Cuộc Biến Hình của đức Phanxicô

  

Bài của Sandro Magister

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350615?eng=y

 

 

Ngài đã bày tỏ chương trình đích thật của triều giáo hoàng mình trong hai cuộc phỏng vấn, và một bức thư gửi cho một nhà trí thức vô thần. So với các giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, sự tách biệt càng rõ nét hơn. Trong ngôn từ cũng như trong hành động.

 

ROMA, ngày mồng ba tháng Mười, 2013 - Trong mấy hôm nay, buổi họp đầu tiên gồm tám hồng y được mời đến làm cố vấn cho Giáo hoàng Phanxicô, và cuộc viếng thăm ngày mai đến Assisi, thành phố của vị thánh ngài chọn tên, là những hành vi chắc chắn tạo nên nét cá biệt cho buổi đầu triều giáo hoàng của ngài.

Nhưng có bốn biến cố truyền thông lớn trong tháng vừa mới kết thúc, còn tạo ra cá biệt hơn nữa, khi xác định cách đề cập đến triều giáo hoàng này,

- cuộc phỏng vấn đức giáo hoàng Jorge Mario Bergoglio, do tờ “La Civiltà Cattolica” thực hiện.

- bức thư ngài trả lời cho câu hỏi, do Eugenio Scalfari (xem hình), công khai gửi đến ngài. Scalfari là người sáng lập tờ báo hàng đầu của giới thế tục Ý, tờ “La Repubblica.

- cuôc đối thoại-phỏng vấn sau đó với Scalfari,

- và một bức thư khác trả lời cho một tay quán quân của giới vô thần hung hăng, nhà toán học Piergiorgio Odifreddi. Bức thư này không do vị giáo hoàng đương nhiệm viết, nhưng là của vị tiền nhiệm hiện đang sống .

Nếu ai có muốn hiểu ra đức Phanxicô định đi theo chiều hướng nào, và ngài tách biệt khỏi đức Biển Đức XVI, và tách biệt khỏi các vị giáo hoàng trước ngài, ở điểm nào, thì chẳng cần làm gì khác hơn là khảo sát và so sánh bốn bản văn ấy.

 

*

 

Trong cuộc phỏng vấn giáo hoàng Bergoglio trong tờ “La Civiltà Cattolica”, có một đoạn ai nấy đều coi như rõ ràng là một cuộc đảo ngược lập trường hoàn toàn, không chỉ so với đức Biển Đức XVI, mà còn với đức Gioan Phalô đệ Nhị.

Chúng ta không thể chỉ nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương thức ngừa thai. Không thể như thế được. Tôi đã không nói gì nhiều về những vấn đề này, và người ta trách tôi về chuyện đó. Nhưng khi chúng ta nói đến những đề tài này, chúng ta phải đề cập đến chúng trong một ngữ cảnh. Về vấn đề này, Giáo huấn của Giáo hội minh bạch và tôi là một người con của Giáo hội, nhưng không cần phải lúc nào cũng cứ nói đến chúng hoài.

“Không phải tất cả các giáo huấn tín lý và luân lý của Giáo hội đều tương đương. Tác vụ mục vụ của Giáo hội không thể bị ám ảnh bởi việc lưu truyền một mớ các giáo lý rời rạc lúc nào cũng được nhấn mạnh buộc phải tuân giữ. Việc loan báo theo phương cách truyền giáo chú mục vào những điều cốt lõi, vào những điều thiết yếu: Việc này cũng là điều hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơn, khiến cho trái tim bừng cháy, như các môn đệ Emmaus đã từng cảm nghiệm.

“Chúng ta phải tìm ra một cân bằng mới: bằng không, cả đến cái lâu đài luân lý của Giáo hội có lẽ sẽ đổ sập như một ngôi nhà do các lá bài xếp lên, mất đi cái nét tươi mát và mất cả cái hương vị của Tin Mừng.”

Đương nhiên Giáo hoàng Phanxicô biết rõ rằng, đối với hai vị giáo hoàng tiền nhiệm của mình, ưu tiên tuyệt đối là việc rao giảng Tin Mừng, rằng đối với đức Gioan Phalô đệ Nhị, lòng Thương Xót của Thiên Chúa trọng yếu đến độ ngài đã dành một ngày Chúa Nhật trong năm Phụng vụ để mừng kính, rằng đức Biển Đức đã chính xác viết về Chúa Giêsu như một vị Thiên Chúa thật, và là một con người thật , trong một cuốn sách của một đời là thần học gia và mục tử, và rằng, nói cho gọn, không một điểm nào trong các điểm nói trên tách biệt ngài với các vị ấy.

Đức Phanxicô cũng phải biết rằng sự kính trọng tương đương cũng phải áp dụng cho các giám mục nào, hơn những vị khác, đã nhịp nhàng làm việc cùng với hai vị giáo hoàng tiền nhiệm. Chẳng hạn, như tại Ý, Hồng y Camillo Ruini, với “dự án văn hoá” quy hướng những biến cố căn bản vào chính Thiên Chúa và vào Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, nơi đức Karol Wojtyla, đức Joseph Ratzinger, nơi các vị mục tử như Ruini hay Francis George và Timothy Dolan tại Mỹ, còn có một trực giác rằng việc loan báo Tin Mừng ngày hôm nay, không thể bị tách rời khỏi một lối cắt nghĩa có phê bình về nhãn quan mới tiên tiến về con người – nhãn quan mới này hoàn toàn đi ngược lại với hình ảnh con người được Thiên Chúa tạo dựng, theo hình ảnh của Ngài, và giống Ngài, và cũng không thể tách rời khỏi hậu quả là cách hành xử tương ứng trong lãnh đạo mục vụ.

Và đức giáo hoàng Phanxicô tách biệt mình ngay chính chỗ này. Trong cuộc phỏng vấn của tờ “La Civiltà Cattolica”, có một đoạn mấu chốt. Để trả lời cho cha Antonio Sparado, người đã hỏi ngài về sự “thách đố nhân loại học” đương thời, ngài nói cách tránh né. Ngài chứng minh mình không hiểu được tính cách nghiêm trọng đánh dấu cả một thời đại của việc chuyển tiếp nền văn minh, đã được đức Biển Đức XVI và đức Gioan Phaolô đệ Nhị phân tích và mạnh mẽ đấu tranh trước ngài. Chính Ngài đã chứng tỏ mình xác tín rằng đáng bỏ công để trả lời các thách đố hiện tại bằng việc đơn giản loan báo một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, vị Thiên Chúa “đã làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như người lành, cho mưa rơi xuống trên người công chính cũng như trên kẻ gian ác.”

Tại Ý, nhưng không chỉ tại Ý mà thôi, đã có hồng y và tu sĩ Dòng Tên Carlo Maria Martini, là người đại diện cho chiều hướng thứ hai để lựa chọn này, khác với Gioan Phaolô đệ Nhị, khác với đức Biển Đức XVI và khác với hồng y Ruini.

Tại Mỹ, có hồng y Joseph L. Bernardin đại diện cho khuynh hướng này, trước khi vai trò lãnh đạo hội đồng giám mục chuyển sang tay các vị hồng y George và Dolan, rất trung thành với Wojtyla và Ratzinger.

Ngày nay, những người theo chân và hâm mộ Martini cùng với Bernardin nhìn thấy nơi Phanxicô vị giáo hoàng đang phục hồi quan điểm theo hoài bão của họ.

Và cũng như hồng y Martini đã từng và đang tiếp tục rất được hâm mộ theo quan điểm của công chúng ở ngoài và chống đối với Giáo hội, tình trạng tương tự đang xảy ra cho vị giáo hoàng đương nhiệm.

 

*

 

Chuyện trao đổi thư từ và các cuộc đối thoại sau đó giữa đức Phanxicô và nhà vô thần công khai Scalfari giúp cắt nghĩa tại sao đức giáo hoàng lại rất được hâm mộ cả “in partibus infidelium - trong phần đất của dân ngoại.”

Một đoạn của bài báo mà Scalfari đặt những câu hỏi cho ngài hôm mồng 7 tháng Tám, đã nêu rõ cái ý kiến tích cực mà nhà sáng lập tờ “La Repubblica” đã có về đức đương kim giáo hoàng:

Sứ mệnh của ngài chứa hai cuộc đổi mới mang cớ vấp phạm: cái Giáo hội nghèo của Phanxicô, cái Giáo hội theo chiều dọc của Martini. Và một đổi mới thứ ba: một Thiên Chúa không phán xét, chỉ tha thứ. Không có kết án. Không có hoả ngục.”

Sau khi nhận và công bố bức thư hồi đáp từ Bergoglio, khi nhận định về nó, Scalfari đã thêm một nhận xét hài lòng khác nữa :

Một cởi mở với văn hóa tân thời và thế tục đến một mức phóng khoáng như vậy, một cái nhìn sâu xa giữa lương tâm và sự độc lập của lương tâm, chưa hề từng nghe được như thế từ ngai toà thánh Phêrô.”

Khi khẳng định điều này, Scalfari quy chiếu về điều đức giáo hoàng Phanxicô đã viết cho ông về tính ưu việt của lương tâm như sau:

Vấn đề nằm ở việc vâng theo lương tâm mỗi người. Tội, đối cả với người không có đức tin, hiện diện khi người ta làm nghịch lại với lương tâm.Lắng nghe và vâng theo lương tâm, thật ra, có nghĩa là quyết định theo cái bề ngoài được nhận ra là tốt hay xấu. Và sự tốt hay xấu của hành vi chúng ta xoay quanh trên quyết định này.” (*)

Đức Phanxicô không thêm gì nữa. Và một vài độc giả có óc nhận xét đã ngạc nhiên làm sao mà một định nghĩa chủ quan về lương tâm như thế, trong đó cá nhân là tiêu chuẩn duy nhất, lại có thể dung hoà được với ý tưởng nói rằng lương tâm là hành trình của con người đến với sự thật, một tý tưởng được khai triển qua hàng thế kỷ suy tư thần học, từ thánh Augustinô đếnNewman, và được đức Biển Đức XVI mạnh mẽ lập lại.

Nhưng trong cuộc đối thoại tiếp theo sau đó với Scalfari, giáo hoàng Phanxicô đã giản lược lương tâm còn quyết liệt hơn nữa thành một hành vi chủ quan:

Mỗi người đều có quan điểm riêng của mình về tốt xấu và phải chọn lựa đi theo điều tốt và chống lại điều xấu theo như mình hiểu chúng. Điều đó đủ để thay đổi thế giới.”

Như vậy, chẳng lạ gì mà nhà vô thần theo-kiểu-Thời-Khai-Sáng Scalfari đã viết rằng ông “hoàn toàn chia sẻ” những lời ấy của Bergoglio về lương tâm. (*)

Cũng như chẳng ngạc nhiên chi khi ông ta hài lòng chấp nhận những lời nói khác của giáo hoàng, hầu như bàn về cả một chương trình của triều giáo hoàng mới này, hay “vấn đề cấp bách nhất mà Giáo Hội đang đương đầu .”

Mục tiêu của chúng tôi không phải là cải đạo mà là lắng nghe những nhu cầu, ao ước, những thất vọng, tuyệt vọng và hy vọng. Chúng tôi phải mang hy vọng về lại cho người trẻ, giúp đỡ kẻ già, mở ra với tương lai, truyền bá tình yêu. Sống phận nghèo giữa người nghèo. Chúng tôi cần thu nhận những người bị loại bỏ và rao giảng hòa bình. Vatican II, một công đồng được Đức Gioan và Phaolô VI gợi hứng, đã quyết định nhìn về tương lai với một tinh thần tân tiến và cởi mở với văn hóa hiện đại. Các nghị phụ biết rằng cởi mở đối với nền văn hóa hiện đại có nghĩa đại kết tôn giáo và đối thoại với người không tin. Nhưng sau đó, rất ít điều đã được thực thi theo hướng đó. Tôi khiêm tốn mà lại tham vọng muốn làm việc đó.”

Không có điểm nào trong kế hoạch này của triều giáo hoàng lại có thể trở thành không chấp nhận được dưới mắt của quan điểm thế tục đang thắng thế. Kể cả phán đoán cho rằng đức Gioan Phalô đệ Nhị và đức Biển Đức XVI đã làm “rất ít” trong việc cởi mở đón nhận tinh thần tân thời, cũng nằm trong chiều hướng của quan điểm này. Bí quyết đức Phanxicô được dân chúng ưa thích, nằm ở sự rộng rãi ngài nhân nhượng cho những mong đợi của nền “văn hoá hiện đại” và nằm ở sự sắc sảo ngài dùng để tránh né những gì có thể trở thành một dấu chỉ mâu thuẫn.

Trong viêc này, ngài nhất định tách mình xa khỏi các vị tiền nhiệm, kể cả đức Phaolô đệ Lục. Trong bài giảng hôm mồng Mười tháng Tám năm 1978, của đức Ratzinger, lúc đó đang là tổng giám mục Munich, đọc trong đám tang đức giáo hoàng Giovanni Battista Montini, có một đoạn đầy sức soi sáng đặc biệt , một phần về khía cạnh liên quan đến lương tâm “được đo lường bởi sự thật.”

Ngày nay, vị giáo hoàng nào không muốn chịu búa rìu của phê bình hẳn sẽ thất bại trong nhiện vụ của mình trong thời buổi này. Đức Phalô đệ Lục đã chống lại việc cai trị bằng truyền hình, và bằng kiểm tra dân số, hai quyền lực đầy độc đoán ngày nay. Sỡ dĩ Ngài có thể làm được thế, là vì ngài không coi thành công hay biểu đồng tình là chuẩn mực, nhưng là lương tâm, một lương tâm được đo lường bằng sự thật, bằng đức tin. Chính vì thế mà tại sao trong nhiều trường hợp, ngài tìm sự thoả hiệp: đức tin mở cửa rất rộng, đức tin đề nghị một dải rộng các quyết định, đức tin đặt tình yêu làm chuẩn mực, khiến mình có bổn phận với mọi chuyện và vì thế đòi buộc phải có lòng kính trọng sâu xa. Chính vì thế ngài mới có thể không nhân nhượng và kiên quyết khi cái truyền thống cốt yếu của Giáo Hội bị đem ra đặt cược. Nơi ngài sự cứng rắn không xuất phát từ tính vô cảm của người có cuộc hành trình bị bức chế bởi lòng ham muốn quyền lực, và bởi lòng khinh người, nhưng bởi chiều sâu của đức tin nơi ngài, giúp ngài chịu đựng được sự chống đối.”

 

*

 

Để xác nhận khoảng cách giáo hoàng Phanxicô tách biệt khỏi các vị tiền nhiệm xa như thế nào, đã có chính bức thư của đức Ratzinger- Biển Đức XVI. Ngài đã phá vỡ sự im lặng của mình sau khi từ nhiệm, và có bức thư trả lời cho cuốn sách “Giáo hoàng thân mến, tôi viết cho ngài” do nhà toán học Piergiorgio Odifreddi xuất bản năm 2011.

Cả hai vị giáo hoàng mới nhất đã tự ý muốn đối thoại với các nhà vô thần công khai, và những vị lãnh đạo dư luận thế tục. Nhưng các ngài thực hiện việc này theo nhiều cách rất khác nhau. Nếu đức Phanxicô tránh né những chướng ngại vật, thì ngược lại đức Biển Đức nhấn mạnh đến chúng.

Có lẽ chỉ cần đọc đoạn sau đây trong bức thư ngài gửi cho Odifreddi:

“Những gì ông nói về con người Chúa Giêsu không xứng đáng với cương vị khoa học gia của ông. Nếu ông đặt câu hỏi như thể rốt cục không ai biết tí gì về Chúa Giêsu và không thể xác định được Ngài là một khuôn mặt có thật trong lịch sử, thì tôi chỉ còn cách cương quyết mời ngài tạo cho mình có trình độ hơn chút nữa về quan điểm lịch sử. Về điểm này, tôi đặc biệt khuyên ông đọc bốn pho sách Martin Hengel đã xuất bản với Maria Schwemer. Martin là nhà chú giải kinh thánh của phân khoa thần học Tin Lành tại đại học Tübingen. Đó là một ví dụ tuyệt vời về sự chính xác lịch sử và những kiến thức quảng bác về lịch sử. So với bốn pho sách đó, điều ông nói về Chúa Giêsu là một những câu nói thiếu cẩn trọng không nên lập lại. Sự kiện trong các chú giải ông đã viết ra,có nhiều điều khác thiếu nghiêm chỉnh trầm trọng, đáng buồn thay, lại là một điều không thể chối cãi. Cuộc hội thảo ở Hoa Kỳ về Chúa Giêsu mà ông đã trích dẫn ở các trang 105 và kế tiếp, một lần nữa chỉ xác nhận những gì Albert Schweitzer đã ghi chú liên quan đến « la Leben-Jesu-Forschung - nghiên cứu về đời sống Chúa Giêsu” và đó chính cái-gọi-là « Chúa Giêsu lịch sử » đa phần chỉ là phản ánh các ý tưởng của các tác giả. Tuy nhiên, những hình thức vụng về của việc nghiên cứu lịch sử như thế không cách gì gây phương hại đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh, đã mang lại cho chúng tôi những kiến thức chân chính và chắc chắn liên quan đến lời rao giảng và dung mạo Chúa Giêsu.

Và sau đó:

Nếu ông muốn thay thế Thiên Chúa bằng ”Thiên Nhiên”, thì câu hỏi vẫn còn đặt ra, là thiên nhiên này có thể là ai, hoặc là cái gì. Ông không định nghĩa thiên nhiên bất cứ chỗ nào, và vì thế, thiên nhiên xuất hiện như một vị thần vô nghĩa lý, chẳng giải thích đượcgì. Tuy nhiên, trên hết mọi điều, có lẽ tôi muốn ghi nhận rằng trong tôn giáo của ông về toán học, có ba chủ đề căn bản của cuộc nhân sinh không được xét tới: đó là tự do, tình yêu và sự dữ. Tôi ngạc nhiên vì ông chỉ bàn luận qua loa về tự do bằng một nhận xét đơn giản, mặc dầu tự do đã và vẫn đang là giá trị căn bản của thời hiện đại.

Trong sách của ông, tình yêu không xuất hiện, và cũng không có thông tin về sự dữ. Cho dù khoa thần kinh học có nói gì hay không đề cập gì về tự do, trong bi kịch thực sự của lịch sử chúng ta, tự do vẫn hiện diện như là một thực tại quyết định và phải được bàn đến. Nhưng tôn giáo toán học của ông không công nhận một thông tin nào về sự dữ. Một tôn giáo không xét đến những vấn nạn căn bản này là một tôn giáo trống rỗng.” .

Tôi phê bình cuốn sách của ông có phần cứng rắn. Nhưng sự thẳng thắn là một phần của cuộc đối thoại. Chỉ bằng cách đó, sự hiểu biết mới có thể lớn lên. Ông đã rất thẳng thắn và như thế ông sẽ chấp nhận tôi cũng vậy. Tuy nhiên, tôi đánh giá rất tích cực sự kiện qua sự dấn thân đối chất của ông với cuốn “Dẫn nhập vào Kitô giáo” của tôi, ông đã tìm kiếm một cuộc đối thoại cởi mở với đức tin của Giáo Hội Công Giáo và, cho dù có những tương phản, ngay giữa những điểm cùng quan tâm, vẫn không hoàn toàn thiếu những điểm quy tụ.”

 

Quá đủ với các ngôn từ. Nhưng để tách xa khỏi hai vị giáo hoàng cuối cùng, còn có những sự kiện.

Việc cấm đoán do đức Bergoglio áp đặt lên tu hội các tu sĩ Phanxicô Khó khăn thuộc chi dòng Vô nhiễm không cho cử hành Thánh Lễ theo nghi thức cũ đã là một hạn chế hữu hiệu ngăn cản việc tự do cử hành nghi thức này từng được đức Biển Đức XVI ban cho tất cả mọi người .

Nảy sinh từ những cuộc đối thoại với những người đến thăm mình, chính cá nhân đức Ratzinger cũng thấy sự cấm đoán này là một “vulnus - vết thương” cho tự sắc "Summorum Pontificum" vào năm 2007 của ngài .

Trong cuộc phỏng vấn với tờ “La Civiltà Cattolica,” đức Phanxicô đã loại bỏ sự giải phóng nghi thức cũ từng được đức Biển Đức XVI quyết định, như là một “quyết định thận trọng, được thúc đẩy do lòng ao ước giúp đỡ những người có sự nhạy cảm này,” trong khi thực ra, chủ đích được đức Ratzinger bộc bạch công khai – lúc đó được phát biểu trong một bức thư gửi cho các giám mục toàn cầu - là “cả hai hình thức cử hành Nghi Lễ Roma có thể bổ sung viên mãn cho nhau.”

Trong cùng cuộc phỏng vấn đó, đức Phanxicô định nghĩa cuộc canh tân phụng vụ hậu công đồng là “một phục vụ cho dân chúng như là đọc lại Tin Mừng trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể.” Đấy là một định nghĩa hết sức giản lược so với quan điểm về phụng vụ riêng biệt của đức Ratzinger như là nhà thần học và như là giáo hoàng.

Hơn nữa, cũng trong lãnh vực này, vào ngày 26 tháng Chín vừa qua, đức Phanxicô đã thay thế một loạt năm nhà cố vấn của văn phòng giáo hoàng về cử hành phụng vụ.

Trong số những vị bị mất chức, có linh mục Uwe Michael Lang, một nhà phụng vụ học, được đích thân đức Ratzinger viết Lời Tựa cho cuốn sách quan trọng nhất của mình, sách nhằm vào việc hướng dẫn việc cầu nguyện “với Chúa” bằng phụng vụ.

Trong khi giữa những vị được cất nhắc, có các nhà phụng vụ học thiên nhiều hơn về việc hỗ trợ cách thức cử hành của giáo hoàng Phanxicô, điều này rõ ràng cách biệt quá xa với “ars calebrandi – nghệ thuât cử hành” của đức Biển Đức XVI.

 

_________

 

Cuộc phỏng vấn đức Phanxicô voà ngày 19 tháng Chín của tờ "La Civiltà Cattolica," công bố bằng nhiều thứ tiếng:

> A Big Hearth Open to God

Thư của đức giáo hoàng gửi cho Eugenio Scalfari, công bố trên tờ "la Repubblica" ngày 11 tháng Chín:

> "Pregiatissimo Dottor Scalfari…"

Cuộc đối thoại sau đó giữa đức giáo hoàng và Scalfari, ngày 24 tháng Chín tại cư xá Santa Martha ở Roma và được công bố trên tờ "la Repubblica" ngày 1 tháng Mười :

> Il papa a Scalfari: Così cambierò la Chiesa

Các đoạn trong bức thư của đức Joseph Ratzinger gửi cho Piergiorgio Odifreddi, trích dẫn trên tờ "la Repubblica" ngày 24 tháng Chín:

> Ratzinger: Caro Odifreddi, le racconto chi era Gesù

__________

 

Trước đức giáo hoàng Bergoglio, Scalfari đã từng có những liên lạc mật thiết với hồng y dòng Tên Carlo Maria Martini, tổng giám mục Milan từ năm 1979 đến năm 2002

Đăc biệt Scalfari đã phê bình với rất nhiều hảo cảm cuốn sách có lẽ đã tỏ lộ rõ ràng nhất quan điểm của hồng y Martini về Kytô giáo và về Giáo Hội, “Nighttime conversations in Jerusalem. On the risk of the faith - Truyện trò trong đêm tại Giêrusalem – Về nguy cơ của đức tin.” Sách phát hành năm 2008m, được rất nhiều người đọc và phê bình từ trong và ngoài Giáo hội :

> God Is Not Catholic, Cardinal's Word of Honor

Như một người vô thần công khai tuyên bố, Scalfari viết rằng ông cảm thấy an ủi là “Người Con của người đối với Martini hẳn sẽ mang thai nhiều hơn là Người Con của Thiên Chúa - the Son of Man for Martini should be much more pregnant than the Son of God."

Lúc đó, một trong những công thức của Martini trong cuốn sách này rất kêu: "You cannot make God Catholic. Anh không thể làm cho Thiên Chúa thành Công giáo được"

Điều rất có ý nghĩa là câu ấy có lẽ nên trở lại trong miệng của giáo hoàng Phanxicô trong cuộc nói chuyện với Scalfari hôm 24 tháng Chín như sau: "I believe in God. Not in a Catholic God, there exists no Catholic God, there exists God. - Tôi tin vào Thiên Chúa. Không phải một Thiên Chúa Công giáo. Không có Thiên Chúa Công giáo, chỉ có Thiên Chúa."

__________

 

Về đỉnh cao và sự suy tàn trong nghiệp lãnh đạo của hồng y Joseph L. Bernardin trong Giáo Hội Công giáo tạk Mỹ, người ta có thể đọc bài phân tích thấu đáo của George Weigel trong tờ "First Things" số tháng Hai năm 2011:

> The End of the Bernardin Era
 

__________

Đức Biển Đức đề cập đến vấn đề lương tâm cách đặc biệt vào năm 2010 trong chuyến du hành sang Anh Quốc, dịp phong thánh cho John Henry Newman, và lần nữa trong bài nói chuyện trước Giáng Sinh, ngỏ lời với giáo triều Roma trong cùng năm đó:

> "Conscience means the capacity of man to recognize the truth…"

Về phần bài giảng của hồng y Ratzinger dịp tang lễ của đức Phalô đệ Lục, bài này cũng nhắc đến lương tâm “được đo lường bởi sự thật”. Bài này được công bố lần đầu tiên vào đầu tháng Tám vừa qua, trong một số báo "L'Osservatore Romano," phát hành đặc biệt dịp kỷ niệm 50 năm Montini được bầu làm giáo hoàng.

__________  

 

 

 

Ghi Chú:

(*) Trích Giáo lý Công giáo, về lương tâm cần phải được rèn luyện và soi sáng .

http://www.vatican.va/archive/ENG0015/__P60.HTM

II. The Formation of Conscience

1783 Conscience must be informed and moral judgment enlightened. A well-formed conscience is upright and truthful. It formulates its judgments according to reason, in conformity with the true good willed by the wisdom of the Creator. The education of conscience is indispensable for human beings who are subjected to negative influences and tempted by sin to prefer their own judgment and to reject authoritative teachings.

1784 The education of the conscience is a lifelong task. From the earliest years, it awakens the child to the knowledge and practice of the interior law recognized by conscience. Prudent education teaches virtue; it prevents or cures fear, selfishness and pride, resentment arising from guilt, and feelings of complacency, born of human weakness and faults. the education of the conscience guarantees freedom and engenders peace of heart.

1783 (2039) Lương tâm phải được rèn luyện và phán đoán luân lý phải được soi sáng. Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lý trí, phù hợp với điều kiện đích thực như Ðấng Sáng tạo đầy khôn ngoan muốn. Việc giáo dục lương tâm rất cần thiết cho những người chịu các ảnh hưởng tiêu cực và bị tội lỗi cám dỗ làm theo ý riêng và bỏ những giáo huấn chính thức.

1784 (1742) Giáo dục lương tâm là nhiệm vụ phải theo đuổi suốt đời. Ngay từ thời thơ ấu, trẻ con phải được hướng dẫn để nhận biết và thực hành luật nội tâm đã được lương tâm công nhận. Một nền giáo dục tốt dạy con người sống đức hạnh, bảo vệ và giải thoát con người khỏi sợ hãi, ích kỷ và kiêu căng, những mặc cảm tội lỗi và thái độ tự mãn, những thứ phát xuất từ sự yếu đuối và dễ sai lầm của con người. Giáo dục lương tâm bảo đảm tự do và tạo bình an trong tâm hồn.



 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.