Căn cước hai vị giáo hoàng mới đây

 

 

 Bài của ***

Nguồn : http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350523?eng=y

 

 

Cuốn Niên Giám Giáo Hoàng ấn bản 2013 làm nổi bật đức Phanxicô với danh hiệu “Giám Mục Roma”, nhưng lại gọi vị tiền nhiệm là “đức giáo chủ tối cao về hưu” Đấy không phải là những đổi mới duy nhất

 

VATICAN CITY, ngày 23 tháng Năm năm 2013 – Xuất bản trễ mất hai tháng so với thời biểu truyền thống , cuốn Niên Giám Giáo Hoàng ấn bản năm 2013 cuối cùng được phát hành. Đây là một ấn bản đồ sộ, làm nên một thứ danh nhân tự điển của Toà Thánh và của toàn Giáo Hội Công giáo, ít là cho các thành viên hàng giáo phẩm.

Việc phát hành trễ so với thời hạn giáo luật ấn định chắc chắn là do việc từ nhiệm bất ngờ của đức Biển Đức XVI, được công bố vào ngày 11 tháng Hai, và do mật nghị bầu giáo hoàng bầu lên vị tân giáo chủ vào ngày 13 tháng Ba.

Quả vậy, năm ngoái, đúng theo truyền thống, đức Biển Đức XVI nhận được bản Niên Giám để duyệt vào ngày 10 tháng Ba. Còn năm nay, đức giáo hoàng Phanxicô chỉ có cuốn này trong tay vào ngày 13 tháng Ba.

Ngoài vấn đề thời gian tính, cuốn Niên Giám Mới cũng không thiếu những bất ngờ đặc trưng của triều giáo hoàng hiện tại.

*

Điều bất ngờ quan trọng nhất liên quan đến tước vị đức Giáo hoàng Phanxicô đã chọn để xác định chính mình.

Ngay từ lúc đầu của triều giáo hoàng, ngài đã chọn cách chuyên biệt xưng hô mình là “giám mục Roma.” Và sở thích này đã phản ảnh đầy đủ trong phần đầu cuốn Niên Giám. Các trang trong phần này thông thường được đánh số có dấu hoa thị (*) theo sau. Phần này bao gồm danh sách các vị giáo hoàng trong lịch sử và thành phần làm nên Hồng Y đoàn.

Ở trang 23* của ấn bản năm trước, đức Biển Đức được xác định không chỉ là “giám mục Roma” mà còn là “Đấng Đại Diện Chúa Giêsu Kytô, Người Kế Vị Thủ Lãnh các Tông Đồ, Giáo Chủ Tối Cao của Giáo hội Hoàn vũ, Giáo Chủ nước Ý, Tổng Giám mục và Giám Mục Niên Trưởng tỉnh Roma, Thủ Lĩnh Thị quốc Vatican, Tôi tớ phục vụ (*) các Tôi Tớ của Thiên Chúa .”

Tuy nhiên năm nay, trong cùng trang này, người ta chỉ thấy có hai hàng từ. “Phanxicô/ Giám mục Roma” , trong khi mọi danh xưng khác, cùng với chú thích về tiểu sử quen thuộc, đều nằm ở trang sau , trang 24*, mà trong cuốn Niên giám 2012, đã là một trang trống.

Như thế, vị tân giáo hoàng không bỏ các danh xưng cổ điển của mình, nhưng muốn đặt chúng ở vị trí thứ yếu.

Đồng thời, ngài không muốn dùng lại cho mình danh xưng “Giáo chủ Tây Phương” vốn đã bị đức Joseph Ratzinger loại bỏ ngay từ đầu triều giáo hoàng của ngài, gây nên bất mãn từ phía giáo hội Chính Thống, vì họ nhận thấy chính vì danh xưng này mà người Đông Phương chiều theo việc thừa nhận giám mục Roma.

Hơn nữa, năm nay, ở mặt sau của trang giáo huy của đức giáo hoàng đương nhiệm không có in cả hai mặt của huy hiệu chính thức triều giáo hoàng đương kim, như mọi năm thường có.

Ngoài ra, dưới hình chân dung của đức giáo hoàng, bây giờ có chữ ký của ngài với vỏn vẹn cái tên “Francesco” bằng tiếng Ý, trong khi chữ ký của đức giáo hoàng Ratzinger bằng tiếng Latinh với danh hiệu giáo hoàng đặc biệt “Benedictus PP XVI”.

*

Cũng có sự tò mò xem có thay đổi nào dành cho tấm hình của đức giáo hoàng vừa từ nhiệm, sự kiện chưa từng xảy ra trong cuốn Niên Giám. Người ta gặp câu trả lời ngay trong phần đầu nội dung cuối sách, trang 1, đức Biển Đức XVI được gọi là “đức giáo chủ về hưu.”

Việc này coi như chính thức công nhận danh xưng tương đương “giáo hoàng hưu trí” đã được dùng trong bức điện tín gửi đi cho Hồng y đoàn vào ngày 5 tháng Ba, và trong thông cáo ngày 2 tháng Năm của văn phòng báo chí, thông báo tin tức về việc đức Ratzinger trở lại cư ngụ trong khuôn viên Vatican.

Việc này bất chấp sự kiện nhiều phía nhiều bên đã cố gắng chứng minh việc dùng danh xưng “Giám mục Roma về hưu” là thích hợp nhất. nếu không vì một lý do nào khác hơn là để trách cái cảm tưởng có lẽ có “hai giáo hoàng” trong Giáo hội, làm cho giáo dân mất phương hướng.

Giữa nhiều đóng góp khác, một trong những đóng góp cho chiều hướng này, chính là một bài nghiên cứu uyên bác trong tờ “La Civiltà Cattolica" của linh mục Gianfranco Ghirlanda, dòng Tên, một nhà giáo luật nổi tiếng, cố vấn cho Văn phòng Toà Thánh, cựu Viện Trưởng Đại học Giáo Hoàng Gregorianô.

Mới đây, một cách trực tiếp hơn, là bức thư của linh mục Dario Vitali, giáo sư Giáo hội học, không phải dòng Tên, nhưng cũng thuộc đại học Gregorianô, gửi cho tờ “Corriere della Sera."

Có hai thay đổi chính trong cuốn Niên giám Giáo Hoàng mới, và có thêm một thay đổi khác buộc phải chú ý ngay khi lần giở các trang sách.

Phần dành cho phẩm trật các “Tổng Giáo phận Thượng phụ” trong những năm gần đây, được tái cấu trúc. Phần này được chia thành nhiều phần nhỏ:

- Các Giáo phận được một Thượng Phụ coi sóc : Tổng Giáo phận Thượng phụ Alexandria của người Copt, Tổng Giáo phận Thượng phụ Antioch của người Syria, Tổng Giáo phận Thượng phụ Antioch của người Hy Lạp Melkite, Tổng Giáo phận Thượng phụ Antioch của người Maronites, Tổng Giáo phận Thượng phụ Babylon của người Chaldeans, Tổng Giáo phận Thượng phụ Cilicia của người Armenians;

- Những giáo phận với Toà Tổng Giám Mục quan trọng : Tổng Giáo phận Kyiv-Halyc của người Ukrainia, Tổng Giáo phận Ernakulam-Angamaly của người Syro-Malabars, Tổng Giáo phận Trivandrum của người Syro-Malankars, Tổng Giáo phận Fagaras và Alba Iulia của người Romania;

- Những tổng giáo phận ‘tự trị’: Tổng giáo phận tự trị Addis Ababa, Pittsburgh của người Byzantines, Tổng giáo phận tự trị Presov của người Byzantine theo nghi thức Công Giáo tại Slovakia;

- Các Giáo phận được một Thượng Phụ La tinh coi sóc: Toà Thượng Phụ Jerusalem, Toà Thượng Phụ Lisbon, Toà Thượng Phụ Venice, Toà Thượng Phụ Đông Ấn, Toà Thượng Phụ Tây Ấn, có gốc tại Tây Ban Nha, nhưng đã trống ngôi từ nữa thế kỷ nay.

Trong bản văn, cuốn Niên Giám xác định được cập nhật cho đến ngày 13 tháng Ba 2013 cho phần khởi đầu liên quan đến giáo hoàng và hồng y đoàn. Phần còn lại cập nhật cho đến ngày 28 tháng Hai, có nghĩa là bao gồm danh sách các giáo phận và đồ thị miêu tả Giáo triều Roma, và những cơ quan trung ương khác của Giáo Hội.

Vì thế Niên giám không nhắc đến nhóm tám vị hồng y được đức giáo hoàng Phanxicô thiết lập vào ngày 13 tháng Tư vừa rồi để “cố vấn cho ngài trong việc cai quản giáo hội hoàn vũ, và để nghiên cứu về một dự án duyệt lại Tông Hiến “ Đấng Chăn Chiên Nhân Lành - Pastor Bonus” bàn về Giáo Triều Roma.

Nhưng sự kiện là cả đến lần cập nhật đầu tiên là cuốn “Những Thay Đổi Trong Niên giám Giáo Hoàng 2013 - Variazioni all’Annuario Pontificio 2013” do văn phòng Quốc Vụ Khanh soạn và phát hành vào ngày 16 tháng Năm, có nhắc đến việc thành lập “Nhóm” này có thể khiến người ta nghĩ rằng cơ chế này vẫn mãi không có tinh cách quy định, để có thể chiếm được một chổ trong cuốn Niên Giám sang năm. Người ta đành phải chờ xem.

*

Sau đây là những thay đổi nhỏ khác trong cuốn Niên giám 2013 so với cuốn năm 2012,

- Trong phần dành cho quốc vụ khanh, tên của hai “chuyên viên” được chèn thêm vào: Greg Burke, "cố vấn truyền thông" . Việc bổ nhiệm của ông được cha Federico Lombardi thông báo miệng vào tháng Sáu năm 2012 vào lúc cao điểm của vụ bê bối Vatileaks , và Maria Anna Circelli, một cố vấn giao dịch chuyên về quản trị nhân sự và phi lợi nhuận. Việc bà được bổ nhiệm không hề được công bố công khai .

- Cũng trong phần còn lại dành cho quốc vụ khanh, dùng cùng một chức phận “phân tích thảo chương bậc nhất.” là Claudio Sciarpelletti, bị kết án cấp độ nặng nhất nhưng được toà án Vatican tha vào năm ngoái, và Paolo Gabriele, viên thư ký bất trung bị lôi cuốn, tên tuổi bị xóa khỏi vai trò “quản gia” đức giáo hoàng, và được thay thế bằng ngài Sandro Mariotti.

Trong số các vị cố vấn của thánh bộ “ Truyền Bá Đức Tin” không còn tên của Pasquale De Lise, cựu chủ tịch nghị viện Ý đã dính líu đến những điều tra pháp lý với hệ qủa nghiêm trọng trong truyền thông. Nhiệm kỳ 5 năm thứ hai của ông chấm dứt vào năm 2012, và rõ ràng không được lưu nhiệm.

Cũng không còn thấy trong Niên Giám là ủy ban liên bộ vĩnh viễn lo việc phân bố linh mục đồng đều hơn trên thế giới, được thành lập vào năm 1991. “Trung Tâm thông tin Vatican” và ủy ban giáo hoàng về Di Sản Văn hóa cũng không còn trong Niên giám.

Ngược lại, các biểu đồ tổ chức của Văn Phòng Thông tin Tài chánh và Hội Đồng Giáo Hoàng Phát Triển việc Tân Phúc Âm Hóa lại được trình bày đầy đủ hơn trước. Biểu đồ tổ chức của các dịch vụ về An ninh và Bảo Vệ Dân sự của Thị quốc Vatrican được trình bày với nhiều chi tiết hơn, đặc biệt có sự xuất hiện của một văn phòng Cảnh Sát Quốc Tế với cả một Trung tâm hoạt động an ninh, đầy đủ với phòng ứng chiến và một phòng thí nghiệm kỹ thuật. Nhưng vai trò trưởng phòng của các văn phòng mới liệt kê trên đây đều đang để trống.

*

Còn về phần Trung Quốc, nhiều quy tắc đặc biệt được áp dụng trong cuốn Niên giám Giáo Hoàng năm 2013 này .

Như một quy định, cuốn Niên Giám không nêu tên các giám mục Trung quốc. Đa số các vị này đều được Toà Thánh công nhận, cả những vị ít khi dưới một danh xưng khác với danh xưng được chính quyền cho phép. (**)

Các giám mục của Đế quốc Thiên hoàng chỉ được nêu tên để ghi nhận rằng các ngài qua đời.

Thật vậy trong danh sách các “chức sắc qua đời” đọc được trong cuốn Niên Giám 2013 có tên năm vị giám mục. Ba vị đã qua đời vào năm 2012 :

- Giám mục Nghi Tân, Gioan Trần Quát Trung (Chen Shizhong ), 95 tuổi , tấn phong năm 1985

- Giám mục phó về hưu của Tế Nam. Samuel Quách Truyền Chân (Guo Chuan-zhen) , dòng Phanxicô, 94 tuổi, phong cức năm 1988

- Giám mục Trường Trị, Samuel Lý Nghị (Li Yi), dòng Phanxicô, 88 tuổi, tấn phong năm 1988.

Và hai vị vừa qua đời trong hai tháng đầu năm 2013 :

- Giám mục về hưu của Y Xuyên ( Ninh Hạ) , Gioan Tẩy Giả Lưu Ngân Xuyên (Liu Jingshan ), gần trăm tuổi , phong chức năm 1993 .

- Giám mục Chu Thôn, Giuse Mã Học Thánh (Ma Xue- sheng) , 90 tuổi, phong giám mục phụ tá năm 1988 và trở thành giám mục chính năm 1997.

Tuy nhiên danh sách này không có tên của hai giám mục mới qua đời, được thông tấn Fides và tờ "L'Osservatore Romano" loan báo dưới mục "Lutti nell'episcopato – Giám mục qua đời":

- Giám mục Thomas Tiễn Dư Vinh (Qian Yurong), 99 tuổi, phong chức năm 1959 không được Toà Thánh chuẩn nhận .

- và giám mục thuộc dòng Tên Aloysius Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian), 96 tuổi , phong chức làm giám mục Thượng Hải năm 1985 không được Toà Thánh chuẩn nhận, mãi đến năm 200 mới được hợp thức hóa .

 



Ghi chú:

(*): Người dịch cố ý ghi chú thêm động từ “phục vụ” ở đây để minh định tính objectivity của giới từ “of” trong danh xưng “Servant of the Servants of God.

Tôi tớ (phục vụ) các Tôi Tớ (khác) của Thiên Chúa .

Vì nếu hiểu giới từ “of” với tính subjectivity thì cụm từ “Servant of the Servants of God.” lại có thể hiểu một cách châm biếm là:

“Tôi tớ (được) các Tôi tớ (khác) của Thiên Chúa (phục vụ cho)

(**)

Giám mục giáo phận Sán Đầu, Giuse Hoàng Bỉnh Chương (Huang Bing-zhang) , được tấn phong bất hợp pháp và bị vạ tuyệt thông năm 2011, mới được bổ nhiệm làm đại biểu Quốc hội.

Ba giám mục bất hợp pháp khác được bổ nhiệm vào HNHT (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) là Giuse Mã Anh Lâm (Ma Ying-lin), TGP Côn Minh, chủ tịch của cái gọi là “Hội đồng Giám mục Trung Quốc” [không được Tòa Thánh công nhận]; Inhaxiô Chiêm Tư Lộc (Zhan Si-lu), giáo phận Phúc Ninh, Phó Chủ tịch Hội đồng này;

và Phaolô Lôi Thế Ngân (Lei Shi-yin), giáo phận Lạc Sơn, phó chủ tịch Hội Yêu Nước. Giám mục Lôi cũng bị vạ tuyệt thông vào năm 2011.

Trong ban “tôn giáo” của HNHT còn có 6 người khác:

Giuse Lý San (Li Shan), Tổng giáo phận Bắc Kinh;

Giuse Thẩm Bân (Shen Bin), giáo phận Hải Môn;

Louis Kim Lỗ Hiền (Jin Lu-xian), giáo phận Thượng Hải;

Gioan Phòng Hưng Diệu (Fang Xing-yao) , giáo phận Lâm Nghi,

Phalô Mạnh Thanh Lộc (Meng Qing-lu), giáo phận Tuy Viễn,

và Lưu Nguyên Long, giáo dân.

Lý San, Thẩm Bân và Mạnh Thanh Lộc là thành viên mới của HNHT. Ngoại trừ giám mục Kim Lỗ Hiền (96 tuổi và bị bệnh rất nặng), những người khác đã chủ sự hoặc tham gia vào việc tấn phong bất hợp pháp tại Thừa Đức (tháng Mười Một 2010), Lạc Sơn (tháng Sáu 2011), Sán Đầu (tháng Bảy 2011) và / hoặc Cáp Nhĩ Tân (tháng Bảy 2012).

Sức khỏe của giám mục Kim cũng đã xấu đi sau phản ứng mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc đối với giám mục Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Da-qin), vị giám mục phụ tá giáo phận Thượng Hải bị bắt ngay sau lễ tấn phong vì dám rút khỏi Hội Yêu Nước.

Giả Khánh Lâm, người vừa mãn nhiệm kỳ chủ tịch HNHT, là cựu thành viên của tổ chức được cựu chủ tịch Giang Trạch Dân bảo trợ mệnh danh là “Thượng Hải Bang”. Tháng Mười Hai 2010, ông đã tiếp các tham dự viên của Đại hội lần thứ VIII các Đại biểu Công giáo tại Bắc Kinh [một tổ chức mà Tòa Thánh coi là “không phù hợp với giáo lý Công giáo”] và kêu gọi họ “duy trì nguyên tắc độc lập và Giáo hội tự trị, chống lại sự xâm nhập của các lực lượng nước ngoài”. Ông kế nhiệm Du Chính Thanh, 67 tuổi, một thành viên thường trực của Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy ở Thượng Hải. Theo một số người Công giáo, Du có tham gia vào việc bắt Đức giám mục Mã Đạt Khâm.


 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.