Sức hấp dẫn (1) của Giáo hoàng Phanxicô

 

 

 Bài của Sandro Magister

 Nguồn http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350508?eng=y

 

Sự nổi tiếng của Ngài phần lớn do tài khéo léo trong lối nói chuyện. Mọi chuyện đều được tha thứ cho Ngài, cả khi Ngài nói những chuyện mà nếu người khác đề cập đến, họ sẽ lãnh đủ buá rìu của phê bình. Nhưng những dấu hiệu phản đối đã bắt đầu xuất hiện.

 

ROME, ngày 29 tháng Tư, 2013 - Các phương tiện truyền thông đã bị quấy động vì đức Giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra một nhận xét phê bình về IOR, Viện Công tác Tôn giáo, nhà “băng” Vatican đầy tai tiếng, trong bài giảng Thánh lễ sáng tại Nhà Thánh Martha (Domus Sanctae Marthae), hôm thứ Tư, ngày 24 tháng Tư.

"When the Church wants to throw its weight around and sets up organizations, and sets up offices and becomes a bit bureaucratic, the Church loses its principal substance and runs the risk of turning itself into an NGO. And the Church is not an NGO. It is a love story. . . But there are those guys at the IOR. . . Excuse me, eh?. . . Everything is necessary, the offices are necessary. . . okay, fine! But they are necessary up to a certain point: as an aid to this love story. But when the organization takes the top spot, love steps down and the Church, poor thing, becomes an NGO. And this is not the way.

Khi Giáo Hội muốn lên mặt ta đây, và thiết lập các tổ chức, thiết lập các ban bệ, và rồi biến thành hơi quan liêu một chút , Giáo Hội mất đi cái bản chất thiết yếu của mình và rơi vào nguy cơ chính mình trở thành một Tổ Chức Phi Chính Phủ . Mà Giáo Hội không phải là một Tổ Chức Phi Chính Phủ. Giáo Hội là một câu chuyện tình... Nhưng có mấy “tay” (2) ở Viện Công tác Tôn giáo ... Cho tôi xin lỗi, nha ! ...thì cái gì cũng cần thiết, văn phòng cũng cần thiết... Cũng được thôi! Nhưng điều đó chỉ cần thiết đến một mức nào đó: như là một trợ lực cho câu chuyện tình này. Nhưng khi cái tổ chức trở thành mục tiêu, tình yêu sẽ ra đi, và Giáo Hội, cái Giáo Hội tội nghiệp, biến thành một Tổ Chức Phi Chính Phủ. Nhưng việc này không phải là cái kiểu (của chúng ta.)

Giáo hoàng Jorge Mario Bergoglio giảng bài giảng trong Lễ ban sáng này hoàn toàn ứng khẩu, Và đoạn văn được tríchdẫn trên đây là đoạn văn ghi lại nguyên văn được Đài phát thanh Vatican công bố sau đó vài giờ.

Nhưng trong cùng ngày, tờ "L'Osservatore Romano" khi tường thuật lại bài giảng ấy, đã bỏ mất câu “But there are those guys at the IOR. . . Excuse me, eh? - Nhưng có mấy “tay” ở Viện Công tác Tôn giáo ... Cho tôi xin lỗi, nha !

Sự khác biệt giữa đài phát thanh và tờ báo của Toà Thánh là một dấu chỉ cho thấy có sự bất định đang ngự trị tại Vatican về loại phương tiện truyền thông nào được phép công bố bài giảng hằng ngày của giáo hoàng, bài giảng Ngài thường giảng trong Thánh Lễ 7 giờ sáng, trong nhà nguyện nơi ngài cư trú.

Chỉ có một số ít công chúng được tuyển chọn để tham dự Thánh Lễ này, mỗi ngày một số người khác nhau. Và trong số những người hiện diện hôm 24 tháng Tư, có một số đáng kể các nhân viên của IOR.

Các bài giảng của giáo hoàng được ghi âm trọn vẹn. Nhưng chúng không trải qua một tiến trình dành cho các bài diễn văn chính thức của Ngài, khi đến những phần bất ngờ được ứng khẩu .

Nghĩa là chúng không được ghi chép lại từ băng ghi âm, tu chỉnh ý tưởng và các thành ngữ, rồi trình lên cho giáo hoàng, và cuối cùng được công bố cho công chúng qua dạng bản văn được chuẩn nhận.

Trọn vẹn bản văn các bài giảng hằng ngày của giáo hoàng Bergoglio được giữ kín, chỉ có hai bản tóm kết được công bố, do Đài phát thanh Vatican, và do tờ "L'Osservatore Romano," được soạn thảo độc lập, và vì thế với ít nhiều khác biệt trong chiều dài phần trích dẫn từng chữ.

*

Người ta không biết thói quen này - vừa nhằm bảo vệ an toàn cho quyền tự do phát biểu của giáo hoàng, vừa nhằm bảo vệ nó khỏi những nguy hiểm của việc ứng khẩu - rồi vẫn sẽ được giữ lại hay thay đổi .

Nhưng có sự kiện là điều người ta biết về những bài giảng có tính công cộng một nữa này bây giờ trở thành một phần quan trọng nơi tài hùng biện tiêu biểu của giáo hoàng Phanxicô .

*

Đây là một lối diễn thuyết mang tính đối thoại, chính xác, ngắn gọn gắn liền với các từ ngữ và hình ảnh gây chấn động truyền thông trực tiếp.

Ví dụ:

-Hình ảnh “Thiên Chúa hơi bình xịt,” đức Phanxicô sử dụng vào ngày 18 tháng Tư, để cảnh báo cái ý tưởng một Thiên Chúa vô ngôi vị “có mặt mỗi nơi một chút nhưng không ai biết là gì.”

-hay hình ảnh của “Giáo hội giữ trẻ”, sử dụng ngày 17 tháng Tư, để gán “chết cái tên” cho một “Giáo Hội chăm sóc trẻ em, dỗ chúng đi ngủ” thay vì hành động như một người mẹ chăm con cái;

-hay công thức “các Kytô hữu vệ tinh” sử dụng ngày 22 tháng Tư để đặt tên những Kytô hữu nào để cho “lẽ thông thường" và “sự khôn ngoan thế gian” điều khiển hạnh kiểm mình, thay vì Chúa Giêsu.

Một hôm, sau Thánh lễ sáng tại Domus Sanctae Marthae, bà Stefania Falasca, người bạn cố tri của đức Bergoglio – Ngài đã gọi phone cho bà ngay tối hôm được bầu làm giáo hoàng – đã hỏi ngài: “Thưa Cha, làm sao Cha nghĩ ra được những từ ngữ như thế?"

Câu trả lời chỉ là một nụ cười mỉm.” Trong nhận định của Falasca, cách đức giáo hoàng sử dụng những kiểu nói mà “ngôn ngữ văn chương gọi là ‘pastiche – ghép chữ’. Chính là việc ghép với nhau các từ ngữ khác nhau về cấp độ, về lãnh vực để tạo được một kết quả đầy sức diễn tả . Ngày nay phương pháp ‘ghép chữ’ là một nét đặc trưng tiêu biểu của việc thông tin trên mạng và của ngôn ngữ thời hậu hiện đại. Vì thế đấy là một việc liên kết ngôn ngữ chưa từng có trong Huấn quyền Thánh Phêrô.

Trong mục Lời Toà Soạn số ra ngày 23 tháng Tư của tờ báo Hội Đồng Giám Mục Ý, “Avvenire” Falsaca so sánh tài hùng biện của giáo hoàng Phanxicô với mẫu “sermo humilis- bài giảng khiêm tốn” mà thánh Augustinô đã đưa ra lý thuyết .

Giáo Hoàng Bergoglio cũng đưa kiểu dùng từ này vào các bài giảng và các diễn văn chính thức. Ví dụ, trong bài giảng Thánh Lễ Truyền Dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh, tại Giáo Đường Thánh Phêrô, Ngài đã đưa ra bài khuyến dụ gây ấn tượng sâu sắc cho các chủ chăn trong Giáo Hội, các giám mục và linh mục, rằng phải chịuđựng cả cái “mùi của con chiên mình.”

Một nét đặc trưng tiêu biểu khác trong cách ngài giáo huấn là ngài tác động với đám đông, buộc đám đông phải đồng loạt trả lời. Ngài thực hiện lần đầu tiên và lập lại trong buổi đọc kinh Truyền tin ngày Chúa Nhật 21 tháng Tư, ví dụ khi ngài nói: “Cám ơn quý vị rất nhiều đã chào đón. Nhưng quý vị cũng nên chào đón Chúa Giêsu. Xin la to “Giêsu!" và quả thực tên Giêsu đã được kêu to vọng lên từ quảng trường Thánh Phêrô.

*

Sự nổi tiếng của giáo hoàng Phanxicô một phần lớn do cách giảng dạy này và do sự thành công dễ dàng và lan rộng của các khái niệm ngài thường nhấn mạnh nhất – như lòng thương xót, sự tha thứ, người nghèo, những kẻ ở “vùng ngoại vi “ – những khái niệm này được phản ảnh trong các hành vi và ngay nơi chính con người ngài .

Chính sự nổi tiếng này làm thành một bình phong cho những điều bất tiện khác mà ngài chẳng ngần ngại nói ra – ví dụ như , ngài thường hay nhắc đến ma quỷ - và nếu điều này được người khác nói ra, sẽ kéo theo những phê bình, trong khi ngài lại được tha thứ.

Thật vậy, cho đến nay giới truyền thông không chỉ đã bao che trong sự im lặng khoan dung khi vị đương kim giáo hoàng nhắc đến ma quỷ, mà còn im lặng trong một loạt các tuyên bố khác về các điểm giáo lý khác vừa gây tranh cãi vừa thiết yếu .

Chẳng hạn vào ngày 12 tháng Tư, khi nói với Ủy Ban Giáo Hoàng Về Kinh Thánh, đức giáo hoàng Phanxicô lập lại rằng “ việc chú giải Kinh Thánh không thể chỉ đơn thuần là một nỗ lực khoa bảng cá nhân, nhưng luôn luôn phải được so sánh với, được lồng vào và được chuẩn nhận bởi Truyền thống luôn sống động của Giáo Hội.” Và như thế “điều này kéo theo sự bất cập của bất cứ lối chú giải nào có tính chủ quan hay chỉ tự hạn chế mình trong một phân tích không thể thích ứng với ý nghĩa rất cổ điển qua bao thế kỷ đã làm nên truyền thống của toàn dân Thiên Chúa.

Loạt công kích này của giáo hoàng chống lại những hình thức chú giải đang chiếm ưu thế trong trường phái Công Giáo hầu như không được ai chú ý đến, giữa sự im lặng của toàn thể giới truyền thông.

Vào ngày 19 tháng Tư, trong bài giảng Thánh Lễ sáng, Ngài lại buông lời công kích chống lại “những nhà tư tưởng vĩ đại“ muốn chú giải Chúa Giêsu trong một khuôn mẫu thuần tuý nhân loại. Ngài gọi họ là những “ nhà trí thức không có tài năng, những nhà luân lý không có lòng tốt lành. Và chúng ta cũng chẳng thể nói về vẻ đẹp, vì họ chẳng hiểu một tí gì sốt!

Trong trường hợp này cũng vậy, chỉ có im lặng .

Vào ngày 22 tháng Tư, trong một bài giảng khác của Lễ Sáng. Ngài mạnh mẽ nói rằng Chúa Giêsu là “cửa ra vào duy nhất“ để vào Nước Thiên Chúa và “mọi nẻo đường khác chỉ đều giả dối. Chúng không thật. Chúng là giả.”

Nói thế là Ngài lập lại chân lý thiết yếu của giáo lý Công Giáo chỉ công nhận Chúa Giêsu Kytô là Đấng Cứu chuộc duy nhất của mọi người. Nhưng vào tháng Tám năm 2000, đức Gioan Phaolô đệ Nhị và đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng công bố chính xác điều này, trong Tuyên Ngôn “Dominus Jesus”. Các Ngài đã bị chống đối kịch liệt từ cả trong và ngoài Giáo Hội. Trong khi bây giờ chính đức giáo hoàng Phanxicô cũng nói cùng một điều, mọi người lại im lặng .

*

Vào ngày 23 tháng Tư, ngày lễ kính thánh George, trong bài giảng Thánh Lễ cùng với các hồng y trong nguyện đường Thánh Phaolô, ngài nói rằng “căn tính người Kytô hữu là vật sở hữu của Giáo Hội, bởi vì đi tìm Chúa Giêsu ở ngoài Giáo hội là điều bất khả.”

Và lần này cũng vậy, chỉ có im lặng. Vậy mà luận đề này , theo đó câu “Extra Ecclesiam nulla salus - Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu rỗi’ , mà ngài vừa tái khẳng định, thì hầu như lúc nào cũng là điềm báo gây nên tranh luận.

*

Sự rộng lượng của giới truyền thông dành cho giáo hoàng Phanxicô là một trong những nét đặc trưng đánh dấu thời kỳ mở đầu của triều giáo hoàng này.

Sự thoải mái ngài có thể đề cập đến cả những chân lý gây khó chịu nhất khiến cho thái độ rộng lượng này của báo chí càng thêm dễ dàng. Nhưng cũng dễ dàng tiên báo rằng chẳng chóng thì chầy, sự việc sẽ lắng xuống, mở đường cho việc phê bình tái xuất hiện.

Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên xảy ra vào ngày 15 tháng Tư, sau khi giáo hoàng Bergoglio khẳng định việc tiếp cận cách nghiêm khắc của Thánh bộ Giáo lý Đức tin trong việc giải quyết trường hợp các Sơ nước Mỹ do Hội Đồng Lãnh Đạo Các Nữ Tu đại diện.

Sự phản đối tức khắc của các Sơ và của phong trào chủ trương “tự do” trong Công Giáo, không chỉ tại Mỹ, được vang dội lại như khởi đầu cho việc hóa giải hiệu lực của bùa mê.

 

__________

 

Mời đọc mọi bài giảng, diễn văn và các tự sắc của đức Phanxicô từ ngày đầu của triều giáo hoàng tại đây :


> Francis
 



 

Ghi chú (1): Lẽ ra phải dùng từ “bùa mê” mới chính xác với tinh thần của nguyên văn, nhưng dùng từ này ngay đầu bài sẽ gây khó chịu đối với lỗ tai Viêt Nam. Có điều nhà cháu bị buộc phải dùng ở cuối bài vậy .

Ghi chú (2): “Guy” từ thông dụng trong tiếng Mỹ, dùng cho mọi trường hợp: thân tình , hoặc thông dụng, thâm mật khi quá quen biết : “mấy bồ, các cậu, quý vị , các bạn các ngài...” Nếu kính trọng ta có thể dùng từ “các vị” Nhưng ở đây, theo giọng văn ứng khẩu của đức Phanxicô và của tác giả bài viết, Sandro Magister, khi cố ý trích dẫn, nhà cháu đành dịch thành “mấy tay .“

Có vậy nó mới ra chuyện Kính .



Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.