Dụ Ngôn “Người con Hoang” ?

NocesDeCana

 

Không cần lập lại, chúng ta đều biết, dụ ngôn Người Con Hoang là một tuyệt tác, một trang Tin Mừng đẹp nhất. Câu chuyện đă hay, mà bố cục lại tuyệt vời.

Nhưng hôm nay khi muốn tặng cho Quư Bà một bài viết cuối tuần, tôi bỗng dưng ngộ ra một điều là lạ: Dụ ngôn này có một điều ǵ đó không...ổn.

“Ông kia có hai con trai. Một hôm, người con trẻ nhất nói với bố :” Bố ơi , cho con phần gia tài thuộc về con.” Và ông bố chia cho nó phần gia tài.”(Lc 15:11-12)

Làm sao mà ra đến nông nỗi này ? Chuyện ǵ đă xảy ra trong nhà ấy, đến nỗi người con thứ phải gom phần gia tài của ḿnh mà bỏ nhà ra đi ?

Người Em

Ngay sau câu giới thiệu nhân vật, người con thứ đột ngột mở miệng đ̣i chia gia tài.

Chàng đột ngột đ̣i bố chia gia tài, dường như đă chực chờ việc này từ lâu. Chàng đă toan tính nhiều năm tháng trước, nên chỉ hôm trước hôm sau là chàng ta thu quén mọi thứ vừa có, bỏ đi xa. Xa thật xa . Biệt xứ mù khơi. Tới nơi mà người ta chăn được heo (1).

Gia đ́nh, với chàng, từ lâu đă không c̣n là mái ấm. Chàng chẳng thiết tha ǵ việc nhà. Sỡ dĩ chàng ta chưa thoát ly được v́ chàng chưa có phương tiện. Nay có khoảng tiền lớn, vốn trước sau ǵ cũng thuộc về ḿnh, nhưng nay lại vào tay ḿnh trước thời hạn, chàng mừng rơn v́ vớ được vàng.

Anh ta không cảm thấy quyến luyến gia đ́nh một chút nào, v́ anh ta bỏ đi, đột ngột, không lời từ giả. Biệt tăm biệt tích. Đi là đi ngay. Không thèm nói với ai lấy một lời, dù là bố.

Rơ ràng có một điều ǵ đó không ổn trong gia đ́nh này.

Mà nói cho ngay, từ hôm con nó bỏ đi, nếu đă hết ḷng thương nó như thế, th́ lẽ ra đă phải đi Đông đi Tây để t́m ra cho được nó chứ. Đăng báo, sai gia nhân bủa ra đi t́m, bao nhiêu cách phải làm để t́m con. Ai lại cứ ngồi nhà mà chờ nó về, th́ biết chừng nó mới về ? Mà nhỡ nó không về th́ sao? Cứ ngồi im mà chờ nó măi sao ?

Người Bố

Ông bố lại nhu nhược đến độ, con nó mới nói thế, chẳng la chẳng mắng, chẳng dạy dỗ bảo ban lấy một điều, chỉ im lặng làm theo lời thằng con. Bố ǵ mà lạ lùng ! Giá mà nó bạo gan bạo miệng, nói :-“Đưa đây hết cho tôi mọi của cải trong nhà.”(2) Tôi nghĩ ông ta cũng không hề từ chối .

Nhiều nhà chú giải, nhiều bài giảng thay nhau cho đây c̣n gọi đưọc là Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu. Nhưng tôi có thể vặn lại “nhân hậu” hay “nhu nhược”?

Nhân hậu v́ luôn thương con hết ḿnh, không phạt con lúc nó trở về, không hề hỏi tội hay hạch họe nó lấy môt câu, không chờ cho nó kịp nói lời xưng tội, mà c̣n phục hồi quyền làm con cho nó. Đồng ư. Đó là chuyện đă qua rồi, th́ mới vớt vát như thế.

Nhưng giá mà ông ngăn chặn nó ngay từ đầu, th́ đâu có đến nỗi mất của, mà lại suưt mất luôn cả con như thế này?

Nhẽ ra ông phải chận ngay, mà quát vào mặt nó :”Không! Cái thằng này ! Hỗn! Của nả đâu mà đưa cho mày, hả cái thằng kia ? Khôn hồn th́ vác cuốc ra đồng đi làm với anh mày, không th́ tao cho một bạt tai bây giờ.” Sự thường là phải thế. Ông có xử sự b́nh thường như bao nhiêu ông bố b́nh thường khác, tôi nghĩ mới phải lẽ. Và chắc chắn sẽ không có chuyện nhà tan cửa nát, con bỏ đi hoang, như đă xảy ra.

Ví dầu ông có xử sự như thế rồi, mà thằng con vẫn cứ lén lấy tiền rồi đi hoang, sau này nó có vác mặt ḅ về nhà, mà ông vẫn đối xứ tốt với nó như trong Phúc âm kể lại, th́ ông vẫn được coi là “Ông Bố Nhân Hậu” kia mà.

Đàng này ông ngậm căm. Ông làm theo lời con đề nghị. Như vậy là ông đă cho nó một tín hiệu ngầm . Thằng con thông minh hiểu thấu ra được cái gật đầu đồng ư trong ḷng của ông bố cho mọi toan tính trong đầu của nó lúc đó .

Đến khi con đi rồi, Ông cứ ngong ngóng hằng ngày mong chờ con về : “Khi nó c̣n ở đàng xa, bố nó trông thấy nó, ông xúc động chạnh ḷng thương. Ông chạy lại, ôm chầm lấy cổ nó mà hôn lấy hôn để .”(Lc 15:20).

Cứ nh́n cảnh ông “chạy ra” đón nó khi nó c̣n từ xa, th́ đủ biết ông xúc động và thương nó lắm. Coi kià, coi cái cảnh một ông già, chẳng quản ngại thể diện (3), không đi từ tốn đàng hoàng, mà chạy ngoài đường ! Lẽ ra ông không nên chia gia tài cho nó làm chi, để bây giờ phải ra nông nỗi này, cả bố lẫn con.

Mà nói cho ngay, từ hôm con nó bỏ đi, nếu đă hết ḷng thương nó như thế, th́ lẽ ra đă phải đi Đông đi Tây để t́m ra cho được nó chứ. Đăng báo, sai gia nhân bủa ra đi t́m, bao nhiêu cách phải làm để t́m con. Ai lại cứ ngồi nhà mà chờ nó về, th́ biết chừng nó mới về ? Mà nhỡ nó không về th́ sao? Cứ ngồi im mà chờ nó măi sao ?

Rơ ràng có một điều ǵ đó không ổn trong gia đ́nh này .

Người Anh

Người anh, khi thấy em đi hoang tiều tụy trở về, ghen tức mà không chịu vào nhà. C̣n gọi em ḿnh là : “thằng con của ông” – Gọi em ḿnh như thế là đồng nghĩa với câu nói tạt vào mặt bố :-“Thằng chả là con của “ông” chứ, nói xin lỗi, tôi không có “thứ em” nào như nó.” Anh em ăn ở với nhau ra sao mà lại đến nỗi này ? Anh không ra anh , mà em cũng không ra em.

Em đi không nói năng ǵ đến anh đă đành, mà khi em đi rồi, anh cũng chẳng bận tâm. Không buồn, không vui, không thèm nói lấy một tiếng, cứ lẳng lặng vác cuốc đi làm. Như mọi ngày. Có em hay không có em trong nhà, anh dửng dưng.

Trong những bữa tiệc tưởng tượng --chỉ có trong đầu v́ ao ước, mà không được,-- thực khách của anh không hề có mặt em. Không những không có chỗ cho em, đến người bố anh cũng không thèm mời. “Bố coi, đă bao nhiêu năm con phục vụ bố, không hề cưỡng lệnh bố, vậy mà bố chẳng cho con lấy một con bê để ăn mừng với chúng bạn .”(Lc 15:29) Anh nói thẳng vào mặt bố là chỉ ao ước được “ăn mừng với chúng bạn”. Đám bạn nhậu của Anh không hề có em và bố. Hai người đó, dù sao cũng là ngướ thân, ruột thịt, vậy mà, trong ḷng anh, họ đă chết.

Lại nữa, anh sống trong nhà ḿnh, mà tự coi ḿnh như gia nhân: ”Con phục vụ bố“. Phận là con cái trong nhà mà lại coi ḿnh như kẻ ăn người ở ? “ Sao lại “phục vụ” ? Cái “nếp nhà”, cái “gia phong” có không, hay là bỏ đi đâu rồi ?

“Con không hề cưỡng lệnh bố”. Sao lại là “lệnh“ ? Trong nhà, bố “cai trị” như vua, hay như ông chủ “chỉ tay năm ngón” hay sao, mà con lại cho lời bảo ban hằng ngày của bố là “lệnh”. T́nh bố con ở đâu ?

Càng suy nghĩ lại càng thấy, rơ ràng có điều ǵ đó không ổn trong gia đ́nh này.

 

“Ông kia có hai con trai.” ( Lc 15: 11) Sao lại chỉ có bố và hai con trai? Vậy th́ Người Phụ Nữ của gia đ́nh này đâu rồi ?

Tại sao một gia đ́nh có cha có con, có anh có em, lẽ ra phải sum họp êm ấm, thuận hoà yên vui, mà sao lại có chuyện buồn như thế? Không những là chuyện buồn, mà c̣n là chuyện đáng buồn, và có thể nói không đáng nêu lên để làm gương.

Vậy mà Chúa Giêsu vẫn thong thả, nhẩn nha kể chuyện này cho thính giả đương thời là dân Do thái, và cho muôn đời hậu thế, là chúng ta ngày nay, và cho bất cứ “ai có tai nghe th́ hăy nghe”.

Ngài , Đấng là Lời Chân Lư và Lời Hằng Sống, có ư ǵ khác nữa, khi kể câu chuyện dụ ngôn này ? Và chúng ta đừng quên rằng, luôn luôn có Mẹ Maria trong đám thính giả thường nhật đi theo Ngài từng bước, bao chung quanh mà chăm chú nghe Ngài giảng. (4)

“Ông kia có hai con trai.” ( Lc 15: 11) Sao lại chỉ có bố và hai con trai?

Vậy th́ Người Phụ Nữ của gia đ́nh này đâu rồi ?

Câu trả lời cho điều lấn cấn của tôi trên đây bổng rực sáng như lửa hải đăng. Người Mẹ mà ḷng yêu con “bao la như biển Thái B́nh”, người vợ thiết tha yêu chồng “đan áo lạnh từng đêm”, người phự nữ đảm đang “nuôi đủ năm con với một chồng” của gia đ́nh này ở đâu, mà sao Chúa Giêsu lại không một lời nhắc tới ?

Người Mẹ

Gia đ́nh ấy hoàn toàn vắng bóng người phụ nữ. Đó chính là điều không ổn trong gia đ́nh ấy .

Có phải vai tṛ và địa vị của người phụ nữ trong gia đ́nh không cần cho bài học mà dụ ngôn muốn nói tới, nên Chúa Giêsu im lặng hoàn toàn về nàng, hay không ?

Hoàn toàn ngược lại. Chính v́ muốn nói lên sự hiện diện tuyệt đối cần thiết của người phụ nữ trong gia đ́nh mà Chúa Giêsu kể dụ ngôn này. Ngài kể lại một thảm cảnh gia đ́nh không có mẹ. Gia đ́nh không có phụ nữ, th́ gia đ́nh sẽ không.... ổn như thế đó. Không có phụ nữ, gia đ́nh sẽ tan nát thê thảm như thế đó.

Có Mẹ trong nhà , người em sẽ không vội vă đột ngột ra đi như xa lánh một địa ngục. Chàng ta sẽ ngập ngừng hơn, bồn chồn hơn, và ngần ngại hơn khi ra đi. Biết đâu chàng ta sẽ ngần ngại đến độ không muốn bỏ nhà đi nữa ? V́ có Mẹ yêu trong nhà.

Vả lại cái biển Thái B́nh bao la kia sẽ măi măi là chiếc nôi ru con khôn lớn. “Con không c̣n Mẹ đời sẽ bơ vơ”. Làm người, chẳng ai bỏ nơi ḷng mẹ an toàn để chọn chốn bơ vơ.

Giầu con út, khó con út. Con út thường được mẹ thương hơn. Chắc chẳn chàng ta sẽ không đ̣i hỏi phần gia tài . Mẹ c̣n đó. Mẹ đă là gia tài vô giá rồi. Chỉ có ḿnh bố trong nhà, chàng có thế bỏ đi được. Nhưng có Mẹ trong nhà, chàng không thể trở thành lăng tử được.

Nhiều người trai, khi đă đủ lông đủ cánh, Mẹ thúc giục bay cao vào trường đời lập thân, vẫn c̣n ngần ngại v́ mẹ mà không muốn. Lại c̣n vẫn cảm thấy ḿnh nhỏ bé như chim non, cứ muốn rúc vào cánh mẹ, một khi ghé về nhà nữa là.

Có Mẹ trong nhà, th́ chàng út, nếu lỡ đă có cuốn gói ra đi , chắc chắn sẽ quay về nhà mẹ chỉ sau một thời gian ngắn. V́ nhớ mẹ. V́ thương mẹ. Chứ không phải đợi đến khi cháy túi thành ra thân tàn ma dại, đói khát mà đành đoạn trở về làm phận tôi đ̣i trong nhà bố ḿnh, như dụ ngôn đă kể .

 

Chính v́ muốn nói lên sự hiện diện tuyệt đối cần thiết của người phụ nữ trong gia đ́nh mà Chúa Giêsu kể dụ ngôn này. Ngài kể lại một thảm cảnh gia đ́nh không có mẹ. Gia đ́nh không có phụ nữ, th́ gia đ́nh sẽ không.... ổn như thế đó.

Có Mẹ trong nhà, chắc chắn chú út không thể đi xa và đi lâu được đến như thế . Tôi ngờ rằng Anh ta may ra chỉ bỏ đi tới được bến xe liên tỉnh thôi là đă bị Mẹ t́m lại được. Chỉ trước đó mấy giây (Lc 15:8-10). Chúa Giêsu kể chuyện bà kia mất chỉ có một đồng mà đă thắp đèn, quét nhà t́m ra cho bằng được. Huống hồ ở đây là một người con, mà là con út cưng. Nếu cần ḷng mẹ yêu con sẽ lục tung cả thành phố, quận huyện, sẽ hỏi thăm hết người quen xa này, đến bà con lối xóm kia, để t́m cho ra người con lạc mất.

Có Mẹ trong nhà, chắc chắn người anh không nghe những lời bảo ban của bố ra thành những “mệnh lệnh” được. Chàng sẽ chẳng bao giờ “cưỡng lệnh” Bố. Lời bố nói, dù là “nghiêm lệnh” bố ra , qua miệng mẹ chuyển lại, sẽ chỉ là những đề nghị, những nhắn nhủ, những dẫn dụ -“Thôi bố mày nói th́ là nói vậy thôi, chứ, nghe lời Mẹ mà đi làm đi con .”

Có Mẹ trong nhà, khi người em trở về, mẹ đă sai người ra báo cho anh ngay. Chứ không phải vô t́nh như Bố, chỉ lo cho “thằng con” mới “chết đi nay sống lại” mà bỏ quên đứa con , lâu nay vẫn lui cui “phục vụ bố” , tránh được cái bực tức ganh tuông rất tự nhiên, và rất b́nh-thường-ai-cũng-có-được kia , khi chàng không thèm vào nhà .

Có Mẹ trong nhà, chắc chắn Bố không cần phải ra khuyên bảo hay “xin” chàng vào. Mẹ sẽ tinh ư ra và dắt tay chàng vào. Mẹ sẽ tế nhị mà bảo : “Tắm rửa thay đồ đi rồi vào ăn cơm với mẹ .” Chẳng có tự ái nào cao hơn đưọc lời nói nhẹ nhàng này của mẹ . Tránh được biết bao nhiêu cau có và bực bội không cần thiết.

Có Mẹ trong nhà, th́ dụ ngôn này đă có một cái kết rất hậu, trọn vẹn, chứ không phải bị bỏ lững sau lời phân trần của ông bố .

Giữa hai hàng chữ của dụ ngôn này, Chúa Giêusu đă muốn nói thế, muốn cho thính giả biết thế, muốn nhấn mạnh và ca tụng người phụ nữ trong gia đ́nh như thế .Có điều lâu nay chúng ta đă không ngộ ra đấy thôi .

Với tôi, dụ ngôn này là Dụ ngôn “Gia đ́nh thiếu Mẹ”

 Nguyễn đức Khang
Houston, ngày 22 tháng 10, 2004

 


Ghi chú


(1) Ngướ Do thái không ăn thịt heo. Heo là con vật dơ bẩn, không thế chung đụng.
(2) Đ̣i chia gia tài đang lúc bố c̣n sống là thái độ ngụ ư nguyền cho bố chết đi .
(3) Thời ấy theo thói tục Do thái, người trọng tuổi phải đi đứng từ tốn. Ai lớn tuổi mà “chạy” ngoài đường là điều không nên .
(4) Có người nói ”Mẹ và Anh Em Thầy đang chờ Thầy ngoài kia.”(Mt 12:47)



Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.