Cái Nồi

Seeing

Những lần đi trại Hướng đạo trên Đà Lạt, cả toán Băng Ngàn, tráng đoàn Trường Sơn của chúng tôi (có niên khóa gồm các Bác: Hữu, Ngạn, Châu, An, Học, Cương, Ninh “Búc”, Long Paul và nhà cháu ) chỉ dùng có mỗi một cái nồi để nấu đủ thứ. Ít là ba món, một món canh, một món thịt kho, và dĩ nhiên nấu cơm.

Chúng tôi kho thịt trước. Múc thịt ra đĩa. Sau đó nấu canh. Khỏi cần nêm. Múc canh ra cái gà –mèn (gamelle), tráng sơ cái nồi, chúng tôi nấu cơm. Bữa nào đói bụng, hầu như việc rửa chén sẽ rất nhẹ nhàng: Chúng tôi nhai đến miếng cháy cuối cùng, và vét đến hạt cơm cuối cùng c̣n dính trong nồi.

Thỉnh thoảng ban tối c̣n nấu một nồi chè, để nhâm nhi sau khi lửa trại. Bốn món mà chỉ cần có một cái nồi. Bà nào dám bảo mấy ông Sao Biển taru là vụng về nào ?

V́ thế nhà cháu lấy làm ngạc nhiên tại sao cô nhà tôi sắm ǵ mà sắm nhiều nồi niêu đến thế không biết ! Nhà chỉ có bốn cái miệng, mà có đến những hai bộ nồi niêu. Một bộ c̣n mới cất trong hộp, và một bộ đang dùng. Bộ đang dùng này gồm đầy đủ hai nồi to, cái cái nồi lỡ, hai cái nồi nhỏ, môt cái chảo to, một cái chảo nhỏ. Có riêng hai cái nồi nhỏ, một có cán bằng inox , cô nhà tôi chỉ dùng để thắng đường làm bánh, không dùng vào việc ǵ khác. Lại có riêng hai cái nồi inox to, cao. Thỉnh thoảng dùng để nấu phở hay luộc crawfish! Nồi to đến nỗi, mỗi lần con cháu họp mặt tại nhà ông bà nội, bà hay gọi phone :
-“Mẹ Tuyến này, nhớ cho mẹ mượn cái nồi to nhà bay !”

Bà mượn nồi, bà c̣n mượn luôn cả người rửa nồi nữa, chứ không đâu !

Nhà chỉ có bốn cái miệng, mà có đến những hai bộ nồi niêu. Một bộ c̣n mới cất trong hộp, và một bộ đang dùng.

Một hôm, xem báo quảng cáo của chợ Wal-Mart, thấy họ sale cái nồi slow-cook, dùng để ninh hay hầm thịt ḅ. Cô nhà tôi “rinh” về một cái.
-“Máḿ mua cái này về làm chi ?” Nhà cháu cao giọng .
-“Cô Hương trong hăng bảo mua cái nồi này tiện lắm. Trước khi đi làm chỉ cần bỏ đủ thứ vào, cắm điện bật nút, để đó. Đến chiều về thịt nó nhừ ra.” Cô nhà cháu ngây thơ trả lời.
-“Trời đất ! Máḿ có biết là cái nồi này nó tốn điện lắm không ?” Nhà cháu không cần lịch sự, không cần giữ ḿnh nhẫn nại.

Bực lắm rồi cái thói ai trong hăng nói ǵ cũng nghe, chỉ trừ ... TÔI. Nhà cháu nhấc cái nồi nằm bên trong ra, hai tay đưa cho cô nhà tôi, gằn giọng:
-“Máḿ có thấy nó bằng ǵ không? Nó bằng đất sét nung, nặng và dầy ch́nh chịnh như thế này... mà lại để cả một ngày từ sáng đến chiều, th́ tha hồ mà trả tiền điện.”
-“Máḿ đâu có biết. Th́ để em trả. Làm ǵ mà to miệng vậy !” Cô nhà tôi nhẫn nhục trả lời.

Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra chú nhóc Em đă ngưng tập đàn. Hai “thầy” đang nh́n và lắng nghe chúng tôi “đánh nhạc đám cưới”.

Tức khắc cơn giận của nhà cháu nguôi xuống. V́ không muốn hai chú nhóc nghe “cải lương” miễn phí, nhà cháu trừng mắt:
-“Em, tập đờn đi.” Tiếng đờn len lén vang trở lại, pha chút ngập ngừng.

Hoá ra, phụ nữ và nhà bếp là hai “thứ” liên quan với nhau. Chuyện bếp núc, là chuyện của phụ nữ. Điều này ai lại chả biết ? Hồi c̣n trẻ, đang đi tu, nhà cháu có mấy cô em gái, th́ quư vị ấy với bà nội chia nhau lo lắng chuyện bếp núc. Đi chợ, nấu ăn, rửa chén là chuyện đương nhiên mấy bà phải lo. Cánh đàn ông chả bao giờ mó tay vào. Có léng phéng xuống bếp th́ mấy bà cũng đuổi đi.
-“Đi lên nhà trên! Con trai đàn ông ai lại vào bếp bao giờ!” Bà nội nhỏ nhẹ bảo thế.

Sau này, thôi tu, có nhác một chút, th́ bà nội la cho:
-“Làm đi, đồ cái thứ ăn sẵn!”

Lúc “trước” th́ không cho làm, c̣n “bây giờ” th́ la, như có ư “trả thù”. Vậy là oan quá đi chứ.

Lúc “trước” th́ không cho làm, c̣n “bây giờ” th́ la, như có ư “trả thù”. Vậy là oan quá đi chứ.

Nhưng cái khía cạnh cay đắng của tương quan phụ nữ-nhà bếp th́ nhà cháu mới biết được tỏ tường khi lấy... cô nhà cháu.

Không biết các bà khác có bị “ám” như vầy không, chứ, cô nhà cháu thích sắm đồ làm bếp. Thấy cái nồi, cái chảo nào đẹp cũng bị cám dỗ mănh liệt phải mua về. Chảo hay nồi phải là loại non-stick. Thấy những cái chén, cái th́a nào đẹp cũng thích mua, mà lại thích hàng xịn cơ. Nhất là mấy cái chén, đĩa thủy tinh kiểu cọ, phải có mác “Mikasa”:
-“Bố không biết ǵ hết ! Ai ra ai vào, nhà ḿnh phải có cái ǵ bày biện cho nó đẹp mắt dễ coi một chút. Chứ trống trơn như thế này ai mà coi cho được ?”

Vâng cô nhà tôi biết mọi thứ ấy, nhưng lại không chịu biết kư check trả bill:


-“Bố trả được rồi, cần ǵ phải nhờ đến em.”Cô nhà tôi nhấn mạnh và dừng lâu hơn b́nh thường một chút ở chữ “nhờ”.
-“ Vậy cái bộ nồi mới cất trong kia th́ dùng làm ǵ mà mua về để đó ?”
-“ Bố không biết ǵ hết . Em mua về để mai mốt tặng cho D́ nó. D́ Vinh sắp qua chứ lây!”

Nói thế th́ tôi chịu. Chẳng nói lại được ǵ. Chị em họ thương nhau ghê chưa ? Giấy tờ bảo lănh mới gửi thư nộp tháng trước. Chừng mà D́ nó qua được, không chừng nó sét đến cả cái quai cầm !

Căi với nhau về chuyện nồi niêu xoong chảo, giáo sư luôn luôn chê anh học tṛ tối dạ bắt đầu bằng câu:
-“Bố không biết ǵ hết !...”

Ừ, th́ chê nhà cháu tối dạ “không biết ǵ hết” cũng được đi, nhưng nhà cháu phải cho các Bác biết thêm chi tiết này về cô-nhà-tôi-chef- cook. Nồi niêu đầy đủ mọi cỡ mọi loại, thặng dư nữa là đàng khác. Vậy mà cô nhà tôi thường xuyên chỉ dùng một cái nồi mà thôi. Nấu canh chua cũng nó, luộc rau cũng nó, tráng trứng cũng nó, nhất là kho cá. Cô nhà tôi chỉ dùng mỗi cái nồi ấy để kho cá.
-“Chứ kho bằng mấy cái nồi mới cho nó tanh ra à !” Cô nhà tôi thản nhiên trả lời, khi tôi hỏi tại sao không lấy mấy cái nồi mới mà dùng ?

“Chứ kho bằng mấy cái nồi mới cho nó tanh ra à !”

Đó là cái nồi bà nội cho, hôm chúng tôi ra riêng. Ngày đầu tiên ra ở riêng, bà sợ nhà cửa trống trơn, không có cái mà nấu ăn, nên bà cho.
“Mẹ không dùng nữa. Cho chúng bay dùng, C̣n tốt chán ! Cũng tại mẹ, hôm mới qua Mỹ, kho xong nồi cá, mẹ tưởng nó bị cháy, nên đem cái bùi nhùi chùi hết từ trong ra ngoài. ” Mấy đứa em nói cho, bà mới biết đó là lớp nhựa teflon, tráng bên trong nồi để khi nấu đồ ăn không dính vào nồi !

Mấy bố con qua Mỹ năm 82, đến khi nhà cháu ra riêng năm 99, mười bẩy năm bà nội sử dụng cái nồi cũ ấy nấu cho cả nhà bẩy người ăn. Hằng ngày nấu cá nấu canh. Nấu nhiều đến độ quai đă gần long ra và đáy nồi, v́ tiếp xúc nhiều với ḷ xo tỏa nhiệt đỏ chói ở dưới, nên đă vênh đi nhiều lắm. Được cái nó bằng nhôm dầy, và nặng, nên lỡ có va chạm mạnh tay cũng chẳng méo mó. Dùng cái bùi nhùi bằng kim loại tha hồ cọ hay chùi đáy nồi lúc kho cá bị cháy mà không tiếc.

Giống y như nhà cháu, cái nồi cũ không những đa dụng và hữu dụng nữa. So với bộ nồi mới th́ chả có cái nào b́ được. Chỉ có cái mă bền ngoài mới. Treo lên tường nom đẹp, sạch, bóng, nhưng nặng phần tŕnh diễn hơn là thiết thực.

-“Bố nh́n em cái ǵ vậy ?”

Nhà cháu nh́n sững cô nhà tôi. Tia chớp loé trong đầu. Nhà cháu hiểu tại sao có nhiều gia đ́nh đổ vỡ.

Triết học, và mọi môn học khác, đều thất bại trong nỗ lực t́m hiểu người khác. Người khác luôn luôn là một mầu nhiệm.

Jean Paul Sartre chào thua cái mầu-nhiệm-người-khác ấy, khi ông chua chát nói:
-“L’enfer, c’est les autres !”.

Ông ấy sai, khi cho người “khác” là hoả ngục.

Mà nói cho cùng, mọi triết thuyết, mọi ngành khoa học đều thất bại khi t́m hiểu về con người. Bởi lẽ không thể dùng lư luận để t́m hiểu người khác, không thể dùng toán học để t́m hiểu người khác, không thể dùng tâm lư để t́m hiểu người khác. Nếu nói theo kiểu Bác Thực hay dùng, th́ nhà cháu nói rằng con người là “bất khả tư nghi” !

V́ “người khác” luôn là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm chứ không phải là hoả ngục. Muốn hiểu đúng và hiểu trọn vẹn người khác, chúng ta phải dùng t́nh yêu. Thiên Chúa hiểu biết tường tận mọi người và mỗi người, chỉ v́ Ngài yêu họ. Vô tri bất mộ. Đă đành. Nhưng ngược lại, vô mộ thời bất tri, cũng đúng.

Cái logic của nhà cháu là nhà bốn người th́ chừng bốn cái nồi là đủ rồi, hay cả nhà ngồi quây quần chung quanh cái bàn cũ ăn cơm cũng tốt chán ! Cơm ngon là do cơm chứ không phải do bàn ăn đẹp! Tại sao cô nhà tôi lại sắm thêm những thứ không phải là “tối cần” mà chỉ là “phù phiếm” thêm vào.

Có dùng toán học, hay sử dụng đến bao nhiêu bài tâm lư, nhà cháu vẫn không thể nào “hiểu” được cô nhà tôi. Tại sao cô nhà tôi lại như thế này, lại suy nghĩ được như thế ấy ! mà chỉ thấy cô nhà tôi là một cái cớ để bực ḿnh !

V́ “người khác” luôn là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm chứ không phải là hoả ngục.

Nhưng nếu nhà cháu yêu cô ấy, th́ mọi điều trở nên dễ hiểu. Khi đă yêu rồi th́ cô ấy không chỉ dễ hiểu mà c̣n dễ thương nữa ! Nhà cháu sẽ kê được một trăm chỗ lệch.

Không phải t́nh yêu làm cho nhà cháu mù quáng ! Nhưng chỉ là v́ t́nh yêu làm chúng ta hiểu đuợc mầu nhiệm. Mầu nhiệm thập giá chỉ dùng t́nh yêu mới hiểu được. Mầu nhiệm Ba Ngôi cũng chỉ dùng t́nh yêu mới hiểu được. Chỉ có t́nh yêu mới hiểu được mầu nhiệm. Mọi mầu nhiệm. Kể cả cái mầu nhiệm người-khác-cô-nhà-tôi.

Với t́nh yêu, cô nhà cháu không c̣n là người-khác, cũng không phải là một người-khác-nhà-cháu, mà là một nhà-cháu-khác ! Cái bàn ăn, với t́nh yêu, th́ là cái bàn của cô nhà tôi sắm cho tôi. Với lư luận, th́ nó là cái bàn dư thừa trong nhà.

Thiên Chúa không lư luận: Cái thằng taru kia, Ta cho ăn học bao nhiêu năm mà thôi tu, ra ngoài đời. sống bê bối như thế, mà c̣n bắt Ta chết trên thập tự để đền tội cho à ! ...

Không, Ngài không dùng công b́nh của luận lư, mà Ngài dùng nhân hậu của t́nh yêu. V́ thế mà Ngài toàn tri. Ca dao Việt Nam hậu thuẫn cho lập luận này của nhà cháu: “Khi yêu trái ấu cũng tṛn!” Trái ấu h́nh dáng tương tợ như đầu trâu với cặp sừng cong cong nhọn , sần sùi xấu xí, chẳng có nét nào tṛn trịa cả. Không thế nào cái củ dị dạng kia mà thành tṛn được. Chỉ có t́nh yêu mới làm được phép lạ ấy mà thôi !

Ngồi vào cái bàn ăn mới, cầm cái đĩa trắng nuốt do cái mầu-nhiệm-biết-đi-trong-nhà kia mua về, nhà-cháu-cái-nồi-cũ cám ơn Chúa đă gửi cho một cây thập-tự-biết-đi kể là khá nặng. Cái nồi cũ thầm thĩ:
-“Lạy Chúa, ngày trước Chúa từng vác thánh giá một lần. Đă quen rồi, vậy xin Chúa vác dùm con luôn cho tiện!”
-“Bố lầm bầm cái ǵ đó ?”
-“Bố đọc kinh.”
Cái nồi cũ không nói dối. Nhà cháu cầu khẩn tha thiết th́ đúng hơn là đọc.
-“Bố, chắc nhà ḿnh phải mua cái toaster để nướng bánh sandwich ! Em mới thấy báo nó rao bán sale.”

Nguyễn đức Khang
Houston, ngày 6 tháng 9 năm 2005



Trích từ Chuyện Nhà tôi by KHG Press.

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.