Cái TiVi

Seeing

Hôm nay cô nhà tôi đi làm về, mang theo một cây nến và cuốn sách nhỏ Ḷng Thương Xót Chúa, của Sơ Fraustina.

- “Maḿ xin ở đâu về vậy ?”

-“Em xin một cô trong hăng lấy cho Em đấy. Cô ấy đi lễ Nhà Thờ Lộ Đức. Cây nến này đă làm phép rồi. Sách và nến người ta phát không!”

-“Chi vậy ?”

-“Bố không nghe Đức Mẹ cảnh báo sao ? Những ngày cuối cùng sẽ có cuộc cảnh báo nghiêm trọng. Trời đất ra tối tăm. Chỉ có nến làm phép rồi mới cháy hoài được mà không bị tàn. Mỗi người thấy rơ tội ḿnh. Chúa để cho vậy để mà ăn năn trở lại cùng Chúa !”

Ra thế, bây giờ nhà cháu mới hiểu tại sao phần nhiều những người có những thị kiến hay mạc khải tư riêng đều là phụ nữ. Người đầu tiên có lẽ là bà Maria Magada. Bà là người đầu tiên đi truyền giáo, loan tin Chúa sống lại cho các Tông đồ ! “Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a, mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy” ( Lc 24:9-10)

Máccô c̣n ghi rơ ràng thiên thần yêu cầu các bà đi truyền tin tông đồ: “Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông.”(Mc 16:7)

Mẹ cha ơi, đến như Thiên thần mà c̣n phải lễ phép “Xin các bà” th́ nhà cháu là cái “thá” ǵ mà không “bảo vâng gọi dạ” cho đàng hoàng với cô nhà cháu.

-“Sao Máḿ biết vậy ?”

-“Trời ơi người ta nói đầy đi. Chỉ có ḿnh Bố là không biết thôi đấy. Đài phát thanh cũng nói Đức Mẹ khóc chảy máu mắt nữa.”

-“Vậy à ?” Nhà cháu cố ư buỗng thơng, ra điều hững hờ.

-“Lại c̣n vậy nữa. Bố check internet mà coi.”

Cô nhà tôi-cha giảng pḥng nói tiếp:

-“Máḿ không đồng ư với Cha ǵ đấy ở SàiG̣n, cho là do trời lạnh, hơi nước ngưng tụ ở khóe mắt chảy xuống thành ḍng, chứ làm ǵ có tượng bằng đá mà khóc ! Nói vậy mà nghe cho được sao ?”

Cô nhà tôi-ma-sơ-ḍng-thánh-Đaminh-Giảng-thuyết hùng hồn đưa ra lư luận:

-“Vậy hễ khi trời đầy hơi nước th́ mọi tượng đá ngoài trời đều chảy nước ở khóe mắt chứ ? Sao đến hôm nay mới có tượng Đức Mẹ chảy nước mắt ?”

Nhà cháu nh́n sững cô nhà cháu:

-“Phải chi hồi đấy Máḿ đi tu th́ bây giờ đă thành masơ đạo đức lắm rồi.”

Cô nhà cháu không vừa:

-“Ở chung với người nóng tính như Bố th́ cũng bằng tu mấy kiếp !”

 

Cô nhà tôi-ma-sơ-ḍng-thánh-Đaminh-Giảng-thuyết hùng hồn đưa ra lư luận: -“Vậy hễ khi trời đầy hơi nước th́ mọi tượng đá ngoài trời đều chảy nước ở khóe mắt chứ ? Sao đến hôm nay mới có tượng Đức Mẹ chảy nước mắt ?”

Bỗng dưng cô nhà tôi gắn thêm cho nhà cháu cái đuôi đàng sau. Giống con quỷ sứ hay cám dỗ người ta trong các lớp giáo lư học hồi nhỏ. Mỗi khi bực ḿnh lên. Cô nhà tôi đổ tội cho tôi là kẻ quấy nhiễu, gây sự khiến cho người khác có dịp nên thánh.

Hôm sau, ngay khi đi làm về, vừa bước vào nhà, nhà cháu báo tin sốt dẻo

-“Máḿ ơi, hôm nay có tin Đức Mẹ khóc chảy máu mắt nữa ?”

-“Có thật không ? Ở đâu vậy ?”

Tôi đưa ra một loạt h́nh in ra từ internet. Bên Cali, bên Nhật, Đại Hàn. Và nhiều bài tường thuật khác từ Garabandal, Medjugorjie. Cả nhà xúm lại xem. Đọc xong ai nấy đều ngẩn ngơ và bụng th́...lo lo.

-“Sao lâu nay Bố không đem về cho Em xem ?”

-“Em là thánh rồi , đâu cần những lời nhắc nhở này ?”

Cô nhà tôi không bận tâm đến lời trêu chọc của tôi, quay sang hai chú nhóc đang đăm chiêu:

-“Đấy, hai đứa ! Từ nay mỗi tối phải chăm chỉ mà đọc kinh nghe chưa ? Lần nào giục cũng cứ ́ ra, lấy cớ này cớ kia !”

Hai chú nhóc đột nhiên thấy mẹ hùng hổ, ánh mắt sợ mẹ thấy rơ.

Mà chính tôi cũng thấy cô nhà tôi thay đổi rơ ràng. Trong chốc lát, tôi thấy nàng già hẳn, đồng thời bóng dáng của hai bà, Nội và Ngoại, cùng xuất hiện nơi con người cô nhà tôi, khi nàng cao giọng ra lệnh cho hai cháu mỗi ngày phải đọc kinh ban tối trước khi đi ngủ.

Trong thoáng chốc, tôi hiểu hai chữ “truyền thống” là ǵ ! Đột nhiên cô nhà tôi nói năng, hành xử và có những động thái rặp khuôn như bà Nội , Bà Ngoại của hai cháu.

Cùng hai ông, hai bà đă mang hai gia đ́nh di cư vào Nam. Tôi lúc ấy c̣n nhỏ. Hai tuổi. Mẹ gánh tôi ở một đầu quang. C̣n bên kia là cái tráp con, đựng ba bộ quần áo cho ba người. Nghĩa là chỉ c̣n thiếu bức h́nh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong lồng kính nữa th́ ai cũng nghĩ gia đ́nh nhà tôi chính là những nhân vật trong bức h́nh lịch sử ấy .

Vào Nha Trang , các cụ đem theo cả truyền thống. Ngày hai buổi cả nhà giục nhau đi xem lễ ban sáng, đọc kinh ban chiều. Dần dà thành thói quen, thành truyền thống. Tôi và cô nhà tôi, như mọi trẻ khác trong giáo xứ, coi việc đi lễ ban mai và đi nhà thờ đọc kinh ban hôm là công việc thường nhật “bổn đạo phải làm hằng ngày” . Lâu rồi thành thói quen, nằm đâu đó trong tiềm thức.

Đến khi qua xứ người, nhà không c̣n ở gần nhà thờ, mà nhà thờ lại ít có sinh hoạt kinh sách sáng chiều, nên gia đ́nh tôi ít đọc kinh chung ban tối . Thỉnh thoảng có nhớ và tiện th́ chỉ đọc đôi lần trong tháng.

Nay nhân có bài cảnh báo, cô nhà tôi bỗng dưng làm sống lại cái truyền thống đọc kinh chung trong gia đ́nh đă từng bị bỏ quên.

Hồi c̣n bé, thời học tiểu học, việc đọc kinh ban tối là cả một cực h́nh. Đang chơi vui th́ không sao, cứ hễ bà kêu về đọc kinh đi ngủ là ngồi trên giường miệng vừa đọc vừa ngáp, mắt cứ rịt xuống, ngủ gà ngủ gật. Bà thấy tôi không thưa kinh, ngưng đọc và mắng. Ấy là hồi chập chiều đă đi nhà thờ đọc kinh rồi !

Từ hôm ấy, cô nhà tôi-bà Nội- bà Ngoại mỗi tối chăm chỉ giục mọi người đọc kinh tối. Nàng sợ ba ngày ba đêm tăm tối.

Hai chú nhọc bắt đầu biết lần hạt. Tuy mỗi tối chúng tôi chỉ đọc có hai chục, để cho các cháu quen dần, chú nhóc Anh vẫn hay than:

-“Đọc kinh sao mà lâu vậy ?”

-“Lâu ǵ mà lâu. Con ngồi chơi games cả tiếng đồng hồ th́ không lâu à ? Phải đọc kinh xin Chúa tha thứ tội lỗi của ḿnh chứ”

Mà nói cho ngay, mỗi lần cả nhà ngồi đọc kinh chung, tôi cảm thấy hạnh phúc gia đ́nh tăng dần lên, và thực sự yên tâm hơn. Truyền thống đạo đức của hai gia tộc được lập lại và tiếp nối nơi gia đ́nh chúng tôi.

Có điều nhà cháu nhận thấy một cách rơ rệt rằng, qua việc đọc kinh chung hằng đêm, Vị Thiên Chúa dấu mặt – Deus absconditus dần dần rơ nét trong cuộc sống-đầy-ắp-những-tân-toan-nhưng-không-có-thời-gian-dành-cho-Ngài của tôi. Nhất là hai cháu nhỏ ít là mỗi ngày được nhắc tới Vị Thiên Chúa ấy, và được nói chuyện với Ngài đôi phút , Vị Thiên Chúa mà các cháu chỉ nghe tới như Người Xa Lạ trong các giờ giáo lư chiều Chúa Nhật hằng tuần. Một cố gắng nhỏ nhoi nhưng cần thiết .

Nhờ cô nhà tôi và nỗi lo lắng về ba ngày ba đêm tăm tối, nhà cháu dịch bài “Cuộc Nghiêm Phạt” của Weible và đọc cho cả nhà nghe .

-“Bố in bài này ra rồi gửi về cho ông Ngoại dùm em.”

Nhà cháu vâng lời. Không những gửi bài về NhaTrang cho bên Ngoại, mà c̣n gửi cả về Phan thiết cho bên Nội.

 

Nhất là hai cháu nhỏ ít là mỗi ngày được nhắc tới Vị Thiên Chúa ấy, và được nói chuyện với Ngài đôi phút , Vị Thiên Chúa mà các cháu chỉ nghe tới như Người Xa Lạ trong các giờ giáo lư chiều Chúa Nhật hằng tuần. Một cố gắng nhỏ nhoi nhưng cần thiết .

Lâu nay, cặm cụi lo chuyện trong hăng xưởng, không có th́ giờ ngồi ngẫm nghĩ và nhận xét thời cuộc. Nay nhân nỗi lo lắng sốt sắng của cô nhà, tôi có dịp b́nh tâm nh́n những “dấu chỉ thời đại”.

Quả là không thể coi những biến cố quan trọng như HIV, tsunami, băo Katrina, cúm gia cầm, những biến động càng ngày càng mang tính chất quy mô rộng toàn cầu chỉ là những tin tức thường nhật. Không nên nhẹ dạ xem thường những biến cố ấy. Nhà cháu vẫn xác tín những hành vi nhân linh của mỗi người, nghĩa là mỗi hành vi có luân lư tính, dù tốt hay xấu, tất thảy đều ảnh hưởng trên toàn thể vũ trụ vật chất.

Mà cũng đúng là vậy chứ. Nhiều gia đ́nh đổ bể, khi vào tham kiến với các cố vấn tâm lư hôn nhân, đều ngỡ ngàng nhận ra rằng, chia ly hôm nay đă bắt đầu từ những va chạm tưởng như vô thưởng vô phạt từ lâu. Hạt cát ban đầu trong giầy đi sẽ làm lụm bại những bước chân lữ hành kiên tŕ nhất.

Như thế nếu Đức Mẹ cho biết lời cầu nguyện và ăn chay có thể thay đổi cả những luật vật lư, th́ ngược lại những hành vi nhân linh xấu cũng để lại những dư lụy tác hại trên vũ trụ vật chất. Từng hạt khói thải ra sau xe, ngày qua ngày, nay đă ảnh hưởng trên khí hậu toàn cầu .

Chả thế mà hành vi ăn trái cấm của Eva đă để lại hậu quả nghiêm trọng không những cho loài người mà c̣n cho cả đất đai, các loài sinh vật khác nữa !

Chả thế mà việc sử dụng và lạm dụng vô tội vạ tài nguyên thiên nhiên bây giờ đang có hậu quả chống lại con người. Trái đất đang nóng dần lên. Và nóng nhanh hơn mực dự kiến. Năm nay ai cũng lo mùa băo sẽ cuồng nộ hơn.

Vậy th́ mức đậm đặc của ba ngày tăm tối sẽ tới kia hẳn phần nào là hậu quả của những hành vi xấu xa tồi bại mà chính tôi đă đóng góp vào. Màu đen của linh hồn tôi hẳn đă góp thêm mực tàu vào mức tăm tối của ba ngày ấy. Khi Chúa cho thấy được “màu” của linh hồn tôi, hẳn nó không thể trắng trẻo hay trong veo, v́ những hành vi nhân linh không đáng khen thưởng nhưng “đáng thẹn thùng xấu hổ” hằng ngày của tôi tồn đọng lại.

Hôm đi dự khoá Thăng tiến Hôn nhân, chúng tôi mang về được một cây nến, và bức h́nh Thánh gia đă được làm phép. Cô nhà tôi thích lắm, treo cao bức h́nh trong pḥng ngủ chính. Nhiều đêm khó ngủ, nh́n lên, trong bóng đêm mờ, tôi vẫn nhận ra dáng Ba Vị âu yếm và hạnh phúc đứng gần nhau.

-“Nếu có mát giây mà giận nhau, đêm nằm ngước mắt nh́n lên thấy bức h́nh chắc khó mà giận dai được. ” Tôi nghĩ thế trong ḷng, định bụng sẽ lấy đó làm cớ để xin lỗi làm hoà .

Bụng đă định vậy, nhưng khi sự việc xảy ra, tôi lại không có gan làm hoà được.

Sự thể chỉ v́ cái TV. Mà lại là cái TV chưa mua.

Đă lâu cô nhà tôi rất muốn có một cái TV thật “chiến” trong nhà. Phải là cái TV có màn ảnh rộng ít là trên 60 inches. Càng “dẹp” càng tốt. Treo trên tường được th́ hết ư. Kiểu như bức h́nh thêu “Bữa Tiệc Ly” tôi có dịp thấy ở nhà môt người bạn, nhân dịp anh ta đi VN mua đem qua. Nó rộng gần hai thước và dài gần bắng chiều dài cái ghế salon trong pḥng khách !

Cô nhà tôi lắm chước, khi nào biết ḿnh chắc chắn thắng cuộc, thường giở tṛ cá độ:

-“Bố cáp em cái ǵ nào? Cái TV nhé !”

Có hôm tôi mỉm cười, đồng ư và nói thêm:

-“Không những 62 “inh” mà em sẽ có cái TV 100 “inh” luôn đó.”

Đánh hơi thấy có ǵ không ổn, cô nhà tôi- Tào Tháo hỏi lại :

-“Có thật không đó ?”

Nhà cháu –Khổng Minh quả quyết:

-“Máḿ có thấy bố xạo máḿ lần nào chưa ?”

-“Làm ǵ mà có TV 100 inh ?” Tào Tháo vẫn nghi hoặc phân vân:

-“Th́ cứ thử cáp độ coi.”

Dĩ nhiên là tôi thua. Cô nhà tôi chắc mẩm thế nào cũng có cái TV hằng ao ước. Để giữ lời, ba bố con h́ hục khiêng ba cái TV trong nhà lại để sát bên nhau :

-“Không 100 “inh” là ǵ đây ? Cái này 42 inh, hai cái kia 30 inh. Hơn 100 inh nữa là khác. Ngồi ở ghế sofa kia coi có giống trong rạp hát không ? ”

Cô nhà tôi vừa bực ḿnh vừa tức cười:

“Giống phường tuồng th́ có ! Không nói chuyện với bố nữa! ”

 

Màu đen của linh hồn tôi hẳn đă góp thêm mực tàu vào mức tăm tối của ba ngày ấy. Khi Chúa cho thấy được “màu” của linh hồn tôi, hẳn nó không thể trắng trẻo hay trong veo, v́ những hành vi nhân linh không đáng khen thưởng nhưng “đáng thẹn thùng xấu hổ” hằng ngày của tôi tồn đọng lại.

Nhiều lần đi ngang tiệm BestBuy, thể nào cả nhà cũng được cô nhà tôi nài mời ghé vào coi một lát cho đỡ ghiền. Chúng tôi đi thẳng đến quầy TV. Ở đó họ để hàng loạt TV sát nhau. Cả gần bốn năm chục người cùng trượt tuyết. Tôi có cảm tưởng bốn chục đôi ván trượt đang đồng loạt hất tuyết vào mặt tôi đang đứng phía dưới.

Cô nhà tôi chẳng đoái hoài ǵ đến hàng loạt cái TV nhỏ dưới 40 inches đó. Bà Eva đang đứng nh́n cái TV to “ở giữa vườn”. Cái TV bề thế,“nom th́ đẹp, trông th́ mát mắt, và đáng được ao ước”.

Bà Eva quên cả nắng mưa bên ngoài. Bà chỉ thấy mấy cô người mẫu Victoria Secret đang uốn éo quảng cáo cho cái áo ngực kiểu Ipex mới. Với cái màn h́nh 62 inches, cái áo ngực nó to và đẹp thật. Bà Eva thích cả hai thứ, cả hai thứ mà Bà chưa có.

Nhưng bà Evà của nhà cháu cận thị, không thấy cái bảng giá nho nhỏ chỉ bằng hai lóng tay, nhưng lại ghi con số thật rơ ràng $2999.99, nằm thu gọn một góc phía dưới.

Nhà cháu thúc vào tay, ra dấu:

-“Đi thôi.”

Ánh mắt cô nhà tôi lộ rơ sự năn nỉ:

-“Cho máḿ xem tí nữa.”

Chẳng lẽ lại tỏ lộ sự tức tối ngay tại tiệm bán hàng, giữa chốn đông người thế này. Nhà cháu nuốt nước miếng, nuốt cơn bực ḿnh tự dưng bộc phát, nhẫn nhục lẫn thẫn đi sang những quầy khác.

Tối về, nằm bên cô nhà tôi đang thản nhiên ngủ, tôi thao thức suy nghĩ đến cái xung khắc tất yếu khi có hai người. Nếu thế gian chỉ có ḿnh ông Adong, th́ chẳng hề có xung khắc và chiến tranh. Dĩ nhiên cô đơn và buồn.

“Buồn” nhưng không “bực”. Có ai nói ngược ư ḿnh đâu mà bực ? Có ai thích khác ḿnh đâu mà bực ?

Từ nhỏ đến lớn chẳng hề nghĩ rằng ḿnh phải nằm ngủ chung và sống chung với một người thỉnh thoảng thích những cái ḿnh không thích, nói lên những điều ngược ư ḿnh không muốn nghe. Và cố chấp với những ư định ḿnh không tài nào thuyết phục để thay đổi được.

Nhiều nhà tâm lư đă nhắc chừng, đừng ḥng thay đổi tính nết của chồng hay của vợ. Khi mới quen nhau, tôi cứ ngỡ yêu nhau tha thiết như thế này, th́ nếu có ǵ xung khắc, về nhà đóng cửa “dạy” nhau. Dễ ̣m ấy mà ! Nhất là ḿnh nghĩ rằng dù cô ấy có “lắm chuyện” th́ ḿnh sẽ chịu đựng được thôi. Đă tu biết bao nhiêu năm ...

Nhưng đụng vào thực tế, nhà cháu mới thấy KHÔNG CÓ CHUYỆN DẠY nhau. Ḿnh đây đi tu bao năm mà có nhiều tính nết vẫn sửa hoài không được, th́ nói chi lấy vợ về rồi “dạy” vợ ! Và nhất là phát giác ra rằng ḿnh cũng “sốt sắng” nổi nóng nhanh hơn ḿnh tưởng .

Chỉ có nước phải đành chấp nhận tính xấu của nhau ! Trước khi lấy nhau, phải tự xem coi có chấp nhận được cái cục sạn nằm trong giầy ḿnh không, rồi hăy xỏ chân vào mà đi. Không phải đi một hai cây số hay một vài năm. Mà là đi đôi giầy có sạn suốt đời !

Các cụ nói rất chí lư “Chín bỏ làm mười”. Nghĩa là phải nhịn nhục chấp nhận cái ương, cái ngược của người bạn đời. Dân série D, khoa học và toán, lại học trong chủng viện mươi năm th́ đâu vào đấy đă quen nết, một là một, hai là hai. Vậy mà bây giờ buộc phải chấp nhận “chín” bỏ làm “mười” th́... đau khổ lắm.

Cô nhà tôi vẫn thản nhiên ngủ, ngáy nhè nhẹ, thỉnh thoảng lại có thở dài. Trong bóng tối lờ mờ, tôi nghĩ thầm: “Người thở dài phải là ḿnh, chứ ngủ ngon như thế kia th́ thở dài mà làm ǵ !” Chắc là thở dài v́ tiếc cái TV mà chưa mua được ! C̣n tôi muốn thở dài v́ không muốn mua và vẫn bị thúc ép phải mua !

Mà nhiều bận tôi rất thắc mắc, người ǵ đâu mà ương ngạnh. Đă muốn cái ǵ th́ làm cho kỳ được. Chẳng lẽ cái ḷng ham muốn trong con người mạnh đến thế sao ? Và tôi nghĩ tới cơn cám dỗ đầu tiên !

Con rắn chỉ nói hai câu. Câu đầu là câu bâng quơ: “Vậy ra Thiên Chúa bảo các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn...! - Af ki amar elokim lo tochlu mikol etz hagan”

Và đây là câu thứ hai: “Chẳng chết chóc ǵ đâu ! Nhưng Thiên Chúa biết Ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác."(Stk 3:5)

Nó chỉ nói có hai câu mà cái ao ước, cái ḷng ham muốn, hay nói theo ngôn từ tâm lư học thời nay, cái đam mê của con người nổi lên. Như vũ. Như băo !

Con rắn không xúi, mà Bà Eva lúc ấy “thấy trái cây đó ăn th́ ngon, trông th́ đẹp mắt, và đáng ao ước v́ làm cho ḿnh được tinh khôn.

Thế th́ rơ ràng chính cái đam mê trong con người đă khiến con người phạm tội.

Chỉ nói thế, cũng không đúng. Chính cái đam mê là cái cảm tính, cái xung lực Thiên Chúa đặt trong ḷng con người. Nó tốt, chứ không xấu. Không có nỗi đam mê, nhân loại sẽ không có những nhân tài và những tuyệt phẩm nghệ thuật. Không có đam mê đánh đờn, làm sao chúng ta có những Mozart, Beethoven, Bach ? Không có đam mê viết văn, làm sao chúng ta có Leon Tolstoi, Fedor Dostoivesky ? Không có đam mê phát minh làm sao chúng ta có bóng đèn điện của Thomas Edison ?

C̣n có thể nói đam mê là lương thực hằng ngày. Nhưng lương thực ấy cần có Lề Luật như là gia vị thêm vào và hướng dẫn, để lương thực thành món ăn này, món ăn khác. Đam mê là cơm trắng, nhưng thêm khoản luật này làm gia vị, khiến đĩa cơm trắng thành món cơm chiên Dương Châu. Nếu thêm mệnh lệnh kia của Chúa, nó thành dĩa cơm tấm gị b́ hay cơm hến !

Bà Evà cho là nghe theo đam mê trong ḷng bấy giờ của ḿnh cũng là nghe theo Chúa ! Chỉ khi ăn trái cấm rồi, nghe tiếng Chúa gọi, "Ngươi ở đâu? ", hai ông bà đâm sợ. "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hăi...”

Sợ v́ họ phát giác ra rằng: lệnh Chúa truyền bằng miệng cũng là luật phải theo phải giữ, hơn là nghe theo cái đam mê được Thiên chúa phú ban để làm giầu cho đời sống.

Có điều cô nhà tôi chỉ thích thêm gia vị của cô ấy, mà không thích gia vị của tôi .

 

Tôi chợt thông cảm và thương các Linh Mục quản xứ, và “hiểu ra” những cơn nóng tính của các Ngài. Trong nhà tôi đây, chỉ có hai người vốn đă thương nhau ra ǵ, vậy mà vẫn không chịu nỗi những bất ưng của nhau, huống hồ ngoài xứ, trăm dâu trăm họ.

V́ thế mà ban chiều, trong tiệm BestBuy tôi đă mau chóng bực ḿnh, thiếu cái tự chế hàm dưỡng tu tập đă lâu mà chưa được.

Tôi chợt thông cảm và thương các Linh Mục quản xứ, và “hiểu ra” những cơn nóng tính của các Ngài. Trong nhà tôi đây, chỉ có hai người vốn đă thương nhau ra ǵ, vậy mà vẫn không chịu nỗi những bất ưng của nhau, huống hồ ngoài xứ, trăm dâu trăm họ.

Cô nhà tôi trở ḿnh. Đồng hồ chỉ bốn giờ sáng. Tôi chợt nhớ và nh́n lên bức h́nh Thánh Gia treo cao trên tường. Ba Vị vẫn yên lặng đứng trong bóng tối !

Tôi định bụng sáng ra sẽ xin lỗi cái tính nóng của tôi hồi chiều. Nếu nhớ.

Có điều, sau tuổi bốn mươi, trí nhớ kém dần. Có ai nhắc th́ mới nhớ. Mà chuyện nhận lỗi rồi đi xin lỗi th́ ai mà nhắc cho.

Đă vậy, con người quen thói không biết xin lỗi rồi. Từ thời c̣n trong vườn Địa Đàng kia mà .

Sau khi cả hai ăn trái cấm, con người vẫn cứ tưởng ḿnh đă “nên như các vị thần”. V́ thế cả hai không nghĩ ra rằng ḿnh đă có lỗi và đi xin lỗi Thiên Chúa . Hẳn hai ông bà nghĩ bây giờ ḿnh cũng “như” Ngài rồi, ngang hàng, đồng vai vế rồi, th́ đâu cần nhận lỗi và “xin lỗi xin liếc” làm ǵ ! Đến khi nghe tiếng động Chúa đi kiếm và gọi ḿnh, hai ông bà thấy “sợ” .

Nỗi sợ hăi chính là sự thật làm cho hai ông bà mở mắt ra. Lần đầu tiên hai ông bà biết “sợ” . Sự sợ hăi tố giác cái lỗi của thụ tạo trước Thiên Chúa tuyệt thánh !

Giá mà hai ông bà tới ngay với Thiên Chúa và nhanh miệng xin lỗi : “Thưa Ngài chúng tôi đă bất tuân mà ăn trái Ngài cấm ăn !” Khi nói câu thú tội như thế, hai ông bà tỏ ra đồng ḷng chấp nhận Thiên Chúa là Bậc Trên, là Chúa, mà ḿnh phải tuân phục. Hành vi đó đền bù cái kiêu hănh khi giơ tay hái trái ăn !

Câu thú tội ấy hẳn sẽ thay đổi toàn thể vận mạng vũ trụ và nhân loại. Tiếc rằng câu-thú-tội-đáng-lẽ-phải-nói-ra ấy đă không hề được thốt ra .

Nếu không ghi lại trên giấy quyết định xin lỗi của ḿnh, tôi biết chắc sáng mai ngủ dậy thế nào cũng quên. Đúng lúc ấy mắt tôi bắt đầu “gà” đi! Phải ngủ thôi, lấy sức mai c̣n phải đi làm !

Hôm sau - và cho đến nay- tôi quên xin lỗi thật. Nhưng cô nhà tôi vẫn không hề quên cái TV. Tôi biết thế nào rồi cũng phải thua cuộc. Vấn đề chỉ là chừng nào thôi .

May mắn dạo này giá xăng lên cao, và cái xe cũ của tôi càng ngày càng rệu rạo, chưa biết lúc nào nằm đường.

Nguyễn đức Khang
Houston, ngày 26 tháng 4 năm 2006



Trích từ Chuyện Nhà tôi by KhangNguyen.

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.