Người tái hôn rước lễ? Đồng ý, nhưng là rước lễ thiêng liêng.



 

 

Bài của Sandro Magister

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350799?eng=y

 

Biết được các phản ứng đối với bức thư trước của mình, nhà truyền giáo Carlo Buzzi trình bày thêm những luận cứ mới để củng cố giải pháp ngài đã đưa ra. Ngài tóm kết chúng trong 25 điểm cô đọng. Tất cả đều đáng đọc. Với nhiều bất ngờ.

 

ROME, ngày 21 tháng Năm năm 2014 – Bức thư ngỏ của cha Carlo Buzzi, một nhà truyền giáo tại Bangladesh, công bố mười hôm trước đây trên trang www.chesa đã có được nhiều phản hồi từ khắp nơi trên thế giới:

> On Communion for the Remarried, a Letter from Bangladesh

 

Bức thư đã khơi dậy nhiều phản ứng thuận và nghịch. Điều này đã khuyến khích cha Buzzi trở lại với vấn đề, và khai triển ý tưởng mình cho thêm rộng.

Cha Buzzi, năm nay 71 tuổi, nguyên gốc tổng giáo phận Milan, và đi truyền giáo tại Bangladesh liên tục từ năm 1975 hoàn toàn là một mẫu gương hợp với khuôn mẫu một linh mục Công giáo mà đức giáo hoàng Phanxicô đã phác hoạ trong các bài diễn văn và các bài giảng của mình: linh mục của một Giáo hội “vươn ra đi truyền giáo” đến “tận các vùng ngoại biên đang cần ánh sáng Phúc Âm.”

Mà chính vì, từ một vùng biên giới hẻo lánh, ngài theo dõi các ý kiến thuận tình với việc cho phép các người ly dị và tái hôn được rước lễ, hiện đang phổ biến tại các Giáo hội giàu có, nên ngài chỉ đơn giản nhìn ra các thiệt hại có thể manh nha do việc thay đổi như thế trong giáo huấn và tập tục. Và ngài miêu tả việc này với một sự sáng suốt và thực tế hiếm thấy trong những cuộc tranh biện đang xảy ra quanh vấn đề này.

Bài sau đây là phần đóng góp của ngài. Không nên bỏ qua.

 

_________

 

 

RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

bài của Carlo Buzzi

 

Trong số những người phản ứng lại bức thư của tôi, có vài người cho tôi biết rằng đó là chuyện công cốc, uổng phí thời giờ, vì bây giờ chắc chắn tiến trình cho phép người tái hôn được rước lễ sẽ được thông qua dễ dàng.

Quả vậy, người ta cắt nghĩa cho tôi biết rằng, tại thượng hội đồng, đa số giám mục tại Nam Bắc Mỹ châu, Bắc Âu và Úc sẽ bỏ phiếu thuận. Và như thế chắc chắn các ngài sẽ có tổng số phiếu vượt quá số phiếu của các giám mục Phi châu và Á châu. Nhiều vị trong số này chống lại.

Thật tội nghiệp cho các giám mục Phi châu và Á châu! Chúng ta đã giản lược Giáo Hội thành một tổ chức giống như Liên Hiệp Quốc hay giống như một vài quốc hội, nơi mà đa số sẽ thắng! Quả thế, chính các tổ chức này thông qua luật pháp và dân chủ đã chấp thuận mọi sự: kể cả các tội ác như phá thai, hôn nhân giữa những người đồng tính, bao gồm cả việc nhận con nuôi, thí nghiệm trên các phôi thai (đã là những con người), việc an tử, vân vân...

Đây là lần đầu tiên mà dân chủ lọt vào trong Giáo hội với các phương pháp của mình. Vậy không biết Chúa Thánh Thần sẽ có quyền được ít nhất một phiếu, như mọi giám mục khác, vì Ngài đến như là đại diện cho Ba Ngôi Chí Thánh ?

Giáo Hội Công giáo còn đứng vững trên đôi chân mình cho đến ngày nay bởi vì Giáo Hội dựa trên nền tảng là sự thánh thiện của các thành viên và các thánh tử đạo của mình, chứ không dựa trên dân chủ.

Mỗi năm, hàng ngàn người Công giáo tuẫn đạo vì đức tin của mình, còn chúng ta được sống thoải mái thảnh thơi, lại cứ khăng khăng bận rộn với việc rước lễ của người tái hôn. Có bao nhiêu vị tuẫn đạo, từng ở bên Anh, đã kiên trì với niềm tin vào tính toàn vẹn của bí tích hôn phối!

Thật thảm hại biết bao, nếu Giáo hội Công giáo bắt đầu đi theo con đường của Giáo hội Anh giáo, nơi người ta quyết định những chuyện về Thiên Chúa, về đức tin, và về luân lý con người qua một hệ thông dân chủ. Tội nghiệp Thiên Chúa, phải ở dưới sự phân phó của các lá phiếu trong tay một vài vị trong hàng giáo phẩm! Không biết các ngài có biết chắc là Thiên Chúa có muốn các phụ nữ làm linh mục và giám mục không? Các ngài có chắn chắn Thiên Chúa chuẩn nhận cho hôn nhân giữa những người đồng tính?

 

*

 

Nhưng chúng ta hãy đi vào điểm chính. Chủ đích của tôi ở đây là đóng góp một phần tích cực vào cuộc tranh luận về viêc rước lễ của người tái hôn.

Tôi thực hiện bằng cách nêu lên từng điểm một.

1- Theo thiển ý, cuộc tranh biện này đã mang một tầm quan trọng quá đáng và nó không đáng để tạo nên một căng thẳng như thế.

2- Đã có những trường hợp cụ thể nghiêm trọng và đầy đau đớn, vị linh mục đã quyết định cho hay không cho chịu lễ. Ví dụ, trong những cuộc hôn nhân thứ hai bị ép buộc, hay với một người phối ngẫu đã có lòng ao ước rời xa nhau, nhưng bị ngăn cản không thi hành được ý định ấy, vì người kia quá hung bạo, hay người kia bị bệnh trầm trọng mà người này không nỡ từ bỏ.

3- Việc đóng góp của tôi vào cuộc tranh biện này là một trực giác mà tôi tin có thể giúp tìm một thỏa hiệp.

4- RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

5- Tại sao viêc rước lễ thiêng liêng lại không được coi là một hành vi rước lễ mang tính bí tích thực thụ, như bí tích rửa tội do lòng ao ước, hay việc xưng tội do lòng ao ước khi lâm cơn nguy tử ?

6- Đây là việc rước lễ có vẻ xứng hợp nhất cho những ai không ở trong tình trạng ơn thánh mà lại muốn sửa chữa tình trạng này, nhưng không thể làm được vì nhiều lý do.

7- Đây không phải là lần đầu tiên cần tìm ra một lối thoát cho cuộc tranh biện. Chúng ta biến rằng định tín Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã rơi vào ngõ cụt qua nhiều thế kỷ. Kể cả Đức Mẹ cũng phải được cứu chuộc qua thánh giá Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu mãi sau này mơi chết, thế thì làm sao Đức Mẹ lại không mắc tội nguyên tổ khi sinh ra? Duns Scotus đã đưa ra giải đáp: Đức Mẹ đã hưởng được ơn từ thánh giá của Chúa Giêsu trước thời hạn, như là mượn tiền. Thế là vấn đề được giải quyết.

8- Quy luật cho người tái hôn được rước lễ là một sai lầm.

9- Không phải việc của Giáo hội phải xét đoán cho hay không cho rước lễ, nhưng chính những người tái hôn mới là người phải tự xét mình có xứng đáng hay không để chịu lễ.

10- Có hai người tái hôn khiêm tốn nghĩ rằng mình lên rước lễ là điều không nên, không đúng, vì mình đang ở trong một tình trạng bất thường. Rồi cũng có hai người tái hôn khác rước lễ mà không nghiêm túc nghĩ rằng mình đang ở trong một tình trạng bất thường đối với Giáo Hội. Vậy bây giờ hãy nói cho tôi biết, cặp nào có đức tin nhiều hơn và coi trọng các bí tích cũng như Giáo hội hơn?

11- Trong phụng vụ chúng ta đọc: “LẠY CHÚA, CON CHẲNG ĐÁNG CHÚA NGỰ VÀO NHÀ CON (ut intres sub tectum meum), NHƯNG XIN CHÚA PHÁN MỘT LỜI, THÌ LINH HỒN CON SẼ LÀNH MẠNH”

12- Đấy không phải là rước lễ thiêng liêng đó sao?

13- Nếu chúng ta cho người tái hôn rước lễ, cũng có nghĩa là họ không cần xưng tội, vì đấy không còn là một tội nữa. Vậy điều răn thứ Chín không còn. Và điều răn thứ Sáu cũng mất luôn.

14- Nếu việc này được du di cho phép, thì khi phạm các tội trọng khác, người ta cũng được rước lễ mà không cần xưng tội. Vậy các điều răn khác cũng không còn.

15- Theo đà này, mọi chuyện đều đi đong. Tân Ước, Cựu Ước. Rồi đến lúc phải sửa lại luân lý, các giáo phụ. Rồi phải bàn lại từ đầu xem điều gì là tội và điều gì không. Thế là mất hết khái niệm về tội ác và tội lỗi.

16- Không có tỷ lệ cân bằng giữa việc cho người tái hôn rước lễ và những hậu quả mất định hướng và các phản ứng to lớn và nghiêm trọng có thể xảy ra trong Giáo hội và trên thế giới. Nhiều người cảm thấy quá đau lòng phải chấp nhận. Tôi nghĩ nếu cứ để mọi chuyện nguyên trạng, sẽ không có gì mất mát. Nhưng việc đưa ra những nhượng bộ này có thể kéo theo những hậu quả, mà là những hậu quả trầm trọng. Đã có ly giáo giữa các tín hữu Anh Giáo khi đa số quyết định những chuyện đi ngược lại với lương tâm nhiều người.

17- Hiện đang có đầy đủ yên lành trong Giáo hội Công giáo.

18- Vậy, người ta đừng dấy lên ly giáo chỉ vì những chuyện không quan trọng như thế.

19- Thật là không đúng tí nào khi đưa ra một đường hướng nguy hiểm cho toàn thể Giáo hội chỉ vì đọc một cuốn sách mình thích, được viết ra do một thần học gia hay luân lý gia đã ủng hộ cho các lý thuyết ấy.

20- Chẳng lẽ chúng ta lại muốn thu nhỏ Giáo hôi toàn cầu vào ranh giới mà các Giáo hội Hoà Lan và Bỉ đã tự giản lược vào?

21- Tôi không nghĩ rằng với một đề nghị kiểu này, các nhà thờ lại đông người trở lại như trước kia đã từng. Mà ngược lại, nhiều người trước đây đến nhà thờ, nay có thể không vào nữa.

22- Trong những miền truyền giáo, người Công giáo được nhận dạng như là những người chỉ có một cuộc hôn nhân vĩnh viễn, tuân phục đức giáo hoàng, và các linh mục nữ tu không lập gia đình. Và tôi không thể kế hết ra đây những điều trên đã tạo cho chúng ta những lợi điểm nào trong việc truyền giáo, so sánh với người Tin Lành.

23- Vì lý do này, mà khi hai người phối ngẫu thuộc các giáo phái Kytô khác nhau lấy nhau, đặc biệt bên nhà gái thường muốn có một Lễ Hôn phối Công giáo, vì họ biết chỉ có nơi đây mới có một cuộc hôn nhân bền vững không thế phân ly.

24- Tôi muốn mình mãi là người Công giáo. Tôi không muốn trở thành tín hữu Anh giáo hay Báp-tít.

25- Chúng ta thấy rằng tất cả các quốc gia và các tổ chức lớn đều chịu lệ thuộc vào một quyền lực bí ẩn xúi làm điều ác. Tổ chức duy nhất không chịu nhún mình mà vẫn đứng vững, kiên cường trung thành với các giá trị chân chính của con người, là Giáo hội Công giáo. Chúng ta hãy bất khuất, và đừng làm ô uế nguồn suối của chúng ta. Một ngày nào đó, khi người ta mệt mỏi và khát nước, nhiều người sẽ biết chỗ nào để tìm được một chút nước mát trong.

 

 

Sirajganj, ngày 17 tháng Năm năm 2014

 

__________

 

Hình minh hoạ ngay dưới đầu đề là một phần của tấm mosaic tại vương cung thánh đường thánh Marcô ở Venice, thế kỷ thứ 12: Chúa Giêsu tại giếng nước và người phụ nữ Samaritanô “với năm người chồng

Trong đoạn nổi tiếng chương 4 Phúc Âm thánh Gioan, - là đoạn cột trụ cho việc chuẩn bị rửa tội vào những thế kỷ đầu của Giáo Hội, và là một trong các bản văn phụng vụ chính trong Mùa Chay, - đây là mẩu đối thoại giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samari:

Người bảo chị ấy: "Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây.”

Người phụ nữ đáp: "Tôi không có chồng."

Đức Giê-su bảo: "Chị nói: "Tôi không có chồng" là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng."

 

_________

 

Bài diễn văn trong cuộc mật nghị ngày 20-21 tháng Hai, trong đó hồng y Kasper đề nghị cho người ly dị và tái hôn được rước lễ:

> Kasper Changes the Paradigm, Bergoglio Applauds

 

__________

 

Chân dung chi tiết cha Carlo Buzzi do Piero Gheddo , viện trưởng Pontifical Institute for Foreign Missions - Học viện Giáo hoàng chuyên về Truyền Giáo Ngoại quốc - tại Milan, miêu tả:

> Un missionario pieno di "fuoco apostolico ambrosiano"

 

__________

 

 

Ghi chú của người dịch 


 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.