Cái Máy Xay Sinh Tố

Seeing

Ngày trước, tên thông dụng của nó là cái máy xay sinh tố. Các quán bán nước mía, hay nước giải khát thường có. Bên Mỹ người ta gọi nó là cái blender.

Mùa hè năm ngoái, ban ngày, hai chú nhóc nhà cháu được gửi sang nhà cô hàng xóm để hai tên lớn đầu trong nhà đi làm. Sáng, chúng tôi chở con đi gửi “vườn trẻ”, ban chiều lo về đúng giờ để đón con. Trễ năm phút th́ được, chứ trễ mười phút coi như gửi “phụ trội” thêm một tiếng, trả tiền gấp rưỡi .

Một hôm, hai cháu về nhà khoe:
-“Máḿ ơi, cô Tâm cho ăn “ice cone” ngon lắm.”

Chỉ là ít đá bào cho vào cái ly giấy h́nh cái nón nhọn lật ngược, dội lên chút nước “xirô” đủ màu, đủ mùi. Trưa hè Houston nóng c̣n hơn Phan Rang. Lấy lưỡi liếm chút mát lạnh của đá bào th́ kể là thú vị. Nhất là vào những buổi đi chơi ngoài trời, bọn con nít mỗi đứa được một ly “icecone” như thế th́ giữ bọn chúng yên được chốc lát cho người lớn thảnh thơi nhâm nhi bia lạnh.

Thật ra bọn trẻ chẳng hảo ǵ “nước đá bào”. Chúng thích uống coke hơn. Nhưng đông đứa cùng chơi, một tên có sáng kiến ăn icecone th́ cả bọn nhao nhao đ̣i.
-“Nhà ḿnh không có máy bào đá !”

Nhà cháu nghĩ tới cái ghế cao cao của quán bán nước mía ngày xưa. Giữa ghế có cái rănh ngang. Trong rănh, người ta chèn một lưỡi dao nhô lên chừng một ly. Y hệt như cái bào thợ mộc lật ngược. Cô chủ quán chặt một cục đá to bằng cái “bát ô tô”, một tay giữ cục nước đá bằng một cái bàn chông lởm chởm những đinh, bào nó qua lưỡi dao, đá vụn rơi xuống được hứng vào cái ly đặt dưới khe lưỡi dao.

Sau này, văn minh hơn, người ta không bào, mà đập vụn cục nước đá. Đá được bỏ vào một cái túi bằng vải dù trắng, dầy, lính Mỹ thường dùng để may áo giáp th́ phải. Cầm cả bao mà đập xuống cạnh bàn hay dùng “dùi đục” mà đập vào túi cho nát vụn đá bên trong.

Nghĩ đến đây nhà cháu nhớ những quán nước mía bên các rạp xinê ở NhaTrang: rạp Hưng Đạo, rạp Tân Tân, rạp Quang Trung. Cứ sau mỗi lần đi xinê là y như rằng phải ghé vào quán nước mía bên cạnh. Có một góc nước mía nổi tiếng gần rạp Quang Trung, ngó qua Nhà Thương. Không biết nay có c̣n.

Sau 75, mỗi lần có việc qua NhaTrang, khi về thế nào cũng ghé vào quán nước mía Bà Tư gần chợ Vĩnh Hải. Bà dùng mía ngọt, loại C38, mua từ Thành mang về, có thêm chút chanh muối. Đá đầy đến miếng ly. Nước mía, có đong lại, cũng chừng được ba thià canh là cùng, Vậy mà ngon và nhớ măi tới bây giờ !

Đá đầy đến miếng ly. Nước mía, có đong lại, cũng chừng được ba thià canh là cùng, Vậy mà ngon và nhớ măi tới bây giờ !

Chú nhóc đưa nhà cháu về hiện tại :
-“Ḿnh mua cái blender đi bố ! Cô Tâm dùng blender.”

Nhà cháu ra chiều ngần ngại. Chẳng cần thiết để mua. Ban ngày ai cũng đi làm, đi học. Để nhà trống không cho ruồi nó bay tự do. Cả nhà chỉ quây quần bên nhau vào lúc tối. Hai cháu thường ăn cơm lúc chiều. Cơm tối chỉ ḿnh nhà cháu ngồi ăn. Cô nhà cháu kiêng ăn, sợ mập. Một nỗi sợ hoàn toàn vô ích. Một ḿnh nhà cháu nghẹn ngào nhai cơm mà như nhai dăm bào!

Thế th́ c̣n giờ đâu mà ăn đá bào pha nước đường cơ chứ ?

Hơn nữa nghĩ đến cái giá tiền. Dĩ nhiên là đủ loại đủ cỡ, đủ hăng chế tạo. Nhưng tệ lắm cũng năm sáu chục trở lên. Lên internet khảo giá thấy có cái những gần 200 bạc. Mà lại c̣n tùy hiệu hàng. KitchenAid giá khác, mà Sunbeam th́ giá khác, Hăng CuisinArt cũng giá khác luôn.

Cô nhà tôi góp ư: -“Bố có mua th́ mua cái tốt tốt !”
-“H́ ! một đời ta ba đời nó mà Máḿ.” Nhà cháu “H́” một tiếng rơ to, ra cái điều “Cô th́ biết cái đí ǵ!
Miệng nói vậy, nhưng nhà cháu vẫn lần lữa.

Cho đến một hôm, nhà cháu đi chợ Wal-Mart. Lúc ra trả tiền, đi ngang cái một cái kệ thấp, trên đó bày một loạt máy xay sinh tố giá chỉ có 12 đồng 99. Rẻ quá rồi chứ c̣n ǵ nữa. Thuận tay tôi xách một cái mang về.

Vào đến nhà, tôi mừng rỡ thông báo :
-“Hello Anh , Em. Bố có quà cho Anh Em đây này.”
-“Đâu ? Cái ǵ vậy bố ?” Cả hai bỏ bài đang làm mà chạy lại.

Nhà cháu lôi cái máy xay sinh tố ra khỏi bao. Hai cháu mừng rỡ thấy rơ. Mặt sáng lên và ánh mắt vui như mắt Máḿ thấy bộ bàn ghế ở Star Furniture.

Ngay lập tức, chú Anh đi lấy mấy trái chuối, chú Em mở tủ lấy b́nh nước cam. Không có trái dâu, nhà cháu cắt đại trái dưa tây, cho thêm tí sữa đặc có đường. Xem nào, một hàng nút, biết bấm nút nào trước bây giờ ?
-“Mix đi bố !” Chú Em nhắc tuồng, chừng như nó quen với cảnh cô Tâm giữ trẻ xay đá bào.

Nhà cháu nhấn nút “mix”. Một tiếng xẹt xẹt. Máy chừng như khựng lại mốt chút rồi mới chạy đều. Thoảng trong không khí, mùi chuối chín pha với mùi nước cam vẫn không át được cái mùi ... Nhà cháu vội bấm nút “stop.”
-“Có mùi khét, Máḿ ạ !”

Chú Anh chúi đầu sát vào cái đế vuông của máy, thun mũi, tuyên bố:
-“Something’s burning !” Nhà cháu t́m bốn phía chung quanh cái hộp. Gần dưới đáy có in hàng chữ MADE IN CHINA .
-“Đem đi trả lại thôi, bố ạ.”

Nhà cháu thấy ngại. Gần mười giờ khuya mà đem máy bỏ lại trong hộp rồi chạy ra chợ Wal-Mart mà trả lại th́...ngại quá .

Ba bố con uống ly sinh tố đầu tiên tự làm mà chẳng ai thấy ngon. Cái mùi chuối pha với mùi cam, rồi thêm mùi dưa. Chẳng hợp một tư nào. Y hệt như Hoà đàm Paris năm 1972.

Nhà cháu đem cái nắp đi rửa, rồi thay v́ xả nước rửa cái b́nh đựng, nhà cháu bỏ lên máy xay lại. Bây giờ, máy chạy ro ro, chẳng c̣n mùi khét. Hoá ra lần đầu, “Hai cục than cạ vào cổ cái lơi cuộn dây, mới chạy lần đầu, nó khét như thế !” nhà cháu yên tâm kết luận, v́ t́m ra lư do cho cái mùi khét bất thường kia.

Cái mùi chuối pha với mùi cam, rồi thêm mùi dưa. Chẳng hợp một tư nào. Y hệt như Hoà đàm Paris năm 1972.

Từ khi có cái máy xay sinh tố, thỉnh thoảng cô nhà tôi tốn thêm mươi đồng mua trái cây. Có hôm th́ dâu tây, có hôm th́ trái mận, hôm th́ đu đủ. Nhà cháu nghĩ bụng:
-“Uống sinh tố cho thêm chất xơ, giúp tiêu hóa th́ cũng tốt thôi !” Hai chú nhóc vừa thích uống trái cây xay, lại vừa thích sử dụng máy. Có lần hai tên dành nhau, nhà cháu phải lớn tiếng:
-“Anh! Em!”
Chú Anh phân bua:
-“Lần trước Em làm rồi. Lần này Em lại dành làm nữa !”
-“Em, Có đúng như vậy không ?”
-“Nhưng mà lần trước đến phiên Anh th́ Anh mắc làm bài ! Nên Em làm thế chứ bộ !”

Sau đâu chừng sáu tháng, một hôm cô nhà cháu đang xay trái cây th́ máy đứng khựng luôn. Nhà cháu nghĩ mấy cái nút, hay contact bị hư chăng. Mở mấy cái đinh ốc dưới đế, tháo banh cái máy ra, nhà cháu mới phát giác ra sự t́nh .

Cuộn dây cảm ứng điện từ bị cháy. Chất “gôm lắc” cách điện bọc sợi dây bị cháy đen. Khúc dây bị cháy đứt một khoảng chừng một ly thôi! Có điều cuộn dây không quấn bằng máy, mà quấn bằng tay ! Không có đồ nghề sẵn ở nhà như trong hăng cũ, nhà cháu đành thúc thủ.

Bực ḿnh, nhà cháu phán:
-“Made in China. Đúng là mấy ông Tàu. Máḿ ạ !”
-“Cũng tại bố. Em đă bảo bố đi trả rồi mà bố không chịu nghe !”

Câu đổ tội đúng, nhưng nói ra không đúng lúc !

Cũng tại nhà cháu, lúc mới mua về, có mùi khét, cô nhà tôi nhắc đi trả, nhà cháu tự ái không đi. Bây giờ nó khét thiệt, hư thiệt, th́ đă trễ.

Hồi ấy thấy rẻ, hí ha hí hửng tha về, khoe con. Ba bố con tíu ta tíu tít một đám như vớ được vàng. Máy có triệu chứng không tốt, lại ngại, không đi trả ngay. Ra cái điều ḿnh bằng này tuổi đầu rồi mà c̣n ham rẻ, mua phải đồ dổm. Lúc ấy đem đi trả hoá ra “thú tội trước b́nh minh” với cô nhà tôi à ? Bực ḿnh th́ ít , mà bực với câu đổ tội th́ nhiều, nhà cháu bèn đổ tội cho người hàng xóm phương Bắc, “Made in China !”

Mới chỉ cách đây mấy năm thôi, bắt đầu xuất hiện loạt tiệm “99cent”. Rồi “Dollar Family”. Rồi “Dollar Tree”. Các tiệm này chỉ bán những đồ vặt vănh, giá chừng trên dưới một đồng. Toàn là những món rẻ hơn WalMart. Ban đầu chỉ lèo tèo vài món hàng dành cho việc lau chùi nhà cửa, nhà vệ sinh, dần dà có cả quần áo trẻ em, dầu gội đầu, album h́nh... Tất cả các món hầu như “made in China”. Cùng thời gian đó, mua một món hàng từ chợ WalMart về, có đến sáu bẩy chục phần trăm mặt hàng là “made in China. “

Nhà cháu nhớ đài truyền h́nh PBS có phỏng vấn phát ngôn viên của chợ WalMart. Bà ta tuyên bố:
-“Đoàn tàu chúng tôi chở nguyên liệu sang Tàu, rồi chở các thành phẩm về Mỹ. Always Low Price ! Lúc nào chúng tôi cũng bán giá thấp” Đó là lư do tai sao WalMart thành công . Đó cũng là lư do tại sao cái blender chỉ dùng được có vài tháng !

Có đến hàng ngàn mặt hàng gia dụng “made in China!” Nhà cháu có người bạn. Hăng gởi sang Tầu để đặt hàng. Anh ta cho biết :
-”Đặt họ 100 ngàn cái boards cho computer . Họ làm đầy đủ , giá hạ, giao hàng đúng hẹn. Nhưng họ làm thêm 200 ngàn cái khác, bán cho nội địa hay bán sang các thị trường khác.”
Anh ta thêm:
-“Làm sao mà cấm được họ”
Khổ một nỗi, cả Dell, cả Apple đều đặt hàng tại Quanta !

Và bây giờ cả công việc viết code và IT của nhà cháu, cũng đang bị các anh chuyên ăn cơm càrry và bánh bao dành mất. Đó là chưa kể chi tiết ba ông thầy dạy nhà cháu ba môn khó nuốt của Computer Science, là Operating System, Automata, và Compiler đều là dân đọc Tố Nữ Kinh hay kinh Badgavad Gita.

Nhớ thời khốn khó sau 75, ai có được cái xe đạp Trung quốc là “bảnh” hơn thiên hạ rồi . Xe tốt, bền. Thồ có đến hàng tạ . So với xe đạp VN lúc bấy giờ dàn xe làm bằng sắt thùng phi cắt ra uốn lại th́ xe VN làm ǵ mà bền cho bằng. Anh nào ngon kiếm được khúc ống nước làm dàn xe th́ cũng tốt. Nhưng nặng. C̣n cái niềng bánh th́ phải kiếm niềng nhôm các xe cũ.

Lúc khó khăn ấy, hàng hóa Trung quốc là nhất.

C̣n bây giờ cái nhăn “made in China” là một “nhắc nhở khó chịu” đối với người Mỹ, và là điều “chẳng đặng đừng” đối với... nhà cháu.

Bởi có hôm vào tiệm Phương My mua cuốn từ điển, khi trả tiền, anh chàng bán hàng hỏi tôi:
-“Nị hày Tḥng dành ? ”

Mẹ cha ơi, mặt nhà cháu như vầy mà bảo nhà cháu là Tàu. Trong tích tắc, nhà cháu hiểu tại sao cô nhà tôi hay lên mặt:
-“Bố xấu tệ ! Mắt bố một mí ! Em không lấy bố th́ chả ma nào thèm lấy!”

May mà nhà cháu luôn luôn ngưng kịp một câu đối đáp định nói ra:
-“Th́ Máḿ cứ thử cho bố tự do coi !”
Trăm vạn lần khuyên các Bác đừng bao giờ nói thế ! Cô nhà tôi không thèm hiểu rằng “Bây giờ có thể c̣n có người nào đó “phải ḷng” một anh chàng một-mí-giống-Tàu như tôi !” Mà cô ấy tức khắc suy luận, một lối suy luận không theo sách vở, chỉ theo trực giác, trực giác bén nhạy của phụ nữ:
-“À ra bố vẫn c̣n t́nh ư với cô X.. cô Y... ngày xưa. Chứ ǵ ! ”
Hai chữ cuối “Chứ ǵ!” biểu lộ sự đắc thắng, với dấu than, ra chiều rằng:
- “Em biết tỏng bố rồi !”.
Chứ không mang âm hưởng dấu hỏi của sự nghi hoặc:
-“Có phải không nào ?”.

Nghĩa là “thả bố ra” th́ “đường xưa lối cũ có bóng tre” ngay!

Cô nhà tôi coi thường mấy ông taru quá !

“Bố xấu tệ ! Mắt bố một mí ! Em không lấy bố th́ chả ma nào thèm lấy!”

Không phải một lần. Một lần th́ có thể cho là lầm lẫn. Mà lần khác, lúc trả tiền ở chợ Mỹ Hoa, thấy nhà cháu mua ba bốn chục hộp “baby clam”, một bà chờ trả tiền sau nhà cháu hỏi vọng lên :
-“被自动解析至信息产业部Baby Clam 备案系统网站。 为避免混淆, 我们提醒您 ?” (Nhà cháu có ghi lại câu nói của bà ấy bằng tiếng Tàu ở đây. Không biết có đúng không. V́ nghe không kịp. Nhờ Bác Khánh dịch dùm nhá.
Máy Bác nào có font chữ Arial MS Unicode th́ đọc được hàng chữ Tàu ấy ! )

Thánh Phêrô phải trả lời cô đầy tớ:
-“Này cô, tôi không hiểu cô nói điều chi !” bằng tiếng Mỹ .
Bà ấy trả lời bằng tiếng Việt:
-“Xin lỗi. Vậy mà tôi tưởng ông là người Tàu ! Ông mua làm ǵ mà nhiều thế.”

Từ khi cái máy xay sinh tố bị hư, nhà cháu đâm ra dị ứng với hàng chữ “Made in China”.

Nhiều lần sau đó, mỗi lần cô nhà tôi đi chợ Kohn’s , hai chú nhóc cứ nhắc mẹ mua cái blender. Cái nào ba mẹ con cầm lên coi, dù là của CuisinArt, hay SunBeam, cũng đều thấy hàng chữ đáng ghét Made in China! Cô nhà cháu bàn lui:
-“Thôi con ạ, made in China, mua về bố không ưng đâu !”
Riết rồi, cô nhà tôi giao cho hai chú nhóc đi kiểm tra. Hễ thấy cái blender nào bày bán, hai chú nhấc lên coi có hàng chữ đó hay không, trước khi báo cho mẹ coi giá.

Đến nỗi, một hôm, chú nhóc Anh bực ḿnh nói:
-“Máḿ mà “made in China”, th́ bố có marry Máḿ không ?”
Hai đứa lớn nh́n nhau.

Nhà cháu nhớ lúc ấy nhà cháu đă cười vang, to, vui mà trả lời câu hỏi ngộ nghĩnh của con:
-“Máḿ made in China th́ bố cũng lấy chứ con !”

Sự việc không chỉ đơn giản như thế. Đến tối, nằm bên nhau, cô nhà cháu hỏi lại :
-“Máḿ made in China th́ bố có lấy không ?”
Trả lời cho con th́ dễ. Nhưng một người-bị-người-khác-coi-là-người-Tàu trả lời cho một người-giả-bộ-nhận-ḿnh-là-người-Tàu th́ khó đấy.

Nhà cháu với cô nhà cháu là hai người hai thế giới khác biệt nhau, tính nết cũng khác, học thức cũng khác, mà nhất là lối sống khác nhau xa.

A! Mà cũng là điều thú vị: Giả sử thay v́ lấy cái xương sườn của Adam, Thiên Chúa lấy bùn đất (cùng một chỗ, cùng một nơi với Adam) nắn thành bà Evà, th́ liệu Adam lúc ấy có bĩu môi:
-”Ma’am này made in china ?” rồi đem lại shop của Thiên Chúa cùng với receipt mà return to manufacturer-trả lại người sản xuất, trong ṿng 30 ngày ? Bằng vào sự kiện không thấy Sáng Thế kư kể lại cảnh hai ông bà “căi” nhau, cảnh cả mâm cơm bị hắt ra ra giữa vườn Eden, nên ta có thế kết luận rằng: Không! Adam không return Evà lại cho Thiên Chúa, cùng với lư do “made in China”, nhưng vẫn cứ sung sướng la lên rằng: “Đây là thịt bởi thịt tôi, xương bởi xương tôi ! ”(Stk 2,23)

Chuyện nhà chúng tôi cũng giống chuyện nhà “họ”. Hai chúng tôi “khác” nhau. Lấy nhau rồi chúng tôi cùng bị trộn chung vào một cái blender-gia-đ́nh.

Nếu cam vẫn hoàn cam, mà dâu vẫn cứ c̣n là dâu, th́ không thành một thứ nước sinh tố thơm ngon bổ. Cả hai phải nghiền nát ḿnh ra, trước khi trộn lẫn vào người kia! Nếu lỡ cuộc sống chung có mùi không thơm th́ phải gia giảm bằng đường, sữa , hay vanilla của con cái, hoặc bằng nước hoa bưởi của đời sống đạo đức. Có thế hỗn hợp ấy mới thành nước sinh tố. Và cái máy mới chính danh là máy xay sinh tố.

Con là người Công giáo. Con được quyền t́m hiểu, bàn hỏi, chọn, lựa. Nhưng một khi đă chọn, th́ không được đổi”.

Thời gian đầu sống chung, chúng tôi như hai cục than góp điện trong cuộn dây máy blender. Cạ vào lơi từ, xịt lửa, toé khói khét lẹt ! Tưởng rằng blender-gia-đ́nh đă “đi đời nhà ma”. Dần dà “thia lia quen chậu, quen hơi” máy chạy êm ru. Hai đứa rán giữ cho “nó” chạy bền măi. Nhà nghèo, không dám thói “có mới nới cũ”.

Nhà cháu nhớ lời bà cụ, mẹ của người bạn cùng trường, khuyên con lúc cưới vợ:
-“Con là người Công giáo. Con được quyền t́m hiểu, bàn hỏi, chọn, lựa. Nhưng một khi đă chọn, th́ không được đổi”.

Nh́n cái máy xay đang nằm bên cạnh, đọc thấy cái nhăn ghi rơ ràng trong ánh mắt bắt đầu ngái ngủ “Hàng mua rồi không nhận trả lại” Thiên Chúa đă dán vào đó, mà cô nhà tôi không thèm cất đi, nhà cháu thong thả trả lời:
-“Hỏi hay chứ lây! Bố có return Máḿ về lại cho ông bà ngoại đâu nào !”

Cái máy xay sinh tố nhoẻn một nụ cười yên tâm, rồi thở dài, giọng nhừa nhựa:
-“Bố bóp lưng cho em ngủ nào! ”

Nguyễn đức Khang
Houston, ngày 24 tháng 8 năm 2005



Trích từ Chuyện Nhà tôi by KHG Press.

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.