Cái Bàn Ăn

Seeing

Chả ai “bảo”, hay chả ai “bắt” nhà cháu viết cả. Chính nhà cháu ức quá mà viết ra vậy thôi. “Con giun xéo lắm cũng oằn.

Từ dạo ấy đến nay đă giáp năm rồi. Không biết các Bác vùng Houston có đề nghị họp mặt lần nữa không. Đầu tháng Chín rồi mà chả thấy ai động tĩnh ǵ ! Các Bác ấy chẳng động tĩnh ǵ. Nhưng nhà cháu th́ nhớ. Chỉ bởi v́ cô nhà tôi không yên ắng như các Bác!

Cô ấy cứ nhắc:

- “Một năm rồi đấy, Bố xạo không à ! Hứa với em là thi quốc tịch đậu th́ mua cho cái bộ bàn ăn. Mà từ năm ngoái đến nay đă một năm rồi. Bàn cũng chả thấy mà ghế cũng không!” Giọng cô nhà tôi, tuy b́nh b́nh, nhỏ nhẹ, nhưng có sức xuyên thấu rất cao. Như bom MOAB của bà Dương Nguyệt Ánh. V́ thế có lúc - và thường là nhiều lúc – nhà cháu nghe rất chói tai.

-“Em tính kê cái bàn này chổ nào ?” Nhà cháu không dám trả lời ngay vấn nạn hiểm nghèo cô nhà tôi đưa ra. Vấn nạn này c̣n khó trả lời hơn vấn nạn về Một Chúa mà Ba Ngôi. Nhà cháu chỉ vào cái bàn ăn đang nằm ch́nh ́nh trong pḥng ăn mà hỏi.

Nhà chỉ có bốn người. Hai đứa lớn đầu và hai chú bé. Lúc có nhà cửa, th́ ông bà nội cho cái bàn ăn:

-“Chúng mày tha được th́ mang về mà dùng. C̣n tốt chán !”

Dĩ nhiên hai vợ chồng lo mà “tha” về. Chồng đẩy vợ kéo. C̣n hai chú bé th́ giữ hai bên cho khỏi ngă xiêu. H́ hà h́ hục măi, hai đứa to đầu cũng lôi cái bàn về cho được đến nhà.

Đúng ra cái bàn này không phải của ông bà nội mua. Nhưng là của chú em mua cho ông bà. Nay ông bà không dùng nữa, lối lại cho nhà cháu.

-“Chứ để làm ǵ cho chật nhà !” Bà nội nói vậy “Nó chiếm mất cả một khoảng nhà sau. Hết cả chổ cho cháu nó chơi.”

Th́ bao nhiêu năm nay chúng tôi bốn người vẫn ngồi chung quanh cái bàn này ăn uống ngon lành. Có sao đâu !

-“Cũ người mới ta!” Nhà cháu hay bảo cô nhà tôi như thế. Mà cô nhà tôi trước giờ cũng đồng ư như thế. Chả lấy làm điều .

Hai năm nay cô nhà tôi bỗng “đốc chứng” ra! Không hiểu bị con ong nào nó đốt cho, mà hễ thấy trên TV chạy quảng cáo “phơ-ni-chơ” th́ dù hai mắt có gà lắm rồi, cô nhà tôi cũng nhỏm dậy nh́n cho bằng được con số phần trăm sale:

-“Bẩy mươi phần trăm sale rồi đó, thấy chưa Bố. Nó không xuống hơn được nữa đâu!

Trên đường ban tối đi hát lễ chiều thứ Bẩy về, xe chạy ngang cái tiệm “Star Furniture.” Tên tiệm có chữ S hoa, cái đuôi ṿng về phía trước làm thành gạch ngang giữa thân chữ T. Rất lôi cuốn, mời gọi. Rất là tiếp thị! Rất đầy sức cám dỗ ! Lần nào cũng vậy, cô nhà tôi nh́n vào, mắt lộ vẻ thèm thuồng không thèm dấu diếm.

Cách đây một tháng, tôi phải ghé xe vào đó một lát chiều ư cô nhà tôi. Hai cháu nhỏ ngồi ghế sau, thấy Bố chạy vào một con đường chưa từng đi bao giờ, chúng đồng thanh thắc mắc:

-“Ḿnh đi đâu vậy Bố ? ”

-“Ḿnh vào đây cho Máḿ xem bàn ghế ?”

-“Bàn ghế nào ?”

-“Bàn để trong pḥng ăn đó.”

-“Ḿnh có rồi mà Bố ?”

-“Th́ hỏi Máḿ đấy”

 

Th́ bao nhiêu năm nay chúng tôi bốn người vẫn ngồi chung quanh cái bàn này ăn uống ngon lành. Có sao đâu ! -“Cũ người mới ta!” Nhà cháu hay bảo cô nhà tôi như thế. Mà cô nhà tôi trước giờ cũng đồng ư như thế. Chả lấy làm điều .

Hai đứa theo phe mẹ, nên chúng không hỏi, mà vui vẻ đi hai bên, nắm tay mẹ, nhanh nhảu vào tiệm. Phe Dân chủ ḿnh tôi thấy trước sẽ thua phiếu đảng Cộng Hoà ba mẹ con cô nhà tôi.

Nằm ch́nh ́nh ngay bên cửa ra vào là nguyên một bộ bàn ăn với sáu cái ghế.

Tôi thấy nó gai tinh, chướng mắt. Cô nhà tôi thấy nó lộng lẫy.

Người bán hàng tiến lại phía chúng tôi liền:

-“Tôi có thể giúp ǵ cho ông bà không ?”

Ḷng tôi chỉ những muốn hét vào mặt ông ta: -“Quư ông làm ơn cất ngay bộ bàn ghế này đi dùm cho!“ Nhưng miệng tôi lại liếng thoắng:

-“Chúng tôi t́m một bộ bàn ăn.”

Sự khôn ngoan biến báo của tôi bỗng dưng đi đâu mất rồi không biết. Ngày trước biết vậy ḿnh đi học làm “thầy căi” cho xong. Nhà cháu nhớ tới bác Khang, cùng tên, nhưng lại được các bác tặng cho cái tên mà nhà cháu rất muốn có ngay bây giờ cho ḿnh. Bác “Khang thầy căi”. Bác Khang “thầy căi”ơi -Bụt Quan Âm ơi, - cứu cháu !

-“Chúng tôi có sẵn đây. Cả với cái china này. Chúng tôi sẽ dành cho ông một ngạc nhiên về cái giá rẻ không ngờ cuả chúng tôi. ” China là cái tủ kiếng đựng chén bát, thường dựng áp vào tường trong pḥng ăn những nhà có diện tích rộng. Nhà cháu nhớ tới cái máy rửa chén, mà hầu như mọi gia đ́nh Việt Nam dùng làm cái chạn để cất chén bát. Gọn gàng mà tiện lợi. Nhà cháu chặt lưỡi trong đầu: -“Bày vẻ làm chi tủ với tiếc. Chỉ tổ cho bụi nó bám và cho nhện nó giăng !”

Nhà cháu vội nói:

-“Xin ông cứ để chúng tôi tự nhiên. Chúng tôi chỉ window shopping thôi.” Cuối cùng tôi cũng rặn ra được một chữ ưng ư.

Tôi lấy gang tay tay đo chiều ngang chiều dọc của bàn. Thấy vậy cô nhà tôi lườm một cái, rồi lục xách tay, lấy ra một cái thước vải đưa cho tôi. Giỏi lo xa hay có chủ ư đây không biết mà thủ trong xách tay đầy đủ thước ta thước tây vậy ?

Tôi lật từng cái nhăn ghi giá tiền treoở lưng ghế và ở cạnh bàn. Cô nhà tôi lại lục xách tay lấy ra tờ giấy và cái bút ch́.

-“Để em ghi lại cho nhớ.” Cô nhà tôi trả lời cho cái lông mày nhíu thành dấu hỏi của tôi. Cái miệng liếng thoắng như một máy tính siêu nhanh, khiến tôi sững sờ:

-“Cái bàn chín trăm hai, mỗi cái ghế trăm hai. Hai cái ghế có tay trăm rưỡi. Nếu lấy cái bàn với tám cái ghế nguyên một bộ không có tay th́ trăm hai nhân với tám thành ra chín trăm sáu cộng thêm cái bàn. Khoảng ngàn tám tám chục.” Cô nhà tôi buột miệng tiếp luôn:

-“Free delivery ?” Chiều nay tiếng Anh cô nhà tôi nói chuẩn lắm. Bằng chứng là người bán hàng nhanh nhẩu thay tôi trả lời ngay:

-“Yes ma’am.”

“Mem” nhà tôi thích quá, rạng rỡ hẳn nét mặt nh́n tôi, đắc ư, dường như bảo: “Đỡ được những 50 chục, chứ có phải ít đâu !

Trong lúc người bán hàng rành rọt quảng cáo, nào là chúng tôi sẽ “coat” cho mặt nệm ghế một lớp keo để không thấm nước hay rượu, nào là bàn có những hai mếng chêm giữa để có thể kéo dài ra khi có nhiều thực khách, hay bàn nào là “solid wood” ....

Nhà cháu gơ gơ mặt bàn, rồi cúi xuống ngó dưới mặt bàn. Trong một cái nhăn hiệu to, in đậm bằng chữ đen, tôi đọc thấy rơ ràng bên cạnh những chi tiết về kích thước và chất lượng, hàng chữ MADE IN CHINA .

Nhà cháu ghé vào tai chú nhóc anh nói nhỏ:

-“Này Anh, Bố nói này, Made in China con ạ.” Chú nhóc nhún vai.

Cả xe im lặng suốt trên đường về. Nhà cháu thấy được cái hư hửng sung sướng của người phu mỏ bất ngờ đào trúng được mạch vàng mà cô nhà tôi dấu không kỹ trong ánh mắt và nét mặt.

Sau bao nhiêu lần nấn ná, hôm nay nhà cháu phải thua cuộc mà ghé vào tiệm “phơ-ni-chơ.” Vào lần đầu tiên, vào tiệm đầu tiên đă gặp ngay được bộ bàn ghế ưng ư, không cổ điển quá, mà cũng không tân thời quá. Mầu nâu nhạt xem chừng cũng hợp với cái màu vàng summertime của tường nhà.

Nhà cháu biết có người đang chờ thật đúng lúc thuận tiện để hỏi một câu hỏi quan trọng. Nhưng nhà cháu lầm. Câu hỏi không đến từ ghế bên phải của nhà cháu, mà lại vọng lên từ dưới ghế sau. Chú nhóc em hỏi :

-“Bố thấy có mua được không, Bố?”

Cô nhà tôi đă nhờ một vị đại sứ. Nhà cháu trả lời cho vị đại sứ của Liên Hiệp ba nước Châu Âu:

-“Cái bàn làm bằng gỗ tạp, con à. Họ dùng mạt cưa ép lại với keo, rồi dán bên ngoài bằng một lớp nhựa. Nom y hệt như mặt gỗ thiệt. Kiểu như ghế trong nhà thờ ḿnh vậy thôi. Không phải là ván liền. Mà giá như vậy là mắc quá.”

Về đến nhà, ba bố con lấy thước ra h́ hục đo ngang rồi lại đo dọc. Tính luôn chỗ cho hai cái ghế hai đầu th́ người ngồi đầu bàn sẽ ngồi ngay giữa đường đi. Người khách chủ vị đó phải đứng lên dẹp ghế th́ mới có đường cho người đi ra đi vào hay xuống garage!

-“Không thể bắt khách giữ lễ phép mà đứng lên giữa bữa như vậy được!” Nhà cháu long trọng tuyên bố. Mặt cô nhà tôi đớ ra, như người mất của.

Bây giờ đến phiên nhà cháu không thèm dấu vẻ chiến thắng!

 

Họ dùng mạt cưa ép lại với keo, rồi dán bên ngoài bằng một lớp nhựa. Nom y hệt như mặt gỗ thiệt. Kiểu như ghế trong nhà thờ ḿnh vậy thôi. Không phải là ván liền. Mà giá như vậy là mắc quá. .

* * *

Sau đó hai hôm, một buổi tối hai người khó ngủ, nhà cháu bỗng bật cười.

-”Bố cười ǵ vậy ?”

-“Bố thấy cũng kỳ. Này nhá, có giường th́ không nằm, lại thích nằm dưới thềm nhà cho nó thẳng lưng. Bây giờ mà mua bàn ăn th́ thế nào Bố cũng xem có ai về VN , Bố nhờ mua cái mâm.”

-“Chi vậy ?”

-“Trải chiếu ngă mâm ra cả nhà ngồi giữa bếp mà ăn cho tiện. Khỏi đổ nước mắm ra thảm, khỏi đổ ra bàn ăn mới. Cho nó xấu đi.”

-“Ai lại thế!” Miệng nói “Ai lại thế”, nhưng ư kiến phải cắt thêm một miếng kiếng dày năm ly để che mặt bàn là do cô nhà tôi đưa ra .
-“Mua bàn th́ phải cắt kiếng chứ. Cho nó sạch. Có miếng kiếng dễ chùi .”

Nhà cháu “kê thêm một cái tủ đứng”:

-“Em lại sắm thêm cái khăn trải bàn, để che cái mặt kiếng khỏi bụi chứ ǵ ?”

Cái bộ bàn ăn dài ở “Star Furniture” vẫn thu hút cô nhà tôi mănh liệt :

-“Này bố, hay là nếu cái bàn dài quá th́ ḿnh tháo bớt ra một miếng chêm ở giữa.”

-”Rồi máḿ cất nó ở đâu ? Mà nếu em cắt kiếng th́ cắt miếng kiếng dài hay ngắn ? ”

-“Ờ nhỉ ? ”

Tôi cứ nghĩ như thế là hồ sơ bộ bàn ăn đă bị xếp vào ngăn kéo.

Nhưng không đến một tuần sau, cô nhà tôi mạch lạc ra lệnh:

-“Chiều Chúa Nhật tuần này Bố chở máḿ đi.”

-“Đi đâu ?”

-“Em hỏi rồi. Có anh trong hăng góp ư là chị muốn mua bàn ghế th́ phải đi nhiều tiệm mới t́m được. Có nhiều bộ “hết sẩy”, chị biết không ?”

Nhà cháu bèn giận ngang cái anh chàng nào kỳ cục, dây ḿnh vào chuyện nhà cửa người khác !

-“Mà đi đâu ?”

-“Đi tiệm The Dump”

Công ty The Dump mới mở chi nhánh tại Houston. Họ bán theo giá xuất xưởng, nếu đúng như lời họ quảng cáo. Vậy là bàn ghế chỉ có nước là made in Houston !

-“Ở trên North 45 lận Màḿ ơi”

-“Xa không ?”

-“Bằng NhaTrang-Ba Ng̣i”

Sau sáu năm ở bên Mỹ tôi vẫn c̣n phải cố ư diễn tả khoảng cách bằng khoảng cách địa dư tại VN. Nói 45 phút lái xe th́ cô nhà tôi cho là gần. Nhưng nếu nói xa bằng NhaTrang-Ba Ng̣i th́ là xa lắm. Hoạ hoằm lắm cô nhà tôi mới đi đâu ra khỏi NhaTrang. Từ Đồng Đế lên Thành đă là xa lắm rồi !

-“Vậy thôi, Bố chở em xuống “Beo-le” (Bellaire) cũng được”

Bellaire là con đường chính thuộcvùng Tây Nam Houston, nơi đa số người VN tập cư. Đài Little Sàig̣n cứ măi chạy cái quảng cáo của tiệm “Đai-rách Phơ-ni-chơ” (Direct Furniture) của người VN. Trên đường đi làm về, cô nhà tôi hay mở radio thật to. Ba giờ chiều, nắng chói vào mắt làm người lái xe lim dim và buồn ngủ vô cùng. Kẹo me chua và radio là hai thứ kích thích để khỏi buồn ngủ! Kẹo me th́ trôi xuống bao tử c̣n cái quảng cáo th́ lại nhập vào tâm cô nhà tôi. Giá mà Chúa cho hai thứ đi lộn chỗ, th́ khéo biết mấy.

 

Trên đường đi làm về, cô nhà tôi hay mở radio thật to. Ba giờ chiều, nắng chói vào mắt làm người lái xe lim dim và buồn ngủ vô cùng. Kẹo me chua và radio là hai thứ kích thích để khỏi buồn ngủ! Kẹo me th́ trôi xuống bao tử c̣n cái quảng cáo th́ lại nhập vào tâm cô nhà tôi. .

Bốn giờ chiều Chúa Nhật. Nắng Houston như đổ lửa. Sức nóng bên ngoài gần trăm độ F. Giờ này chỉ có nằm ngủ, hay ngồi nhâm nhi lon bia lạnh là thú vị và hợp lư vô cùng. Vậy mà nhà cháu phải chở cô nhà tôi đi mua bàn ăn, trời ạ .

“Khi nên trời cũng chiều người.” Xe bỏ đường I-10 chạy đến Highway 6 th́ đường bị kẹt xe. Chắc lại có cái tai nạn đàng trước. Cô nhà tôi, v́ sốt ruột, không muốn chờ lâu trên đường, nên bảo nhà cháu quay đầu lại.

-“Đi về vá ?” Nhà cháu hỏi mà giọng mừng rơn.

-“Về mà tế vá ? ” Giọng cao và to, nghe như có “tiếng sấm đầu mùa mưa”, gầm gừ đe doạ. “Bố đi ngược chiều về phía đường 529. H́nh như trên đường đi làm về, Máḿ thấy quăng đó có mấy tiệm phơnichơ!

“Chỉ nhớ mày mạy, cạy không ra” mà bắt con người ta dang nắng mua bàn ăn th́...Nhà cháu chép miệng.

-“Bố đă hứa th́ phải giữ lời. Trong Chủng viện có tập cho Bố nhân đức vâng lời không?” Cha Bề Trên lại đang huấn đức.

Nhà cháu im lặng lái xe. Cô nhà tôi nói với hai chú bé:

-“Hai đứa nh́n coi nhá. Anh nh́n bên trái. Em nh́n bên phải. Hễ thấy tiệm phơnichơ th́ kêu mẹ.

Chú em láu cá:

-“ Mẹ ơi, có “Chấ- cà-chi”. Có “Mắc-đa-nồ” mẹ cà !” (Chuck-E-Cheese và MacDonald)

Nhà cháu biết chú nhỏ bắt đầu “nản chí”, đă biết đánh trống lăng !

-“Mẹ bảo con nh́n coi tiệm phơnichơ, chứ không phải Mắc-đa-nồ”

-“Nhưng con không thấy.”

-“Anh cũng không luôn.

Suốt cuộc đối thoại, nhà cháu không dám góp ư. Nhà cháu biết có người đang ấm ức. Mấy cái tiệm phơnichơ đi-làm- th́-gặp-nhan-nhăn mà đến lúc rảnh-đi-kiếm-th́-chúng-lại-biến-đâu-mất này đă làm cho cô nhà tôi bắt đầu bực ḿnh. Dại ǵ mà góp chuyện lúc này để lănh đạn lạc. Súng của người thiện xạ bắn tỉa đă lên đạn, và ống nhắm đă điều chỉnh chính xác.

Chạy măi đến đường 529 cũng không thấy bóng dáng một tiệm phơnichơ nào. Đến như nhà cháu cũng lấy làm lạ. Khu Tây Bắc này đang thời kỳ mở mang, nhà cửa mới xây mọc lên chi chít. Vậy mà không thấy bóng một tiệm bàn ghế nào mới là kỳ lạ.

-“Ghé vào đây đi Bố.” Cô nhà tôi đột nhiên lên tiếng.

-“Vào đâu ?”

-“BestBuy”

-“Sao lại vào đây ?”

-“Không có bàn ăn th́ vào xem tivi.”

Chuyện lạ. Mà lạ thiệt. Trời đang náng bỗng đổ cơn mưa rào. Mưa bóng mây. Thảo nào năy giờ trời nóng gay gắt và hầm hập lạ thường. Cả gần một tháng Tư trời Houston không mưa rồi.

Bốn chúng tôi chạy lúp xúp nhanh vào tiệm BestBuy, tránh cơn mưa đang nặng hạt đổ ào xuống. Nhà cháu chép miệng nh́n về phiá Tây, phía Katy, mong mỏi :

-“Không biết ở nhà có được cơn mưa như thế này không?” Nhà cháu nghĩ tới đám cỏ chung quanh nhà, vàng úa như da anh lên cơn sốt rét .

-“Sao không về mà lại vào đây ?”

-“Tránh mưa. Trời mưa lái xe trơn trượt. Tiện thể vào đây xem cái TV. Pḥng khách nhà ḿnh trống trơn .

Chúng tôi đi hết ṿng trong lại ṿng ngoài. Những người bán hàng không buồn săn đón bốn anh mang họ “Nu-dần” này. Cô nhà tôi đang lên chương tŕnh cho cái TV nữa. Nhưng nh́n bảng giá tiền cho các loại HDTV và Plasma TV, th́ chúng tôi chỉ đứng xa xa mà ngó thôi.

Ngó chán chê chờ cơn mưa tạnh, chúng tôi lại dắt nhau ra xe. Cháu lớn hỏi mẹ nó:

-“Mẹ định mua mấy items hả mẹ ?”

-“Ḿnh mới đi coi thôi con ạ.”

-“Vậy ḿnh vào đây làm chi.” Cháu phán thêm một câu : -“Tham th́ thâm !”

Hai đứa lớn nh́n nhau phá ra cười. Mẹ nó không phật ư v́ câu nhận xét ngộ nghĩnh, nhưng chính xác, và đúng lúc.

Chúng tôi vừa được cơn mưa rào mát ruột, mát cả đời sống chung. * * *

Nhưng không có nhiều những “cơn mưa rào mát ruột” như thế trong cuộc sống chung. Chả có sách triết hay sách tâm lư, hoặc bài giáo lư hôn nhân nào cho nhà cháu biết, có lúc, và có nhiều lúc, hai ư kiến, hai lối sống khác nhau đến như thế.

Tác giả Saint-Exubery nói: “Yêu nhau là cùng nh́n về một hướng.” Ông ấy nói sai, các Bác ạ. Nhà cháu và cô ấy ít khi cùng nh́n về một hướng. Nhưng mà vẫn cứ yêu nhau và phải yêu nhau. Thế mới đớn đau. Yêu cô ấy, lại phải yêu cả cái bộ bàn ăn mà cô ấy muốn tha về, trong khi ở nhà đă có một cái bàn và mấy cái ghế đang dùng rất tốt cho cùng một một công dụng.

Nhiều bữa trong lúc ăn, nhà cháu đă nói:

-“Không biết có cái bàn mới th́ ăn một bát cơm với cá khô có thấy ngon hơn không !”

-“Nhà sách th́ mát, bát sạch ngon cơm !” Cô nhà tôi cũng chả vừa.

Khi bắt đầu thấy mái tóc dài, hai con mắt lúng liếng có sức lôi cuốn ḿnh, nhà cháu không hề ngờ rằng trong cái đầu nhỏ, thấp ngang vai ḿnh kia, lại có một cái quyết định ḿnh không thế lay chuyển, dù ḿnh có lư luận cách nào đi nữa !

Lúc ấy th́ chỉ thấy “đáng yêu” thôi. Nghĩa là các hoá chất như adrénaline, các kích thích tố như testoteron đă hoà vào máu, xông lên đầu, làm “lái tim” đập nhanh, mắt mờ đi , và lư trí th́ “mụ” đi. Nhạc sĩ Trúc Phương diễn tả: “V́ ḿnh, 16 giờ bỏ trời đất bơ vơ.

Hóa ra ông Adam có ăn trái cấm trong vườn điạ đàng th́ cũng là v́ thế. Lúc ấy, ông không thấy ǵ hết. Không thấy Chúa, không thấy trời, không thấy đất, không thấy cả con rắn. Con rắn không cần cám dỗ ông, không thèm nói với ông lấy một câu. Ông chỉ c̣n thấy tay bà Eva đưa cho ông trái cấm. Ông quên cả lời Chuá dặn. Bà có đưa cho ông một trái màu đỏ đẹp, nhưng non choẹt, ông cũng thấy ngon. Đắng nghét, nuốt không trôi, kẹt ngang cổ họng, ông cũng thấy ngon.

Hoàn toàn nhà cháu không nghĩa ra được rằng có lúc ḿnh phải “xoay sở” với cái “khối sắt đă tôi cứng thành thép”, là cô nhà tôi, đó.

Bây giờ khối ư chí đó nằm ch́nh ́nh giữa đường. Một ḿnh khiêng đi không được. Xê dịch nó sang chổ khác không được.

Thôi th́ “đất không chiều ḷng trời, th́ trời phải chiều đất” vậy.

Ca dao Việt Nam đưa ra một giải đáp cho hạnh phúc gia đ́nh: “Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.” Rơ các cụ tổ tiên chúng ta sao mà khéo nói ! Các vị không bày “Chỗ nào cao th́ cưa bớt cho bằng chỗ thấp” mà dạy phải “kê chỗ thấp lên cho bằng chỗ cao”!

Rất là triết lư và thâm thúy. Thâm thuư nhưng khó khăn và đau xót lắm. Ba chân bàn mà lệch một chân th́ dễ kê. Chỉ cần kê xong một chân là vững. Ba điểm làm thành một mặt phẳng duy nhất mà. Nhưng bốn cái chân bàn mà lệch hai chân th́ thành hai mặt phẳng. Vậy đă khó kê rồi. Đàng này một trăm chỗ lệch, 98 cái mặt phẳng mà kê cho bằng, thành chỉ một mặt phẳng, th́ ... Khó chỉ thua Phúc âm: “Tha cho anh em bảy mươi lần bảy” Ít là 490 lần.

Trong chủng viện , nhà cháu tập học cách “từ bỏ ư chí riêng”, bằng cách làm ngược lại những điều ḿnh thích, hay ḿnh thường làm. Ừ th́ cũng là được đi. Nhưng mà là để “làm theo ư Chúa”, chứ có phải bỏ ư riêng mà xuôi theo ư vợ đâu!

Cái bàn ăn, bây giờ không c̣n là cái bàn ăn, mà trở thành “mối hạnh phúc thật” thứ chín, của tôi. “Phúc cho ai vâng lời v...” Tùy các Bác muốn hiểu chữ “v” với ba chấm bên cạnh là ǵ cũng được. Các Bác hẳn là thông thái hơn nhà cháu ở điểm này.

Nói cách vắn tắt, cái bàn ăn trở thành một bài học huấn đức cho tôi, riêng tôi: “Đừng v́ cái bàn ăn mà mất hạnh phúc gia đ́nh !

 

Rơ các cụ tổ tiên chúng ta sao mà khéo nói ! Các vị không bày “Chỗ nào cao th́ cưa bớt cho bằng chỗ thấp” mà dạy phải “kê chỗ thấp lên cho bằng chỗ cao”!

Tuần trước cái anh bạn-xía-vào-chuyện-nhà-người ta trong sở làm, lại mách nước cho cô nhà tôi:- “Nhà em mới mua một cái bàn ăn bằng marble chị ạ. Đẹp lắm.

Ủy ban Quân Quản ra thông tư liền:

-“Thứ Bảy này, Bố chở Em đi lễ sớm. Ba giờ được không Bố ?

Nhân dân khóm BaLàng-Đường Đệ thắc mắc:

-“Đi ǵ mà sớm vậy ? Măi 5 giờ chiều mới tập hát. Máḿ đi chợ hả ?”

-“Không ! Cho em ghé vào tiệm phơnichơ đường Beo-le

Cái bảng hiệu treo cao trên cửa tiệm có hàng chữ tàu màu đỏ chói ở dưới. Trong tiệm văng hoe, chỉ có một người bán hàng. Nhắm mắt cũng biết anh ta là người Tàu. Thấy chúng tôi vào, anh ta chỉ chào hỏi bằng một nụ cười xă giao.

Hai chú nhóc ngồi ngay vào bộ salon đầu tiên, chờ, chẳng buồn đi theo chúng tôi. Chúng tôi đi về phía góc cuối, nơi kê mấy bộ bàn ăn.

Cô nhà tôi thấy ngay điều muốn t́m.

Một cái bàn, dài vừa phải, rộng vừa phải. Mặt bàn trơn, láng. Bố cục rất tân thời. Hai giải có vân cẩm thạch ở hai đầu. C̣n phần giữa hoàn toàn trắng bóc, như ḷng trắng trứng gà. Chân bàn vuông, thẳng, lại cách điệu bằng một khoen sắc vuông bằng inox. Mấy cái ghế thon, gọn.

Người bán hàng nói liền :

-“It’s real marble !” Ông ta bảo tôi để tay lên mặt bàn mà xem cái cảm giác mát lạnh của nó.

Nhà cháu không muốn làm ông ta mất hứng. Nhà cháu biết mặt bàn làm bằng ǵ. Nếu là đá cẩm thạch thứ thiệt th́ mấy cái vân trên mặt bàn không quá tinh xảo và tỉ mỉ như thế, và mặt bàn không quá bóng như thế này được.

Nhà cháu quẹt tay dưới mặt bàn. Quả nhà cháu đoán đúng. Bụi xi măng trắng chùi chưa kỹ c̣n vướng vào tay. Mặt bàn được đổ bằng lớp epoxy high temp, nhà cháu đă quá quen khi c̣n làm trong hăng transformer. Thứ epoxy này gồm hai thứ trộn vào nhau, thành ra một chất nhờn nhờn và trong như ḷng trắng trứng gà. Đổ lên mặt bàn rồi để yên, “cure“ trong ṿng vài ngày. Hoàn toàn không phải là marble “sine cera” !

Nhưng nhà cháu phải xưng tội trống là mới nh́n bộ bàn ăn này mà ḷng đă thấy thích và đầu th́ đă xiêu!

Ngay lập tức nhà cháu ngộ ra được cái kết luận rơ ràng trong đầu.

Chỉ khi chính ḿnh cũng thấy thích bộ bàn ăn th́ cô nhà tôi không c̣n là một người cứng đầu nữa, mà hoá ra ḿnh mới là người cố chấp lâu nay !

 

Người ta đă dùng hết mọi tiểu xảo và thủ thuật để bắt chước cho thật giống cái quư giá là đá cẩm thạch. Thế c̣n hạnh phúc gia đ́nh của ḿnh, chẳng lẽ lại không quư hơn đá cẩm thạch sao ? .

Và đây mới là điều quan trọng hơn. Người ta đă dùng hết mọi tiểu xảo và thủ thuật để bắt chước cho thật giống cái quư giá là đá cẩm thạch. Thế c̣n hạnh phúc gia đ́nh của ḿnh, chẳng lẽ lại không quư hơn đá cẩm thạch sao ?

Một hai ngàn chi tiêu cho bộ bàn ăn là món tiền không nhỏ, nhưng mua được sự hài ḷng và hài hoà trong nhà, cũng đáng. Hai cái nh́n giờ đây không c̣n ngược nhau 180 mà chỉ c̣n 90 độ.

-“Máḿ tính kê cái bàn ăn cũ ở đâu ?

Cô nhà tôi không trả lời. Cô ấy cảm nghiệm được rằng đấy không c̣n là câu hỏi vặn của Lưỡng Viện Quốc Hội Anh , mà là câu bày tỏ sự đồng thuận của Viện Quư Tộc.

-“Thế nào cũng có chỗ, Bố lo ǵ !” Nữ hoàng Elizabeth thong thả trả lời.

Trong hạnh phúc, đều có chổ để kê mọi thứ. Xá ǵ cái bàn ăn cũ .

 

Nguyễn đức Khang
Houston, ngày 18 tháng 8 năm 2005



Trích từ Chuyện Nhà tôi by Khang Nguyen.

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.