hội họa và kiến trúc tuy có những điểm tương đồng, nhưng cũng nhiều khác biệt. Hội họa th́ bay bổng phóng túng, c̣n kiến trúc ngoài mỹ thuật c̣n phải tôn trọng kỹ thuật bắt buộc với những niêm luật chặt chẽ, trong đó quy định về vật liệu xây dựng, h́nh khối đường nét, tỷ lệ hợp lư (Modulor, tỷ lệ vàng) (7). Do đó, một sự sao chép mà không tôn trọng tỷ lệ sẽ phá hỏng công tŕnh, không đem lại hiệu quả mong muốn.

-  Một thiền sư chuyên nghiên cứu và chăm lo việc trùng tu các ngôi chùa Miền Bắc đă công bố trong chuyên san Kiến trúc VN tóm ư như sau:

+ Kiến trúc các ngôi chùa cổ hiện nay thường thấp và hoàn toàn không thể nào cải thiện tốt hơn. Đó chính là do chiều cao cột cái bị giới hạn bởi chiều dài tối đa của cây gỗ ngoài thiên nhiên, nên cột hiên phải thật thấp để tạo dốc cho mái ngói (mái ngói đ̣i hỏi độ dốc lớn để dễ thoát nước). Do đó mái hiên nhiều ngôi chùa thường thật thấp, có khi phải khom người bước vào. Chính v́ vậy khối tích bên trong các ngôi chùa thường nhỏ bé, lại đặt nhiều tượng nên không gian bị bó hẹp, khói nhang cứ lẩn quẩn trong trong ḷng mái khum lại không thoát ra được, gây ngột ngạt… mà đặc điểm các chùa là luôn nhang khói. Ông tuyên bố với điều kiện hiện nay nếu cho ông thiết kế một ngôi chùa, ông sẽ xây dựng theo một lối khác, không theo qui cách cũ nữa.

+ Về trang trí rồng trên mái, ông cho rằng: rồng là loài súc sinh, không nên đặt trên đỉnh mái như kiến trúc cung đ́nh (lưỡng long triều nguyệt) là đặt trên đầu Đấng chí tôn như thế là vô phép (bố trí rồng trong thềm cung điện hay chùa xưa phải theo qui cách bố trí rồng quay đầu xuống, đầu to đuôi vuốt nhỏ dần theo hướng dốc của bậc cấp). Một vài nhà thờ công giáo hiện nay cũng bố trí rồng trước lối vào nhưng có thể do thiếu nghiên cứu nên quay ngược đầu lên đuôi phía dưới, hoặc rồng nằm ngang đuôi đầu bằng nhau trên mặt phẳng không dốc, với bậc cấp kiểu xương cá.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\hanoi15_17.jpg

D. Kiến trúc dân tộc là ǵ? Có dân tộc tính trong kiến trúc nhà thờ không?

Đến đây chúng ta cố t́m câu trả lời cho vấn đề khá hóc búa nầy qua các quan điểm công khai trên các ấn phẩm và tham luận chính thống của các học giả trong nước:

-    Trong các h́nh thức kiến trúc nhà cổ VN, loại nào tiêu biểu cho kiến trúc dân tộc: nhà ở dân gian, đ́nh chùa, hay cung đ́nh? Nên lấy kiến trúc nhà ở là đại diện cho số đông (thường là tranh tre nứa lá) hoặc ngược lại lấy số ít của tầng lớp vua chúa quan lại? VN có hơn 50 dân tộc, th́ theo dân tộc nào? Kinh, Thượng, Hoa, Kh’mer…?

Trong bất cứ tham luận, đồ án Quy hoạch, Kiến trúc nào ở VN đều được các nhà quản lư yêu cầu tiêu chí đầu tiên: hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và các tuyên ngôn về kiến trúc cũng thế: “tiến đến một nền kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên cái dân tộc tính trong kiến trúc ấy nằm ở đâu th́ chưa có một Văn bản pháp luật (qui định, hướng dẫn, tiêu chuẩn, qui phạm nào xác định được…) đến nay nó chỉ toàn là những bài báo, những tham luận đọc trong các hội nghị… cho vui! Tính dân tộc trong kiến trúc có phải là ngôi nhà gỗ có mái cong của đ́nh chùa với các hoa văn chữ triện như một số quan niệm đơn giản hiện nay? Đă có lúc để thể hiện theo trào lưu tính dân tộc đó, có KTS thiết kế nhà cao tầng hoàn toàn theo phong cách Tây phương, nhưng trên đỉnh là cái mái ngói cong. Ban đầu công tŕnh loại nầy rất được khen ngợi nhưng về sau bị ném đá tơi bời bởi các nhà phê b́nh kiến trúc: nào là tư duy ấu trĩ về dân tộc tính, nào là h́nh ảnh ông Tây mặc áo veste đội nón lá.

  -    Đến nay, vấn đề thế nào là bản sắc kiến trúc dân tộc th́ chính những KTS Việt Nam c̣n đang mơ mơ màng màng, lúng túng xác định và cũng chưa biết làm ǵ để phát huy nó trong cuộc sống hiện đại. Như vậy dân tộc tính trong kiến trúc vẫn măi măi nằm trong khái niệm, chưa phải là một thực thể ứng dụng được trong cuộc sống (17). Chúng ta thử xem qua vài ư kiến khác nhau của những nhà chuyên môn:

. Bản sắc dân tộc chính là cái cốt lơi, cái tinh túy của đặc thù dân tộc. Nó thể hiện ở mọi lĩnh vực cụ thể của đời sống, đặc biệt trong văn hóa và nghệ thuật. Đó là kết quả của một quá tŕnh tích luỹ kinh nghiệm lâu dài, thông qua cách ứng xử thông minh, sáng tạo, khắc phục những khó khăn, các mặt hạn chế, những ràng buộc của điều kiện sống bởi hoàn cảnh địa lư, lịch sử, để từ đó bộc lộ một bản lănh thích ứng tối đa, hiệu quả với hoàn cảnh đó, không những chế ngự nó mà c̣n biết khai thác một cách khoa học và khôn ngoan.

          .  Hiện nay nhiều địa phương đang xây dựng nhiều công tŕnh kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng mới. Tôi cho rằng cần có những giải pháp kiến trúc, cách tiếp cận mới, Nếu chúng ta tiếp tục xây dựng chùa chiền, đền miếu mà lặp lại hoàn toàn kiến trúc từ các thời kỳ phong kiến tự chủ (triều Nguyễn trở về trước) th́ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ khó có thể phân biệt được đâu là nền văn hóa kiến trúc thời kỳ phong kiến, đâu là kiến trúc người Việt thế kỷ XX, XXI… (GS.TS. Nguyễn Đ́nh Toàn)

          .   Kiến trúc truyền thống dân tộc muốn được phát huy và tỏa sáng thường phải là kết quả của một quá tŕnh kế thừa liên tục các giá trị di sản cộng với sự t́m ṭi, khám phá và sáng tạo những biểu hiện mới của những tài năng lớn biết khai thác và trân trọng các giá trị truyền thống trong sự năng động. Đă là bản sắc văn hóa, bản sắc kiến trúc th́ phải là cái truyền thống đă được thử thách qua thời gian, qua lịch sử, là kết quả của một chuỗi kế thừa và phát triển tương đối liên tục, có được sức sống bền bỉ. V́ vậy, rơ ràng không thể xây dựng tiêu chí hay định chuẩn cho bản sắc kiến trúc, v́ bản sắc văn hóa hay kiến trúc là một khái niệm, một phạm trù bao trùm, phức tạp đến mức trừu tượng, mang tính khái quát cao. Cái chứa đựng nhiều nhất bản sắc làm cho dân tộc đó hiện ra những nét độc đáo, phân biệt với các dân tộc khác thường không ở những biểu hiện về mặt h́nh thức cụ thể vốn dễ thay đổi khi mức sống, tŕnh độ văn minh phát triển như y phục, kiểu cách tổ chức, không gian sống, tiện nghi, h́nh thức mái nhà, cấu trúc xây dựng... mà ở lối sống, triết lư thẩm mỹ, thói quen ứng xử, tập quán và bảng thang giá trị...

.   Một kiến trúc sư khác cho rằng dựa vào các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc trưng của điều kiện khí hậu, địa lư, vật liệu xây dựng... dần dần chúng ta sẽ t́m ra bản sắc kiến trúc dân tộc của Việt Nam.

Một câu chuyện vui có thật là đầu thập niên 90, một đoàn Kiến Trúc sư Đông Âu ghé thăm Hội Kiến Trúc sư Sài G̣n để “trao đổi chuyên môn”. Bà Phó Thư kư Thường Trực Hội hướng dẫn phái đoàn qua thăm trường ĐH Kiến Trúc và giới thiệu các đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên. Một vị trong đoàn chỉ vào một đồ án và hỏi: “Vậy tính dân tộc VN ở đâu trong đồ án nầy?” Tất cả phía VN (đại diện Hội KTS và trường ĐHKT) đều chưng hửng, bất ngờ, không ai thốt được một lời. Bà Phó Hội KTS đành nói liều: “Tính dân tộc nằm ở … cái balcon”(!!!)

Như vậy về mặt kiến trúc nói chung vẫn chưa xác định được thế nào là bản sắc dân tộc, th́ tự chúng ta đă t́m thấy câu trả lời cho vế thứ hai: tính dân tộc trong thiết kế thánh đường.

Nhân đây nhớ lại vào khoảng giữa thập niên 60, với phong trào “về nguồn” lúc ấy để hưởng ứng thực hiện tinh thần Công đồng Vatican II, một số nhà thờ xây bàn thờ quay mặt xuống giáo dân. Nếu b́nh tĩnh sáng suốt hơn th́ nên làm thêm một bàn thờ khác (hoặc bàn thờ di động) và giữ lại bàn thờ hiện hữu ở vị trí cũ. Tuy nhiên nhiều nhà thờ truyền thống đă đập bỏ hẳn bàn thờ nguyên thủy và xây lại hoàn toàn mới. Ngay cả nhà nguyện Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse SàiG̣n cũng đă làm theo cách ấy. Chúng tôi c̣n nhớ những tàn tích bàn thờ bị đập phá là những mảnh hoa văn bằng gốm (lắp ghép) rất sắc sảo, rất đẹp - được đem về  từ Pháp - bị gỡ ra, ném lăn lóc ngoài mộ Wibaux (vườn Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\2-Mo Cha Wibaux.jpgsau TCV) thật uổng phí, thật đau ḷng.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\12341666.jpg

 

 

LỜI KẾT

Xây dựng một ngôi Thánh đường trang nghiêm, tráng lệ là mong ước thiết tha của biết bao vị chủ chăn và những tâm hồn Kitô hữu sốt mến muốn có nơi xứng đáng thờ phượng Chúa. V́ vậy trong thời gian qua biết bao tấm ḷng thành đă góp công góp của cho mục đích tốt đẹp nầy. Những người con thảo muốn dành cho Thiên Chúa những ǵ sang trọng nhất, tốt đẹp nhất, quí giá nhất của ḿnh.

Việc xây dựng ngôi thánh đường quy mô to nhỏ như thế nào, kiểu thức nào là hoàn toàn tùy thuộc ở khả năng tài chánh, ư tưởng, và ước muốn đă trở thành khát vọng ấp ủ, tŕnh độ, kiến thức của người chủ trương. Và thông thường một ư tưởng được thai nghén, được ấp ủ và đă trở thành một ước mơ “cháy bỏng” th́ khó mà thuyết phục: Phá vỡ một định kiến c̣n khó hơn dời một ngọn núi! Do đó t́m được sự tương tác thật sự giữa chủ đầu tư và nhà thiết kế là rất khó.

Tuy nhiên, nếu có ư định xây dựng một ngôi thánh đường theo tính dân tộc, ta cần b́nh tĩnh cân nhắc thiệt hơn:

-               Tính dân tộc trong kiến trúc cho đến nay chỉ mới là khái niệm. Những công tŕnh kiểu dân tộc được h́nh thành trong thực tế đến nay chỉ mới là một sự thử nghiệm, một sự sao chép hay mô phỏng một cách đơn giản theo những sở thích và cảm nghĩ cá nhân nhất thời.

-               Thông thường, giá trị giữa món đồ thật và đồ giả thật cách biệt, dầu đồ giả có đẹp hơn bao nhiêu. Đó là thước đo đánh giá sang hèn trong xă hội (vàng thật phải hơn vàng giả, da phải có giá trị hơn simili-cuir, gỗ rừng phải quí hơn gỗ okal, MDF…). Cũng tương tự như vậy đối với những công tŕnh giả cổ hoặc phục cổ. Ngày hôm nay để xây dựng một ngôi nhà cổ truyền thống theo nguyên bản là điều không hề dễ dàng chút nào, v́ các loại gỗ quư để xây dựng (tứ thiết: đinh, lim, sến, táu) hầu như đă cùng kiệt.

-               Việc xây dựng theo lối phục cổ tốn kém nhiều hơn là xây dựng theo lối hiện đại về vật liệu XD, về công thợ… v́ sự phức tạp, cầu kỳ của các chi tiết như hoa văn trang trí (mái cong, rồng phượng, hoa gió, con tiện, chạm khắc…). Nếu sử dụng gỗ lại càng cực kỳ tốn kém v́ gỗ rừng và đặc biệt là thợ chuyên môn ngày càng hiếm, niên hạn sử dụng không dài, tốn công bảo dưỡng (mối mọt, mưa nắng).

   -    Cấu trúc không c̣n hợp thời: khung nhà gỗ có khẩu độ ngắn nên phải bố trí nhiều cột che hết tầm nh́n. Ngoài ra v́ nhà cổ cần khoe ra kết cấu chạm khắc, nên không thể áp dụng kỹ thuật hiện đại như trang âm, trang trí… v́ không đóng trần.

 

Description: C:\Users\home\Desktop\NTChua\xuanha2.jpg

    -  Trên các diễn đàn kiến trúc, nhiều KTS trẻ cho rằng vẫn thích nhà thờ theo phong cách Châu Âu nhất v́ nó uy nghi, cổ kính, vĩ đại và lại đẹp nhất. Nhà thờ theo kiểu đ́nh chùa chỉ một số ít th́ c̣n tạm chấp nhận được v́ lạ mắt, nhưng nếu làm theo kiểu “đại trà” và bằng béton cốt thép như hiện nay th́ nhàm chán và mất hẳn giá trị.

   -  Đối với Thiên Chúa ngôi Thánh đường như thế nào hoàn toàn không nghĩa lư ǵ, Thiên Chúa không hề đ̣i hỏi nơi thờ phượng Ngài phải như thế nào, bởi v́ những ǵ lộng lẫy nguy nga nhất trên đời cũng do từ Thiên Chúa, chỉ là h́nh bóng mờ nhạt của ngai ṭa Thiên Chúa.

Chúng ta đă quá rơ điều đó qua Thánh Kinh (IICor 5:1, 6:16; EP 2:22). Đền thờ Giêrusalem lộng lẫy Chúa sẵn sàng cho biến mất: không c̣n ḥn đá nào trên ḥn đá nào!

Chúa Giêsu cũng nói rơ ràng với người phụ nữ thành Samaritanô: “Nè chị, tin tôi đi: đă đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem nữa.” (Jo 4:21)

Đền thờ Thiên Chúa thật sự muốn ngự là tâm hồn công chính của mỗi con người (ICor 3:16-17).

 

KTS. NGUYỄN VĂN GIÀU

Sài G̣n, 4.3.2013

 PHỤ CHÚ:

(1)Kiến trúc Roman có những đặc điểm:

- Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mă cổ đại  kiến trúc Byzantyne, do một số khu vực nằm trong biên giới đế quốc La Mă trước đây.

-  Có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương.

- Thể loại kiến trúc không đa dạng hầu hết là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện, nhà ở và công tŕnh kiến trúc có tính pḥng thủ.

-  Không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mă cổ đại. Phần nhiều công tŕnh có mặt ngoài thô nhám, ít chi tiết trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.

-  Sử dụng nhiều ṿm cuốn làm bằng đá: các ṿm cửa, ṿm nôi và ṿm bán cầu, các loại mái. Do kỹ thuật c̣n giới hạn nên mặt bằng kiến trúc (plan – b́nh đồ) của các thành phần thường chỉ là vuông, tṛn hoặc h́nh chữ thập.

-  Nhà thờ Roman thường vươn lên ở phía Tây hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có h́nh trụ tṛn hoặc có dáng h́nh học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ thường được cắt bằng một cánh ngang.

-  Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jérusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này.

(2) Kỹ thuật xây tường, xây cuốn có sống và cột trụ dần dần làm cho kiến trúc trở nên tốt hơn. Tường đá dày, các lớp vữa c̣n dày, cửa sổ mở nhỏ nên ít ánh sáng. Do kỹ thuật xây dựng c̣n hạn chế nên đặc điểm chiều cao của các nhà thờ Roman là khá thấp, chiều cao tối đa thường không quá 20 m.

Kiến trúc Roman lại không nhất quán trong việc dùng thức (ordre) cột. Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có h́nh cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí h́nh học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.

Cho đến giữa thế kỷ 12, tuy có tiến bộ, kiến trúc Roman trông vẫn thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây ṿm có h́nh chiếu mặt bằng h́nh chữ nhật, phải kiến trúc Gothique mới giải quyết được.

(3) Các phong cách Gothique:

-  Phong cách Gothique tỏa sáng: Là phong cách của những nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng trong những năm 1260 - 1380, thời kỳ phát triển toàn diện và chín muồi của kiến trúc Gothique.
- Phong cách Gothique rực rỡ: Là phong cách nhà thờ được xây dựng trong khoảng những năm 1380 - 1540. Kiến trúc Gothique ra đời đầu tiên ở Pháp vào năm 1140, và nhà thờ Gothique phát triển rất mạnh mẽ trong khoảng từ 1150 đến 1300 và lần lượt ảnh hưởng ra các nước xung quanh như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia...

Ở Pháp phong cách Gothique được thịnh hành hơn ba thập niên: một phần ba cuối của thế kỷ XII đến một phần tư đầu thế kỷ XIII - là thời kỳ đỉnh cao của phong cách Gothique và thế kỷ XIV - XV là thời kỳ cuối; ban đầu là giai đoạn "tỏa sáng" và sau đó là giai đoạn "rực rỡ".

(4) Nếu thời Phục hưng đă thu hút của cải và quyền lực của các triều đ́nh Ư và là một sự pha trộn của các thế lực thế tục và tôn giáo, th́ ít nhất ban đầu, Baroque lại trực tiếp liên quan đến Chống-Cải cách, một phong trào trong Giáo Hội Công Giáo tự cải cách để đáp trả lại Cải cách Tin lành. Kiến trúc Baroque là sự vận động liên tục của những bức tường uốn lượn đầy ấn tượng. Lối kiến trúc này thường được thấy trong nhà hát, nhà thờ bằng những không gian kịch tính vốn là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa các kiến trúc sư, các điêu khắc gia, các họa cùng tạo ra một kết quả thống nhất và nhấn mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục đích làm cho chiều sâu sâu hơn, chiều dài dài hơn, những luồng ánh sáng chuyển động và sự âm vang của âm thanh khi được phát ra dù chỉ là một tiếng động rất nhỏ. H́nh oval là h́nh chủ đạo của lối kiến trúc đ̣i hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và cầu kỳ này, nó xuất hiện hầu như ở tất cả mọi nơi, từ nét uốn lượn của những dăy tường dài đến cái góc nhỏ khuất cao trên trần.

(5) Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Baroque :

§ Nhà thờ rộng hơn và đôi khi có thiết kế dạng oval

§ Các kết cấu kiến trúc rời rạc và không hoàn chỉnh một cách có chủ ư

§ Sử dụng ánh sáng một cách mạnh mẽ (hiệu ứng tương phản sáng tối - như ở nhà thờ Weltenburg, hoặc ánh sáng đồng bộ với một loạt cửa sổ như ở nhà thờ Weingarten).

§ Sử dụng phong phú các loại màu sắc và hoa văn trang trí. Nó cũng huy hoàng, nhưng bộc phát hơn phát triển thêm, có thể nói là diêm dúa hơn, nhiều trang trí hơn.......nhất là tượng

§ Tranh trang trí trần giáo đường có kích thước lớn.

§ Mặt ngoài thường nổi bật với những phần nhô cao hướng tâm.

§ Nội thất là không gian cho hội họa, điêu khắc và nghệ thuật đắp h́nh nổi (bas relief - đặc biệt vào giai đoạn cuối của Baroque)

§ Hiệu ứng huyền ảo như trompe l'oeil (một kỹ thuật-nghệ thuật liên quan đến việc tạo h́nh ảnh trông sống động như không gian 3 chiều) và sự pha trộn giữa hội họa và kiến trúc

(6) Sự phổ biến các kiến trúc Baroque ở phía Nam của Ư kết quả đă dẫn đến các biến thể khu vực như kiến trúc Baroque Sicilia hoặc của Baroque Napoli và Baroque Lecce. Về phía bắc, kiến trúc sư Theatine Guarino Guarini Camillo, Bernardo Vittone và kiến trúc sư sinh ra ở Sicilia, Filippo Juvarra đă đóng góp thiết kế kiến trúc cho các ṭa nhà theo phong cách kiến trúc Baroque ở các thành phố Torino và vùng Piedmont.

Một tổng hợp của Bernini, Borromini và Cortona về kiến trúc có thể được nh́n thấy trong các kiến trúc Baroque cuối của Bắc Âu mà đă mở đường cho phong cách Rococo trang trí nhiều hơn.

Đến giữa thế kỷ XVII, phong cách Baroque đă t́m thấy biểu hiện thế tục của nó trong các h́nh thức cung điện lớn, đầu tiên ở Pháp, với Château de Maisons (1642) gần Paris, thiết kế bởi François Mansart, và sau đó trên khắp châu Âu.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\Corbusier.jpg(7) Le Corbusier (1887-1965): là một kiến trúc sư lừng danh thế giới người Pháp gốc Thụy Sĩ, tên thật là Charles-Edouard Jeanneret, sanh tại một thị trấn nhỏ tại Neuchâtel ở vùng phía bắc của Thụy Sĩ, giáp giới nước Pháp. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20, cùng với Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius  Theo Van Doesburg (với trường phái Bauhaus nổi tiếng của Đức).

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\golden-ratio-small.jpgDescription: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\modulor1.jpgÔng là tác giả của hệ thống Modulor nổi tiếng (hệ thống đo lường căn cứ theo sự phù hợp kích thước con người). Ông c̣n là nhà quy hoạch đô thị, họa sĩ, nhà văn  thiết kế đồ nội thất. Tên ông được đặt tên đường ở nhiều quốc gia.

 

 

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\savoye.jpg

 

 

Một thí dụ về ứng dụng

Modulor và tỷ lệ vàng

(8) KTS. Richard Meier sinh ngày 12/10/1934, tại New Jersey, Mỹ. Ông là một kiến trúc sư rất nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nền kiến trúc thế giới. Ông là một thành viên của nhóm New York Five gồm có 5 kiến trúc theo chủ nghĩa Hiện đại với việc sử dụng các yếu tố thuần khiết (h́nh khối, màu sắc) của kiến trúc. Không gian kiến trúc của ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Le Corbusier. Song song với hoạt động thiết kế, Richard Meier c̣n tham gia giảng dạy tại các trường đại học như: trường Cooper Union for the Advancement Science and Art (1962-1973), Đại Học Yale (1975-1977) và Đại Học Harvard (1980-1991).

Richard Meier nhận được giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker vào năm 1984.

(9) Tadao Andō (tiếng Nhật: 安藤忠雄; sinh 13 tháng 9, 1941 ở Osaka, Nhật Bản) là một kiến trúc sư người Nhật. Thời trẻ, ông đă một ḿnh thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi. Ông đă từng là tài xế, một vơ sĩ quyền Anh trước khi là một kiến trúc sư. Năm 1969, ông thành lập hăng kiến trúc Tadao Ando và cộng sự. Khi c̣n trẻ, ông học làm đồ gỗ với một người thợ mộc địa phương và học nghề với các nhà thiết kế và quy hoạch thành phố. Khoảng 18 tuổi, ông bắt đầu đi thăm các ngôi đền, miếu, trà thất và các ṭa nhà khác ở Nhật Bản. Ando cũng nghiên cứu kiến trúc bằng cách đọc sách, phân tích trên các bản vẽ. Năm 20 tuổi, ông đă đến châu Âu và Hoa Kỳ để thấy tận mắt những ṭa nhà vĩ đại của các kiến trúc sư như: Le Corbusier, Mies van der Rohe, Alvar Aalto, Frank Lloyd Wright và Louis Kahn.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\081117092916-404-349.gif Giải thưởng Kiến trúc Pritzker năm 1995 là sự công nhận tài năng của một kiến trúc sư khác thường và một người đàn ông Nhật Bản khác thường, Ando chưa bao giờ theo học đại học cũng như được đào tạo chính quy về kiến trúc. Ông tự học bằng sự nhạy cảm bẩm sinh với không gian và ánh sáng. Phát biểu tại lễ trao giải Pritzker năm 1995, ông nói: “Tôi tin rằng kiến trúc không nên nói quá nhiều, nên giữ im lặng và để cho thiên nhiên trong vỏ bọc của ánh sáng Mặt trời và gió lên tiếng”… “Trong tất cả các tác phẩm của tôi, ánh sáng tự nhiên là một yếu tố quan trọng, nó chi phối toàn bộ cấu trúc của công tŕnh. Tôi tạo một không gian khép kín bằng những bức tường bê tông dày. Ánh sáng bên ngoài chiếu rọi vào không gian bên trong không cần quá nhiều mà đủ tạo ra một nơi riêng tư cho mỗi con người. Bước vào trong không gian này, họ chỉ đối diện với Chúa và chính cái tự tại trong tâm thức. Tất cả những ǵ thuộc về xă hội ồn ào sẽ ở lại bên ngoài những bức tường này,” Tadao Ando nói. 

Ấn tượng về phong cách kiến trúc của Tadao Ando trước tiên đến từ cách sử dụng vật liệu, những mảng tường lớn của ông luôn tạo nên những giới hạn rơ rệt cho ngôi nhà. Ấn tượng thứ hai trong kiến trúc của ông là tính hiện hữu của các công tŕnh, những khối tường nặng, thô nhám của ông gây cảm giác luôn có thể chạm tới, căng ḿnh để đón ánh sáng và gió. Ấn tượng thứ ba là sự thông thoáng, với các công tŕnh của ông, luôn chỉ có ánh sáng bao bọc những người sử dụng. Tadao Ando sáng tạo theo cảm hứng, với một tư duy độc lập, hầu hết tác phẩm của ông có nét độc đáo riêng và luôn biến đổi không ngừng, ít khi lặp lại những ư tưởng đă đề xuất. Kiến trúc của ông là sắp xếp những điều bất ngờ, nó là thời điểm, v́ nó vận động thông qua các công tŕnh. Sự sáng tạo độc đáo là phương tiện để

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\30159548_kenzo_tange-221206.jpgông hành nghề. Cùng với Ando, một KTS Nhật Bản lừng danh thế giới hiện thời khác là Kenzo Tange. Trung Hoa có KTS Ieoh Ming Pei nổi tiếng với kim tự tháp bằng kiếng trước bảo tàng Louvre Paris.

(10) Kiến trúc sư người Brazil Oscar Niemeyer, cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại và là người thiết kế một số công tŕnh hiện đại nổi tiếng nhất thế kỷ 20, vừa qua đời ở tuổi 104 vào hôm 5.12.2012. Ông Niemeyer nổi danh trên toàn thế giới sau khi thiết kế các ṭa nhà chính phủ quan trọng ở thủ đô Brasilia của Brazil, vốn khánh thành năm 1960.

Ông cũng từng hợp tác với kiến trúc sư theo chủ nghĩa hiện đại người Thụy Sĩ Le Corbusier để thiết kế ṭa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố Nữu Ước (Mỹ).

Là nhà tiên phong trong việc sử dụng bê tông cốt thép để xây dựng các công tŕnh tṛn trịa và cao vút, Niemeyer đă thiết kế 600 công tŕnh trên toàn thế giới và có 20 dự án khác vẫn đang được thực hiện.

(11) Lần đầu tiên diện kiến nhà nguyện ḍng Franciscaines để lại cảm giác thật bồi hồi khó tả. Một buổi sớm Chúa Nhật mùa đông 1972, cha Nguyễn Văn Hiếu (Vĩnh Long - đang làm doctorat) rủ sang ḍng Franciscaines (làm lễ); hôm ấy trời thật lạnh, tṛng 3 lớp áo, thọc tay vào túi manteau, ngồi sau xe cha chở đi (xe Honda SS50) mà vẫn lạnh run. Ngôi nhà nguyện tọa lạc ngay con dốc đầu tu viện ẩn hiện trong sương sớm Dalat vào một buổi mai lạnh giá, gây ấn tượng măi không thôi …

(12) Điểm yếu của công tŕnh xây dựng truyền thống của Việt Nam là không được bảo quản. Với sự tàn phá của thiên nhiên và con người, quy luật thời gian, chiến tranh liên miên, với kỹ thuật và vật liệu xây dựng, cộng với sự thay đổi triều đại, mà triều đại sau san bằng mọi tàn tích của triều đại cũ, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công tŕnh thật sự cổ không c̣n lại bao nhiêu. Cổ nhất cũng chỉ từ thế kỷ 19 (nhà Nguyễn) và đă trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại. Một số tuy c̣n giữ được cốt cách nhưng không c̣n được nguyên mẫu ban đầu (như chùa Một cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng , cố đô Huế bị tàn phá nặng nề trong Tết Mậu Thân cũng đă phải trùng tu lại sau 1968…). Nhiều công tŕnh bị pha tạp, biến dạng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) đời Lư Thánh Tôn . Đầu năm 1947, thực dân Pháp nă đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ c̣n cái nền với hai cột đá, Văn Miếu nay xây dựng lại được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám. Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 trên g̣ Rùa và chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp.

(13) Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần: Thật ra Hà Nội không bao giờ có đủ 36 phố phường. Đúng ra phải gọi là “Thăng Long 36 phố phường” được h́nh thành từ thời Hậu Lê. Phố là nơi buôn bán, phường là đơn vị hành chánh như hiện nay. Khi vua Minh Mạng đặt ra Hà Nội, ông đă cố t́nh làm giảm đi ảnh hưởng quan trọng của kinh đô cũ bằng cách giảm quy mô Thăng Long, nhưng tăng số lượng phường lên. Do đó số phường của Hà Nội tăng gấp 3 lần 36 phố phường của cố đô. Tuy nhiên gọi 36 phố phường thời Nguyễn chỉ là cách nói chỉ nơi đô hội. 

 (14) Kết cấu mái:

Hoành là các dầm chính đỡ mái

-  Rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái gối lên hệ thống hoành.

 là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với rui, song song với hoành, gối lên hệ rui, khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói.

Gạch màn là một loại gạch lá nem bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn gối trực tiếp trên lớp mè.

Ngói mũi hài là ngói lợp truyền thống Việt Nam. Ngói mũi hài c̣n gọi là ngói vẩy rồng. Người Trung Hoa lợp ngói âm dương hay ngói ống.

 (15) Kết cấu cột

Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính. Nối hai cột cái là câu đầu.

Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con với cột cái.

- Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\nha go 1-Recovered.jpg

 

(16) Kết cấu xà: là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:

-   Xà ḷng (tức câu đầu hay chếnh), Xà nách (hay thuận): liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.

Các loại xà nằm ngoài khung gồm có: Xà thượng,  Xà hạ (hay xà đại), Xà tử thượng (xà trên của cột con), Xà tử hạ (xà dưới của cột con), Xà ngưỡng, Xà hiên (liên kết các cột hiên của các khung).

Description: C:\Users\home\Desktop\TK Nha Tho\Dinh_bang_phoi_canh_goc.gif

 

Description: C:\Users\home\Desktop\NTChua\chuatramgian-357f4.gif

Thượng lương, c̣n gọi là đ̣n dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ: Kẻ ngồi, Kẻ hiên. 

-  Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với các công tŕnh công cộng như đ́nh làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.

Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).

Con rường hay chồng rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Ở v́ nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

Con lợn (c̣n gọi là rường bụng lợn): làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng

-   Rường cụt là loại rường nằm ở v́ nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

(17)Trong nghệ thuật dân tộc hiện nay riêng về khoản trang phục, các họa sĩ  thích Việt Nam hóa h́nh ảnh Đức Mẹ và các thánh. Tuy nhiên, như chúng ta biết sử liệu VN ghi chép rất sơ sài (so với các nước) và hầu như triều đại sau phủ nhận tất cả công lao triều đại trước; cho nên mọi tài liệu sử sách VN qua nhiều thời đại đều rất thiếu h́nh ảnh trang phục của người VN. Dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long vừa qua đă bộc lộ nhiều lúng túng và bất cập. Cũng do thiếu sử liệu, phim ảnh thể hiện các giai đoạn thời Lư đều phải dựa vào trang phục Trung quốc, đạo diễn Trung quốc, phim trường Trung quốc…Chỉ đến khi người Pháp đến với máy ảnh, mới kịp ghi lại vài h́nh ảnh trang phục cận đại. Những h́nh ảnh ghi lại cho thấy ngay cả phẩm phục của các quan đại thần cũng rất tầm thường.  Các quan hầu cận, thái giám, thị vệ, nhạc sĩ cung đ́nh, quân khiêng kiệu cho đến thế kỷ 20, đời Khải Định, Bảo Đại vẫn c̣n đi…chân không. Nam Phương hoàng hậu, bậc mẫu nghi thiên hạ mới có y phục đại triều và áo gấm vàng khăn đóng. Vậy mà h́nh ảnh Hai bà Trưng (trước công nguyên) cởi voi ra trận được các hoạ sĩ thể hiện mặc áo gấm khăn đóng, khoác áo choàng như cô dâu trong ngày cưới hiện đại hoặc như nữ sinh Trưng Vương tŕnh diễn dịp lễ Hai Bà Trưng trước đây, thật dở khóc dở cười (nhiều người cho rằng thời đó có lẽ hai bà c̣n đóng khố).

Cũng v́ quá sùng mộ, nên người ta thể hiện Đức Mẹ VN mặc áo dài khăn đóng.  Trước đây dầu sao cũng dễ nhận ra v́ chỉ có ḿnh Đức Mẹ, nhưng ngày nay VN đă có nhiều thánh nữ tử đạo, nếu vô tư thể hiện cùng kiểu y phục như vậy th́ đố biết phân biệt được ai với ai…