Thêm sáu phiếu thuận cho hôn nhân đồng tính

 

 

 Bài của ***

Nguồn : http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350534?eng=y

 

 

Ba hồng y và hai tổng giám mục, thêm phát ngôn viên của Vatican: sự ủng hộ gia tăng trong việc hợp thức hóa hôn nhân giữa những người đồng tính. Thế mà cách nay chỉ mười năm, giáo huấn chính thức của Giáo hội là một chữ không tuyệt đối. Nan đề Bergoglio.

 

VATICAN CITY, ngày 10 tháng Sáu năm 2013 – "Giáo Hội dạy rằng kính trọng những người đồng tính không thể nào đưa đến việc chấp thuận động thái đồng tính luyến ái hay công nhận việc hôn nhân đồng tính là hợp pháp.

Quả vậy:

Công ích đòi hỏi luật pháp phải công nhận, cổ vũ , và bảo vệ hôn nhân như là nền tảng của gia đình, đơn vị căn bản của xã hội. Việc luật pháp công nhận hôn nhân đồng tính hay đặt nó ngang hàng với hôn nhân có nghĩa là không chỉ chấp nhận cách ăn ở lệch lạc dẫn đến hậu quả là khiến nó trở thành mẫu mực cho xã hội ngày nay. mà còn làm lu mờ những giá trị căn bản vốn thuộc về di sản chung của nhân loại.”

Vì thế:

Giáo hội không thể thất bại trong việc bảo vệ những giá trị này, vì thiện ích cho nam giới và nữ giới và vì thiện ích cho chính xã hội nữa.

Trên dây là những câu kết luận trong “Những nhận xét liên quan đến đề nghị hợp thức hóa việc hôn nhân giữa những người đồng tính luyến ái” của thánh bộ giáo lý đức tin (Congregation for the Doctrine of the Faith - CDF). Có thể đọc trực tuyến trên trang mạng của bộ tại

> Considerations…

 

 

Bản văn mang chữ ký của hồng y bộ trưởng thời bấy giờ là Joseph Ratzinger, ngày nay là “giáo chủ về hưu”, và chữ ký của vị thư ký, lúc ấy là tổng giám mục Angelo Amato, dòng Salêsio, ngày nay là hồng y bộ trưởng Thánh bộ phong thánh. Bản văn được chấp thuận ngày 28 tháng Ba năm2003, do chân phước Gioan Phaolô đệ Nhị, và được công bố ngày 3 tháng Sáu sau đó, nhằm ngày lễ kính thánh Charles Lwanga và các Bạn Tử đạo.

Ngày tưởng nhớ được chọn không phải vì vô tình trùng hợp. Trong niên sử các Thánh Tử đạo Roma, đây thật sự nhắc lại việc Thánh Charles Lwanga và mười hai đồng bạn tử đạo – ở độ tuổi 14 đến 30, thuộc gia đình qúy phái hoàng tộc hay vệ binh của Vua Mwanga. Các ngài là tân tòng hay tín hữu công giáo nhiệt thành – đã từ chối không thuận theo yêu cầu quái ác của nhà vua, nên đã bị đâm chết bằng kiếm hay thiêu sống trên đồi Namugongo ở Uganda. Lời “yêu cầu quái ác” này được hiểu như là những đam mê đồng tính luyến ái của nhà vua Mwanga “phóng đãng.”

Mười năm trôi qua kể từ khi Thánh bộ Giáo lý Đức tin CDF của Ratzinger dưới triều đức Karol Wojtyla công bố tài liệu trên. Trong lịch phụng vụ Giáo Hội Công giáo, ngày mồng 3 tháng Sáu vẫn tiếp tục dành để kính các thánh Tử đạo Uganda, được đức Phalô đệ Lục phong thánh vào năm 1964, cho dù nếu có gặp điều thú vị khi nhận ra không biết có nhiều người hiểu được lý do tại sao các ngài hy sinh sự sống không. Nhưng nội dung của bản “những nhận xét” nêu trên, bây giờ, dường như, đã thuộc về một thời đại nào khác của giáo hội.

Một tấm gương đáng tin cậy, phản ánh cái trào lưu mới này chính là những lời hồng y Godfried Danneels, tổng giám mục về hưu của giáo phận Mechelen-Brussels, tuyên bố với báo chí hôm trước ngày sinh nhật tám mươi của ngài, ngày mồng 4 tháng Sáu.

Vị hồng y người Bỉ - không chút giả dối, đã không dấu vẻ thất vọng lúc đức Biển Đức XVI được bầu lên trong mật nghị năm 2005, và năm nay, ngài là người bỏ phiếu chính cho giáo hoàng Phanxicô - đã nhận định rằng Giáo Hội “ chưa hề bao giờ chống lại sự kiện là có thể có một kiểu ‘hôn nhân’ giữa những người đồng tính luyến ái, nhưng nếu vậy khi người ta nói tới ‘một kiểu như là’ hôn nhân, không đúng hẳn là một cuộc hôn nhân giữa người nam và người nữ, thì người ta phải kiếm cho ra một từ ngữ khác trong từ điển.

Và ngài đã kết luận :

Về sự kiện là chuyện đó nên được hợp thức hóa, và nên hợp thức hoá qua luật lệ, về chuyện này, Giáo hội chẳng có gì để nói.”

Tờ báo Bỉ, “Le Soir”, khi tường trình những lời của Danneels , đã thêm rằng “quan điểm của hồng y đã được tổng giám mục André-Joseph Léonard,- vị kế nhiệm ngài trong chức vụ tổng giám mục Mechelen-Brussels, - chia sẻ.” Tờ báo không trình bày chứng cứ của sự đồng ý này. Nhưng người ta hoàn toàn không chút nghi ngờ gì về chuyện Danneels thực sự đã nói, với tính bộc trực dặc trưng của Ngài, điều mà các hồng y khác và các giám mục khác đã nói trong mấy tháng gần đây.

Quả thực, mới đây, giới truyền thông vừa thuật lại những lời lẽ của ít nhất là bốn vị chức sắc có vai trò lãnh đạo trong phẩm trật Giáo hội ủng hộ cho việc công nhận bằng luật lệ hôn nhân của người đồng tính, :

- Tổng giám mục Piero Marini, chủ tịch ủy ban giáo hoàng về Hội Nghị Thánh Thể và Chưởng Nghi các nghi lễ giáo hoàng;

- Tổng giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch ủy ban giáo hoàng về gia đình. Sau này ngài đã sửa lời.

- Hồng y người Áo Christoph Schönborn, tổng giám mục Vienna;

- Hồng y người Columbia Rubén Salazar Gómez, tổng giám mục Bogotà. Sau này Ngài phải nhanh chóng rút lời trước khi nhận mũ hồng y vào tháng Mười Một năm 29012.

Vào ngày 24 tháng Tư vừa qua, “phát ngôn viên của Vatican,” linh mục Federico Lombardi, đã nói thẳng về đề tài này, khi được hỏi ý kiến về quyết định phê chuẩn tối hậu của nghị viện Pháp về “hôn nhân của người đồng tính.” Ngài trả lời là người ta phải “nhấn mạnh rõ ràng rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là một định chế đặc biệt và nền tảng trong lịch sử loài người. Điều này không thay đổi sự kiện là có thể có một công nhận nào đó về các dạng hôn nhân khác giữa hai người.

Sau đó khi được hỏi phản ứng của đức giáo hoàng về quyết định của chính phủ Pháp như thế nào, cha Lombardi nói: “Chính đức giáo hoàng phải lên tiếng, tôi để cho ngài nói.

Có sự kiện là đức Jorge Mario Bergoglio cho đến nay không hề thốt lên một lời nào về quyết định của Pháp nâng việc sống chung xã hội của hai người đồng tính lên thành hôn nhân, mặc dù chuyện này đã thành hợp luật cả hàng năm này rồi, dưới cái tên gọi “giao kèo dân sự chung sống - Pacte Civile de Solidarité, “ gọi tắt là PACS.

Và đức giáo hoàng cũng chẳng muốn đưa ra một lời nào trong cuộc tranh luận vào ngày 23 tháng Năm, khi ngài gặp lần đầu tiên các giám mục trong hội đồng giám mục Ý, cộng đồng mà ngài là người thủ lãnh do chức vụ.

Trong khi trong bài diễn văn khai mạc đọc ba ngày trước đó, đức Hồng y Angelo Bagnasco đã lập lại rằng: “gia đình không thể nào bị làm cho bẽ mặt và yếu đi do những định chế tương tự chắc chắn sẽ gây nên một vết thương liên tục –vulnus – làm nguy hại đến chính căn tính đặc biệt của mình. Những định chế tương tự này cũng không cần thiết để bảo đảm các quyền tự do cá nhân, vốn phần lớn đã được luật lệ bảo đảm rồi .”

Sử dụng như một cái mẫu thức mà truyền thống giáo lý gọi là bốn mối tội đầu “đòi phải báo oán trước mắt Thiên Chúa “ ( theo ngôn ngữ của sách Giáo lý thánh Giáo hoàng Piô X) hay “đòi Trời phải báo oán” ( theo sách Giáo Lý năm 1992 của Ratzinger và Wojtyla), giáo hoàng Bergoglio cho đến nay đã chứng minh rằng Ngài coi trọng việc rao giảng của mình, như trong bài nói chuyện đầu tiên với các nhà ngoại giao được phái đến Toà Thánh, để chỉ đề cập đích danh đến cái ý nghĩa xã hội của hai loại tội cuối – hiếp đáp kẻ nghèo và gian lận tiền lương của công nhân – hơn là đề cập đến loại tội sau: tội kê gian.

 

__________

 

Ngày 19 tháng Ba vừa qua, sáu ngày sau khi bầu giáo hoàng Phanxicô, tờ “Nữu Ước Thời Báo” đã viết rằng, vào khoảng giữa năm 2009 – 2010 khi tại Achentina có cuộc tranh luận sôi nổi về việc đề nghị “hôn nhân cho người đồng tính”, đức Jorge Mario Bergoglio lúc ấy vẫn còn là hồng y, đã đồng thuận với một giải pháp thoả hiệp đồng ý hợp thức hóa hôn nhân dân sự giữa hai người cùng phái.

Điều đã xảy ra quả thực gây tranh luận. Theo những gì báo giới đáng tin tường trình lại, trong cuộc họp của Hội đồng Giám mục, các Giám mục Áchentina đã thực sự bàn luận làm thế nào để tiếp cận vấn đề. Và vào phút cuối, lập trường thắng thế không phải là lập trường của nhóm “bồ câu” mà đại diện là Bergoglio, nhưng là lập trường của nhóm “diều hâu” dẫn đầu là tổng giám mục La Plata, Héctor Rubén Aguer.

Dẫu vậy, sự khác biệt không nằm ở chổ chống đối lạihôn nhân đồng tính”, nhưng ở chổ làm sao đế thi hành nó , và ở chổ chấp nhận một thoả hiệp công nhận hôn nhân dân sự mà lại không dùng đến từ hôn nhân.

Vài tuần trước khi chấp thuận luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại Achentina với khả thể được nhận con nuôi, vào ngày 15 tháng Bảy năm 2010, đức Bergoglio đã viết một bức thư cho bốn nhà dòng Carmelô tại Buenos Aires :

Trong thư, sau khi lập lại rằng chuyện đang xảy ra không phải “chỉ là một lề luật đang còn được phác thảo ( đây chỉ là một phương tiện),” mà còn là “một thủ đoạn của tên đầu sỏ dối trá đang tìm cách gây hỗn loạn và lừa bịp con cái Thiên Chúa,” ngài yêu cầu các Sơ “cầu xin Thiên Chúa sai Chúa Thánh Thần xuống trên các nghị sĩ đang được triệu tập để bỏ phiếu. Cầu mong các ngài đừng bỏ phiếu vì lầm lạc hay trong những hoàn cảnh ngẫu nhiên, nhưng là bỏ phiếu thuận theo điều mà lề luật tự nhiên và luật của Thiên Chúa chỉ dạy họ.

Đức Bergoglio nhận ra nơi luật lệ mới đang hình thành này “lòng ghen tức của ma qủy. Tội lỗi đã lọt vào thế gian qua lòng ghen tức này, một sự ghen tức đang lồng lộn tìm hết cách để phá huỷ hình ảnh Thiên Chúa: hình ảnh này là người nam và người nữ nhận được lệnh truyền phải lớn lên, sinh sôi nảy nở, và thống trị trái đất.”

Nhưng để phản ứng lại cái thách đố này, ngài lại nhờ cậy vào lời cầu nguyện của các Sơ dòng Kín hơn là nhờ đến các tuyên bố công khai, những tuyên ngôn long trọng, hay những cuộc biểu tình trên đường phố.

Cho đến hôm nay, không hề có dấu hiệu nào cho thấy vị giám mục Roma muốn thay đổi lề lối hành xử này.

 

_________

 

Đọc thư của đức Bergoglio gửi cho bốn nhà Dòng Carmêlo tại Buenos Aires

> "Queridas hermanas…"
 

Và đọc bài tường trình tỉ mỉ của John L. Allen, kể lại cuộc tranh luận của các giám mục Achentina về việc hợp thức hóa “hôn nhân đồng tính” trong tờ National Catholic Reporter.Tác giả ghi lại sự mập mờ của đức Bergoglio trong vấn đề này .

> Hard questions about Francis in Argentina
 



 

Ghi Chú:

Các chỗ in đậm là do người dịch tự ý nhấn mạnh


 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.