Giuse và các Anh Em

 

 

Seeing

1-“Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”

 

Kinh Thánh không ngần ngại gọi ông là “có duyên và đẹp trai.”( Stk 39:6) Đúng là mẹ nào con nấy. Mẹ ông có sắc có duyên, đă chiếm ḷng cha ông ngay giây phút đầu gặp gỡ (Stk 27:18 ).

Không những thế, ông c̣n thông minh nữa, cực kỳ thông minh. Ông lại cần mẫn. Những công việc nào được trao giao vào tay ông, ông chu toàn vẹn phần xuất sắc. Ngoài ra ông c̣n có thêm biệt tài giải mộng.

Một người đa tài như thế, cuộc đời lại dành cho nhiều truân chuyên, nhiều phen nguy đến tính mạng.

Đọc lại đoạn tiểu sử kể chuyện đời ông trong văn mạch Kinh Thánh, và nh́n đời ông qua lăng kính của một người VN hải ngoại, chúng ta sẽ thích thú thấp thoáng nhận ra không chỉ h́nh ảnh mà cả những bổn phận tương lai đang đợi chờ chúng ta.

Chuyện xưa rất xưa, nhưng bề dày thời gian không làm nhạt nhoà h́nh ảnh trong gương cổ, mà ngược lại tô đậm những nét chính, khiến cho chuyện xưa trong ḍng Lịch sử Cứu độ, nay trở thành chuyện thời sự của Giáo hội thiên niên kỷ thứ ba, và áp dụng được cho nhiều người trong chúng nhân dịp Năm mươi năm SB sắp tới.

Người đó là ai ?

Nếu ông ngoại Laban của ông giữ đúng lời hứa với cha ông, th́ ông đă là người con cả trong gia đ́nh 12 người con. Nhưng v́ cha ông phải cưới chị của mẹ trước, rồi bảy năm sau mới cưới mẹ ông, nên ông chỉ là người con thứ mười một.

Mẹ ông chỉ sinh được hai người con, ông và người em út trong gia đ́nh. Mẹ ông mất ngay khi vừa sinh người em này. Bà không có mộ phần đàng hoàng, mà người ta đă chôn bà bên vệ đựng làng Bêlem. “Bà Rakhen qua đời và được chôn trên con đường đi Épratha, tức là Bêlem. Ông Giacóp dựng một bia đá trên mộ bà, đó là bia mộ bà Rakhen, vẫn c̣n cho đến ngày nay.” ( Stk 35:19-20)

Vâng, ông chính là Giuse, con của Giacob và Rachel.

Cha ông, Giacop, rất thương mẹ ông. Cha ông đành đoạn làm rể Chương đài cho nhà ông ngoại mười bốn năm ṛng mới lấy được mẹ ông. Và t́nh yêu ấy không hề suy giảm theo thời gian. Nên chẳng may khi bà mất lúc sinh em Benjamin, cha ông dành cho hai anh em ông một t́nh cảm đặc biệt. Cha ông không ngần ngại bày tỏ ḷng yêu thương ông hơn các anh. Cha may riêng cho ông một cái áo đẹp. “Ông Ítraen yêu Giuse hơn tất cả các con, v́ ông đă già mới sinh được cậu, và ông may cho cậu một áo chùng dài tay” (Stk 37,3).

Hẳn không phải ch́ v́ cái áo mà các anh sinh ḷng ganh ghét Giuse, nhưng v́ “Cậu mách cha tiếng đồn không hay về họ.” ( Stk 37,2) “Các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh, th́ sinh ḷng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu.”( Stk 37,2)

Chúng ta thấy được chứng cớ về những tiếng đồn xa đồn gần này, ít là của người anh cả Giuđa, khi ông này “cố t́nh” quên lời hứa gả con trai thứ hai cho người con dâu Tamar, khiến người con dâu phải hoá trang loè loẹt như các cô gái ăn sương, để thành toàn luật levirat cho gia đ́nh nhà chồng !( Stk 38. Xin xem bài “Tamar, kiều nữ giang hồ”). Ông Ruben, sau này, c̣n loạn luân với bà Bihna.

Từ ghen ghét sang đến tội ác chỉ một bước ngắn.

Nói cho ngay, gia tộc của Giacob lúc bấy giờ là môt gia tộc mạnh, không những v́ có đông con trai, mà c̣n v́ đám đàn ông ấy lại đoàn kết với nhau, trong điều tốt cũng như trong việc xấu.

Khi cô em gái út Dina bị Sikhem, con trai của ông Khamo, làm nhục “Đi-na, người con gái bà Lê-a đă sinh cho ông Gia-cóp, đi ra xem các con gái xứ ấy.2 Si-khem, con trai ông Kha-mo, người Khi-vi, đầu mục xứ ấy, trông thấy th́ bắt cô, rồi cưỡng ép cô ăn nằm với ḿnh.3 Rồi ḷng cậu quyến luyến Đi-na, con gái ông Gia-cóp; cậu yêu cô gái và âu yếm dỗ dành cô” (Stk 34:2), cả đám anh hợp quần lại, dùng mưu mà trả thù cho em gái.

Họ thuyết phục ông Khamô. Ông này khiến mọi đàn ông trong thành chịu chấp nhận cắt b́. “Tất cả những người ra họp ở cửa thành ông Khamo đều nghe lời ông và Sikhem, con trai ông; mọi đàn ông con trai, mọi người ra họp ở cửa thành đều chịu cắt b́. Sang ngày thứ ba, khi họ c̣n đang đau, th́ hai con trai ông Giacóp là Simêôn và Lêvi, anh của Đina, mỗi người xách một thanh gươm, vào thành lúc không ai ngờ, và giết mọi đàn ông con trai. Các cậu đă dùng gươm giết ông Khamo và Sikhem, con trai ông Khamo, đem Đina ra khỏi nhà Sikhem, rồi đi. Các con trai ông Giacóp c̣n đạp lên các xác chết và cướp phá thành, bởi v́ người ta đă xâm phạm tiết hạnh em gái các cậu. Chiên dê, ḅ lừa của họ, những ǵ ở trong thành và ngoài đồng, các cậu đều lấy đi. Các cậu mang theo mọi tài sản cũng như mọi đàn bà con trẻ của họ, và cướp phá mọi thứ trong nhà.” (Stk 34:25-39)

Trong đám đàn ông đang sống theo cảm tính và phải dùng sức mạnh để chống chọi với người địa phương Canaan như thế, th́ dáng dấp đẹp trai của Giuse không phải là điều cấn thiết hay đáng tự hào.

Giuse, lúc ấy chỉ là em út trong nhà, lại c̣n thêm rơm vào lửa khi kể lại giấc mơ của ḿnh: “Em thấy bó lúa của em vươn dậy, đứng thẳng lên, c̣n những bó lúa của các anh bao quanh và sụp xuống lạy bó lúa của em." (Stk 37:7)

Dưới con mắt của các anh, Giuse chỉ là cái trứng ung trong giỏ. Các anh bảo cậu: "Mày muốn làm vua làm chúa thống trị chúng tao sao? " Và họ càng ghét cậu thêm v́ những chiêm bao và những lời nói của cậu.” (Stk 37:8 )

Cả đến ông bố Giacob cũng bực ḿnh: “Cha cậu mắng cậu và nói: "Giấc chiêm bao mày đă thấy là ǵ? Tao, mẹ mày và các anh mày lại phải đến sụp xuống đất lạy mày sao?” Các anh ghen với cậu, c̣n cha cậu th́ ghi nhớ điều ấy”. ( Stk 37:11)

Nhân dịp Giacob sai Giuse đi thăm các anh đang chăn đoàn súc vật, các anh dành sẵn cho Giuse một bản án: tử h́nh.

Như thế khi chôn các tượng thần ngoại bang “dưới gốc cây vân hương gần Sikhem” toàn bộ tộc Giacóp đă đoạn tuyệt với quá khứ mà giao ước với Thiên Chúa. Biến cố này giống như một Công đồng chung tiên khởi của nhân loại. 

Nhưng chúng ta khoan vội kết luận v́ ganh v́ ghét mà các anh em ông xử ác với ông. Kinh thánh có nêu lên tương giao không mấy thiện cảm giữa họ. Nhưng đó không hẳn là lư do chính yếu.

Những người đă từng mạnh tay trả thù cho em gái Dina, chỉ để “gầy dựng ” và “ǵn giữ” uy tín cho bộ tộc nhà Giacob, th́ hẳn họ có thể có những lư do khác để thanh trừng nội bộ.

Giacop đă phải luôn miệng nhắc nhở con cái ḿnh và gia đinh thuộc quyền trong nhà về bổn phận phải gắn bó niềm tin vào “Vị Thần Linh” của tiên tổ.

Tương quan thân thiết giữa gia tộc Giacob và Thiên Chúa lại vừa mới được đổi mới và được đích thân Thiên Chúa nhắc nhở khi, sau vụ thảm sát thành Sikhem v́ cô Dina, Ngài ra lệnh Giacob dựng một bàn thờ cho Ngài tại Beth-En: “Thiên Chúa phán bảo ông Gia-cóp: "Đứng dậy! Hăy lên Bết Ên và ở đó. Hăy làm ở đó một bàn thờ để kính Thiên Chúa, Đấng đă hiện ra với ngươi khi ngươi đang trốn Ê-xau, anh ngươi." Ông Gia-cóp bảo gia đ́nh ông và tất cả những người cùng đi với ông: "Hăy loại bỏ các thần ngoại bang ở giữa các người, hăy tẩy uế ḿnh và thay áo. Nào ta hăy đứng dậy và lên Bết Ên! Tại đó tôi sẽ làm một bàn thờ để kính Thiên Chúa, Đấng đă đáp lời tôi ngày tôi gặp bước gian truân, và đă ở với tôi trong chuyến đi tôi đă thực hiện." Họ nộp cho ông Gia-cóp hết các thần ngoại bang họ đang giữ và các khuyên họ đeo ở tai, và ông Gia-cóp chôn những thứ ấy dưới gốc cây vân hương ở gần Si-khem. Họ lên đường, và Thiên Chúa gieo kinh hăi xuống các thành chung quanh, khiến người ta không đuổi theo con cái ông Gia-cóp.” ( Stk 35,1-5)

Như thế khi chôn các tượng thần ngoại bang “dưới gốc cây vân hương gần Sikhem” toàn bộ tộc Giacóp đă đoạn tuyệt với quá khứ mà giao ước với Thiên Chúa. Biến cố này giống như một Công đồng chung tiên khởi của nhân loại. Mọi người đồng ḷng đoạn tuyệt với các ngẫu thần. Hành vi chôn các tượng thần dưới gốc cây là một lời tuyên tín minh bạch.

Từ đó, họ biết họ là những người theo về phe Thiên Chúa và có được Thiên Chúa phù trợ. Họ nghĩ họ có khả năng khiến kẻ khác e dè. Họ bội ước giết cả thành Sikhem, báo thù cho em Dina, mà các thành chung quanh không dám rượt theo báo thù !

Say men với cái uy thế không xứng đáng mà bỗng dưng được ấy, các anh của ông cho rằng họ có quyền làm thay đổi thế giới, rằng cái thằng em “Giuse hay mơ hoảng lại nỏ miệng” kia là một thứ “sâu làm rầu nồi canh gia đ́nh”.

Trong họ hàng đời trước đây đă có ông bác Ismael, anh của ông nội Isaac, đă bị đuổi vào sa mạc. Đến đời sau, bác Esau cũng “chẳng ra ǵ” khi cưới bác gái người Canaan. Ḍng họ nhà ta không nên có những thứ hay hoang tưởng như Giuse, toàn những mơ thấy cha, mẹ, anh, em phục lạy ḿnh!

Như thế phần nào họ đă ư thức được vai tṛ của họ trong lời hứa của Thiên Chúa dành cho con cháu của cụ tổ Abraham! Nhưng họ đă đi quá xa khi đóng vai quan án, tự ư thanh lọc gia đ́nh.

Bàn tay Thiên Chúa đă can thiệp, chuyển bản án tử thành định mệnh.

Thay v́ giết em, các anh bỏ Giuse xuống giếng cạn, sau lại bán cho đoàn thương khách người Madian. Đám này dẫn chàng nô lệ đẹp trai, con cưng của bố Giacop, sang Aicập.

 

2-“Ngh́n trùng xa cách, người đă đi rồi !”

Chua xót và cay đắng, tên nô lệ Giuse lầm lũi đi theo đoàn khách thương dưới nắng thiêu sa mạc, bỏ lại sau lưng quê cha đất tổ, một người em non trẻ và một người cha hết ḷng thương yêu ḿnh.

Từ phận người con cưng trong một bộ tộc tự do bắt đầu có chút tiếng tăm, chàng trở thành nô lệ. Tương lai giờ chỉ c̣n là vô định. Điều chua xót là những tai ương ấy lại do chính người trong nhà làm cho ḿnh.

“Người Ma-đi-an đem bán cậu tại Ai-cập cho ông Pô-ti-pha là thái giám của Pha-ra-ô và là chỉ huy thị vệ." ( Stk 37:36)

Cay đắng là thế, vậy mà suốt cuộc hành tŕnh về chốn nhục nhằn, Giuse không than trách lấy một lời. Kinh Thánh không ghi lại một lời nói nào của Giuse, chứ đừng nói đến chuyện ông chỉ tay lên trời mà chỉ thủ phạm!

Chúng ta phải ghi lại ngay đây bài học nóng bỏng hợp thời mà Giuse âm thầm nhắn lại. Cậu thanh niên nô lệ Giuse đă hành xử khác xa với chúng ta ngày nay. Sau biến cố Tsunami hay Katrina, nhiều người đă vội buông lời: “Nếu Thiên Chúa tốt lành, sao Ngài lại để cho sự dữ hoành hành thế này!”

Ngược lại khi bị bán làm thân nô lệ vào nhà quan Potiphar, Giuse đă “được đẹp ḷng chủ, cậu là người phụ tá cho ông. Ông đặt cậu làm quản gia và giao phó cho cậu mọi tài sản của ông. Từ khi ông đặt cậu làm quản gia coi sóc mọi tài sản của ông” ( Stk 39:4-5)

Để được như thế, không phải chỉ do Đức Chúa giúp đỡ mà thành, nhưng cũng là do chính công khó của Giuse đă đổ mồ hôi sôi nước mắt vào đó.

Từ phận tôi đ̣i là đứa ăn đứa ở, Giuse đă không phản chứng, nhưng đă vượt thắng định mệnh, vượt thắng chính ḿnh, đă cật lực làm lụng và chứng tỏ tài khéo của ḿnh thế nào khiến cho gia chủ giao phó toàn bộ tài sản vào tay. “Tài sản của ông, ông phó mặc tất cả trong tay Giu-se, và có Giu-se th́ ông không c̣n lo ǵ cả, chỉ biết đến bữa là ăn.” (Stk 39:5-6)

Từ phận tử tội mang án chết trong tay anh em ḿnh, rồi từ thân phận tôi đ̣i lên địa vị quản gia trung tín cho nhà quan, Giuse đă nên gương cho chúng ta, những người đă từng phải dời cư ít là một lần trong đời.

 

3-“Hoạ vô đơn chí”

Trước khi kể tiếp một đại hoạ khác của Giuse, Kinh Thánh lạnh lùng ghi lại:

“Giu-se lại có duyên và đẹp trai.“ (Stk 39,6)

Bác SB nào đẹp trai th́ liệu đấy mà xem gương.

“Có duyên và đẹp trai” nhiều khi cũng là một cái tội.

Bà nhà, bà vợ trắc nết của chủ nhà, “phải ḷng” Giuse. Bà chết mê chết mệt v́ Giuse. Và bà muốn chiếm cho được Giuse. Bà muốn chàng nô lệ Giuse cũng phải trở thành nô lệ t́nh dục cho bà. “Sau các việc đó, bà vợ ông chủ để mắt tới Giu-se; bà nói với cậu: "Nằm với tôi.” Nhưng cậu từ chối và nói với bà vợ ông chủ: "Bà coi, có tôi th́ ông chủ tôi không c̣n phải lo ǵ đến việc nhà. Tài sản của ông, ông đă giao phó tất cả trong tay tôi. Trong nhà này, chính ông cũng không lớn hơn tôi, và ông không giữ lại thứ ǵ mà không trao cho tôi, trừ bà ra, v́ bà là vợ ông. Vậy sao tôi có thể làm điều ác tày đ́nh như thế và phạm đến Thiên Chúa? " Ngày ngày bà cứ nói với Giu-se, nhưng cậu không chịu nghe mà nằm cạnh bà để ngủ với bà.” (Stk 39:7-10).

Câu chuyện bốn, năm ngàn năm trước mà nghe chừng quen thuộc như đọc thấy trong cột tin vắn trong báo ra hằng ngày. Nếp sống luân lư của loài người lại chẳng thăng tiến hay cải thiện ǵ cả sao? Chuyện thường hay xảy ra giữa bà chủ nhà và anh gia nhân trẻ điển trai.

Không ăn được th́ bà đạp đổ. Bà dựng chuyện. Và Giuse, một lần nữa, rơi vào ṿng lao lư: “Một ngày kia, cậu vào trong nhà để làm phận sự và không có gia nhân nào trong nhà, th́ bà níu áo cậu mà nói: "Nằm với tôi đi! " Cậu bỏ áo lại trong tay bà, chạy trốn và ra ngoài. Khi bà thấy rằng cậu đă bỏ áo lại trong tay bà và chạy trốn ra ngoài, th́ bà gọi người nhà và nói với họ: "Các người xem đấy: người ta đă đưa về cho chúng ta một tên Híp-ri để đú đởn với chúng ta. Hắn đă đến với tôi để nằm với tôi, nhưng tôi đă lớn tiếng kêu. Khi nghe tôi cất tiếng kêu, th́ hắn bỏ áo lại bên cạnh tôi, chạy trốn và ra ngoài."

Bà để áo cậu bên cạnh ḿnh cho đến khi ông chủ của cậu về nhà.17 Bà cũng dùng những lời lẽ như trên và nói với ông: "Tên nô lệ Híp-ri ông đă đưa về cho chúng ta, đă đến với tôi để đú đởn với tôi. Khi tôi cất tiếng kêu, th́ hắn bỏ áo lại bên cạnh tôi và chạy trốn ra ngoài." Khi ông chủ của cậu nghe những lời bà vợ nói với ông: "Tên nô lệ của ông đối xử với tôi như thế đó! " th́ ông đùng đùng nổi giận. Ông chủ của Giu-se bắt cậu và tống vào nhà tù, nơi các tù nhân của nhà vua bị giam giữ.” ( Stk 39,11-20).

Oan này có trời mới gỡ được. Câu chuyện y hệt như chuyện trong báo “Tiểu thuyết Thứ Bảy”.

Nói cho ngay, ông chủ không tin lời bà vợ lắm. V́ với uy quyền của chức Trưởng Thị Vệ, chức mà nói theo ngôn ngữ ngày nay là chức Chỉ Huy trưởng Ngự Lâm quân, ông có thể “tiền trảm hậu tấu”, giết Giuse mà không cần khai báo.

Đàng này, ông chỉ tống giam Giuse. Vào trong khâm lao.

Giuse bây giờ trở thành khâm phạm của triều đ́nh pharaô. Thân phận và t́nh trạng c̣n tệ hơn cả một tên nô lệ. Nô lệ dù sao cũng c̣n thấy mặt trời. Chứ đă là khâm phạm trong nhà tù của vua th́ chỉ c̣n là cái xác biết đi ...

Nhưng hùng tráng hơn hết là trong suốt những bi thương ấy, Giuse không hề thốt lên lời oán trách bất cứ ai.

Nhưng phải chú ư đến chi tiết thú vị này: Dần dần chúng ta thấy Kinh Thánh khéo léo dẫn chúng ta theo Giuse từng bước đến gần với vua pharaô.

Từ cái giếng cạn hẻo lánh mất hút giữa hoang mạc xứ Canaan xa xôi, Giuse-nô-lệ chân thấp chân cao nhập cư vào Ai cập. Từ bùn đen, ông vươn lên làm quản gia trung thành cho quan Thái giám và Chấp chưởng Thị vệ .

Rồi từ đỉnh cao này, Giuse lại rơi xuống vực thẳm tột cùng trong ngục tối. Ngục tối, nhưng là ngục của vua ! Của vua nhưng lại là thân phận khâm phạm của triều đ́nh.

Rơ là đầy éo le, và bi thảm.

Nhưng hùng tráng hơn hết là trong suốt những bi thương ấy, Giuse không hề thốt lên lời oán trách bất cứ ai.

 

4- Ai Cập, đất của nô lệ

Chúng ta phải dừng lại một chút để nói về Ai Cập, một đất nước được Kinh thánh nhắc đến nhiều lần.

Từ Cổ đại, đa phần diện tích của Ai cập là sa mạc. Khắp bốn phía chung quanh, Ai cập được bao bọc bởi sa mạc, trừ lưu vực trù phú của sông Nil. Nếu sông Nil không chảy qua Ai cập, toàn thể Ai cập chỉ là cát khô !

Nằm giữa sa mạc như thế, cát nóng trở thành một lá chắn thiên nhiên bảo vệ Ai Cập chống lại xâm lăng từ bên ngoài. Suốt khoảng 3000 năm, đất nước này chỉ bị xâm lăng có ba lần. Lần đầu do dân Hyksos, sau đó là đế quốc Assyri, cuối cùng là do Alịchsơn Đại đế. Như thế nền văn minh Ai cập là nền văn minh c̣n giữ được sắc thái thuần nhất của ḿnh lâu nhất, toàn vẹn nhất, nhưng cũng ít thay đổi nhất.

Nền văn minh này phát sinh vào khoảng năm 3300 trước Công nguyên. Khó có nền văn minh nào so sánh được ngang tầm. Nh́n những di tích hùng vĩ lưu lại qua bao đời nay chúng ta mới hiểu được người Ai cập đă văn minh như thế nào trong quá khứ.

Khi Trẻ thơ Giêsu và gia đ́nh thánh 2000 năm trước, đă thấy kim tự tháp của Khufu, gọi là “Cheops” của Ai cập y hệt như chúng ta c̣n thấy ngày nay, th́ kim tự tháp ấy đă sừng sững thách đố gió mưa như thế cả ngàn năm trước đó rồi. Năm triệu tấn đá đă được chồng lên nhau gọn gàng ngay ngắn, chỉ bằng sức người, giây, và ṛng rọc.

Tại sao lại tốn công cho một cái mồ của nhà vua như thế ? Bởi v́ người Ai cập cũng có một tâm thức tôn giáo cao như văn minh của họ. Họ rất quan tâm đến người đă khuất, nên thuật ướp xác của họ là duy nhất trên thế giới. Sách thánh của họ là cuốn “Sách của Người Chết”.

Họ tin rằng vua Pharaô của họ là thần linh, có toàn quyền. Cả khi pharaô đă qua đời, ngài vẫn c̣n có quyền trên những người sống. Nên người Ai cập phải cẩn thận và chu đáo với ngài pharaô. Kim tự tháp chính là ngôi nhà của vua pharaô sau khi qua đời, trong đó có đầy đủ vàng bạc châu báu và thực phẩm cho ngài.

Ngoài pharaô mà họ coi như thần, người Ai cập c̣n thờ nhiều thần khác nữa, rất nhiều thần, có đến 2000 vị.

Thêm một đặc tính khác trong nền văn minh Ai cập này, là người Ai cập cũng rất ít luân lư. Chúng ta hẳn c̣n nhớ chi tiết bà vợ trắc nết của quan Thái giám đă chài mồi Giuse trên đây.

Trong bối cảnh đó, chàng Giuse của chúng ta, nay tuổi chừng trên 20 một chút, đang từng ngày bóc lịch trong ngục tối, bên cạnh có hai quan lớn, đă thất sủng, của pharaô. Một vị là quan ngự thiện, nấu và nếm cơm cho pharaô trước khi ngài dùng. Vị kia là quan chuốc tửu, pha, nếm và dâng rượu cho vua trước khi ngài nhắm.

Hai vị, tuy gần gũi và thân tín với pharaô như thế, không hiểu sao mà vẫn bị tù. Dẫu sao Giuse cũng gần pharaô thêm một bước, tuy rằng từ một nơi không lấy ǵ làm “sáng sủa” cho lắm.

Từ tận đáy cùng cực Giuse lại nên gương phấn đấu vươn lên: “ông được cảm t́nh của viên quản đốc nhà tù. Viên quản đốc nhà tù giao phó cho Giu-se hết mọi tù nhân trong nhà tù, và tất cả những ǵ họ làm, đều do cậu cho làm. Viên quản đốc nhà tù chẳng ngó ngàng chi đến tất cả những việc đă giao phó cho Giu-se.” (Stk 39:22-23)

Dĩ nhiên Kinh thánh ghi rơ có bàn tay Chúa phù trợ, xếp đặt, an bài và ban cho như thế, nhưng hẳn nhân cách và tài năng của Giuse đă tỏ ra xứng đáng với ân điển ấy: “Vậy sao tôi có thể làm điều ác tày đ́nh như thế và phạm đến Thiên Chúa? "(Stk 39:9)

Xảy ra chuyện cả hai vị này trong cùng một đêm, mơ một giấc mơ tương tự nhau. Giuse nhận ra vẻ tư lự của họ, hỏi han do lai và giải mộng cho họ. Sau ba ngày sự việc xảy ra đúng y như Giuse đă giải đoán. Quan chuốc tửu được phục chức, c̣n quan ngự thiện phải bị bêu đầu.

Có điều, vị quan được hoàn chức mau quên bạn tù. Một cơ hội đă vuột mất. Giuse vẫn phải làm cai tù bất đắc dĩ.

Sau khi các quan ngủ mơ th́, “sau đó hai năm”, đến phiên pharaô cũng có những giấc mơ lạ lùng. “Pha-ra-ô chiêm bao. Vua thấy ḿnh đang đứng trên bờ sông Nin, và từ sông Nin có bảy con ḅ cái đi lên, h́nh dáng đẹp đẽ và da thịt béo tốt; chúng gặm cỏ trong đám sậy. Rồi sau những con ấy, có bảy con ḅ cái khác từ sông Nin đi lên, h́nh dáng xấu xí và da thịt gầy c̣m, chúng đứng bên cạnh những con ḅ kia, trên bờ sông Nin. Bảy con ḅ cái h́nh dáng xấu xí và da thịt gầy c̣m ăn thịt bảy con ḅ cái h́nh dáng đẹp đẽ và béo tốt. Bấy giờ Pha-ra-ô tỉnh dậy. Vua ngủ lại và chiêm bao một lần thứ hai; vua thấy bảy bông lúa đâm lên trên cùng một cọng, mẩy và tốt. Rồi có bảy bông lúa lép và nám cháy v́ gió đông, mọc lên sau chúng. Bảy bông lúa lép nuốt chửng bảy bông lúa mẩy và chắc. Bấy giờ Pha-ra-ô tỉnh dậy, th́ thấy rằng đó là một giấc chiêm bao!” ( Stk 41,1-7)

“Sáng ngày ra, tâm thần vua xao xuyến” (Stk 41, 8 )

Pharaô mà xao xuyến th́ toàn nước Ai cập cũng phải xuyến xao theo. Từ quan chí dân, từ các thầy phù thủy, bói toán, cho đến các nhà thông thái trong nước, thậm chí cả đến tù nhân, mọi người đều phải t́m cho ra lời giải thích những giấc mộng ấy.

“Nhưng không có ai giải thích được cho vua.” (Stk 41:8 ) Kinh Thánh lặng lẽ ghi lại .

Lúc bấy giờ quan chuốc tửu mới chợt nhớ lại người bạn tù Dothái của ḿnh, không phải để trả ơn, nhưng để làm cho pharaô bớt xao xuyến v́ giấc mộng của ḿnh.

Ông tiến cử: “Cùng ở với chúng tôi có một thanh niên Híp-ri, nô lệ của viên chỉ huy thị vệ. Chúng tôi đă kể lại cho anh ta, và anh ta đă giải thích cho chúng tôi các chiêm bao của chúng tôi; anh ta giải thích chiêm bao của mỗi người. Sự việc đă xảy ra như anh ta đă giải thích cho chúng tôi: tôi th́ được phục hồi chức vụ, c̣n ông kia th́ bị treo cổ." ( Stk 41,12-13)

Lời tiến cử có bằng chứng cụ thể này khiến cho pharaô tin ngay: “Pharaô vời ông Giuse đến. Người ta vội đưa cậu ra khỏi hầm. Cậu cạo râu cắt tóc, thay quần áo và vào chầu Pharaô.” ( Stk 41:14)

Ngay lập tức chúng ta thấy tài năng của Giuse hiện rơ:

Giuse, người giải mộng: “Giu-se thưa Pha-ra-ô: "Giấc chiêm bao của Pha-ra-ô chỉ là một. Điều Thiên Chúa sắp làm th́ Người đă báo cho Pha-ra-ô biết. Bảy con ḅ cái tốt là bảy năm, bảy bông lúa tốt là bảy năm: đó là một chiêm bao duy nhất. Bảy con ḅ cái ốm nhom và xấu xí đi lên sau chúng là bảy năm, và bảy bông lúa c̣i và nám cháy v́ gió đông là bảy năm đói kém. Đó là điều tôi đă thưa với Pha-ra-ô: "Điều Thiên Chúa sắp làm th́ Người đă cho Pha-ra-ô thấy." Sắp tới là bảy năm rất sung túc trong toàn cơi Ai-cập. Tiếp sau những năm đó là bảy năm đói kém; trong xứ Ai-cập người ta sẽ quên đi tất cả sự sung túc, và nạn đói sẽ làm cho xứ kiệt quệ. Trong xứ người ta sẽ không c̣n biết sự sung túc là ǵ, do nạn đói tiếp theo đó, một nạn đói trầm trọng. Giấc chiêm bao của Pha-ra-ô được lặp lại hai lần, nghĩa là sự việc đă được Thiên Chúa quyết định và Thiên Chúa sẽ mau thực hiện.” (Stk 41: 25-32)

Giuse, nhà kinh tế: “ Vậy bây giờ xin Pha-ra-ô xem có người nào thông minh và khôn ngoan, th́ đặt người ấy cai quản xứ Ai-cập. Xin Pha-ra-ô hành động và đặt những quản đốc lo việc trong xứ, và vua sẽ đánh thuế một phần năm trên thóc lúa xứ Ai-cập trong bảy năm sung túc. Họ sẽ thu mọi lương thực của những năm được mùa sắp tới này. Họ sẽ chất chứa lúa ḿ làm lương thực trong các thành, và sẽ giữ lại, để Pha-ra-ô tuỳ quyền sử dụng. Số lương thực ấy sẽ là dự trữ trong xứ, pḥng bảy năm đói kém sẽ xảy đến trong xứ Ai-cập, và xứ sẽ không bị huỷ diệt v́ nạn đói." (Stk 41:33-36)

Giuse, vị tân Phó vương: “Lời đó vừa ḷng Pha-ra-ô và triều thần. Vua nói với triều thần: "Chúng ta t́m đâu được một người như người này, một người có Thần Khí Thiên Chúa? " Pha-ra-ô nói với ông Giu-se: "Sau khi Thiên Chúa đă cho ông biết tất cả những điều ấy, không ai thông minh và khôn ngoan như ông. Ông sẽ là tể tướng triều đ́nh của ta, toàn thể dân ta sẽ phục tùng mệnh lệnh của ông; ta lớn hơn ông chỉ v́ ngai vua mà thôi." Pha-ra-ô nói với ông Giu-se: "Coi đây, ta đặt ông cai quản toàn cơi Ai-cập." Pha-ra-ô rút nhẫn ra khỏi tay ḿnh và xỏ vào tay ông Giu-se, mặc cho ông y phục vải gai mịn, và đeo vào cổ ông chiếc ṿng vàng. Vua cho ông lên xa giá thứ hai của vua, và người ta hô trước mặt ông: "Quỳ xuống! " Như vậy, vua đặt ông cai quản toàn cơi Ai-cập.” (Stk 41:37-43)

Tất cả hầu như xảy đến lập tức. Nghĩa là vừa khi nghe kể lại giấc mộng, Giuse đă giải đoán tức thời và đưa ra ngay một chương tŕnh “kinh bang tế thế” lớn lao cho toàn quốc Ai cập. Chương tŕnh có tầm vóc quốc gia này kéo dài 14 năm được anh nô lệ khâm phạm Giuse phát biểu hầu như ứng khẩu, tức thời, trước toàn thể triều đinh Ai cập

Tự cổ chí kim, có nhà kinh tế nào siêu hạng như thế không ? Chẳng lạ ǵ mà pharaô nhận ra ngay tài năng hiến có của anh tù do thái này. Tức khắc anh tù khâm phạm được phong tể tướng.

Lúc đó kinh tế gia Giuse mới 30 tuổi.

Cuối cùng vinh quang đến với Giuse sau 13 năm truân chuyên. Tám mươi năm sau đó là khoảng đời thành công và vinh quang của Giuse.

 

5-Thử thách Anh Em

Sự việc xảy ra y hệt như Giuse đă giải mộng. Sau bảy năm sung túc, nạn đói xảy ra khủng khiếp cho toàn vùng Ai cập và các lân bang. Dĩ nhiên, gia tộc Giacóp cũng phải sang Ai cập để mua lương thực như mọi người.

Ông sai các con ḿnh đi mua lúa thóc. Nhưng ông giữ Benjamin, người con út, em cùng mẹ với Giuse, tại nhà. “Nhưng Ben-gia-min, em của ông Giu-se, th́ ông Gia-cóp không sai đi với các anh, v́ ông nói: "Lỡ ra nó gặp tai hoạ." ( Stk 42,4)

Nguyên câu nói lo xa này của cụ Giacóp cho chúng ta thoáng thấy t́nh cảm giữa các anh em càng cha khác mẹ trong bộ tộc Giacóp này.

a)- Giacóp vẫn rất thương bà Rachel và hai người con của bà. Sau khi Giuse bị nạn, Giacóp dồn t́nh thương cho người con út Benjamin.

b)- Gia đ́nh chỉ có một mụn gái. Cô Dina. Cô này là con của bà chị Leah. Leah có cả thảy sáu người con trai với Giacop. Và cô út Dina. Hai cô nữ tỳ Bihna và Dinhpa mỗi người sinh cho Giacáp hai đứa con trai. Sau khi cô Dina ra đời, bà Rachel mới sinh Giuse, và bà mất sau khi sinh Benjamin.

Sau bao năm xa cách, Giuse gặp lại và nhận ra ngay các anh cùng cha khác mẹ của ḿnh. Ông vẫn chưa gặp lại được cha già và em Benjamin, nên ông lập mưu để thử thách và thăm ḍ tâm tư các anh, đồng thời t́m cách gặp lại Giacóp.

Năm lần bẩy lượt, mặc cho các anh phân bua, ông nằng nặc kết luận: "Các người là bọn do thám. Các người đến để ḍ xét những chỗ sơ hở của xứ này." ( Stk 42,9)

Ông cố ư muốn thử thách ḷng các anh xem có thay đổi hay hối hận ǵ không? Hối hận có nghĩa là rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhưng không c̣n hành xử như cũ.

Họ vẫn khẳng định họ không phải là gián điệp, nhưng là anh em một nhà. C̣n cha già và em út tại Canaan.

Nếu thế th́ "Các người muốn sống th́ hăy làm thế này, v́ ta kính sợ Thiên Chúa. Nếu các người là những kẻ lương thiện, th́ một anh em cứ phải chịu giam trong nhà tù này, c̣n các người khác th́ hăy ra đi, đem lúa về cho gia đ́nh khỏi đói. Rồi các người hăy đem đứa em út đến cho ta. Bấy giờ sẽ rơ là các người nói đúng, và các người sẽ không phải chết."( Stk 42,18-20)

Nhờ vậy mà Giuse biết được ḷng các anh. Ông biết các anh đă nhận ra tội ác tày đ́nh ngày xưa của ḿnh.

Họ bảo nhau: "Than ôi! Chúng ta có lỗi với em chúng ta: chúng ta đă thấy nó phải ngặt nghèo. Nó đă năn nỉ chúng ta, nhưng chúng ta chẳng nghe. Chính v́ thế mà chúng ta gặp cảnh ngặt nghèo này." Ông Rưu-vên trả lời họ rằng: "Tôi đă chẳng bảo các chú thế này sao: "Đừng phạm tội hại đến thằng bé! " nhưng các chú đă không chịu nghe. Bây giờ th́ phải đền nợ máu nó! " ( Stk 42, 20-23)

Giuđa tự trách ḿnh, Giuse lại không hề oán Trờ́ đă “chết đuối người trên cạn mà chơi”. Suốt câu chuyện đời ḿnh ông luôn luôn công nhận Thiên Chúa đứng đàng sau mọi sự, cả chuyện giải mộng cũng thuộc quyền Thiên Chúa, Thần của tổ tiên nhà ông.

Nhận lỗi chưa đủ, ông c̣n muốn biết các anh có c̣n tái diễn tội ác khi gặp hoàn cảnh tương tự. Ông nhấn mạnh phải mang chú út Benjamin qua Ai cập, và sau đó ông lập mưu vu oan cho Benjamin lấy cắp chén vàng, để xem cách phản ứng các anh như thế nào, có c̣n huà nhau bán rẻ mạng em cùng cha khác mẹ Benjamin của ḿnh như ngày xưa đă từng hại Giuse không ?

Các anh đă thay đổi. Chính Giuđa đứng ra nhận lănh h́nh phạt thay cho em .

“Trước mặt cha tôi, tôi tớ ngài đă bảo lănh cho thằng bé và nói: "Nếu con không đưa nó về cho cha, th́ con sẽ đắc tội với cha suốt đời." Vậy bây giờ, tôi tớ ngài xin ở lại làm nô lệ ngài thế cho thằng bé, c̣n thằng bé th́ xin cho về với các anh nó. Thật vậy, tôi về với cha tôi thế nào được, nếu thằng bé không cùng đi với tôi? Tôi không thể nào chứng kiến tai hoạ sẽ giáng xuống cha tôi! " ( Stk 44,32-34)

Điều thú vị là các anh không kết tội Benjamin dù có cả tang chứng vật chứng ăn cắp rành rành trước mắt. Mà hơn nữa Giuđa đă nói lên ḷng yêu thương cha già và giữ chữ tín với cha: dù có mệnh hệ nào cùng đem Benjamin về lại với cha. Ông đứng ra chịu h́nh phạt thay cho em.

Chính Giuđa cũng đă từng can đảm nhận lỗi ḿnh trong vụ cô con dâu Tamar, và anh dũng cho rằng nàng dâu Tamar của ḿnh c̣n công chính hơn ḿnh: “Nó công chính hơn tôi. Quả thực tôi đă không cho nó làm vợ Sê-la, con trai tôi." ( Stk 38,26).

Như thế cùng với Giuse, Giuđa đă góp phần vào việc tô đậm sắc thái của bộ tộc Giacóp: Có gan để làm những chuyện tày đ́nh, nhưng cũng có dũng khí để nhận ra cái hơn của người và cả cái cao đẹp giữ chữ tín với cha già, và sữa lỗi đă từng gây ra cho Giuse, bằng cách chịu h́nh phạt thay cho người em cùng cha khác mẹ Benjamin.

Phải chăng đây là nét đặc sắc của dân Do thái, mà Kinh Thánh thường gọi dưới tên là “nhà Giuđa” .

Giuđa biết nhận lỗi, c̣n Giuse vươn lên từ tận cùng nghiệt ngă của số phận.

Giuđa tự trách ḿnh, Giuse lại không hề oán Trờ́ đă “chết đuối người trên cạn mà chơi”. Suốt câu chuyện đời ḿnh ông luôn luôn công nhận Thiên Chúa đứng đàng sau mọi sự, cả chuyện giải mộng cũng thuộc quyền Thiên Chúa, Thần của tổ tiên nhà ông.

Giu-se nói với họ: "Giải thích chẳng phải là việc của Thiên Chúa sao? (Stk 40,8 ). Giu-se thưa Pha-ra-ô rằng: "Không phải tôi, mà là Thiên Chúa sẽ cho câu trả lời đem lại b́nh an cho Pha-ra-ô." (Stk 41,16).

Chuyện cuộc đời Giuse c̣n cho chúng ta một bài học rất hợp thời. Thiên Chúa đă gửi sự trợ giúp tới trước khi tai hoạ xảy đến:

“Chính là để duy tŕ sự sống mà Thiên Chúa đă gửi tôi đi trước anh em.” (Stk 45,5) Giuse không chỉ cung cấp thực phẩm cho gia đ́nh bên đất Canaan, mà sau đó đă bảo lănh toàn bộ gia đ́nh qua Ai cập, tổng cộng là 70 người . “Những người thuộc gia đ́nh ông Gia-cóp đă đến Ai-cập: tổng cộng là bảy mươi người.” (Stk 46,27)

Có điều là chúng ta có cái nh́n của Giuse để nhận ra sự quan pḥng như thế hay không? 30-4, Tsunami, Katrina, Rita ... Danh sách sẽ c̣n dài.

Liệu danh sách này sẽ dẫn chúng ta tới thái độ nào, Giuse hay Giuđa, hay cả hai ?

 

 Nguyễn đức Khang

Houston,ngày 11 tháng Hai năm 2007



Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.