Những vị hồng y nắm hầu bao.

 

Bài của ***

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350705?eng=y

 

Các ngài có trách vụ giám sát IOR. Bốn trong năm vị là người mới. Các ngài được bổ nhiệm trong một biện pháp bất ngờ của đức giáo hoàng Phanxicô. Hiện nay ngài đang chuẩn bị để tái cấu trúc ủy ban thần học quốc tế từ trên xuống dưới.

 

ROMA- ngày 28 tháng Giêng năm 2014 – Thêm vào cấu trúc của giáo triều Roma, và việc bổ nhiệm các vị chủ chăn mới cho các toà giám mục quan trọng như Cologne, Madrid và Chicago, trong năm mới vừa bắt đầu, giáo hoàng Phanxicô còn phải lo đến công tác, tuy ít quan trọng hơn nhưng không phải là ít có ý nghĩa, bổ nhiệm các thành viên mới cho ủy ban thần học quốc tế.

Được đức Phaolô đệ Lục thành lập vào năm 1969, ủy ban thay đổi nhân sự - tương đối đều đặn - cứ năm năm một lần.

Ba mươi thành viên hiện thời sắp mãn nhiệm, đã được chọn hôm 19 tháng Sáu năm 2009, lúc ấy đức Biển Đức XVI đang là giáo hoàng và vị bộ trưởng bộ giáo lý đức tin, là hồng y William J. Levada, của Mỹ. Ủy ban thần học quốc tế phải báo cáo cho bộ này.

Nay, trên toà Phêrô là đức Phanxicô, và lãnh đạo của bộ là Gerhard L. Müller, người Đức thuộc trường phái Ratzinger, sắp sửa thành hồng y.

Theo quy chế, công tác của ủy ban là “phục vụ cho Toà Thánh, cách đặc biệt là phục vụ cho bộ [giáo lý đức tin] trong việc xem xét những vấn đề giáo lý quan trọng.

Kết quả mới nhất của ủy ban, mới công bố vài ngày trước đây, là một tài liệu nhằm phản bác lời kết tội cho rằng đức tin độc thần nằm trong, và tự nó chính là, nguyên nhân bạo lực.

> Church on Trial. The Defense Speaks (21.1.2014)

 

Thành viên của ủy ban là “các thần học gia thuộc nhiều trường phái và quốc gia, xuất sắc trong môn thần học và trung thành với huấn quyền của Giáo hội.” Họ được đức giáo hoàng bổ nhiệm, “dựa trên đề nghị của hồng y bộ trưởng bộ giáo lý đức tin, sau khi đã tham khảo với các hội đồng giám mục.”

Đức Biển Đức XVI rất quen thuộc với ủy ban này. Khi còn là một giáo sư thần học bình thường, ngài đã được đức Phalô đệ Lục chỉ định làm thành viên ủy ban này trong nhiệm kỳ một và hai, Vào năm 1977, đức Phalô đệ Lục cất nhắc ngài coi sóc giáo phận Munich, và phong tước hồng y. Trong chức vụ bộ trưởng bộ giáo lý đức tin, đức Joseph Ratzinger đương nhiên làm chủ tịch “ex officio – do chức vụ” của ủy ban này từ năm 1981 đến 2005.

Tuy nhiên, vẫn còn phải xem mức quan tâm đức Phanxicô dành cho ủy ban này. Một trong các thành viên trong nhiệm kỳ năm năm đầu của ủy ban, là Cha Lucio Gera, giáo sư thần học của ngài.

Trong bất cứ tình huống nào, việc theo dõi xem đức giáo hoàng bổ nhiệm các thành viên mới dựa trên tiêu chuẩn nào cũng là điều thích thú. Nghĩa là, xem coi ngài có dành thêm chỗ cho các thần học gia giáo dân và mở rộng thêm số đại diện cho Châu Mỹ Latinh.

Giáo dân đầu tiên được bổ nhìệm làm thành viên trong ủy ban là John Finnis và William May vào năm 1986 (nhiệm kỳ năm năm lần thứ bốn), trong khi nữ thần học gia Sơ Sara Butler và Barbara Hallensleben, được bổ nhiệm vào năm 2004 (nhiệm kỳ thứ bẩy) và xác nhận vào năm 2009.

Nói chung, trong số chừng 150 thành viên suốt tám nhiệm kỳ năm năm, chỉ có chừng nữa tá giáo dân và chỉ có hai phụ nữ. Trong số 30 thành viên đương nhiệm chỉ có bốn thành viên thuộc Châu Mỹ Latinh.

Quy chế hiện thời của ủy ban loại trừ việc thu nhận các chuyên gia không Công giáo vào làm thành viên, mặc dù ủy ban có tham khảo ý kiến của họ. Và trong thực tế, tu sĩ Tin Lành Max Thurian trở thành thành viên vào năm 1992, sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1987. Nhưng trong vấn đề này, không thiếu những người đang chờ đợi các “phá lệ” tiêu biểu của triều giáo hoàng đương thời.

Cũng đáng tò mò xem coi đức giáo hoàng Phanxicô sẽ chọn những nhà thần học nào trong ủy ban này để bổ nhiệm vào những toà giám mục quan trọng hay các chức vụ trong giáo triều, như vị tiền nhiệm từng làm.

Quả từng đã có một danh sách dài các thành viên trong ủy ban thần học được cất nhắc lên chức giám mục, và sau đó được phong tước hồng y. Ngoài đức Ratzinger, chỉ cần nhắc lại các trường hợp của Carlo Caffarra, Willelm J. Eijk, Pierre Eyt, Walter Kasper, Karl Lehmann, Jorge A. Medina Estevez, John Onaiyekan, Christoph Schonborn, Luis Tagle, và của chính Müller.

Một câu nói đức Phanxicô chêm vào trong bài diễn văn ngỏ lời với các sứ thần toà thánh trong lần triều kiến hôm 21 tháng Sáu năm 2013 xem ra cho thấy rằng việc này càng khó hơn đối với đức giáo hoàng đương nhiệm.

Qủa vậy, đức Phanxicô đã nói với các vị đại diện của giáo hoàng đang tham dự ngày dành cho các ngài trong Năm Đức Tin:

Trong công tác tế nhị thi hành việc điều tra các bổ nhiệm giám mục, các ngài nên chú tâm sao cho các ứng viên là những mục tử gần gũi với dân chúng. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên; mục tử gần gũi với dân chúng. [Nếu] đương sự là nhà thần học nổi tiếng, một đầu óc vĩ đại, hãy để cho đương sự đến viện đại học, nơi đương sự sẽ làm được nhiều điều tốt biết mấy!

 

*

Như thế, về phần các thần học gia, còn phải chờ xem. Nhưng trong khi ấy, đức Phanxicô, trong một nước đi bất ngờ, đã cải cách ủy ban hồng y lo việc giám sát Viện Công Tác Tôn giáo (IOR). Đó là năm hồng y đứng đầu một dây chuyền điều khiển “nhà băng” Vatican (một tên gọi không chính xác).

Hôm 16 tháng Giêng năm ngoái, đức Biển Đức XVI, trong một các hành vi cai quản cuối cùng của ngài, đã cải tổ ủy ban này bằng cách bổ nhậm trong một nhiệm kỳ năm năm các hồng y Tarcisio Bertone, Jean-Louis Tauran, Odilo P. Scherer, và Telesphore P. Toppo, và thay thế Domenico Calcagno bằng Attilio Nicora, không đủ tiêu chuẩn, vì vị này đang đứng đầu Thẩm Quyền Thông Tin Tài chánh, văn phòng đang kiểm soát IOR.

Nhưng đức Phanxicô đã vô hiệu hóa quyết định này, bằng cách thay thế bốn trong năm thành viên được vị tiền nhiệm bổ nhậm. Chỉ mình Tauran được chừa ra, còn các hồng y thay thế vào là Christoph Schönborn, Thomas C. Collins, và Santos Abril y Castelló, cũng như vị sắp-là-hồng- y, Pietro Parolin, thay thế Bertone làm quốc vụ khanh.

Trong thông báo bổ nhiệm năm vị hồng y, không có lời nào đề cập đến chuyện ai sẽ là chủ tịch của ủy ban. Nhưng báo chí lộ tin xác định vị đó là Santos Abril y Castelló, tháng Chín này được 79 tuổi. Đức Bergoglio biết ngài rất rõ, vì ngài từng là khâm sứ toà thánh tại Buenos Aires từ năm 2000 đến 2003, trước khi được thuyên chuyển đến Slovenia, một nơi ít nổi tiếng hơn, - các đồn đoán tại Vatican cho rằng – trong việc bổ nhiệm các giám mục và trong các vấn đề khác, ngài thích đồng thuận với vị lúc-bấy-giờ-là tổng giám mục tại thủ đô Achentina hơn là với bề trên của mình tại Roma thời đó: hồng y quốc vụ khanh Angelo Sodano, và người đại diện – nay cũng là hồng y – Leonardo Sandri, một người Achentina. Khi Abril đến hạn tuổi và khi sự nghiệp ngoại giao chấm dứt vào năm 2011, ngài được tưởng thưởng dưới triều của đức Biển Đức XVI, và cùng với Bertone trong phủ quốc vụ khanh, ngài được phong làm Linh Mục Quản Hạt Đền thờ Đức Bà Cả vào tháng Mười Một cùng năm. Vào tháng Hai năm sau, ngài được phong hồng y và là thành viên của bộ Giám mục.

Quy chế của IOR ấn định rằng chính các hồng y thành viên trong ủy ban bầu lấy vị lãnh đạo cho mình, và không cần ý kiến chuẩn thuận hay đồng ý của giáo hoàng. Nhưng rất dễ thấy các hồng y sẽ bầu chọn người mà giáo hoàng đã mặc nhiên cho biết mình ưa thích.

Nếu việc chọn lựa Abril y Castelló được khẳng định, vị quốc vụ khanh không còn đứng đầu ủy ban nữa. Nhưng đấy không phải là điều gì mới, Bertone và Sodano đã từng đứng đầu ủy ban. Và xưa kia Jean Villot cũng thế. Nhưng còn Agostino Casaroli, cũng là một thành viên của ủy ban từ năm 1979 đến 1994, lại không đứng đầu. Các vị đứng đầu uỷ ban thời ấy là Agnelo Rossi, từ năm 1979 đến 1989 và Bernadin Gantin từ năm 1989 đến 1994.

Thêm vào đó là Parolin, gia nhập IOR ba tháng sau khi được bổ nhiệm làm quốc vụ khanh. Bertone gia nhập hôm 14 tháng Mười năm 2006, một tháng sau khi thay thế Sodano. Tuy nhiên, Sodano phải chờ mất bốn năm, nhưng vẫn nằm trong ủy ban – cùng với Bertone, nhưng Bertone vẫn đứng đầu – cho đến cuối năm 2007, lúc đó ngài đạt mức 80 tuổi. Casaroli cũng nằm trong ủy ban cho mãi đến khi quá tuổi 80. Nhưng còn Bertone, ra đi chỉ ít lâu sau khi được 79 tuổi.

Tuy nhiên, việc bổ nhiệm đức ông Battista Ricca làm giám chức trong IOR vẫn nằm trong tình trạng “ad interim - lâm thời.” Việc bổ nhiệm này đã chính thức được hội đồng hồng y chuẩn thuận, theo như quy chế ấn định, nhưng trong thực tế đã được đức giáo hoàng Phanxicô áp đặt, như được trình bày trong thông cáo từ văn phòng báo chí Vatican công bố hôm 15 tháng Sáu năm 2013. Thực vậy, thông cáo đã xác định rằng việc bổ nhiệm Ricca đã được chuẩn thuận “với sự đồng ý của đức Thánh Cha,” một việc, tự nó, không có trong quy định.

Nhưng đứng đầu ban giám sát của IOR, từ ngày 15 tháng Hai năm 2013, là Ernst von Freyberg , thay thế vị trí cho Ettore Gotti Tedeschi, bị đột ngột bãi nhiệm vào tháng Năm năm 2012.

Trang mạng của IOR ra thông tri rằng nhiệm kỳ của toàn thể nhân viên giáo dân được ấn định mãn hạn vào tháng 12 năm 2015. Nhưng dưới ánh sáng các biến cố trong năm qua - đặc biệt cơn bão đã đánh vào cơ quan này theo sau trát toà cuả bộ Tư pháp Ý về hạnh kiểm của đức ông Nunzio Scarano – thời vẫn còn qua sớm để cho rằng cấu trúc hiện tại của IOR có tồn tại được không, và sẽ tồn tại như thế nào.

 

 

________

Về tình trạng của Battista Ricca, vị giám chức “ad interim - lâm thời,” tại IOR:

> Double Storm for the IOR (3.7.2013)

> The Prelate of the Gay Lobby (18.7.2013)

> The Deception Unveiled, Francis "Will Know What To Do" (25.7.2013)

> The "Segretariola" of Francis, the Pope Who Wants To Do It All Himself (8.8.2013)
 

> Ricca and Chaouqui, Two Enemies in the House (26.8-2013)

 

 

__________

 

 

 

Ghi Chú:



 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.