Ca Sĩ Giêsu

NocesDeCana

Lời mọn: Bài viết cho Đặc San Ca đoàn Têrêsa, Houston.

 

Theo quan điểm thông thường, chúng ta khó mà h́nh dung được Đức Kytô như là một con người phàm. Khi chúng ta học giáo lư, hay khi chúng ta cầu nguyện, thậm chí khi b́nh thường chúng ta nghĩ về, hay nói đến Đức Kytô th́ trong đầu chúng ta luôn luôn Đức Kytô là Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa Ngôi Hai. Điều này đúng. Nhưng Ngài c̣n là một con người phàm trần như chúng ta. Chỉ khác một điều là Ngài không hề vướng tội.

Mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể Cứu Chuộc c̣n cho phép chúng ta nghĩ đến Ngài như một người phàm. V́ thế tại sao chúng ta lại không thỉnh thoảng h́nh dung Ngài như một "gă" đàn ông 30 tuổi. Đó cũng là cách lành mạnh để đổi mới đời sống đức tin của chúng ta.

Trong chiều hướng ấy, bài viết này muốn đề cập đến một chi tiết nhỏ của "người đàn ông 30 tuổi có một không hai" ấy. Hy vọng bài này sẽ đem lại cho chúng ta chút xíu thích thú. Dĩ nhiên người viết không muốn bị các bạn xem như người báng bổ Thiên Chúa, khi chỉ nh́n Đức Kytô và nói về Ngài như nói về một anh đàn ông Do Thái 30 tuổi.

Dám cá với các bạn rằng trong đời, chưa chắc có lần nào các bạn cầu nguyện với "ông Giêsu". Các bạn chỉ cầu nguyện với Ngài trong tư thế Ngài là “Chúa Giêsu". Thường chúng ta hay bắt đầu lời nguyện bằng công thức "Lạy Chúa Giêsu...". Chắc chắn các bạn chưa lần nào cầu nguyện với Ngài như nói chuyện với một người thường mang tên Giêsu. Các bạn thử bắt đầu cầu nguyện như thế này xem:" Lạy... Ông (hoặc Anh , hoặc Bạn , tuỳ theo tâm t́nh riêng mỗi người) Giêsu, tôi biết Ngài c̣n là Thiên Chúa nữa, nhưng hôm nay tôi cầu nguyện với Ngài trong tư thế Ngài là một con người b́nh thường.."

Các bạn sẽ thấy lạ tai và tức cười. "Ai đời nào mà lại như vậy...!" Ấy thế mà đă có khối người nhận được ơn lạ khi họ nói với Chúa Giêsu như thế đấy. Tôi chỉ nêu lên ở đây trường hợp của người mù ở thị trấn Giêricô. Ông ta ngồi bên lề đường, chỉ biết la to lên: "Lạy Ông Giêsu, Con Vua Đavít, xin thương đến tôi." Bản dịch Việt Nam thêm danh xưng "Ông" nghe c̣n được, chứ nếu các bạn đọc bản dịch Anh ngữ, các bạn sẽ thấy nó cụt ngủn, lạ tai, khó nghe: "Jesus, son of David, have pity on me." Các cụ nhà ta sẽ phán cho một câu: "Á à, vô phép vô tắc! Dám lôi tên tục nhà người ta ra mà gọi!" Thế mà ông ta vẫn được chữa lành cho sáng mắt đấy (Mk 10:46-52).

 

nhưng chắc chắn Đức Kytô trong suốt cuộc đời 33 năm trần thế th́ không thiếu ǵ lúc Ngài phải hát.

  Trong bài này, từ "Đức Kytô" sẽ dùng để nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Giêsu. C̣n từ "Chúa Giêsu" th́ dành nói đến Ngài như là Ngôi Hai Thiên Chúa. Người viết chỉ muốn lưu ư các bạn một chi tiết nhỏ trong cuộc đời Đức Kytô.

Chúng ta nghe nói đến việc Chúa Giêsu "nói", "giảng", "đi", "chữa lành", "làm phép lạ", "ăn bánh", "uống rượu", "ngồi", "nh́n", "thấy", "động ḷng thương","xúc động"; thậm chí trong Kinh Thánh có chỗ c̣n ghi lại Chúa Giêsu "khóc". Chúa Giêsu "lấy tay viết trên cát", "bẻ bánh”, "ăn cá","đi trên nước", "ngủ", "nhổ nước miếng", "la lớn tiếng", "cầm roi quất". Đó là mới kể sơ những hành vi đời thường của Chúa Giêsu đă làm. Vậy đố các bạn biết có chỗ nào trong Tin Mừng nói Chúa Giêsu "hát" không ?

Chúa Giêsu mà cũng hát à? Chỉ nghĩ đến cảnh Chúa Giêsu cũng gân cổ lên (dĩ nhiên phải gân cổ lên, v́ thời ấy chưa có microphone!), tay cầm bản nhạc (có thể có, mà cũng có thể 98 phần trăm là Ngài hát thuộc ḷng), mắt th́ thỉnh thoảng liếc nh́n vào ca trưởng và đồng ca với mười hai cái giọng đàn ông ồ ề khác, các bạn cũng sẽ thấy ngồ ngộ và tức cười. Có khi có người sẽ phán một câu: "Toàn là nghĩ chuyện tầm phào! Làm ǵ có chuyện Chúa Giêsu hát!". Xin thưa trước với các bạn là Chúa Giêsu có lúc nào hát hay không th́ hạ hồi phân giải, nhưng chắc chắn Đức Kytô trong suốt cuộc đời 33 năm trần thế th́ không thiếu ǵ lúc Ngài phải hát. Các bạn thử giở bốn cuốn Tin Mừng kiếm xem có chỗ nào nói rằng Chúa Giêsu hát không? (Dám cá với các bạn 50 tiền đô là các bạn sẽ không t́m ra chỗ nào nói đến việc Chúa Giêsu hát cả. Lát nữa chúng ta sẽ t́m ra câu Tin Mừng đề cập đến chi tiết ca sĩ Giêsu này). Có khi biết đâu Chúa cũng gia nhập, hay thành lập một ca đoàn như chúng ta bây giờ th́ sao?

V́ Ngài là người thật như chúng ta, nên chúng ta có thể tin chắc Đức Kytô đă từng cất tiếng hát như bất cứ ai trong chúng ta. Có thể Ngài nghêu ngao dăm ba làn điệu dân ca Do thái để quên nhọc mệt những khi Ngài làm việc thợ mộc với Thánh Giuse, hay rất có thể Ngài hát những lúc nghỉ ngơi giữa hai lần rao giảng chẳng hạn. Điều này chúng ta đoán vậy thôi, chứ chắc chắn Tin Mừng không hề nhắc tới chuyện này bao giờ. Mà chúng ta cũng không nên bàn đến chuyện ấy ở đây. Bởi lẽ chúng ta không có cơ sở nào mà suy luận được. Chúng ta chỉ có thể bàn đến việc Chúa Giêsu hát ra bài ra bản đàng hoàng như chúng ta hát trong nhà thờ chẳng hạn.

Trước khi đi nghe Chúa Giêsu hát, chúng ta phải ôn lại một chút lịch sử của dân Do Thái. Bởi lẽ những luận cứ sắp đưa ra cần đến một chút kiến thức về lịch sử Do thái. Nào mời các bạn hăy trở về lại quá khứ.

Vào khoảng năm 1030 trước khi Chúa Giêsu ra đời, vị vua đầu tiên của dân Do Thái là Saul và con trai là Jonathan tử trận khi giao chiến với quân Philistine (1Sam 31: 1- 6). Đavít, lúc bấy giờ chỉ là một tướng lănh của Saul, được dân chúng các chi tộc miền Nam (Yuda) chọn làm vua (2Sam 2:4). Khoảng bảy năm sau, các bô lăo thuộc các chi tộc miền Bắc cử đại diện xin Đavit làm vua luôn cả miền Bắc nữa (Israel) (2Sam. 1-5). Từ đó Đavit thống nhất sơn hà. Và quốc gia Do Thái hưởng được một thời gian hoà b́nh và phồn thịnh. Các lân tộc phải kiêng nể Do Thái.

Đavit lúc bấy giờ mới nghĩ đến việc xây cho Giavê Thiên Chúa một Đền thờ. Từ trước đến giờ Ḥm Bia Giao Ước tượng trưng cho sự hiện diện của Giavê ở giữa Dân tộc của Người, đang được đặt tạm trong một cái lều, gọi là Lều Tạm, ở tại vùng Baala, xứ Juda. Đavít chiếm khu vực Giêrusalem, có ngọn đồi Sion, của bộ tộc Jebusites, đặt tên cho khu vực ấy là "Thành Đavit" (City of David) (2 Sam 5: 7). Ông xây cất một dinh thự cho riêng ông và rước Ḥm Bia Giao Ước về ở tạm trong khu vực ấy. Trong cuộc rước, Kinh Thánh ghi rơ như thế này: "Ông và toàn thể dân Do thái múa hát hết sức lực theo tiếng đàn cithara, đàn harp, trống, kèn, và thanh la." (2 Sam 6:5).

 

Ngoài tài đánh giặc, đóng góp quan trọng nhất của Đavit cho quốc gia Do thái là ḷng say mê âm nhạc của ông. Ông đă hấp thụ được khiếu âm nhạc này từ truyền thống người bản xứ Canaan và huyết thống Israel.

Có hai chi tiết chúng ta nên lưu ư khi đọc câu văn trên.

Vua Đavit lúc bấy giờ đă rất nổi tiếng, là thần tượng của cả dân tộc Do Thái, vậy mà ông cũng không ngần ngại "nhảy múa và hát" trước mặt mọi người. Ngoài tài đánh giặc, đóng góp quan trọng nhất của Đavit cho quốc gia Do thái là ḷng say mê âm nhạc của ông. Ông đă hấp thụ được khiếu âm nhạc này từ truyền thống người bản xứ Canaan và huyết thống Israel. Ông đánh huyền cầm (đàn harp) rất điêu luyện (1Sam 17:18). Nhờ tài nghệ này mà ông đă được cảm t́nh của Vua Saul (1Sam 17: 23).

Nhưng trước tiên ông c̣n là nhà thơ và ca sĩ nổi tiếng. Chúng ta nhớ sau khi thoát nạn Saul lùng giết, ông đă hát lên bài thơ này: "Chúa là chiến lũy của tôi, là đá tảng và là Đấng Cứu độ tôi" (2 Sam 22:2 - 23:7). Chúng ta thường đọc trong Đáp ca ngày Chúa nhật. Khi Saul và con trai là Jonathan tử trận, Đavit đă sáng tác và hát lên bài Ai ca 2Sam 1:19-27. Khi Abner chết, ông cũng hát lên một bài Ai ca khác thống thiết tương tự (2 Sam 3: 33-34).

Truyền thống Do Thái và Kytô giáo đều cho ông là tác giả của các Thánh Vịnh. Đúng ra chỉ một phần các Thánh Vịnh là của ông. C̣n đa số là do Asaph, nhạc trưởng cuả Đavit ( 1 Chron 25: 1- 8). Asaph c̣n là người hướng dẫn và là người điều khiển dàn nhạc gồm 288 nhạc công của Đavit (1Chron. 25:-7). Salomon, con trai và là người kế vị Đavit, tiếp tục kế thừa tài nghệ của Vua Cha và đóng góp cho văn hóa của dân Do Thái với cả 1005 bài hát. Toàn bộ vốn liếng văn hóa ấy, gồm thơ và nhạc, đều được truyền tụng lại cho đời sau dưới dạng các Thánh Vịnh. Đó là các kinh người Do Thái dùng để đọc, để cầu nguyện và cũng là những bài hát để hát lên.

Như thế người Do Thái không đọckinh. Họ hátlên các kinh của họ. Người Do Thái cầu nguyện hoặc tự phát, hoặc hát lên các lời kinh có sẵn. Chúng ta thường gọi là hát Thánh Vịnh. Công thức này là công thức cầu nguyện chính thức của người Do thái. (Sau này Giáo hội tiếp tục kế thừa việc cầu nguyện ấy, bằng cách buộc các Linh Mục và Tu sĩ, sau khi khấn trọn, phải cầu nguyện qua các Thánh Vịnh, mỗi ngày ít là bốn lần).

Chi tiết thứ hai chúng ta cũng cần lưu ư là: Không chỉ Vua Đavit "nhảy múa và hát" một ḿnh trước Ḥm Bia Giao Ước, nhưng là có "toàn thể dân chúng cùng với ông" (2 Sam 6:5). Điều này có nghĩa không chỉ ḿnh Đavít, v́ có khiếu âm nhạc nên chỉ ḿnh ông biết cầu nguyện bằng cách hát lên các bài thơ Thánh Vịnh. Nhưng hát để cầu nguyện là thói quen b́nh thường của mọi thường dân Do thái. Kết luận này quan trọng để chúng ta có thể tiếp tục đi t́m câu trả lời cho việc Chúa Giêsu có hát không?

Nếu các bạn chưa đồng ư với kết luận này, chúng ta có thể tới gặp ba người rất quen thuộc với chúng ta. Trước hết là ông Giacaria, bố của Gioan Tẩy Giả. V́ không tin lắm vào lời Thiên Thần báo tin, nên ông bị phạt... tắt tiếng (theo nghĩa đen). Ông bị câm cho đến khi chú nhóc Gioan được đặt tên, th́ ông bật lên tiếng hát bài ca Tạ ơn Thiên Chúa: "Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel..." (Lk 1: 68 - 78). Chắc chắn đây là lời kinh riêng tự phát của ông ngẫu hứng nói lên lúc bấy giờ. Nhưng được làm "xuất khẩu thành thơ " và thành... nhạc!

 

Người Do Thái là một dân tộc rất chuộng âm nhạc và thơ văn. Trong các dịp đặc biệt một chút là chúng ta thấy có nhạc. Những lúc nhà có dịp vui, người Do thái có nhạc sống và có khiêu vũ ngay.

Người thứ hai là Mẹ Maria chúng ta. Khi Mẹ đi tới thăm và ở lại để giúp đỡ người chị họ là Elizabeth, Mẹ đă hát ngay lên bài ca Magnificat, có nghĩa là Linh hồn tôi ngợi khen Chúa..." (Lk 1: 46-55).

Người thứ ba là Già Simeon, ṃn mơi chờ đợi đấng Messiah suốt cuộc đời ḿnh, hôm ấy bỗng lên Đền thờ và gặp Mẹ Maria đang bồng Hài Nhi Giêsu đến để nhận nghi thức Thanh tẩy. Già đă bế Hài Nhi Giêsu trên tay và hát bài ca tạ ơn: "Giờ đây, lạy Chúa, xin cho tôi tớ Ngài ra đi b́nh an..." (Lk 1: 67- 79). Già Simeon hát một bài tự phát để xin Chúa được ơn chết lành. Các vị ấy tuy lớn tuổi, nhưng vẫn hát không mắc cỡ trước công chúng. Bởi v́ hát để cầu nguyện là thói quen thường t́nh của người Do Thái.

Như vậy, chúng ta thấy người Do Thái là một dân tộc rất chuộng âm nhạc và thơ văn. Trong các dịp đặc biệt một chút là chúng ta thấy có nhạc. Những lúc nhà có dịp vui, người Do thái có nhạc sống và có khiêu vũ ngay. Các bạn c̣n nhớ dụ ngôn Người Con Hoang trở về chứ? Ông bố mừng quá khi người con thứ "run away" nay đă trở về. Ông ra lệnh cho đầy tớ: "Hăy mở tiệc ăn mừng" (Lk 15: 23). Đọc tới đây, chúng ta cứ tưởng đầy tớ làm thịt một ḅ, một heo và thêm một... cầy tơ, rồi ăn uống linh đ́nh thôi chứ. Nhưng không chỉ như vậy đâu. Cho đến khi chúng ta đi theo người anh cả về gần tới nhà th́ mới biết có cả nhạc sống và khiêu vũ nữa cơ đấy (theo ngôn ngữ bây giờ là có cả karaoke! và mở volume maximum!). "Khi người anh cả từ ngoài đồng về gần tới nhà, anh ta nghe tiếng nhạc và khiêu vũ." (Lk 15:27). Chao ôi, đám tiệc phải là vui lắm và dàn nhạc phải là lớn lắm th́ tiếng nhạc mới vang vọng ra cả ngoài đường xa đến thế chứ. Và khi múa th́ phải có cả hát ḥ th́ tiếng khiêu vũ mới vang xa ra ngoài được. Thảo nào chàng trai trưởng giận lên là phải.

Những lúc tang chế, phong tục Do Thái cũng có nhạc đám ma, y như phường Bát âm ̣ e của Việt Nam ḿnh vậy (Mt 9:23). Lúc Chúa Giêsu tới nhà ông Gairô chữa bệnh cho cô bé gái con ông th́ khi Ngài tới nơi đă thấy cô bé chết rồi. "Những người thổi sáo và đám đông đang làm om x̣m." (Mt 9: 23). Nghĩa là phường kèn đám ma thổi inh ỏi và người ta khóc rống lên, nghe có vẻ thảm thiết lắm, như những người khóc thuê ở Việt Nam. Khóc như thế đau ḷng th́ ít mà đau cổ họng th́ nhiều.

Không những thế, ngay cả con nít Do Thái chơi ngoài đường hằng ngày, chúng cũng thổi sáo và múa hát. Chúa Giêsu đă cho chúng ta biết chi tiết này khi Ngài làm chứng về Gioan Tẩy giả qua dụ ngôn: "Tôi so sánh dân chúng thế hệ này với cái ǵ được? Họ giống như cái ǵ? Họ giống như đám con nít chơi ngoài chợ gọi nhau: Chúng ta thổi sáo cho các bạn mà các bạn không chịu nhảy múa. Chúng ta hát ai ca mà các bạn cũng chẳng chịu khóc lên một tiếng..." (Lk 7:31-32). Các bạn thấy đấy, con nít Do Thái chơi ngoài đường hằng ngày mà cũng có sáo, có nhạc, có ca vũ, th́ chúng ta có thể mạnh dạn nói được rằng từ vua tới dân, từ người già đến con nít, từ đàn ông tới phụ nữ, người Do Thái nào cũng biết hát, hay hát và thường hát. Không chỉ để cầu nguyện, mà c̣n để bày tỏ t́nh cảm thường ngày của ḿnh.

Bây giờ chúng ta có thể t́m được câu trả lời cho câu hỏi chỗ nào trong Tin Mừng đề cập đến việc Chúa Giêsu là ca sĩ? Mời các bạn giở sách Tin Mừng theo Marcô chương 14 câu 26. Trong bữa tiệc ly biệt, sau khi Chúa Giêsu cầm bánh bẻ ra và nâng chén rượu đọc lời chúc tụng và truyền phép Thánh Thể, th́ Thánh Sử Marcô ghi tiếp: "Sau khi hát thánh vịnh, họ (Chúa Giêsu và các môn Đệ) đi lên Núi Cây Dầu." (Mk 14:26).

Bữa tiệc ly biệt Chúa Giêsu dùng với các Tông đồ, mà chúng ta thường gọi là bữa Tiệc ly, cũng là Bữa Vượt Qua, Bữa ăn người Do thái phải tổ chức hàng năm để tưởng nhớ lại biến cố uy hùng Thiên Chúa đưa người Do thái ra khỏi đất nô lệ Ai cập. Nghi thức tổ chức Lễ Tưởng niệm biến cố Vượt qua này được chính Thiên Chúa Giavê ấn định ngay từ buổi tối người Do thái chuẩn bị ra đi vượt qua Biển Đỏ (Ex 12:21-28), và sau này được quy định thành luật trong cuốn Đệ Nhị Luật (Deut 16 :1-8). Trong bữa ăn này, cứ sau mỗi cữ rượu, người Do Thái phải hát các Thánh Vịnh. Có ba cữ rượu như thế. Đặc biệt sau cữ rượu cuối cùng, người Do Thái phải kết thúc buổi lễ bằng cách hát lên các Thánh Vịnh Tạ ơn. Đó là một chuỗi các Thánh Vịnh từ 114 đến 118, bắt đầu bằng câu tung hô Hallellujah!

 

"Sau khi hát thánh vịnh, họ (Chúa Giêsu và các môn Đệ) đi lên Núi Cây Dầu." (Mk 14:26).

Chúng ta thử nghe lại một vài đoạn các bài hát mà Chúa Giêsu và các môn đệ hát trong bữa ăn Tiệc Ly mà Thánh Marcô đă ghi rơ ràng. Chắc chắn các bạn không ngờ rằng những bài hát ấy nghe rất quen thuộc. Bởi lẽ những bài hát ấy chúng ta đă từng... hát!

"Hallelujah,
Khi Nhà Israel ra khỏi Đất Ai cập,
Nhà Giacop ra khỏi vùng dân ngoại,
th́ Giuđa trở thành cung thánh
và Israel trở nên lănh địa của Người..." (Tv 114)

"Không phải cho chúng con,
nhưng xin cho Danh Ngài được cả sáng..." (Tv 115)

"Hallelujah
Hăy cảm tạ Chúa v́ Chúa hảo tâm
v́ đức từ bi của Người muôn thuở
Nhà Israel hăy hát mừng lên
v́ đức từ bi của Người muôn thuở... " (Tv 118)

Không kể thời gian Đức Giêsu c̣n nhỏ tuổi chưa biết hát, th́ ít ra kể từ năm bảy tám tuổi, hàng năm Đức Kytô phải hát ít nhất một lần các Thánh vịnh tạ ơn trong dịp ăn mừng Lễ Vượt Qua, vào khoảng tháng Tư theo Dương lịch. Như thế Chúa Giêsu phải là ca sĩ ít nhất 25 lần trong suốt cuộc đời nhập thể của Ngài. Đó là chưa kể b́nh thường trong đời sống, hàng tuần, cứ mỗi ngày thứ Bảy, ngày Sabbat, Chúa Giêsu phải đến Hội Đường để nghe đọc và cắt nghïa Kinh thánh. Sau khi nghe đọc và giảng nghĩa Kinh thánh như thế th́ toàn thể cộng đồng Do Thái đều phải cầu nguyện chung bằng cách hát Thánh vịnh. Và đó là chưa kể những lần Ngài cầu nguyện một ḿnh suốt đêm nơi thanh vắng sau một ngày rao giảng mệt mỏi. Ai cấm Ngài hát các Thánh vịnh nào? Mà cũng không có lư do nào để Ngài không hát các Thánh vịnh cả. Bởi v́ người Do Thái mà không cầu nguyện bằng các Thánh vịnh th́ cũng lạ lùng như giáo dân Việt Nam chúng ta tới nhà thờ mà không đọc kinh vậy .

Như vậy các bạn có đồng ư là, ngoài các tước hiệu quen thuộc chúng ta dùng để gọi Chúa Giêsu, th́ c̣n một tước hiệu đáng được để ư đến: Chúa Giêsu ca sĩ.

Đến đây chúng ta đi tiếp một bước nữa. Thử hỏi bài hát cuối cùng mà Chúa Giêsu hát lên là bài nào?

 

Trên thập tự, gần đến giây phút cuối đời, Chúa Giêsu vẫn cầu nguyện, Ngài cầu nguyện qua toàn bộ Thánh Vịnh 22. ... Như thế lời kinh này không phải là lời trách cứ Thiên Chúa Cha hay là lời than thân trách phận của Chúa Giêsu, mà là một lời kinh đầy tràn tin yêu vào Thiên Chúa, Đấng Công B́nh rồi sẽ phục hồi công lư cho người bị xử ức .

Lần cuối cùng Chúa Giêsu hát là lúc Ngài trên Thánh giá. Chỉ có hai Thánh sử ghi lại chi tiết này. Marcô ghi nguyên văn bài hát bằng tiếng Aram, là ngôn ngữ Chúa Giêsu nói hằng ngày, c̣n Matthêu sửa một chữ cho hợp với khung cảnh lúc bấy giờ. "Vào khoảng ba giờ chiều, Chúa Giêsu kêu to tiếng: “Eloi, Eloi lema sabachthani?” có nghïa là “Chúa Trời, Chúa Trời, sao Ngài bỏ con?" (Mk 15 :34). Thánh Matthêu sửa chữ "Eloi" thành "Eli", để cho dễ hiểu việc các người lính nghe không rơ, tưởng Chúa Giêsu gọi tiên tri Eli. Bản Anh ngữ dịch là: "Jesus cried out in a loud voice". Các bạn có thể thắc mắc Chúa Giêsu la to tiếng, kêu lớn tiếng, gào lên, chứ có hát đâu. (Thế th́ có những lúc các bạn hát mà người ta lại chê là các bạn rống to lên chứ có hát đâu th́ các bạn nghĩ sao?) .

Câu hát Chúa Giêsu lớn tiếng trên thánh giá là câu đầu của Thánh vịnh 22. Đây là Thánh vịnh được gán cho Đavít là tác giả (Các bạn nghe cho kỹ nhé: Thánh Vịnh 22. Mà Thánh Vịnh có nghĩa là ca khúc thánh, bài thánh ca). Chúng ta thường hiểu sai lời kinh này của Chúa Giêsu. Đây không phải câu nói Chúa Giêsu trách Thiên Chúa Cha sao lại bỏ rơi Ngài cô đơn trên thánh giá, chết một ḿnh giữa khung trời bơ vơ. Trên thập tự, gần đến giây phút cuối đời, Chúa Giêsu vẫn cầu nguyện, Ngài cầu nguyện qua toàn bộ Thánh Vịnh 22. Mà Thánh vịnh 22 như chúng ta thấy, bắt đầu bằng tiếng kêu thống thiết dâng lên Thiên Chúa của Người Tôi Tớ Đau khổ của Gia vê bị bỏ rơi giữa quân thù hung dữ như một bầy lang sói, tay chân bị chúng đâm thủng, c̣n áo xống th́ bị chia năm xẻ bảy. Thân h́nh trở nên tiều tụy thê thảm, không c̣n ra h́nh tượng người ta nữa... Phần cuối của Thánh vịnh lại hát lên một viễn ảnh huy hoàng: Người Tôi Tớ của GiaVê ấy sẽ được Thiên Chúa đoái thương trợ giúp , ban lại cho uy quyền thống trị trên các dân tộc. Như thế lời kinh này không phải là lời trách cứ Thiên Chúa Cha hay là lời than thân trách phận của Chúa Giêsu, mà là một lời kinh đầy tràn tin yêu vào Thiên Chúa, Đấng Công B́nh rồi sẽ phục hồi công lư cho người bị xử ức .

Và đó cũng là bài hát cuối cùng của Ca Sĩ Giêsu. Ngài không c̣n đủ sức để hát lên thành cung thành điệu. Ngài chỉ c̣n chút tàn hơi để la to lên câu đầu tiên của bài thánh ca mang số thứ tự 22, ư chừng Ngài muốn nhắn nhủ chúng ta qua lời kinh này rằng:

"Khắp nơi trên khắp cùng bờ cơi trái đất ,
sẽ nhớ lại và quay về với Thiên Chúa,
và toàn thể các dân tộc
së phủ phục trước nhan Ngài..." (Tv 22 :28)

Nguyễn Đức Khang 63

 


Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.