Cái Tủ Đông

Seeing

Tên Mỹ của nó là freezer.

Đây cũng là một thứ mà nhà cháu và cô nhà tôi tranh luận lâu ngày.

Mặc cho nhà cháu có lư luận như thế nào đi chăng nữa, cô nhà tôi, một khi đă quyết, th́ cô ấy làm cho bằng được.
-“Bố có thấy máḿ cứng đầu không ?” Cô nhà tôi hay hỏi.

-“Máḿ không phải cứng đầu, mà là cố chấp và ĺ lợm .

-“Bố nói sai rồi. Máḿ chỉ kiên tŕ bền đỗ thôi. Ai bền đỗ đến cùng ...” Trích dẫn Kinh Thánh để “đấu” với một ông taru, trời ạ !

Khi chúng tôi đi xem nhà để mua, căn nhà mà chúng tôi ở hiện thời đă có người đặt cọc. Họ đă thêm những khoản nâng cấp, như máy giặt, máy sấy, tủ lạnh, ḷ viba. Đến khi kư giấy tờ chung cuộc, họ không được nhà băng cho mượn tiền, v́ điểm tín dụng của họ không đủ. Họ đành bỏ ngang. Thế là nhà cháu nhảy vào. Đúng lúc.

Cái tủ lạnh trong nhà thuộc loại to, có hai ngăn riêng biệt . Ngăn làm đá và tủ đông. Ngăn kia giữ lạnh.

Với chúng tôi bốn người, như thế là quá đủ. Hai đứa lớn đầu th́ cô nhà tôi đă kiêng ăn. Chỉ hai đứa nhỏ là ăn nhiều mà thôi. Mỗi lần đi lễ chiều thứ bẩy, chúng tôi ghé vào chợ VN mua rau ráng hay đồ tươi. Cái tủ lạnh đủ sức chứa thức ăn cho gia đ́nh đủ một tuần. Trong tuần lỡ có thiếu thức nào, chiều đi làm về sớm cô nhà tôi ghé chợ Mỹ.

Hồi mới bỏ quê đi xa, năm 92, nhà cháu ăn thịt bán ở chợ Mỹ thấy nó nhạt nhẽo và không được “tươi” lắm. Sau mới biết họ đă mổ ḅ hay heo từ cả tuần, có khi cả tháng trước và bỏ vào tủ đông, chở đi phân phối cho khắp nơi. Cá cũng vậy.

Mà v́ cuộc sống tất bật, mọi ngày trong tuần đều đi làm từ sáng đến tối, không thể c̣n giờ mà xách giỏ đi chợ mỗi ngày, nên cái tủ lạnh là điều cần thiết. Vả lại gia đ́nh là dân biển, thích ăn cá mắm, khi có người quen, dân làm biển, cho cá tôm, thường bỏ vào tủ đông để dành ăn dần.

Nhà ông bà nội có những hai cái tủ đông như thế, ông bà giữ đông đồ ăn luôn cho cả gia đ́nh mấy đứa con.

Nhưng cái “điều cần thiết” ấy giữ đồ ăn “lâu hư”, nhưng lại làm cho đồ ăn không c̣n được “ngon”. Có năm, vào ngày Lễ Tạ Ơn, ông nội đi làm hăng được hăng tặng cho con gà tây to nặng những 8 cân. Không ai muốn ăn, mà cũng chẳng ai biết nấu cho ngon. Ông bà đành để đến...năm sau. Hai năm sau con gà tây vẫn nằm yên trong đó .

Đă từng nếm mùi vị đồ ăn bỏ trong tủ đông lâu ngày nên nhà cháu rất ghét cái tủ đông. Miếng thịt, sau khi xuất khỏi ḷ mổ, đă được giữ trong tủ đông của hăng. Cả tuần sau nằm trong tủ đông của chợ. Ḿnh mua về lại giữ trong tủ đông thêm vài ngày nữa, có khi cả tháng ....Cứ theo lư luận mà xét th́ các Bác có đồng ư với nhà cháu rằng đó là chuyện vô lư không ?

 

Miếng thịt, sau khi xuất khỏi ḷ mổ, đă được giữ trong tủ đông của hăng. Cả tuần sau nằm trong tủ đông của chợ. Ḿnh mua về lại giữ trong tủ đông thêm vài ngày nữa, có khi cả tháng ....

Nhằn ngày băo Ivan năm ngoái, d́ em cô nhà tôi từ VN sang. Chú nó phải từ New Orleans sang Houston đón. Ra chợ thấy tôm to giá những 5 hay 6 đồng một cân. Có loại lên đến gần chín, mười đồng. Chú ấy bảo :

-“Họ bán vàng hay sao ấy chứ ! Giá tôm mà như giá vàng !

Dân “giă tôm Niu-ọt-ĺn” bảo dân “vi tính Téch-xịt”:

-“Kiểu này anh chị phải mua cái “phidơ” đi thôi . Khi có dịp qua thăm, em sẽ mang cho một ít tôm cá, để dành mà ăn. Giá tôm 15-20, bên này chín đồng, th́ bên đó chỉ đồng rưỡi hai đồng thôi.

Cô nhà tôi hào hứng quá, mắt sáng lên.

Nhà cháu biết khi mắt sáng lên như thế là trong đầu đang làm tính nhẩm. Giá hời quá đi chứ, một cân lời những năm, sáu đồng.

Chú ấy c̣n tặng cho cô nhà tôi một lư chứng miễn phí, nhưng có sức thuyết phục rất cao:
-“Nhà Cậu của em, mỗi năm tới mùa tôm, mua cả trăm cân để dành ăn dần.

Đó là lư chứng “người ta sao, ḿnh vậy” mà cô nhà tôi không thể nào cưỡng lại.

Cái máy tính trong đầu cô nhà tôi cho ra kết quả: “Coi nào, 100 cân nhân với, cho giá chót là 5 đồng, vị chi là 500 đồng. “Ồ men !” Bằng hai tuần lương!” Nhà cháu thấy con số 500 hiện rơ trong mắt cô nhà tôi, to như mấy bảng quảng cáo sừng sững dọc hai bên xa lộ xuyên bang .

D́ em cô nhà tôi theo chồng về New Orleans. Mỗi ngày, dù mưa hay nắng, hai chị em cũng phải thủ thỉ qua phone ít là một tiếng đồng hồ. Không biết họ nói cái ǵ mà nói lắm vậy. Lúc th́ cười khúc khích với nhau, lúc th́ nghiêm trang dặn ḍ như vào toà giải tội.

Một tối sau khi hai chị em “hầu” chuyện nhau “lâu giờ”, cô nhà tôi quay sang nhà cháu đang nằm bên cạnh, lúc ấy đă thiêm thiếp ngủ sau bản tin 10 giờ tối:
-“Bố, kiểu này ḿnh phải sắm cái phidơ đi thôi.”
-“Hử ?“
-“Hai tuần nữa măn khóa học D́ nó qua chơi. Chú ấy sẽ mua cho ḿnh vài chục cân tôm. C̣n ông Nội th́ cho cá mắm nhiều lắm. D́ ấy dặn bố phải mua sẵn phidơ để chứa chứ. Có mua hay không th́ nói cho người ta biết đàng.

Cái tên “phidơ” làm tôi tỉnh ngủ hẳn. Nhưng câu cuối, “Có mua hay không th́ nói cho ngướ ta biết đàng,” ngầm ư ra lệnh buộc “vâng lời mà không biện bác” hơn là trưng cầu dân ư của Hội nghị Diên Hồng.

Nhà cháu bỗng nhớ tới thuật tŕnh Sáng Thế kư.

Mà nói cho ngay, bàn về chuyện gia đ́nh, không đoạn Kinh Thánh nào soi sáng vấn đề nhiều hơn là những chương đầu sách Sáng thế kư.

Thuật tŕnh thứ hai, từ chương 2 câu 2 cho đến câu 24, là thuật tŕnh cổ xưa nhất. Nó đuợc ghi lại trước cả thuật tŕnh kể việc tạo dựng xảy ra trong bảy ngày, vốn được xếp ngay đầu sách.

Khi kể về việc tạo dựng loài người, bản văn cổ này kể tuần tự như sau: Lúc tạo dựng trời đất, th́ chưa có con người (câu 4) Có con sông dâng nước tràn bờ. Thiên Chúa lấy bùn nắn thành con người (câu 7). Rồi Thiên Chúa dựng khu vườn Eden (câu 8), cho cây cối mọc lên, cho bốn con sông chảy quanh (câu 10-14), đặt con người trong vườn để “canh tác” và “giữ vườn”. Sau khi ra lệnh cho con người không được ăn trái cái cây giữa vườn (câu 17), Thiên Chúa mới dựng nên các thú vật (câu 19-20). Sau đó mới cho người ngủ say, để rút xương sườn “dựng thêm” phụ nữ (câu 21-22).

Nhà cháu phải ôn lại dài ḍng như thế để các Bác thấy rằng, ngay từ đầu, khi chưa có phụ nữ, con người đă thong thả “canh tác” và “giữ vườn”, đă nhởn nhơ sống thanh b́nh, yên ổn trong vườn Eden. Nghĩa là loài người, ngay từ lúc ban đầu, không cần có phụ nữ, cũng đă là người “trọn vẹn” rồi !

Có người nhanh miệng cho rằng, như thế, ban đầu con người được dựng nên đă có cả nam lẫn nữ trong ḿnh, không phải là á-nam-á-nữ, mà là cả-nam-cả-nữ, là androgyne! Nhà cháu không đồng ư như thế.

Hẳn là Thiên Chúa muốn cho con người một bài học khi dựng thêm “Người” phụ nữ . Để cho con người-ban-đầu-là-cả-nam-cả-nữ kia không được tự măn.

V́ khi có cả hai yếu tố nam nữ trong người, con người sẽ có ảo tưởng ḿnh không cần lệ thuộc vào ai, càng không c̣n cảm thấy lệ thuộc vào Đấng Sáng tạo. Lúc bấy giờ con người tưởng ḿnh có thể tự lập. Không cần nhờ vả thêm ai, ḿnh cũng có thể sinh con đẻ cái, sẽ là tổ phụ hàng đoàn hàng lũ dân tộc.

V́ thế Thiên Chúa đưa con người vào trong t́nh trạng phải cậy nhờ lệ thuộc vào nhau, khi dựng thêm người phụ nữ. Nhờ đó mà con người thêm phong phú hơn .

 

V́ thế Thiên Chúa đưa con người vào trong t́nh trạng phải cậy nhờ lệ thuộc vào nhau, khi dựng thêm người phụ nữ. Nhờ đó mà con người thêm phong phú hơn .

Ngài lại không chẻ đôi con người thành hai để làm thành hai người nam nữ. V́ như thế hai người sẽ giống y hệt nhau từ lời ăn tiếng nói cho đến ước muốn, hay tri thức. Lúc ấy khi có chuyện nhờ vả, người nam hay nữ chẳng biết cậy nhờ vào ai, v́ người kia cũng cùng hoàn cảnh thiếu thốn y hệt.

Cứ thử tưởng tượng người đàn ông đầu tiên, giống hệt người đàn bà đầu tiên, sinh ra sáu tỷ người giống hệt nhau trên trái đất, cùng thích ăn một món, cùng buồn vui một trật. Khi hắt hơi, cả sáu tỷ người cùng hắt hơi ...

Thiên Chúa không nghèo nàn đến thế. Ngài dựng nên con người có nam có nữ, nghĩa là khác nhau. Từ hai người khác nhau sinh ra hàng tỷ người khác nhau.

Có người hơn, có người kém. V́ thế mới có chuyện cậy nhờ đến nhau. V́ thế người phú túc sẽ bổ khuyết được tối đa cho kẻ hèn kém hơn. Lúc ấy con người biết thế nào là bổ túc.

Nhà cháu hay quên điều này lắm. Cứ cao ngạo cho rằng hễ ta được học nhiều là ta không cần đến cô nhà.

Biết là không thể cù cưa, nhà cháu lư luận :
-“Đi chợ mua tôm th́ muốn mua tôm tươi. Bây giờ chú nó mua tôm tươi cho, ḿnh lại bỏ tủ đá để ăn dần, th́ c̣n tươi ǵ nữa ?”

Cô nhà cháu im lặng, có vẻ nói không lại.

Người đàn ông đầu tiên trong vườn Eden, ban đầu phấn khởi v́ người phụ nữ xuất hiện, đă la lên: “Nầy đây mới là thịt bởi thịt tôi, xương bởi xương tôi.” Nghĩa là giống tôi hơn mọi loài thụ tạo khác.

Bây giờ gặp chuyện cái phidơ, ông ta bắt đầu thấy cái “xương bởi xương tôi” này có quá nhiều cái khác ḿnh. Và bắt đầu thấy “rầy”.

Ông ta không cần giấu diếm sự thiếu nhẫn nại của ḿnh, ông ta bồi thêm:
-“Mua tôm rẻ chỉ hai đồng một cân. Lại phải mua thêm cái phidơ ba trăm bạc. Để dành cả năm ăn dần. Cộng thêm tiền điện phụ trội vài chục mỗi tháng cho cái phidơ. Thành ra cối năm khi ăn tôm, giá một cân tôm thành ra gần cả 20 đồng. Mắc hơn cả ở chợ Randall. Máḿ thấy có vô lư không ?

Cục “xương bởi xương tôi” tiếp tục im lặng. Nhà cháu nghe có tiếng len lén thở dài.

Hẳn là đang có điều ǵ ẩn khuất, mà chưa nói ra được.

Nhà cháu biết vậy, nhưng vẫn cứ lợi dụng nói cho hết những ấm ức trong ḷng:
-“Như ông bà nội đấy. Nhà chỉ có hai ông bà thôi, ăn uống không bao nhiêu, mà những hai cái tủ lạnh và một cái phidơ. Chỉ tố tốn tiền điện.

Nói cho ngay, khi nói thế là nhà cháu “cưỡng từ đoạt lư”. Bà nội ngày trước làm nghề giữ trẻ, vừa giữ con cháu vừa giữ con hàng xóm. Lúc mới qua Mỹ, nhà cháu c̣n ở ké nhà ông bà cùng với cô em út. Cho nên lúc ấy nhà đông người cần tủ lạnh để giữ đồ ăn. Ông th́ đi làm. Cuối tuần mới rănh rỗi chở bà đi chợ mua thực phẩm cho cả nhà. Gần chục đứa trẻ. Mỗi ngày nguyên khoảng sữa thôi đă là gần hai galông rồi.

Bây giờ hai ông bà đă nghĩ hưu. Không cần nhiều tủ lạnh. Nhưng cho đi th́ chả đứa con nào lấy. Đứa nào cũng thích mua cái mới.

 

Mua tôm rẻ chỉ hai đồng một cân. Lại phải mua thêm cái phidơ ba trăm bạc. Để dành cả năm ăn dần. Cộng thêm tiền điện phụ trội vài chục mỗi tháng cho cái phidơ. Thành ra cối năm khi ăn tôm, giá một cân tôm thành ra gần cả 20 đồng. Mắc hơn cả ở chợ Randall.

Nhà cháu đang tự măn với những luận chứng của ḿnh, cái “xương bởi xương tôi” rụt rè:
-“Nhưng mà chú ấy nhiệt t́nh. D́ nó mới được bảo lănh qua. Dầu sao cũng phải nhờ vả người ta. Ḿnh là chị nên xă giao một chút. Em đă nói v́ D́ ấy là không có “xin” đâu. Em nhờ “mua” và “trả tiền” ṣng phẳng. C̣n về lâu về dài. Chứ mỗi lần qua lại bận bịu lo mang tôm mang cá th́ phiền lắm.”

À ra thế. Cái phidơ, với cô nhà tôi, c̣n biểu thị sự thông gia giữa hai nhà. Là chị cả, lại chỉ có hai chị em bên này. Nên cô nhà tôi c̣n đại diên cho cả nhà gái nữa.
-“Ḿnh khéo xử th́ D́ nó cũng được ấm thân, chứ lây !

Thế là chú nó sốt sắng cho tôm, cho cá tươi. Ḿnh cũng không nên phụ ḷng người ta, sợ hiểu lầm.
-“Với lại thỉnh thoảng chợ nó sale pizza. Chỉ c̣n 99 xen một cái. Hai Anh Em thích ăn thứ này. Chiều về nướng cho hai thằng hai cái ăn mà chỉ dư có vài miếng.

Điều này th́ nhà cháu đồng ư. Cái hộp pizza to bằng nữa tờ báo nhật tŕnh. Cái ngăn tủ đông của tủ lạnh nhà không đủ chổ.

Cuối tuần ấy, vườn Eden, ngoài cây cối hoa lá và cái cây biết lành dữ giữa vườn, có thêm cái phidơ, nằm trong nhà xe.

Cái phidơ loại đứng, không bị đóng đá. Khỏi cần mỗi năm phải xả đá một lần.

Một người trong ca đoàn dặn ḍ:
-“Nhưng bác đừng giữ đồ trong đó lâu quá lâu. Tụi này cùng có cái tủ như thế. V́ nó luân phiên hút hơi nước thành thử đồ ăn mà không bọc kín thế nào cùng bị khô nước. Bác có biết không, con cá lưỡi trâu để một năm trong đó, khi mang ra thả vào nước nó nổi như phao! Ăn không c̣n được, v́ nó khô và xốp như nút bần.

Cô nhà tôi hư hửng lắm ra mặt, bắt nhà cháu làm một mếng che bên hông kẻo mỡ bắn vào khi xào nấu bên cạnh. Lại c̣n kiếm một miếng plastic bọc cái tay cầm nơi cửa.
-“Chi vậy ?” Adam ngạc nhiên .
-“Để giữ cho nó sạch! Bố không biết ǵ hết.” Người thứ nh́ của nhân loại giảng giải.

 

Cuối tháng tám, Chú D́ lái xe qua chơi. Mang theo gần trăm cân tôm to, loại “tiger”. Bỏ hai cân một trong từng hộp plastic, săm sắp nước.
-“Như vậy con tôm không bị burned hay bị khô.” Chú ấy cho biết .

C̣n cá th́ đủ loại, cá thu, cá hồng, nhất là cá móp. Loại cái này ăn ngon hết chỗ chê. Thịt béo, thơm và chắc.

Trong một thoáng cái phidơ đầy ắp đồ biển .

 

Đem con cá từ trong tủ đông ra xả đá rồi kho mặn, mọi người quây quần ăn miếng cá kho mà nước mắt lưng tṛng, rưng rưng nhớ nhà, nhớ thuở an b́nh nay không c̣n

Hai ngày sau, cái hoá đơn tiền điện gửi về. Từ trung b́nh 70 đồng mỗi tháng, nay nó lên đến 168 đồng .
-“Thật hay giả đấy ?” Cô nhà tôi ngạc nhiên .
-“Th́ Máḿ coi này .” Ông Adong thẫn thờ trao tờ hoá đơn cho “thịt bởi thịt tôi, xương bởi xương tôi. ” Chính nhà cháu cũng chẳng hiểu v́ trùng hợp, giá xăng dầu lên, hay v́ tháng Bảy nhà chạy máy lạnh nhiều. Nhưng có điều chắc chắn là suốt cả năm ngoái không có tháng nào tiền điện lên tới trăm đồng .

 

Ngày cuối tháng Tám, cơn băo Katrina tàn phá New Orleans. Băo đi ngang qua parish Plaquemime, nơi nhà Chú D́ ở. Hai người cùng thân nhân xa gần tránh băo kịp thời, nhưng nhà cửa tàu bè đều mất trắng. Nhà chúng tôi thành nơi tạm trú cho họ.

Đem con cá từ trong tủ đông ra xả đá rồi kho mặn, mọi người quây quần ăn miếng cá kho mà nước mắt lưng tṛng, rưng rưng nhớ nhà, nhớ thuở an b́nh nay không c̣n.

 

Cái phidơ, tuy ban đầu nhà cháu thấy dô duyên và vô lư, nay vậy mà được việc.


Trích từ Chuyện Nhà tôi by KHG Press.

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.