Quốc vụ khanh mất quyền kiểm soát về kinh tế

 

Bài của ***

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350732?eng=y

 

Tác vụ mới về tài chánh, do hồng y Pell điều hành, đã hớt tay trên quyền kiểm soát này. Ưu thế của người Ý trong các văn phòng quản trị cũng bị giảm bớt. Một phản đối từ hồng y Kasper, và những lời giáo hoàng khen ngợi hồng y Siri.

 

ROME, ngày 5 tháng Ba năm 2014- Cuộc cải tổ sâu rộng giáo triều Roma chưa xảy ra ngay đâu. Điều này mới được vị điều hợp của hội đồng hồng y nhắc lại vào cuối tháng Hai vừa qua. Ngài được đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm cũng nhằm mục đích này.

Quả vậy hồng y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên tờ "Avvenire" hôm 25 tháng Hai như sau:

Các cải tổ giáo triều luôn luôn cần rất nhiều thời gian. Chúng ta đang sống trong thời đại của tức thời, và nhiều người muốn có các câu trả lời ngay. Các chức vụ trong các bộ đang được cân nhắc, và kế tiếp sau đó là các chức vụ trong các hội đồng. Các vị ấy phải nhẫn nại.”

Nhưng giáo hoàng Phanxicô không chịu ngồi xuống chờ cuộc cải tổ sâu rộng này. Ngài đang tiến hành bằng các hành vi cải tổ của mình, qua các tự sắc.

Ngay chính hôm hồng y của Honduras lên tiếng yêu cầu nhẫn nại, ngày 24 tháng Hai, đức Jorge Mario Bergoglio quả thực đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thay đổi trong cấu trúc tài chánh- kinh tế của giáo triều.

Ngài làm việc này qua tự sắc "Fidelis dispensator et prudens,- Quản gia trung tín và khôn ngoan" được đặt tên theo câu 42 chương 12 trong Phúc Âm theo thánh Luca.

Với tự sắc này, đức giáo hoàng thiết lập ba cơ quan mới. Quan trọng nhất là một bộ mới, một “superministry - siêu tác vụ” được chờ đợi lâu nay, lo về tài chính của Vatican, được một hồng y bộ trưởng điều hành, một chức vụ được đức Phanxicô tin tưởng trao cho hồng y George Pell, người Úc, trong cùng ngày.

Được một hồng y đứng đầu, vì thế, tác vụ mới tại Vatican sẽ thuộc hàng đầu, nhưng không được gọi là một bộ. Quả vậy, tên của nó là “secretariat for the economy- kinh tế vụ" và điều hành vụ này gồm có một “giáo chức” – cũng được đức giáo hoàng bổ nhiệm, nghĩa là một giáo sĩ, nhưng không hẳn là một giám mục, làm công việc của một tổng thư ký.

Vụ mới thành lập này – như tự sắc nhận định – “báo cáo trực tiếp lên đức thánh cha, và lo việc kiểm soát và giám sát tài chính” tại các bộ trong giáo triều Roma, trong các hội có liên hệ đến Toà Thánh, và của Thị Quốc Vatican.

Trách nhiệm của vụ này cũng bao gồm “các chính sách và thủ tục liên quan đến việc sở đắc và phân bổ hợp lý phần nhân sự, và lưu tâm đến năng lực thích đáng của từng văn phòng.”

Vị tân hồng y của kinh tế vụ - tự sắc sau đó xác định – “cộng tác với quốc vụ khanh.

Tự sắc cũng thiết lập, giống như bổ nhiệm từ chính đức giáo hoàng, một “tổng kế toán viên” có nhiệm vụ kiểm toán các văn phòng hay các tổ chức có liên hệ đến Toà Thánh nói trên. Trong trường hợp này, vì không xác định đây là chức vụ dành cho giáo sĩ, nên hiển nhiên chức vụ này có thể do một giáo dân nam hay nữ đảm nhiệm.

Cuối cùng, tài liệu cũng thiết lập một hội đồng mới lo về tài chính có nhiệm vụ “đưa ra những hướng dẫn về quản trị tài chính và giám sát các cấu trúc quản trị và tài chính cũng như hoạt động của các văn phòng nói trên.” Những hướng dẫn mà cái “kinh tế vụ” mới thành lập này cũng phải đế ý đến.

Hội đồng mới này tiếp nối trách nhiệm của hội đồng hồng y có nhiệm vụ điều nghiên các vấn đề trong tổ chức và tài chính của Toà Thánh, được đức Gioan Phalô đệ Nhị thành lập vào năm 1981. Hội đồng này được thành lập với mười lăm hồng y từ nhiều quốc gia khác nhau, được hồng y quốc vụ khanh triệu tập và điều hành, cùng với hồng y giám đốc phủ kinh tế của Toà Thánh.

Hội đồng mới vẫn giữ nguyên tính cách quốc tế của mình, nhưng bên cạnh tám giáo sĩ – có thể là giám mục không có áo đỏ - còn có bẩy “giáo dân chuyên gia thuộc nhiều quốc tịch, thông thạo về kinh tế và trình độ chuyên môn được công nhận.

Trong thông báo văn phòng báo chí Vatican đưa ra trước khi công bố tự sắc, có xác định rằng đức giáo hoàng đã bổ nhiệm hồng y Pell đứng đầu kinh tế vụ, “hiện thời” là tổng giám mục Sydney. Ngài sẽ rời toà này vào cuối tháng Ba để ở tại Roma toàn thời gian.

Thông báo ấy cũng xác nhận cách minh nhiên lần đầu tiên, rằng APSA, ban Quản trị Tài sản Toà Thánh, vẫn tiếp tục là “nhà băng trung tâm của Vatican, với mọi ràng buộc và bổn phận như các tổ chức tương tự khắp thế giới.” Và thông báo nhắc lại rằng AIF, Thẩm quyền Thông Báo Tài Chính, tiếp tục giữ “vai trò hiện tại và căn bản đang có là cẩn thận giám sát và ra kỷ luật cho các dịch vụ tài chính trong Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican.”

Trong tự sắc đức, giáo hoàng Phanxicô cắt nghĩa rằng mọi quyết định trong đó đều được lấy, sau khi đã “suy xét cặn kẽ” các kết quả ủy ban báo cáo về cấu trúc kinh tế và quản trị của Toà Thánh, và sau khi đã tham khảo với hội đồng tám vị hồng y và hội đồng có nhiệm vụ điều nghiên các vấn đề trong tổ chức và tài chính của Toà Thánh. Hội đồng sau này đã bị tước hết mọi thực quyền.

Tự sắc cũng tin tưởng trao cho hồng y vụ trưởng của tác vụ mới này công tác viết ra quy chế cho tác vụ - việc này thực ra có vẻ hơi bất thường – và cả quy chế của hai tổ chức mới, là hội đồng kinh tế và kế toán trưởng.

Đương nhiên, có thể lượng giá tầm ảnh hưởng thực tế của tự sắc ngày 24 tháng Hai, sau khi công bố các quy chế, và sau khi các tổ chức mới tìm được vị trí của mình trong cuộc canh tân sâu rộng của giáo triều Roma vẫn còn phải chờ được thực hiện.

Tuy nhiên, trong khi đó, người ta có thể phỏng đoán - và nhiều người đã phỏng đoán rồi - rằng việc thành lập hai tác vụ mới và quyết định tin tưởng trao nó cho một vị người Úc là một đòn giáng vào xu hướng quy tâm vào quốc vụ khanh và vào ưu thế mang tính lịch sử của người Ý trong giáo triều Roma.

Ví dụ, trong các vùng nói tiếng Pháp, Sebastien Maillard, một chuyên gia về Vatican, đã viết trong tờ “La Croix” rằng việc lập ra kinh tế vụ đánh dấu “hồi kết thúc” của nhân vật quyền lực thứ hai tại Roma, nghĩa là ngài quốc vụ khanh. Trong khi nhà văn Nicolas Diat – tác giả cuốn sách gây tranh cãi, "L’homme qui ne voulait pas etre pape,- Người không muốn làm giáo hoàng", tác phẩm đã được cha Federico điểm sách đồng thời phản bác, nhưng chỉ bằng tiếng Pháp – đã nói rằng “việc chỉ định một hồng y từ Châu Đại Dương là một dấu hiệu rành rành nhất của việc giảm bớt người Ý trong giáo triều Roma.”

Quả vậy, việc bổ nhiệm hồng y Pell đứng đầu “secretariat for the economy - kinh tế vụ” hạ cấp nhân vật làm thủ lãnh người khác, và cho đến mới đây thôi, “secretariat-vụ” duy nhất tại Vatican là “of state-quốc [vụ]”, thường được tin tưởng trao cho một chức sắc người Ý.

Cần phải nhớ rằng trong tập tục mấy chục năm gần đây, trung tâm kiểm soát thực sự chính sách kinh tế và tài chánh của Toà Thánh đã trở thành văn phòng làm việc của quốc vụ khanh. Người đứng đầu văn phòng này tiếp tục được tiếp kiến mỗi ngày qua người thế vì.

Và theo lịch sử, văn phòng này luôn luôn được các giáo sĩ người Ý đứng đầu. Hai vị mới nhất là giám chức Gianfranco Piovano, người xứ Piedmont. Trong suốt thời gian dài tại chức của vị này, văn phòng mang một tầm quan trọng đến độ người ta coi đó như một “phần hành thứ ba” của phủ quốc vụ khanh tại Vatican. Và từ năm 2009, là Alberto Perlasca, người xứ Lombard.

Tuy nhiên, bây giờ, việc kiểm soát này xem ra được chuyển sang cho một vụ mới, sẽ trực tiếp báo cáo thẳng cho đức giáo hoàng, và xem chừng cũng ngang hàng với phủ quốc vụ. Vụ mới này được kêu gọi “cộng tác” với phủ quốc vụ, nhưng không dưới quyền.

Và trung tâm kiểm soát này không được trao cho một người Ý, nhưng cho một vị người Úc. Trong khi trong tư cách là nhân vật quyền lực thứ hai của văn phòng mới thành lập này, hẳn là sẽ có việc bổ nhiệm – tuy chưa công bố chính thức, nhưng đã được chính đương sự vội vã thông tri cho giới truyền thông – của đức ông Lucio Ángel Vallejo Balda, người Tây Ban Nha, thuộc huynh đoàn linh mục Thánh Giá, có liên kết với Opus Dei. Ngài cũng là thư ký của ủy ban báo cáo về cơ cấu kinh tế tài chính của Toà Thánh, và là người hướng đạo tài tình của một thành viên gây tranh cãi của uỷ ban này, cô Francesca Immacolata Chaouqui.

Còn về phần Văn phòng Tài chánh của Toà thánh, các ban bệ của văn phòng này đã bị tác vụ mới thành lập nuốt chửng. Xem chừng số phận của nó sẽ là bị biến mất, mặc dầu tự sắc không hề đề cập tí gì về vấn đề này, cả trong phần ghi chú đính kèm.

Cả văn phòng Tài chánh này cũng vậy, được thành lập vào năm 1967, thường có một giám chức ngườì Ý đứng đầu. Vị cuối cùng là hồng y Giuseppe Versaldi. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là Edmund C. Szoka của Hoa kỳ, từ năm 1990 đến 1997.

 

*

 

LỜI PHÊ BÌNH QUAN TRỌNG KASPER DÀNH CHO ĐỨC PHANXICÔ

Đức giáo hoàng Phanxicô chọn ngài làm diễn giả duy nhất trong mật nghị hội mới đây, và công khai ca tụng ngài vì nhận xét của ngài về vấn đề người ly dị và tái hôn rước lễ. Nhưng bây giờ hồng y Walter Kasper bắt đầu lên tiếng nói về việc canh tân giáo triều.

Ngài đã làm việc đó trong cuộc phỏng vấn lâu, đăng trên tờ “Avvenire” số ra ngày 2 tháng Ba, được giới truyền thông tưởng thưởng bằng nhiều loan tải về đề nghị giao thêm cho phụ nữ đảm đương các vai trò có trách nhiệm trong việc lãnh đạo các hội đồng giáo hoàng, toà án, và các văn phòng hành chánh trong giáo triều.

Nhưng cũng có một điểm thần học lý thú trong cuộc phỏng vấn nêu bật một vấn đề đã từng nảy sinh trong giáo triều sau Công đồng Vaticanô đệ Nhị.

Kasper chủ trương:

Giám mục là một mục tử. Việc tấn phong giám mục không phải là một dấu hiệu danh dự, mà đó là một bí tích. Nó liên quan đến cơ cấu bí tích của Giáo hội. Vậy tại sao một giám mục lại bị đòi hỏi phải làm những công việc bàn giấy? Theo quan điểm của tôi, việc này có nguy cơ là một lạm dụng đối với bí tích. Kể cả hồng y Ottaviani, vị thư ký lẫy lừng của Bộ Giáo lý Đức tin, đâu phải là một giám mục. Sau này ngài mới trở thành giám mục, do đức Gioan XXIII tấn phong.”

Quả vậy, chỉ với giáo hoàng Angelo Roncalli, mới có tập tục nâng lên hàng giám mục các chức sắc trong giáo triều. Các vị này, mãi đến thời đức Piô XII, vẫn chưa được ban cho như thế. Đối với đức giáo hoàng Phanxicô, chỉ cần nghĩ đến trường hợp của Fernando Vérgez Alzaga, vị tân tổng thư ký của quốc phủ, và trường hợp khác, tương tự, nếu không có liên hệ đến giáo triều Roma, là trường hợp của Victor Manuel Fernández, viện trưởng viện đại học Công giáo ở Buenos Aires.

 

*

 

DANH DỰ DÀNH CHO SIRI, NHƯNG KHÔNG DÀNH CHO CÁC MÔN SINH CỦA NGÀI

Vào ngày 27 tháng Hai, đức giáo hoàng Phanxicô chủ sự buổi họp các thành viên của bộ giám mục. Đây là một chuyện, theo lời hồng y bộ trưởng Marc Ouellet nói, là một “cuộc tham dự trước giờ chưa từng có.” Mà quả vậy, chưa hề có tiền lệ tương tự nào, theo chỗ người ta nhớ được.

Nhân dịp này, đức giáo hoàng đã nói một bài dài về các tiêu chuẩn phải theo để chọn một giám mục tốt.

Giữa nhiều điều khác, đức Bergoglio đã nói:

Giáo hội không cần các nhà biện giáo cho mình, cũng chẳng cần các thập tự quân cho các trận đánh, nhưng cần các người khiêm nhường và tín trung đi gieo rắc sự thật, những người biết rằng họ luôn được trao cho một sự thật mới mẻ và phải tín thác vào quyền năng của sự thật ấy. Các giám mục phải biết rằng cả khi đêm xuống và khi cái mệt nhọc ban ngày khiến mình mệt nhoài tả tơi, thì hạt giống đang nảy mầm trên ruộng trên đồng. Người ta biết nhẫn nại vì biết rằng cỏ dại sẽ chẳng bao giờ quá dầy chiếm hết cả ruộng. Lòng con người được dựng nên vì cây lúa. Chính kẻ thù đã lén gieo cỏ dại. Tuy nhiên mùa nhổ cỏ dại đã được ấn định không suy suyển.

Và ngài tiếp liền sau đó :

Tôi muốn nhấn mạnh thật kỹ điều này: Phải kiên nhẫn chứ, các vị ! Người ta nói rằng hồng y Siri thường hay lập lại rằng: Giám mục có năm nhân đức: Thứ nhất là nhẫn nại, thứ hai là nhẫn nại, thứ ba là nhẫn nại, thứ bốn là nhẫn nại, và thứ năm là nhẫn nại với người kêu gọi ta phải nhẫn nại.

Việc nhắc đến hồng y Giuseppe Siri (1906-1989), vị giáo sĩ duy nhất được đức giáo hoàng trích dẫn trong dịp này, mang một sắc thái nghịch lý.

Quả vậy câu trích dẫn “ad hominem- nhắm vào cá nhân”(*) xảy ra sau khi đức giáo hoàng Phanxicô đã rút khỏi bộ giám mục hai vị hồng y được Siri tấn phong - Angelo Bagnasco và Mauro Piacenza – và sau khi một giáo chức khác được Siri đặt tay – Franceso Moraglia – đã bị gạt tên ra khỏi danh sách các tân hồng y, bất chấp sự kiện vị này là người đứng đầu giáo phận thượng phụ Venice, giáo phận đã từng cung cấp cho Giáo hội ba vị giáo hoàng trong thế kỷ qua.

Tưởng cũng nên ghi lại đây, còn lưu lại trong văn phòng ngài, như là chưởng nghi các nghi lễ giáo hoàng, là đức ông Guido Marini, "deacon caudatarius- thầy Sáu nâng vạt áo," cuối cùng của Siri, Nhưng vị này được thụ phong linh mục do Giovanni Canestri, người kế nhiệm của Siri.

 

 

__________

The February 24, 2014 motu proprio of Pope Francis:

> "Fidelis dispensator et prudens…"

And the statement that preceded it:

> "The Holy Father today announced…"

__________

The address of Pope Francis at the plenary meeting of the congregation of bishops on February 27, 2014:

> L'essenziale nella missione della congregazione…

__________

Walter Kasper's interview in "Avvenire" of March 1:

> Kasper. "Alla Chiesa serve il genio femminile"

And his presentation to the consistory on the family:

> Kasper Changes the Paradigm, Bergoglio Applauds

 

 

 

 

Ghi chú của người dịch 

(*)Chơi chữ thú vị của tác giả, nhắc lại "argumentatum ad hominem - phản bác bằng cách tấn công vào chính cá nhân đối phương", trong môn Logica Minor.



 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.