Intelligent Design

Seeing Kết cấu và trật tự tuyệt vời trong vũ trụ hay trong thế giới vật lư có thể dùng làm lư, để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa ?

Thử tưởng tượng chúng ta đang đi trong sa mạc hoang vắng mà gặp hai viên đá nằm ngay ngắn cạnh nhau bên lộ tŕnh, hẳn chúng ta chẳng lấy làm điều và hầu chắc là chẳng ai nghĩ ngợi ǵ. Hai viên đá ngẫu nhiên nằm cạnh nhau trong sa mạc, th́ có ǵ mà phải thắc mắc ? Nhưng nếu tiếp tục đi thêm vài bước mà chúng ta gặp thấy mấy viên đá nằm xếp chồng lên nhau ngay ngắn như kiểu thợ nề xây tường, th́ hẳn chúng ta mau mắn kết luận rằng đă có bàn tay của AI đó xếp đặt chúng như thế. Chứ không lẽ tự nhiên mà chúng nằm chồng lên nhau ngay ngắn như thế ? Sau vài bước chân nữa, chúng ta lượm được cái đồng hồ ló ra trên mặt cát. Không ai lại nghĩ rằng chính cơn băo cát đă cuốn hút mọi thứ lại, ngẫu nhiên làm thành cái đồng hồ, rồi để nó lại chốn này ! Phải có ai đó đă làm nên cái đồng hồ. Chứ không thể bỗng dưng mà có nó được. Cầm cuốn Tâm tư Sao Biển Xuân 2005 trong tay, chẳng ai lại có thể khẳng quyết rằng không có ai làm ra nó cả, chỉ bỗng dưng mà nó tự nhiên có đấy ! Có kết cấu, có trật tự th́ phải có người thiết kế !

Dĩ nhiên trật tự nhận thấy được trong thiên nhiên c̣n phức tạp và đầy tính kết cấu hơn cái đồng hồ hay cuốn Tâm Tư Sao Biển Xuân 2005 nhiều nhiều lần. Tiến sĩ Michael Denton, trong cuốn ”Evolution: A Theory In Crisis” trang 330 -331 miêu tả cái kết cấu phức tạp của các tế bào năo (nơrôn) như sau: Có chừng 10 tỷ nơrôn trong bộ năo con người. Từ mỗi một nơrôn trong 10 tỷ nơrôn ấy lại đâm ra từ 10 000 đến 100 000 nhánh, tiếp xúc với các nơrôn khác. Như thế tạo thành chừng 1000 triệu triệu tiếp điểm, hay 10 mũ 15 (10 lũy thừa 15) tiếp điểm . Khó mà h́nh dung được độ lớn của con số 10 mũ 15. Một cách khiên cưỡng, ta hăy h́nh dung nữa diện tích nước Mỹ, nghĩa là chừng 1 triệu dặm vuông Anh. Khoảng diện tích này được trồng toàn cây, dày đặc với mật độ 10 000 cây mỗi dặm vuông, và trên mỗi cây rừng ấy có 100 000 lá. Đó mới là con số biểu thị các tiếp điểm trong năo bộ chúng ta. Dĩ nhiên các tiếp điểm ấy không phải ngẫu nhiên mà nối kết với nhau. Chúng được thiết kế theo một cấu trúc tuyệt vời và phức tạp. Không có cấu trúc nào trong xă hôi loài người có thể đem ra so sánh với. Hệ thống máy tính siêu nhanh dùng để ghi lại dữ kiện về khí hậu toàn cầu mong đưa ra một dự đóan thời tiếc chính xác phục vụ cho mục đích quân sự mới thiết kế đây, cũng chỉ là một mô phỏng nghèo nàn về mức phức tạp của cấu trúc ấy.

Có chừng 10 tỷ nơrôn trong bộ năo con người. Chúng được thiết kế theo một cấu trúc tuyệt vời và phức tạp.

Dùng một ví dụ tương tự với ví vụ được Rabbeinu Bachya đưa ra từ thế kỷ thứ 10 trong cuốn The Duties of the Heart, The Gate of Oneness, chương 6, chúng ta có thể lư luận như sau : Nếu vô ư làm đổ b́nh mực lên trên một tờ giấy trắng, thật khó mà tưởng tượng nổi vết mực loang lại có thể thành h́nh một hàng chữ đọc được, như đă được bàn tay ngướ viết ra. Ấy là chưa nói đến vết mực loang thành một kết cấu đôi chút phức tạp. Ví dụ vết mực loang thành h́nh một bản truyện Kiều Nguyễn Du ! Giả như tôi mang một bản truyện Kiều viết nắn nót bằng tay và cứ một mực nói với bạn: ”Cái này là do vết mực đổ, vô t́nh loang ra mà thành.” Chắc chắn ai cũng nặng lời cho tôi là đứa, không chỉ “một”, mà là “hai”, hay “ba xạo”. Có quảng đại lắm, các Bác sẽ cho rằng, vết mực đổ, nếu vạn nhất có thực sự loang ra thành truyện Kiều Nguyễn Du th́ nhất định phải có bàn tay rất đỗi khéo léo và một trí tuệ siêu đẳng đứng đàng sau phối kết ! Việc kết hợp ngẫu nhiên những vết mực loang thành con chữ, được đọc thành bài thơ, tuy chỉ là kết hợp theo ước lệ, mà đă mang rơ tính bất khả như thế, th́ huống hồ những cấu trúc quá sức phức tạp, và có tính hệ thống cao gặp thấy trong vũ trụ, trong thế giới vật lư, như các thiên hà, các ngôi sao, các nhiễm sắc thể, và chính cả bản thân các quy luật vật lư...chẳng lẽ lại không đủ sức thuyết phục, và dẫn chúng ta đến tác giả tạo ra và thiết kế chúng ?

Thường có hai phản biện đưa ra để bác lư chứng trên đây : 1- Lư chứng trên quá đơn giản: Cái ǵ mà “Cứ nh́n xem trật tự trong vũ trụ trời đất, th́ liền biết có Đấng Sáng Tạo nên chúng”? Từ việc thấy hai chồng đá đặt ngay ngắn trên nhau, và kết luận là đă có người xếp chúng thành như thế, mà nhảy sang kết luận có Đấng Tạo Hoá dựng nên toàn thể muôn vật, là đă nhảy quá ... xa ! 2-Vai tṛ của tiến hoá là ǵ trong chuỗi các lư luận này ? Sau một thời gian đủ lâu mọi chuyện có thể phát sinh chừng như đột xuất từ ngẫu nhiên ! Sau hàng tỷ năm, rất có thể có một trật tự hay cấu kết nào đó phát sinh ra th́ sao ?

Chúng ta thử trả lời cho phản biện thứ nhất :

Cái nguyên lư “Có trật tự hẳn phải có người thiết kế” áp dụng cho mọi lănh vực từ chuyện người Ả Rập đă chính tay xếp đá bên đường để làm dấu chỉ đường sang đến việc Nguồn Hữu Thể đă dựng nên mọi hiện hữu. Xét về mặt tri thức luận, hai kết luận đều cùng từ một lối luận lư. Hơn thế, càng phải kết luận có Đấng Tạo Hoá từ việc nhận thức các trật tự trong vũ trụ hơn là chuyện kết luận có bàn tay người viễn khách Ả Rập xếp đá bên đường. V́ cấu trúc thiết kế trong vũ trụ là vô cùng phức tạp hơn nhiều. Một lư chứng đơn giản không phải là do thiếu chặt chẽ. Cái nguyên lư nhân quả vẫn là nền tảng cho mọi lư luận, dù nó phát biểu rất giản đơn. Có quả ắt phải có nhân tương ứng. Không có lửa sao có khói ? Không thể cầm cuốn Tâm Tư Sao Biển Xuân 2005 mà chúng ta biết là đă được thiết kế với đầy công khổ và v́ nhiệt t́nh với bạn bè, cùng nước mắt nữa đêm (xin lỗi Bác Khanh), đưa ra trước mặt các Bác Khanh, Cẩm, CLP, rồi điềm nhiên tuyên bố: “Cuốn sách tŕnh bày tao nhă và thiết kế đầy mỹ thuẩt này tự nó ngẫu nhiên xuất hiện, chứ không do ai làm ra đâu đấy nhé!”. Đó là cách hữu hiệu nhất để làm mất ḷng bạn bè. Ai trong chúng ta lại có thể yên tâm b́nh thản mà nói rằng “Cái vốn liếng tiếng Pháp ngày nay tôi có được là tự nhiên phát sinh trong đầu, không do ai cả, càng chẳng phải do các cha Giáo Sao Biển.” Danh sách ví dụ c̣n nhiều đến vô tận.

điềm nhiên tuyên bố: “Trang Web... này tự nó ngẫu nhiên xuất hiện, chứ không do ai làm ra đâu đấy nhé!”. Đó là cách hữu hiệu nhất để làm mất ḷng bạn bè.

Có người cho rằng nguyên lư này “không hiển nhiên”. Quentin cho rằng: ” Một điều hiển nhiên chỉ khi nào mọi người hiểu và tự động tin theo.” Nhiều người dị ứng với nguyên lư này có lẽ là v́ hậu quả nó mang lại. Khi người viễn khách vô danh Ả Rập kia dừng lại bên đường mà buồn tay xếp đá thành hàng, ông ta chẳng hề đưa ra một bó buộc luân lư nào cho người sau này phát hiện ra chúng. Vi thế chúng ta dễ dàng và thuận t́nh truy nguyên đến sự hiện hữu của ông . Nhưng khi kết luận chỉ thẳng vào Thiên Chúa (hoặc một Vị Thượng Trí cao vời) th́ trí ta như khựng lại, và bất kham khó thuận t́nh. Càng khó thuận t́nh nh́n nhận sự thật hơn nữa khi SựThật ấy đ̣i buộc ta phải có hệ quả luân lư, tỷ như sau khi biết được SựThật th́ phải thay thay đổi lối sống chẳng hạn. Hoặc chúng ta khó thuận t́nh nh́n nhận sự thật khi chính sự thật ấy phơi bày cho ta thấy rằng trước giờ ta đă...lầm !

Trong cuốn “The Obvious Proof” của hai tác giả Gershon Robinson và Mordechai Steinman, hai người đă đưa ra một bằng chứng do hàng triệu người trên thế giới cùng đóng góp vào để minh hoạ hùng hồn cho lư chứng trên: Cần phải có một Đấng Sáng Tạo . Năm 1968 cuốn phim "2001: A Space Odyssey" được tŕnh chiếu. Trong phim các nhà khoa học Mỹ sống trong một trạm không gian trên mặt trăng đào lên được một dấu chỉ hiển nhiên minh chứng có đời sống thông minh ngoài trái đất. Họ t́m được một mẩu đá h́nh khối vuông vắn bề mặt nhẵn bóng. Chỉ có thế. Người Mỹ bèn giữ kín phát hiện này, v́ sợ rằng một khi tin này tung ra sẽ gây náo loạn và lo sợ không ít cho cư dân trái đất, khi mọi người chưa được chuẩn bị tinh thần. Hàng ngàn bài phê b́nh phim và hàng triệu khán giả xem phim đều không hề mảy may đặt vấn nạn về cái luận cứ dựa trên nguyên lư nhân quả đơn giản đă nói trên. Ai nấy đều đương nhiên chấp nhận rằng phải có những sinh vật thông minh, khác loài người, đă làm ra những phiến đá nhẵn mặt thế kia ! Không thể nào mà ngẫu nhiên lại có được miếng đá mặt nhẵn như gương được . Như thế, hoàn toàn khách quan, không bị bất cứ áp lực bên ngoài nào chi phối, dù là luân lư hay t́nh cảm hay giáo hội, hoặc từ bất cứ nhà truyền giáo nào chi phối, ngồi yên tâm nhấm nháp bắp rang và ly nước ngọt trong bóng tối của rạp hát, mọi khán giả ai nấy "đều đồng thuận" rằng miếng đá nhỏ nhẵn mặt kia rơ ràng chứng minh hùng hồn phải có một trí thông minh tạo ra nó hay mài nó. Đám đông b́nh dân kia đă “hiểu và tự động tin theo”. Đấy là chưa kể, vài hàng sau khi nói câu mà chúng tôi mới trích dẫn ở trên, Quentin lại tự động nói ngược lại chính ḿnh:”Chúng ta phải chấp nhận một sự kiện hiển nhiên rằng không có Thượng đế nào tạo dựng vũ trụ cả.” Vậy th́ Quentin có dám chắc chắn rằng “mọi người” trên thế giới này đều “hiểu và tự động tin rằng không có Thuợng Đế”, để có thể tự ḿnh định nghĩa hai từ “hiển nhiên” là “chỉ khi nào mọi người hiểu và tự động tin theo.” ? Khi chứng cớ không dẫn đến Thượng Đế, người ta dễ chấp nhận rằng chỉ cần một vật có cấu trúc đơn giản thôi cũng đủ làm cái ngưỡng tối thiểu để kết luận rằng không vật ǵ có thể ngẫu nhiên mà hiện hữu ra đấy được. Thế th́, vũ trụ, có cấu trúc và mức độ thiết kế phức tạp hơn nhiều, phải được tạo dựng nên .

Bây giờ chúng ta góp tiếng đến phản biện thứ hai : Nếu như có tiến hóa ngẫu nhiên th́ sao? Nghĩa là nếu có một khoảng thời gian đủ lâu, th́ một cấu trúc phức tạp có thể ngẫu nhiên mà xuất hiện được không ? Nói theo ngôn ngữ xác xuất, th́ nếu cứ kiên tŕ “thử- trial” măi, th́ một biến cố được coi là “khó mà xảy ra - improbable”, sẽ trở thành “rất có thể xảy ra lắm – likely”. Người viết bắt chước Robert Shapiro, Giáo sư Hóa tại Đại Học New York, dùng Xổ số cuả Tiểu Bang California để làm ví dụ cho vấn đề này. Sổ xố của Tiểu Bang Cali được chơi như sau: Người muốn đánh số tự ư chọn sáu số bất kỳ trong các số từ 1 đến 51. Người trúng giải độc đắc là người chọn đúng cả 6 con số. Một chút toán: Khả năng để chọn 6 số bất kỳ trong 51 số là C(n,k) = C(51,6) = 51*50*49*48*47*46 / 1*2*3*4*5*6 =12966811200 / 720 =18009460 Như thế xác xuất để trúng độc đắc là 1/18009460, ngót nghét 1 phầm 18 triệu Xác xuất này có nghĩa như thế nào: Nếu chúng ta lái xe 10 dặm để đi mua số, th́ chúng ta có khả năng bị tai nạn xe ba lần lớn hơn là khả năng trúng số. Nếu mỗi ngày chúng ta chơi một lần liên tiếp trong ṿng 30 ngàn năm, may ra mới có khả năng trúng số.

Thế c̣n xác xuất sự sống phát sinh hoàn toàn do ngẫu nhiên th́ như thế nào ? Chúng ta nhường lời lại cho nhà vật lư nổi tiếng Stephen Hawking, viết trong cuốn “Lược Sử Thời Gian - A Brief History of Time”: “Xác xuất ấy gần giống như xác xuất của một đàn khỉ cầm dùi gơ trên bàn phím máy đánh chữ. Hầu hết những hàng chữ chúng đánh ra đều là loạn xà ngầu và vô nghĩa. Ngẫu nhiên mà chúng đánh ra được các bài thơ sonnet của Shakespeare ! Tương tự, trong trường hợp vũ trụ chúng ta, có lẽ đấy cũng y như chúng ta đang may mắn sống trong một vùng vũ trụ lặng lẽ và đồng điệu.”

“Xác xuất ấy gần giống như xác xuất của một đàn khỉ cầm dùi gơ trên bàn phím máy đánh chữ. Hầu hết những hàng chữ chúng đánh ra đều là loạn xà ngầu và vô nghĩa. Ngẫu nhiên mà chúng đánh ra được các bài thơ sonnet của Shakespeare !

Mà có thật được như vậy không ?

Trả lời cho Hawking, tiến sĩ Gerald Schroeder, cũng là một nhà vậy lư, trong cuốn “Genesis and the Big Bang”, đă tính xác xuất đàn khỉ đánh loạn xạ trên bàn phím mà ra bài thơ Sonnet của Shakespeare như sau. Ông chọn bài thơ bắt đầu bằng câu : "Shall I compare you to a summer's day?" “Có 488 con chữ trong bài thơ này... Cái may mắn để ngẫu nhiên gơ 488 phím trên bàn phím mà tuần tự ra được bài thơ này là 1 trên 26 mũ 488, hay 1 trên 10 mũ 690. Con số 10 với 690 số zêro bên cạnh. Chúng ta sẽ mường tượng được con số này lớn như thế nào, khi so sánh với số giây tính từ thời điểm Big Bang, cách nay 15 tỷ năm. Trong khoảng thời gian 15 tỷ năm, chỉ mới có 10 mũ 18 giây mà thôi ! Để ngẫu nhiên đánh máy ra được bài thơ Sonnet, th́ tất cả mọi con khỉ trên thế gian, cùng với mọi sinh vật trên thế gian, thi nhau đánh lia lịa trên số máy chữ do tất cả khối lượng sắt có được trong vũ trụ làm thành, và liên tiếp trong khoảng thời gian lâu gấp nhiều lần tuổi vũ trụ, th́ xác xuất ra cho được bài thơ vẫn c̣n quá nhỏ. Nếu chỉ mỗi giây đánh một chữ, cho ra được một câu chỉ gồn 16 con chữ thôi , th́ cũng đă cần đến 2 triệu tỷ năm mới đánh ra được mọi khả năng kết hợp ! (Tuổi vũ trụ, theo tầm hiểu biết hiện thời của khoa học, chỉ mới có 15 tỷ năm) Robert Shapiro c̣n trích dẫn những tính toán của người được giải Nobel là Sir Fred Hoyle. Ông tính xác xuất ngẫu sinh của một con vi khuẩn. Ban đầu Hoyle và đồng viện của ông là C. Wickramasinghe theo thuyết ngẫu sinh, nhưng sau khi tính xác xuất của việc ngẫu sinh, hai ông đă thay đổi lập trường . Một con vi khuẩn tiêu biểu, một đơn bào sơ đẳng nhất, do chừng 2000 enzymes tạo nên , Hoyle và Wickramasinghe lấy xác xuất ngẫu sinh của một enzyme rồi nhân lên với chính nó 2000 lần để tính ra xác xuất một con vi khuẩn gom chúng lại mà tự ngẫu sinh được. Xác xuất đó là 10 mũ 40,000 , nghĩa là 1 trên 10 mũ 40000 . Hoyle cho rằng với xác xuất đó mà xảy ra được, th́ giống như xác xuất của một cơn trốt, xoáy lốc trong nghĩa địa xe hơi mà cho ra được một chiếc Boeing 747.

Đó mới chỉ là xác xuất tự ngẫu sinh của một đơn bào, không có nó th́ cuộc tiến hoá không thể nào bắt đầu. C̣n nói ǵ đến xác xuất của các sinh thể phức hợp hơn như một bộ phận trong cơ thể người hay mọi enzymes trong thân người . Shapiro viết :”Cái tính bất khả của việc tự ngẫu sinh một đơn bào lớn đến độ mọi bao gồm thời gian vô cùng hay không gian vô tận đều trở thành vô nghĩa. Với xác xuất như thế, dù có kể thời gian “lâu cho đến lúc mọi Lỗ Đen tan biến” hay với không gian “bao la cho đến tận cùng vũ trụ” cũng đều không thay đổi được ǵ. Nếu có phải chờ, ta nên chờ đợi một phép lạ.” Dù ǵ đi nữa, th́ trong thực tế, một biến cố với xác xuất 1 trên 10 mũ 40,000, tương đương với bất khả, hay không bao giờ có thể xảy ra.

Thay lời kết

Giả sử các Bác ngồ́ ghế quan toà để xử một vụ đại h́nh. Bị cáo can tội giết người. Các chuyên viên điều tra h́nh sự đă thí nghiệm và quan sát đạn đạo cũng như những vết xước do đường khương tuyến trong ṇng súng tạo ra trên đầu đạn t́m thấy trong ḿnh nạn nhân HOÀN TOÀN TRÙNG HỢP với đầu đạn bắn ra từ khẩu súng của nghi can. Xác xuất mà đầu đạn giết người ấy bắn ra do một khẩu súng KHÁC với khẩu súng của nghi can là 1/1 000 000 000 (một phần tỷ). Nghi can vẫn một mực nằng nặc cho rằng hoàn toàn do ngẫu nhiên mà súng của anh ta bắn ra một đầu đạn giống y hệt với đầu đạn đă giết nạn nhân, và rằng anh ta không hề dùng súng của ḿnh để bắn chết nạn nhân, rằng chính một khẩu súng khác nào đó đă giết nạn nhân, rằng th́ là... “Một phần tỷ th́ một phần tỷ . Đó cũng là một khả thể, chứ bộ !” Dấu tay của nghi can lại được t́m thấy nhiều nơi trên ḿnh nạn nhân. Nghi can vẫn nói dấu tay của anh ta ngẫu nhiên trùng với dấu tay của tên sát nhân thực thụ . Một lần nữa cũng là một khả thể. Có những nhân chứng thấy tận mắt một người giống y hệt nghi can đă bắn nạn nhân. Nghi can vẫn chối phăng : “Có một người nào đó trong số sáu bẩy tỷ người hiện đang sống trên trái đất này, giống y hệt anh ta, đă làm điều đó. Chứ anh ta th́ không !”. Đây cũng không phải là điều không thể .

Các Bác là quan toà, các Bác quyết định như thế nào ?

Có một Đấng Tạo Dựng nên vũ trụ hay không ? Hăy nh́n vào cấu trúc phức tạp và thiết kế diệu kỳ của vũ trụ,

Trong đời sống thường nhật, xác xuất hiếm hoi như thế ai cũng coi là điều không thể xảy ra ! Chúng ta phải cân nhắc cái hiển nhiên. Chúng ta phải đi đến một kết luận hữu lư nhất. Có một Đấng Tạo Dựng nên vũ trụ hay không ? Hăy nh́n vào cấu trúc phức tạp và thiết kế diệu kỳ của vũ trụ, hăy xét đến cái xác xuất của việc vật chất ngẫu sinh. Và thành thực trả lời cho ḷng ḿnh. Nguyễn đức Khang Houston,ngày 11 tháng Hai năm 2005



Trích từ Chuyện Nhà tôi by KHG Press.

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.