Giáo hội trước vành móng ngựa.
Bị can lên tiếng.

 

Bài của Sandro Magister

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350701?eng=y

 

Giáo hội bị kết tội là không khoan dung,và đầy bạo lực, nhân danh Chúa. Nhưng một tài liệu của Ủy Ban Thần Học Quốc tế đã chuyển bại thành thắng. Đó là tính độc tài của tương đối thuyết muốn cấm tiệt đức tin khỏi xã hội dân sự.

 

ROMA- ngày 21 tháng Giêng năm 2014 – “Lạc giáo” và “tín điều.” Hai từ trong Giáo hội, mà hầu như chẳng còn ai dám nhắc đến nữa - nhất là trong thời buổi của “lòng thương xót” này – lại đột nhiên được nhắc trở lại hôm 16 tháng Giêng với trọn vẹn ý nghĩa và trong dạng chính thức nhất, ở trang đầu tờ “L'Osservatore Romano."

Bao lâu còn đề cập đến đức tin Kytô giáo, bạo lực nhân danh Thiên Chúa hoàn toàn chỉ đơn thuần là môt lạc giáo.” Đó là điều mà bài xã luận của tờ báo của đức giáo hoàng gọi là “các mệnh đề không thể lầm lẫn được” trong tài liệu ủy ban thần học quốc tế đã công bố cùng ngày.

Và ngược lại: “sự tôn trọng triệt để dành cho tự do tín ngưỡng phát sinh từ tín điều cốt lõi nhất trong khái niệm về Thiên Chúa mà đức tin Kytô giáo phải trình bày.”

Ủy ban thần học quốc tế, được thành lập sau Công Đồng Vaticanô đệ Nhị, cánh tay của bộ giáo lý đức tin, đứng đầu là ngài bộ trưởng, gồm có 30 thần học gia thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, được đức giáo hoàng bổ nhiệm “ad quinquennium - mỗi năm năm một lần.

Tài liệu được công bố vào ngày 16 tháng Giêng đã từng được đức Biển Đức yêu cầu từ năm 2008, trong bối cảnh của cuộc ngài đối thoại với văn hoá đương đại, nhằm mở ra một con đường trong văn hóa dẫn tới Thiên Chúa, vị Thiên Chúa đích thực. Nó được biên soạn suốt năm năm, do mười thành viên của ủy ban, bao gồm tổng giám mục Hàn Đại Huy (Tai Fai Hon), dòng Salêdiêng, người Trung hoa, hiện nay là tổng thư ký bộ “Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc,” giám mục Charles Morerod dòng Đa minh, người Thụy sĩ, hiện nay là giám mục Lausanna, Geneva, và Fribourg , và đức ông Pierangelo Sequeri, người Ý, người đại diện hàng đầu cho trường phái thần học Milan.

Hiện thời, trọn vẹn tài liệu chỉ mới có bằng tiếng Ý – một bản văn tao nhã và sắc sảo hiếm khi gặp thấy nơi các bản văn thần học, nhờ vào ngòi bút và bộ óc của Sequeri, cho dù thỉnh thoảng có chổ này chỗ kia đọc khó hiểu – trong khi một bài tóm lược dẫn nhập trong tám ngôn ngữ khác đã có sẵn, và bản dịch trọn vẹn sắp sửa có mặt:

> God the Trinity and the unity of humanity. Christian monotheism and its opposition to violence

 

Tựa đề cho chúng ta một cái nhìn thoáng về động lực của tài liệu: chống lại ý tưởng đang lan rộng cho rằng thuyết độc thần, niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, đồng nghiã với chủ trương ngu dân và bất khoan dung, và là một mầm mống bất khả huỷ diệt phát sinh bạo lực. Và như thế, phải bị loại trừ khỏi xã hội dân sự.

Người Do thái, Hồi giáo và Kytô hữu là mục tiêu của định đề tiêu biếu tương đối này. Định đề này chứng minh rằng nó có ý định thay thế thuyết độc thần bằng một thứ thuyết “đa thần” vừa phải, được giới thiệu cách dối trá là đầy hoà bình và khoan dung.

Người Do thái bị kết án là tin vào một Thiên Chúa hay báo oán “đầy thù hận và gây chiến,” Thiên Chúa của Cựu Uớc, và điều này được đổ tội cho họ trong một thái độ thù nghịch đầy định kiến mà tài liệu nói rằng nó có mặt “cả trong các nền văn hoá tân tiến nhất” (môt ví dụ mới nhất về thái độ thần học bài Do Thái được trưng ra tại Ý do Eugenio Scalfari, “người phỏng vấn” cực kỳ thế tục của đức giáo hoàng Phanxicô .

Chống lại người Hồi giáo - được củng cố bằng các sự kiện – là “mệnh lệnh của Muhammad phải bảo vệ đức tin của mình bằng đao kiếm,” như hoàng đế Manuel II Palaiologos đã tố cáo trong cuộc đối thoại với nhà hiền triết Ba tư, được đức Biển Đức XVI cho cả thế giới biết trong bài diễn văn tại Regensburg hôm 12 tháng Chín năm 2006 . Và điều kỳ lạ là trong cùng ngày mà 30 nhà thần học công bố bản tài liệu, một bản văn dầy 36 trang xuất hiện trên tờ Huffington Post, do Khalid Sheik Mohammed viết. Ông ta là người chủ mưu vụ phá hoại Toà Tháp Đôi, và là một tù nhân tại Guantanamo. Bài báo này đã trích dẫn đức Biển Đức XVI để phản bác ý kiến cho rằng kinh Coran hợp thức hóa việc sử dụng vũ lực như là phương tiện để cải đạo, và để biện minh cho cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín năm 2001 như là một cuộc nổi dậy thần túy chính trị của kẻ bị áp bức chống lại người áp bức .

> Khalid Sheikh Mohammed's Statement to the Crusaders...

Nhưng các Kytô hữu mới là kẻ thù chính cần phải bị lật đổ, trong các cuộc bút chiến chống tôn giáo hiện nay. Và chính trong điểm này mà tài liệu mới đụng đến các khái niệm lạc giáo và tín điều.

Tài liệu này khẳng định rằng chỉ nguyên ý tưởng cho rằng viễn cảnh Kytô giáo liên kết đức tin với bạo lực đã là lạc giáo trọn vẹn rồi. Trong khi đó có một tín điều bất khả thay đổi cho rằng “Người Con, vì yêu thương Cha mình, đã kéo bạo lực xuống trên chính mình, thay vì xuống trên bạn bè và kẻ thù mình, hoặc trên mọi người,” và vì thế, khi phải chấp nhận cái chết ô nhục, và vượt qua nó, “ngài đã, bằng chỉ một hành vi ấy, vừa triệt tiêu quyền lực của tội Iỗi và cả việc biện minh cho bạo lực.”

Tài liệu nói trên rất dồi dào các lý chứng cũng như rất hiệu quả cả trong “pars destruens - phần phản biện,” trong đó tài liệu lột trần tính cách nông cạn trong lời kết án của thời hiện đại gán cho tôn giáo độc thần, cũng như trong “pars construens - phần biện minh,” trong đó tài liệu làm nổi bật bản chất Tam Vị của Kytô giáo, là nét đặc thù làm cho Kytô giáo khác biệt với các hình thức độc thần khác, và là căn bản của “tính nghiêm túc bất khả thay đổi của Phúc Âm nghiêm cấm mọi tiêm nhiễm giữa tôn giáo và bạo động.”

Tài liệu không giữ im lặng về những nhân nhượng của Kytô giáo liên quan đến bạo động tôn giáo trong lịch sử. Nhưng tài liệu thúc giục phải chấp nhận thời hiện tại này chính là “kairòs – lúc,” là thời điểm quyết định, của một sự “tách biệt bất khả phản hồi” của Kytô giáo tránh xa kiểu bạo lực ấy.

Sự tránh xa bạo lực phải được chấp nhận đúng là một dấu chỉ đích thực cho mọi người thuộc mọi niềm tin. Bởi vì “mọi cộng đồng tôn giáo và tất cả những ai có trách nhiệm giám sát cộng đồng phải công nhận rõ ràng rằng, việc cầu viện đến bạo lực và khủng bố chắc chắn, và hiển nhiên, là một hình thức thối nát của kinh nghiệm tôn giáo.”

Và điều tương tự cũng phải được coi là đúng với những ai “theo đuổi sự chèn ép không cho làm chứng tá tôn giáo dựa trên căn bản lợi nhuận kinh tế và chính trị được khéo léo che đậy, vì lợi ích đám đông, dưới mục tiêu nhân đạo cao quý nhất.”

Tài liệu ấy kết thúc bằng cách cảm động nhắc đến những người bị bách hại vì niềm tin của mình:

Thời bách hại phải được chịu đựng, trước khi có hy vọng mọi người hoán cải. Vì lòng nhẫn nại này, vì sự kiên nhẫn này, vì sự dai dẳng chịu đựng bao nỗi gian truân của ‘các thánh’ trong thời kỳ chờ đợi ấy, chúng ta mắc một món nợ biết ơn đối với tất cả các anh chị em bị bách hại vì căn tính Kytô giáo của mình. Chúng ta trân quý chứng tá của họ như là một lời đáp trả dứt khoát cho vấn nạn về ý nghĩa của sứ mạng người Kytô hữu thay cho tất cả mọi người, Thời đại của việc lưu tâm đến mối tương quan giữa các tôn giáo và về bạo lực giữa con người với nhau đã khai mở nhờ vào lòng can đảm của họ. Chúng ta phải chăm chút để xứng đáng với điều ấy.”

 

 

___________

 

Bài xã luận của Serge Thomas Bonino, thư ký của ủy ban thần học quốc tế giới thiệu tài liệu ấy trong tờ "L'Osservatore Romano" :

> La violenza in nome di Dio. Un'eresia vera e propria

 

Bài giới thiệu trong tờ "Avvenire" do nhà thần học Pierangelo Sequeri, một trong các soạn giả của tài liệu:

> Nel monoteismo cristiano c'è l'antidoto alla violenza
 

Cũng trên tờ "Avvenire," bài phê bình của Sequeri về những lời Eugenio Scalfari kết án Thiên Chúa “gian ác” trong Cựu Ước:

> Sequeri: la friabile teologia di Eugenio Scalfari
 

Bài viết của Scalfari làm đề tài gây tranh cãi trên tờ "La Repubblica" số ngày 29 tháng Mười Hai năm 2013:

> La rivoluzione di Francesco. Ha abolito il peccato
 

__________

 

 

 

Ghi Chú:



 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.