Đức Giáo hoàng Phanxicô nói về Judas
và về nghèo khó như là một ý thức hệ

 

 

 Bài của Andrea Tornielli

Nguồn : http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-francis-francisco-24823/

 

 

Trong Thánh Lễ sáng nay, ngày 14 tháng Năm năm 2013, tại nguyện đường Thánh Martha, đức Bergoglio nói về thời điểm trong Tin Mừng khi Giuda chỉ trích cô Maria người Magdala đã dùng dầu thơm rửa chân Chúa Giêsu. “Người theo ý thức hệ không hiểu tình yêu là gì, “ đức Phanxicô nói, trước khi nhắc đến Satan là “kẻ luôn luôn bóc lột chúng ta.”

 

Người theo ý thức hệ không hiểu tình yêu là gì, bởi vì họ không biết đem chính mình làm quà tặng người,” giáo hoàng Phanxicô đã nói như thế trong Thánh Lễ sáng nay cử hành tại nguyện đường khu cư xá Sanctae Marthae. Có một nhóm nhân viên làm trong Bảo Tàng Viện Vatican và một số sinh viên đại học Giáo Hoàng Bồ Đào Nha tham dự thánh lễ. Như mọi lần, một bản tóm lược bài giảng đã được phổ biến trên trang web của đài phát thanh Vatican.

Đức giáo hoàng nói - Nếu chúng ta thực lòng muốn theo Chúa Giêsu – chúng ta phải “sống đời sống mình như một món quà” đem tặng cho người, “chứ không như một kho tàng khư khư giữ lấy cho riêng mình.” Đức giáo hoàng trích dẫn lời Đức Kytô: “Không có tình yêu nào lớn hon tình người thí mạng sống mình vì bạn hữu.” Nhưng ngài lưu ý rằng, Phụng vụ ngày thứ Ba, cũng trình bày cho chúng ta một nhân vật khác: Giuđa. “Ông có một thái độ hoàn toàn ngược lại.” Và điều này, ngài cắt nghĩa, chính vì Giuđa “không bao giờ hiểu được quà tặng thực sự có nghĩa là gì.”

Chúng ta nên suy tư một chút về thời điểm đó với cô Maria người Magdala, khi cô rửa chân Chúa Giêsu với nước hoa, rất mắc tiền” – đức giáo hoàng tiếp tục – “ Đây là một thời điểm đạo đức, một thời điểm tri ân, một thời điểm yêu thương. Nhưng ông ta [Giuda] đứng tách biệt ra và chua chát chỉ trích cô: “Coi cà ...lấy đó mà giúp cho người nghèo!” Cá nhân tôi thấy đây là lần đầu tiên Tin Mừng nhắc đến sự nghèo khó như một ý thức hệ. Người theo ý thức hệ không biết tình thương là gì, bởi vì chính họ không biết đem chính mình làm quà tặng người.

Đức Phanxicô nên lên điểm Giuđa đứng tách biệt ra “trong nỗi cô đơn riêng mình” và thái độ ích kỷ này càng ngày càng lớn dần lên cho đến lúc ông ta “phản bội Chúa Giêsu.” Ngài nói người có tình thương “đem chính mình làm quà tặng người“, còn người ích kỷ “khư khư giữ lấy mạng mình, càng ngày càng ích kỷ hơn, rồi biến thành kẻ phản bội, lúc nào cũng chỉ cô độc.” Tuy nhiên, người nào “vì tình yêu mà đem sự sống mình cho đi, không bao giờ cô độc: Họ luôn luôn ở trong cộng đồng, là thành viên trong gia đình.” Đức giáo hoàng cảnh báo rằng, những ai “tự cô lập lương tâm mình trong ích kỷ.“ cuối cùng sẽ “thua lỗ.” Đấy chính là tình trạng kết thúc của Giuda, đức Giáo hoàng nói, ông ta “là một kẻ tôn sùng ngẫu tượng, si mê bạc tiền.”

Việc sùng bái ngẫu tượng này dẫn ông ta đến chỗ tự tách biệt mình ra khỏi cộng đồng người khác: Đây chính là thảm kịch của một lương tâm tự cô lập. Khi một Kytô hữu tự cô lập mình, người ấy cách ly lương tâm mình ra khỏi tâm thức cộng đồng, tâm thức Giáo hội, ra khỏi tình yêu Chúa Giêsu dành cho chúng ta. Ngược lại, người Kytô hữu nào đem đời mình làm quà tặng người, mất đi đời mình, như Chúa Giêsu đã nói, thì sẽ tìm được lại, có được lại đời mình cách sung mãn. Còn những ai, giống như Giuđa, chỉ muốn khư khư giữ riêng cho mình, cuối cùng sẽ mất. Thánh Gioan cho chúng ta biết rằng “đúng lúc đó Satan nhập vào ‘lòng’ Giuđa. Và chúng ta phải nói là: Cùng với Satan, lợi tức thật thê lương... Ông ta bị tước mất hết mọi sự. Mãi mãi là thế.

 



Vài hàng về tác giả

Andrea Tornielli sinh ngày 19 tháng Ba năm 1964 tại Chioggia Venice).

Ông tốt nghiệp môn Lịch sử Ngôn Ngữ Hy Lạp, vào tháng 12 năm 1987, đại học Padova. Có gia đình, ba con. Ông làm phóng viên Vatican cho nhật báo Il Giornale trong vòng 15 năm, và từ tháng Tư năm 2011, ông viết chuyên mục cho nhật báo La Stampa.

Ông cộng tác với nhiều tờ báo quốc tế, và viết trang blog “Sacri Palazzi” chuyên cung cấp tin tức về Toà Thánh Vatican (www.andreatornielli.it).

Ông sống tại Milan và Roma. Ông đã có hơn 50 đề tài được in, trong đó có một số sách và tiểu luận viết về lịch sử Giáo Hội. Nhiều bài của ông đã đưọc dịch và phổ biến rộng rãi.


 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.