Martini làm giáo hoàng. Giấc mộng thành hiện thực

  

Bài của Sandro Magister

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350623?eng=y

 

Tu sĩ Dòng Tên, tổng giám mục Milan rồi hồng y, ngài là người chống đối đầy quyết đoán và được ca tụng nhất chống lại các giáo triều của Wojtyla và Ratzinger. Ngày nay, những người ủng hộ ngài thấy nơi đức Phanxicô một người thừa hưởng được truyền thống của ngài. Và đang đen nó ra áp dụng .

 

ROME – ngày 15 tháng Mười năm 2013 – Bẩy tháng sau khi bầu ngài Jorge Mario Bergoglio làm giáo hoàng, các nhận định về buổi đầu triều giáo hoàng này mang nhiều điều tương phản.

Trong phạm vi Giáo hội, những nhận xét tích cực nhất, nếu không nói là hứng khởi nhất về những hành vi đầu tiên của đức giáo hoàng Phanxicô đến từ những cổ động viên của vị hồng y hàng năm qua đã đại diện đầy quyết đoán và được hậu thuẫn rộng rãi cho một cách tiếp cận khác rõ ràng nhất về giáo triều của hai vị Gioan Phaolô đệ Nhị và Biển Đức XVI .

Vị hồng y này là Carlo Maria Martini, cựu viện trưởng Giáo hoàng học viện Kinh Thánh, tổng giám mục Milan từ năm 1979 cho đến năm 2002, mất ngày 31 tháng Tám năm 2012 sau khi đã để lại những chỉ dẫn của mình trong một cuộc phỏng vấn rất then chốt, đã lập tức được công bố sau khi ngài chết như một “bản di chúc tinh thần” của ngài

> After Martini, the Fight Over His Spiritual Testament (6.9.2012)

 

Cuộc phỏng vấn cuối cùng này được linh mục Gerog Sporschill, dòng Tên thực hiện. Vào năm 2008, linh mục này đã trông nom việc phát hành cuốn sách tiêu biểu nhất của Martini, cũng dưới dạng một cuộc phỏng vấn: “Chuyện trò trong đêm tại Giêrusalem

> God Is Not Catholic, Cardinal's Word of Honor (12.11.2008)

 

Trong những năm cuối đời, hồng y Martini đã nhấn mạnh thêm những phê bình của mình qua các bài phỏng vấn, qua các sách được viết chung với các người Công giáo “borderline - nửa vời” như linh mục Luigi Verzé và nhà luân lý sinh học Ignazio Marino. Trong các sách này, ngài bày tỏ hy vọng nâng Giáo hội lên một mức cập nhật nhất về các vấn đề như khởi điểm và kết thúc của sự sống, hôn nhân, phái tính:

> Carlo Maria Martini’s “Day After” (28.4.2006)

 

Trong cuộc mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005, Martini là hồng y tiêu biểu cho sự chống đối bất thành việc bầu cho Joseph Ratzinger. Và các phiếu bầu của những người ủng hộ ngài, cùng với các phiếu khác, lúc ấy, đều dồn cho Bergoglio.

Tám năm sau, vào tháng Ba năm 2013, các vị “theo phái Martini” lại ủng hộ cho việc bầu Bergoglio làm giáo hoàng, và lần này họ thành công.

Và ngày nay, qua những hành vi đầu tiên của giáo hoàng Phanxicô, họ thấy trở thành hiện thực điều chỉ là “giấc mơ” đối với Martini. Giấc mơ một Giáo hội “thượng hội đồng, nghèo giữa người nghèo, gợi hứng từ tin mừng của tám mối phúc, là men và hạt cải.

Trên đây là điều đã được viết ra và giải thích trong bài phê bình được giới thiệu dưới đây, do một vị được hồng y Gianfranco Ravasi đã đúng đắn gọi là “chuyên viên hàng đầu về Martini”, đó là Marco Garzonio, một khuôn mặt nổi bật của giới giáo dân Công Giáo ở Milan, một nhà tâm lý học, một bác sĩ trị liệu bằng phân tâm, viết xã luận cho tờ “Corriere della Sera,” tác giả một cuốn tiểu sử quan trọng nhất của Martini, viết năm 2012, cũng như là một sử gia lâu năm về Martini và là bạn tâm phúc của ngài.

Công trình mới nhất của ông được viết dưới dạng kịch thoại, giữa “Hồng y Martini và linh hồn mình,” được trình diễn tại Festival dei Due Mondi (“Lễ hội Hai Thế Giới”) tổ chức ở Spoleto vào tháng Bẩy năm 2013, và nay đang được trình diễn tại Milan và các rạp hát khác ở Ý.

Bài bình luận của Garzonio là một lời giải thích rõ ràng và chi tiết nhất được viết ra tính cho tới nay, đã liên kết giáo triều của giáo hoàng Bergoglio với di sản của hồng y Martini.

Bài được công bố trên tờ “Corriere della Sera” số ra ngày 11 tháng Mười .

 

_________

 

 

Món nợ của giáo hoàng đối với Martini

Bài của Marco Garzonio

 

Không một chút nghi ngờ rằng có rất nhiều điều mới mẻ trong ngôi vị giáo hoàng của Jorge Mario Bergoglio. Nhưng người nào chỉ nhìn thấy khía cạnh này thôi, là đã làm hại cho Ngài và cho Giáo Hội. Và người đó đã chỉ áp dụng các phạm trù của một tính cách chính trị, hoặc, trong mọi trường hợp, một tính cách thuận lợi, con đẻ của nền văn hóa đã quen thuộc với chuyện so sánh giữa những người Công giáo “tốt”, cởi mở với hiện đại, và những người Công giáo gắn chặt vào truyền thống, nghi lễ và quyền lực .

Những nhận định của đức Phanxicô được Eugenio Scalfari ghi lại phải được cắt nghĩa dưới ánh sáng một người của Thiên Chúa, đã tự trình bày một công tác để cho mình biết nó quan trọng chừng nào: biến những hòn than đang âm ỉ được dấu kỹ dưới lớp tro dày thành ngọn lửa bừng cháy tí tách. Lớp tro dày này, kể cả vào thời gian mới gần đây, đã đe dọa bóp nghẹt mọi hứng khởi đầy sinh động trước khi chúng có thể trở thành những xung lực cải cách. Tuy vậy, chúng vẫn còn là những hòn than hồng.

Đích thân đức giáo hoàng đã đưa ra một vài thí dụ. Ngài trích dẫn Carlo Maria Martini hai lần. Đây đã là một chứng thực tốt đẹp, dành cho một vị hồng y đã qua đời mới hơn một năm một chút, để thấy ngài nằm trong một chuỗi các vị đi từ Phanxicô Assisi cho đến thánh Augustinô, từ thánh Phalô cho đến thánh Inhaxiô.

Dành cho một người đã làm tổng giám mục Milan trong vòng hơn hai thập niên khó khăn, đức Phanxicô đã công khai bày tỏ một món nợ tri ân đặc biệt: Từ nhiều năm, Martini đã chỉ ra cho các vị giáo hoàng lúc ấy đương nhiệm, Karol Wojtila và Joseph Ratzinger, một mẫu Giáo Hội “synodal- thượng hội đồng.” Đó là một cơ chế, trong đó giáo hoàng không cai trị như một vị quân vương tuyệt đối, nhưng qua “phục vụ” được các giám mục và hồng y trợ giúp.

Khi lắng nghe và có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của các vị này, đức giáo hoàng thực sự là đầu toàn thể Giáo hội, vì Ngài lưu tâm đến tiếng nói của các lục địa khác, các nhu cầu khác, các yêu cầu khác, trong tương quan với Roma đang tự cuộn mình vào trong chính mình và trong cách quản trị.

Là giám mục Roma, và như thế không đòi cho mình quyền tối thượng và quyền cải đạo người khác ( “một sự điên rồ nghiêm trọng, ” đức Bergoglio nói thế), ngài khai quang đường lối cho hiệp nhất và đối thoại liên tôn, điều mà Martini đã chọn làm trọng tâm cho đời giám mục của mình, và nhận được hơn một lời khiển trách chính thức vì thiếu lưu tâm đến việc cải đạo.

Vào năm 1981, khi Martini, như một lượng giá năm đầu tiên làm giám mục, và như thế là lượng giá về các tiếp xúc của mình với hội đồng giám mục Ý và với Toà Thánh, bắt đầu nói về một Giáo hội “synodal – thượng hội đồng,” ngài phải đặt cái trực giác cá nhân và con đường phát triển của Giáo hội dưới phạm trù “giấc mơ.”

Là một người có niềm tin và thực tiễn, cũng như là một tu sĩ dòng Tên cẩn trọng, ngài đã hiểu lập luận của mình không tạo nên được một sự đón nhận cụ thể từ giới lãnh đạo, ngài đã trình bày ý kiến của mình như môt mục tiêu có lẽ còn rất xa vời. Nhưng ngài không im lặng. Và chính ngài đã phải trả giá.

Và ngài còn phải nói về “giấc mơ” ấy gần hai mươi năm sau, trong chua xót và thất vọng vào lúc khởi đầu thiên niên kỷ mới, khi sức khoẻ của đức Wojtyla đã suy giảm và quyền lực của “court - quần thần,” như Bergoglio gọi những người bao chung quanh giáo hoàng, đang lên. Vậy mà vẫn có vài người không hiểu ngài, và ngài bị hầu hết các anh em giám mục hồng y của ngài chống đối khi họ tụ họp vào dịp thượng hội đồng năm 1999.

Martini tin vào, và chẳng bao giờ bỏ rơi “giấc mơ,” điều mà đức Bergoglio nay đang cố gắng vực dậy và biến nó thành hiện thực.

Trong cuộc phỏng vấn vào ngày 8 tháng Tám năm 2012, được công bố trên tờ “Corriere della Sera” số ngày 1 tháng Chín, một ngày sau hôm ngài qua đời, bằng một một giọng trầm của di chúc để lại và một lời khuyến cáo mang tính tiên tri, Martini cũng đã đưa ra những phương thế cụ thể: giáo hoàng nên tụ tập quanh mình 12 vị giám mục và hồng y, nếu ngài muốn con thuyền Phêrô không bị chìm ngập dưới những lớp sóng nổi lên từ bên trong, và bởi một xã hội không còn tin vào giáo hội nữa, một giáo hội đã bị trễ mất 200 năm trong các vấn đề như gia đình, giới trẻ, vai trò của phụ nữ (đây là một đề tài giáo hoàng Phanxicô đã hứa sẽ còn đề cập đến nhiều nữa).

Martini còn kiên vững tay lái mãi cho đến phút cuối và còn tăng thêm vẻ quả quyết và nét cao thượng cho diễn văn của mình, ngài minh định rằng mình không còn mơ “về” Giáo hội nữa, nhưng cầu nguyện “cho” Giáo hội.

Các lời kinh của ngài hẳn đã gõ được cửa trên cao, nếu cuộc mật nghị, sáu tháng trước, chọn đức Bergoglio, và ngài đã chấp nhận sau một cuộc gần như là kinh nghiệm thần bí.

Nhưng điều chắc chắn là nếu đức Phanxicô duyệt lại các vấn đề này và công khai bày tỏ sự biết ơn đối với người đã gợi hứng cho mình, thì đó là vì, xét cho cùng, Martini đã không cô độc và bị cách ly, như cánh truyền thông Công Giáo đã cố gắng làm cho ngài tưởng thế hàng năm qua.

Phản bác lại quan điểm chính thức của quần chúng, được giới lãnh đạo tại Toà Thánh và hội đồng giám mục Ý gạn lọc, và phản bác lại một hình thức thuyết Manikê trong giới thế tục luôn thích việc đưa ra một Martini “chống lại“ giáo hoàng, chống lại giáo lý, chống lại huấn quyền, thì nay xuất hiện một dòng sông lớn, chảy ngầm trong lớp đá vôi, dưới sân nhà thờ, dưới các bàn thờ, các đền đài thánh.

Họ là những giám mục và linh mục, các giáo dân và các vị giám đốc hay những người thiện nguyện trong các phong trào, mà đối với họ, chả có gì phải sợ từ một Giáo hội mất đi quyền lực thế tục của mình.

Bắt đầu với hội nghị hàng giáo phẩm tại Loreto năm 1985, do Martini hướng dẫn, (và ngay cả trước đó, trong hội nghị tại Roma năm 1976, có Martini, Giuseppe Lazzati và linh mục Bartolomeo Sorge, dòng Tên), đã có nhiều người nhận ra được chính mình trong hình ảnh một Giáo Hội mà, ngoài tính thượng hội đồng, còn là nghèo giữa người nghèo, được gợi hứng từ tin mừng các mối phúc, là men và hạt cải.

Một phần của hàng giáo phẩm toan tính đi ngược lại chiều hướng này (đức Bergoglio gọi đó là “tăng lữ”), thậm chí còn dành lại việc trực tiếp đìều hành quyền lực và các liên hệ với chính trị, vào đúng lúc tàn cuộc của đảng Dân chủ Kytô giáo, và sự phân tán chính trị của người Công giáo. Việc này công khai bất tương đồng với Martini, người nghĩ rằng rủ bỏ quyền lực khỏi người Công giáo chỉ là “thanh tẩy” họ.

Đức Phanxicô tiếp tục khởi đi từ điểm này, chắc chắn qua những phát biểu của ngài trên báo chí, nhưng cũng qua các hành động điều hành bên trong (tại phủ quốc vụ khanh, IOR, Nhóm Tám Hồng y) và nhắm đến CEI - Hội đồng Giám mục Ý. Quả vậy, sắp đến là phần của các giám mục trong việc việc bầu vị chủ tịch các giám mục Ý, có đa số và có thiểu số, có tranh biện hợp lệ và có các quan điểm khác nhau, mà không còn chuyện chỉ định chính thức và dàn xếp chuyên quyền .

Chúng ta hãy trưng dẫn môt ví dụ, đức Bergoglio đã nói với Scalfari: “Tôi tin vào Thiên Chúa. Không phải vào một Thiên Chúa Công giáo. Không có Thiên Chúa Công giáo, chỉ có Thiên Chúa." Vào năm 2007, Martini nói trong cuốn sách- phỏng vấn “Chuyện trò trong đêm tại Giêrusalem” : “Chúng ta không thể làm cho Thiên Chúa thành Công giáo. Thiên Chúa vượt quá mọi giới hạn và định nghĩa chúng ta lập ra” Có nhiều người đã xé áo. Trong thế giới Công giáo, vài người xem điều này gần như là một lộng ngôn. Nhưng cả trong giới thế tục, mặt nhiều người rạng rỡ lên. Martini đã bị công kích vì cuốn cách này, cả từ trong nhóm ban biên tập của tờ L’Espresso, nhóm của Scalfari. Và đây không phải là lần đầu cũng không phải là lần cuối.

Vậy còn có nhiều việc cần phải làm, nếu người ta thực sự nhắm đến một xã hội và một nền chính trị trong đó mỗi người đều có thể đóng đóp phần mình, phần tốt nhất mình có và biết làm sao để đóng góp, trong thành thực và kiên định, sẵn sàng muốn đối thoại.

Rồi những ngạc nhiên và ngưỡng mộ dành cho giáo hoàng sẽ thành thực và sẽ giúp ngài trong việc chấn chỉnh, giúp ngài trong việc ngài làm giám mục Roma, khi ngài lo lắng lập lại vai trò mục tử trên toàn thể khối dân chúng cùng ngài bước đi.

Ca tụng ngài quá mức có nguy cơ khiến ngài xa rời quần chúng vốn đa phần đã quá gần gũi với các ý tưởng của ngài và đang chờ đợi ngài. Và sẽ hại đến công việc ngài làm.

________

Tờ báo có bài viết của Marco Garzonio:

> Corriere della Sera

__________

Về cuôc đối thoại giữa đức Phanxicô và Eugenio Scalfari mà Garzonio nhắc đến:

> Encyclicals Have a New Format: The Interview (7.10.2013)
 

_______

Cuộc hội nghị của hàng giáo phẩm tại Loreto năm 1985, mà Garzonio nhắc đến, quả thực đã đánh dấu sự khăng định của câu nói của Martini, lúc đó làm chủ tịch, nhưng đồng thời cũng là sự từ khước công khai của đức Gioan Phaolô đệ Nhị đối với Martini. Cùng với Martini, tính cách lãnh đạo của hội đồng giám mục Ý vào thời đó cũng bị từ khước luôn.

Trong hội nghị này, nhà thần học phát biểu bài nói chuyện then chốt, được Martini hoàn toàn ủng hộ, là Bruno Forte.

Hiện nay Forte là tổng giám mục Chieto-Vasto,và vào ngày 14 tháng Mười, giáo hoàng Phanxicô đã đặt ngài làm thư ký đặc biệt cho thượng hội đồng giám mục, bàn về đề tài “Các thách đố của gia đình trong bối cảnh phúc âm hóa” dự tính tổ chức vào tháng Mười năm 2014

__________  

 

 

 

Ghi Chú:



 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.