Cái Cell Phone

Seeing

Cho đến nay, nhà cháu vẫn không có cell phone, mà cô nhà cháu th́ luôn luôn giục:

- “Nhà ḿnh phải kiếm một cái “xeo-phôn”. ”

- “Chi vậy ? ”

- “Lỡ có chuyện ǵ dọc đường Máḿ có cái mà liên lạc với Bố chứ lây !”

Nhà cháu nghĩ tới nhiều người trong hăng, suốt ngày cứ phải kè kè cái cell phone bên ḿnh. Y hệt như mẹ bồng con thơ. Không bao giờ nghe thấy tiếng reo. Cuối tháng lại phải trả thêm năm chục bạc cho mấy hăng cung cấp dịch vụ điện thoại.

Nhà cháu cũng nghĩ tới những nỗi bực ḿnh của cả nhà thờ. Trong lúc đang cầm ḷng cầm trí sốt sắng th́ chuông điện thoại của ai đó reo vang, nhắc nhở mọi người rằng ngoài Thiên Chúa, c̣n có...tôi.

Từ khi có cái “xeo phôn” như thế, người ta trở thành “hay nói”. Đàng nào th́ cuối tháng cũng phải trả chừng đó tiền, thành thử cứ nghĩ chuyện ra mà gọi phone cho nhau, nói cho hết số phút c̣n lại ! Nghĩa là người ta trả thêm tiền để mà được “nói” !

Nhà cháu nhớ chuyện cha Vinh kể có thật. Ông cố gọi phone. Bà cụ nghe phone reo, bắt lên:
-“Allo, Ai đấy !”
- “Tôi đây”
- “Ủa ! ông đấy hả.”
–“Ừ, tôi đây. Ông Chắt đây ”
– “Ông ở đâu vậy ?”
- “Th́ ở nhà, pḥng khách. C̣n bà ở đâu vậy ?”
–“ Ở nhà bếp chứ đâu!”

Th́ ra Ông cố kêu lộn số phone nhà ḿnh.

- “Bày vẽ !” Nhà cháu hay trả lời nhát gừng cho ư kiến “nhân dân” đ̣i mua xeo phôn !

-“Vậy chứ bố không thấy TV chuyện anh kia bị tuyết đổ chôn sống nhờ “xeo phôn” mà được cứu đó sao ?”

-“Houston làm ǵ có tuyết mà lo bị chôn sống !”

Nhân dân im miệng. Nhưng chỉ im đưọc vài hôm.

- “Bố phải mua phone cho máḿ thôi. Lỡ khi máḿ về đón anh em, gặp trục trặc giữa đường làm sao mà liên lạc với nhà trường hay với bố ?”

- “Xe mới mà, lo ǵ !”

Nhân dân lại im miệng. Đúng ra cô nhà tôi đ̣i mua “xeo phôn” trước khi chúng tôi có cái xe thứ hai. Hai đứa c̣n đi chung một chiếc xe cũ. Ai về trước th́ đón con, rồi quay lại đón nhau. Hồi ấy, tuy vất vả, nhưng sao chả thấy ai phàn nàn. Ai cũng coi chuyện đón nhau là chuyện đương nhiên.

Cho đến môt hôm cô nhà tôi ra tối hậu thư:

-“Hoặc bố mua xeo phôn cho em, hoặc bố mua xe mới cho em !”

Nhà cháu đắn đo. Cái xe đang chạy đă “lăo” lắm rồi. Mồi lần ngồi lên, chạy được đến nơi, phải kể đó là như phép lạ. Mà phép lạ xảy ra hằng ngày. Nhưng khôn ngoan là không nên kết luận phép lạ sẽ cứ thế mà xảy ra măi.

Trước sau ǵ rồi cũng phải kiếm thêm một chiếc xe. Nhằm lúc phải đi đón con mà xe trục trặc chết máy dọc đường th́ rơ cái thân mang tội khổ. Đàn ông nhỡ xe có hư phải đứng đường th́ c̣n biết lối mà lần, chứ đàn bà con gái ...

Lần này ư kiến nhân dân được quốc hội nghe theo.

Từ khi có xe mới, cô nhà tôi không đ̣i mua “xeo phôn”. Không phải là không c̣n “cớ”, nhưng chỉ là v́ chưa có “dịp”.

 

Cái xe đang chạy đă “lăo” lắm rồi. Mồi lần ngồi lên, chạy được đến nơi, phải kể đó là như phép lạ. Mà phép lạ xảy ra hằng ngày. Nhưng khôn ngoan là không nên kết luận phép lạ sẽ cứ thế mà xảy ra măi.

Cơn băo Katrina đem lại cho cô nhà tôi một cơ hội.

D́ em cô nhà tôi sang tạm trú tại nhà. Hai cô chú có hai cái phone, mua theo một chương tŕnh của hăng Cingular:

-“Bố, D́ V. bảo em có muốn phone không, th́ D́ ấy “át” vào cho. Chỉ thêm có 10 đồng mỗi tháng. Lại “phi phôn tu phôn” !”

-“?”

-“Nghĩa là ba cái phone cùng hăng th́ nói chuyện với nhau lúc nào cũng miễn phí.”

Chắc chắn trong cơn cám dỗ, con rắn tại vườn địa đàng có lời đề nghị hấp dẫn này. Bà Eva làm sao chống trả nổi trước một kiểu tiếp thị đầy sức lôi cuốn như thế. Eva hẳn có một cái phone tay. Adam cũng có một cái. Không biết hai ông bà có “add” thêm một cái cho Thiên Chúa hay không .

Nhà cháu nghĩ là có. V́ sau đó Thiên Chúa có dùng để “gọi” hai ông bà khi không thấy hai ông bà ở chổ thường lệ: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu?” (Stk 3:9).

Nhà cháu đưa ra một lư do không thể phản bác:

- “Này, Chú với D́ ấy có số phone bên Louisiana. 504 . Vậy nếu máḿ “át” thêm vào, mỗi lần bố gọi máḿ, lại phải trả tiền “long đít tăng” à ? ”

Nh́n ánh mắt cô nhà tôi ngơ ngẩn. Nhà cháu hiểu nỗi thất vọng hẳn là sâu đậm. Nhà cháu đă nghĩ đến việc “cắt” phôn nhà mà chỉ dùng “phôn” tay thôi.

Nhưng nhà cháu lại ngại ngùng khi nghĩ tới mặt trái của cái “xeo phôn”. Một trăm năm mươi triệu người Mỹ có “xeo phôn”. Khi có rồi th́ họ nói, nói và nói. Huyên thuyên. Có người cho biết từ khi có “xeo phone”, họ gọi từ 20 đến 25 lần mỗi ngày.

Không cần nhiều thống kê, nhà cháu cũng thấy buổi ăn tối ở nhà hàng sẽ mất thú vị nếu cứ bị buộc phải nghe câu chuyện riêng gia đ́nh của thực khách không quen biết ở bàn bên. Ông ta nói oang oang, mà chừng như không thuyết phục được “bà chủ” ở nhà, rằng ông ta chỉ ngồi ăn có một ḿnh.

Ấy là chưa kể không gian riêng của chúng ta bị xâm phạm. Dù đă đứng cách xa nhau vài mét, nhà cháu vẫn bị buộc phải nghe câu chuyện của một cô choai choai nói chuyện liên hồi với bạn.

Với xeo phôn, thời gian c̣n bị teo lại. Cô ta nói như gắt với bạn : “And I want it, now !” Cô ta muốn quà Noel, ngay lập tức, ngay hôm nay, ngày lễ Thanksgiving !

Xeo phôn làm cho mọi nơi công cộng biến thành nhà riêng của ḿnh. Một ông vừa bước qua cửa vào tiệm HEB, vừa thông báo qua phone : “Anh vừa mới bước vào tiệm đây ! Em dặn mua thêm ǵ nữa không ?”. Cô nhà cháu mà thấy được cảnh này, hẳn sẽ bắt nhà cháu lấy đó mà làm gương.

Ấy là chưa kể nỗi bực ḿnh khi bị buộc phải nghe đủ mọi điệu nhạc báo vào lúc bất ngờ nhất. Phải chi ai cũng tế nhị để cái xeo phôn vào túi, khi có ai gọi đến, nó rung lên, đủ để chủ nhân biết mà thôi.

Hôm gọi phône từ NhaTrang về Mỹ, cháu nhỏ hân hoan báo tin:

-“Bố ơi, máḿ có cell phone rồi !”

-“Hở ? Đua cho bố nói chuyện với máḿ.”

-“Th́ D́ nó đổi phone mới, lấy số phone bên ḿnh. Chỉ cần trả thêm 10 đồng, là em có phone tay rồi.”

-“...”

 

Nhà cháu thua cuộc. Bao nhiều lần ngăn cản, cuối cùng rồi cũng thua. Khi người phụ nữ đă quyết chí, th́...

-“Allô , Bố sao vậy ? Sao không nói ǵ cả vậy ?”

Nhà cháu bỗng rụt rè :

-“Có gọi phone riêng cho ai không đó ?”

Có tiếng cười to trong phone. Tiếng cười ḍn, to, đắc chí của Kha Luân Bố khi t́m ra Châu Mỹ, của Euclide khi chạy trần truồng từ hồ tắm lúc chợt nghĩ ra định luật sức đẩy của nước:

-“Bố ghen à ? Thảo nào mà Bố cứ một mực không cho máḿ có xeo phôn. Sợ máḿ gọi cho ai chứ ǵ ? Ối dào, người đâu mà dở hơi .”

-“Không dở hơi ǵ hết ạ ! Gương c̣n sờ sờ ra đấy ! Có hay không th́ bảo ?”

-“Không !” Giọng cô nhà tôi gắt lên, quả quyết. C̣n mắng thêm cho tôi một câu “Bố lắm chuyện.”

-“...”

 

Nếu tên cám dỗ trong vườn địa đàng thay v́ hiện h́nh con rắn lại hiện h́nh thành anh đàn ông điển trai, trẻ hơn Adong, và tay chân có bắp thịt hơn, th́ cục diện thế giới bây giờ sẽ ra sao nhỉ ?

Nhà cháu ghen mà cũng bị cho là lắm chuyện, trời ạ !

Dù sao cũng nên có thứ “ghen đề pḥng”, phải không các Bác ?

Nếu tên cám dỗ trong vườn địa đàng thay v́ hiện h́nh con rắn lại hiện h́nh thành anh đàn ông điển trai, trẻ hơn Adong, và tay chân có bắp thịt hơn, th́ cục diện thế giới bây giờ sẽ ra sao nhỉ ?

Nhưng nhà cháu ức một điều là bị cô nhà cháu đoán trúng tim đen. Tức ḿnh, nhà cháu “hờn trong im lặng”.

-“Allô ? Bố giận hở ? Cho em xin lỗi. Không có ǵ đâu. Bố yên tâm, đừng nghĩ vớ vẩn.”

-“...” Ruột hơi mát một chút. Nhưng miệng vẫn câm.

-“Hello, Bố ?”

-“Ǵ ?” Cuối cùng, cóc mở miệng.

-“Em love Bố .”

Cô nhà tôi thêm món quà tinh thần:

-“Bố biết không, hôm máḿ mới có phôn, ông Anh nhà ḿnh (nàng ám chỉ cháu trai đầu) nhẩn nha phán một câu : “Chồng chưa đến Việt Nam mà đă có phôn riêng rồi !” Đúng là cha nào con nấy! Không đẻ sao mà khéo dạy nhau vậy ?”

Cuộc nói chuyện xong đă lâu mà tai tôi vẫn c̣n vang rơ tiếng cười ṛn tan của kẻ bắt nạn nhân phạm tội tại trận.

 

Nguyễn đức Khang



Trích từ Chuyện Nhà tôi by KhangNguyen.

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.