Bergoglio, nhà cách mạng theo phong cách riêng

 

 

 Bài của Sandro Magister

Nguồn : http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350519?eng=y

 

 

Các nhà thần học giải phóng tán dương ngài, nhưng giữa ngài và họ có một vực thẳm ngăn cách. Các tay tiến bộ ghi tên ngài vào danh sách phe mình, nhưng ngài giữ một khoảng cách “kính nhi viễn chi” đối với họ. Một Phanxicô đích thực rất khác với vị mà vài người tưởng tượng ra.

 

ROME, ngày 16 tháng Năm năm 2013 – Đang trong thời kỳ trăng mật với công luận, đức giáo hoàng Phanxicô cũng được thần học gia cách mạng nhất của dòng Phanxicô, Leonardo Boff, người Ba tây, ca tụng: “Phanxicô sẽ dạy cho Giáo Hội một bài học. Chúng ta đang ra khỏi một mùa đông u tối và cay đắng . Mùa xuân đến cùng với Phanxicô.

Mươi năm trước, Boff đã cất áo dòng tu sang một bên, lập gia đình và đổi tình yêu của mình dành cho Marx bằng lòng si mê của một nhà hoạt động môi sinh dành cho mẹ đất và anh mặt trời. Nhưng ông vẫn còn là một thần học gia danh tiếng nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong số các nhà thần học giải phóng.

Chỉ ba ngày sau khi được bầu lên ngôi giáo hoàng, khi đức Jorge Mario Bergoglio kêu gọi “một Giáo hội nghèo và cho người nghèo,“ thì việc ngài được nhận vào danh sách các nhà cách mạng dường như là một chuyện đương nhiên.

*

Thật ra, có một hố thẳm giữa quan điểm các nhà thần học giải phóng Nam Mỹ và cái nhìn của vị giáo hoàng Achentina này.

Bergoglio không phải là tác giả nhiều đầu sách, nhưng những gì ngài để lại trong viết lách cũng quá đủ để hiểu được những gì ngài có trong đầu khi ngài cứ nhất định hoà mình với “quần chúng.”

Ngài biết rõ thần học giải phóng. Ngài đã thấy chiều hướng này phát sinh rồi truyền lan giữa các bạn cùng dòng Tên với ngài. Nhưng ngài luôn luôn được mọi người biết chắc ngài bất đồng ý kiến với thần học giải phóng, cho dù với cái giá phải trả là ngài bị cô lập.

Các thần học gia ngài trích dẫn không phải là Boff, hay Guitierrez, cũng chẳng phải Sobrino, nhưng là Juan Carlos Scannone, người Achentina. Ông này cũng bị đa số dòng Tên không ưa. Ông từng là giáo sư tiếng Hy Lạp của ngài, và đã khai trển một nền thần học không phải là giải phóng, nhưng là “của quần chúng” đặt nền tảng trên văn hoá và lòng sùng đạo của đám dân thường, trước tiên của đám người nghèo, với linh đạo cổ truyền của họ và với cảm thức về công bình (1) của họ

Ngày nay, Scannonone, đã 81 tuổi, được coi như nhà thần học Achentina lớn nhất còn sống, trong khi, đức Bergoglio đã kết thúc cuộc đối thoại với cái còn sót lại của một nền thần học giải phóng, như sau: “Theo sau sự xụp đổ của ‘chủ thuyết xã hội đích thực,những trào lưu tư tưởng này rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Không thể tái cấu trúc một cách triệt để hay có được một sức sáng tạo mới, chúng chỉ còn sống vật vờ nhờ vào quán tính, mặc dầu ngày nay vẫn còn có vài người lạc thời muốn đề xướng lên.

*

Đức Bergoglio đã đưa nhận xét đầy chê bai về nền thần học giải phóng này vào trong một những bài viết đầy sức biểu lộ: Lời mở đầu cho một cuốn sách viết về tương lai của Nam Mỹ, do người bạn thân nhất của Ngài tại giáo triều viết. Đó là ông Guzmán Carriquiry Lecour, người Uruguay, tổng thư ký Ủy ban Giáo Hoàng đặc trách Nam Mỹ. Ông có gia đình, có con có cháu, và là giáo dân mang chức vụ lớn nhất trong giáo triều.

Theo nhận định của đức Bergoglio, vùng châu lục Nam Mỹ đã chiếm được vị trí “trung lưu“ trong trật tự thế giới, và dường như có định mệnh phải tạo ra nhiều ảnh hưởng hơn trong các bối cảnh tương lai, nhưng lại đang bị xói mòn mất dần điều làm nên chính mình, đó là đức tin và sự “khôn ngoan Công Giáo” của dân chúng mình.

*

Ngài thấy ra được mối đe doạ nguy hiểm nhất nơi điều ngài gọi là “chủ thuyết duy tiến bộ nơi thanh thiếu niên,” một nỗi hào hứng chạy theo tiến bộ, mà thật ra chỉ là hiện tượng nổ sớm – ngài nói - gây nguy hại cho dân chúng và quốc gia, cho căn tính Công giáo của mình, có “tương quan mật thiết với một quan niệm về một nhà nước phần nhiều chỉ là một lực thế tục mang tính chiến đấu.”

Chúa Nhật vừa qua, ngài đã tranh biện để buộc luật pháp bên Âu Châu phải bảo vệ bào thai. Tại Buenos Aires, không ai quên được sự kiên trì của ngài chống lại luật cho phép tự do phá thai và kết hôn đồng tính. Ngài thấy, nơi việc các luật lệ tượng tự đang lan tràn trên khắp thế giới, một cuộc tấn công của “một quan điểm đế quốc toàn cầu,” đang “tạo ra một thể chế độc tài nguy hiểm nhất thời hậu hiện đại.

Đối với đức Bergoglio, đây là một cuộc tấn công mang dấu ấn của tên phản Kytô, như trong một cuốn tiểu thuyết ngài thích trích dẫn: “Thủ lĩnh thế gian” của Robert H.Benson, một linh mục Anh giáo, con của đức Tổng giám mục Canterburry. Ông đã trở lại Công giáo vào thế kỷ trước.

Trong các bài ngài giảng trong tư cách giáo hoàng, việc ngài rất thường xuyên nhắc tới ma quỷ không phải một chiêu thức giúp cho tài hùng biện. Đối với giáo hoàng Phanxicô, ma quỷ là một nhân vật rất thực hơn bao giờ hết. Hắn ta là “thủ lĩnh thế gian này” mà Chúa Giêsu đã đánh bại vĩnh viễn, nhưng vẫn còn được tự do để làm điều ác.

Trong bài giảng cách đây vài ngày, ngài đã cảnh báo: “Chúng ta cần đối thoại giữa chúng ta, để có hoà bình. Nhưng với thủ lĩnh thế gian này, người ta không thể đối thoại, Không bao giờ.

 

__________

 

Bài này được viết trên trang "L'Espresso" số 20 năm 2013, phát hành ngày 17 tháng Năm, trên trang mang tên "Settimo cielo" của Sandro Magister.

> "L'Espresso" in seventh heaven

 

__________

 

 

Đọc hai bài phỏng vấn nhà thần học Achentina Juan Carlos Scannone, bài đầu bằng Anh ngữ đăng trên "Zenit" và bài sau bằng tiếng Ý đăng trên tờ "Il Regno":

> Retired Teacher Remembers Young Jorge Bergoglio

> La teologia di Francesco

 

__________

The proximity between Pope Francis and the theology of Scannone has also been highlighted by Cardinal Camillo Ruini, in an interview with “Il Foglio" of April 26:

"During the 1960s I gave courses, in Reggio Emilia and Bologna, on liberation theology, which at the time was also in vogue in Italy. Because of this I studied a little Argentine theology as well, for example that of the Jesuit Juan Carlos Scannone, who was Bergoglio's teacher. Already at that time this theology was recognized as essentially different, because it was not based on a Marxist analysis of society but on popular religious devotion. To assimilate the insistence of Pope Francis on poverty and on closeness to the poor, today, with liberation theology is entirely out of place. It is simply a matter, instead, of fidelity to Jesus and the Gospel.”



 

 

Ghi chú:

(1): Bản tiếng Anh sử dụng “sense of justice.” Người dịch quả tình không biết phải dịch làm sao cho thật chính xác với ý tác giả: “ý thức về công bình” (mang nhiều hàm ngụ xã hội) “hay “ý thức về công chính” (thiên về phạm trù “công chính” thường gặp trong Kinh Thánh ).

Nguyên văn tiếng Ý cũng không giúp thêm được gì : “con la loro spiritualità tradizionale e la loro sensibilità per la giustizia.” (http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350519)


 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.