Lịch sử thật sự của thượng hội đồng này:
Người điều hành, những người thừa hành, các phụ tá.

 

 
 

Bài của Sandro Magister

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350897?eng=y

 

Nhiều khuôn mẫu suy tư mới về ly dị và đồng tính nay đã thành hình trong hàng giáo phẩm cao cấp nhất của Giáo hội. Chưa có một quyết định chung cuộc nào, nhưng giáo hoàng Phanxicô có đủ sức để nhẫn nại. Một sử gia người Mỹ phản bác các ý tưởng của tờ “La Civiltà Cattolica.”

 

ROMA, ngày 17 tháng Mười năm 2014 – “Tinh thần Công đồng đang bộc phát trở lại.” đức hồng y Luis Antonio G. Tagle, người Phi, đã nói như thế. Ngài là một ngôi sao đang nổi lên trong hàng giám mục toàn thế giới, cũng như là một sử gia về Công Đồng Vaticanô đê Nhị. Mà quả đúng như vậy. Vào lúc thượng hội đồng sắp kết thúc, có nhiều yếu tố chung với những gì đã xảy ra trong biến cố vĩ đại này.

Sự giống nhau nổi bật nhất là khoảng cách giữa thượng hội đồng thật sự, và cái thượng hội đồng biểu kiến do báo chí vẽ nên.

Nhưng thậm chí còn có một sự giống nhau căn bản hơn. Trong Công Đồng Vaticanô đệ Nhị và và trong thượng hội đồng này, những thay đổi trong khuôn mẫu suy tư đều là kết quả của một sự phối hợp rất chu đáo. Vai chính trong Công Đồng Vaticanô đệ Nhị, cha Giuseppe Dossetti, – một nhà chiến lược tài tình trong bốn nhà điều hợp chủ chốt nắm quyền điều khiển cả một guồng máy công đồng – đã đảm nhận công việc này cách hãnh diện. Ngài nói ngài đã “thay đổi số phận của Công Đồng” (*) nhờ vào khả năng lèo lái cử toạ, đã có được nhờ kinh nghiệm chính trị trước đó, khi ngài còn là lãnh đạo một đảng lỗi lạc nhất của Ý.

Việc tương tự cũng xảy ra tại thượng hội đồng này. Cả sự cởi mở cho phép người ly dị và tái hôn bên dân sự được rước lễ - và như vậy là chấp nhận việc tái hôn về mặt Giáo hội – cũng như việc bắt đầu thay đổi khuôn mẫu suy tư về vấn đề đồng tính luyến ái, có mặt trong “Relatio post disceptationem - bản phúc trình sau thảo luận” hẳn sẽ không thể nào xảy ra được, nếu không có một loạt các bước đã được tính toán rất kỹ càng do những người đã và đang nắm quyền điều khiển các tiến trình.

Để hiểu được chuyện này, chỉ cần duyệt lại các giai đoạn dẫn đến kết quả ngày nay, cho dù giai đoạn kết thúc tạm thời của thượng hội đồng - sẽ còn phải chờ xem - vẫn chưa đạt được như ý các người lãnh đạo mong muốn.

Ngôi sao trong các màn đầu tiên này là chính giáo hoàng Phanxicô.

Vào ngày 28 tháng Bẩy. năm 2013, trong buổi họp báo trên chuyến bay sau cuộc tông du tại Brazil trở về Roma, ngài đưa ra hai tín hiệu gây chấn động mãnh liệt và lâu dài trên dư luận quần chúng.

Tín hiệu đầu tiên về việc đối xử với những người đồng tính:

Nếu một người đồng tính mà thiện chí và tìm kiếm Thiên Chúa, thì tôi là ai mà phán xét anh ta?

Tín hiệu thứ hai về chuyện chấp nhận việc tái hôn.

Nhưng - xin mở một dấu ngoặc - người Chính Thống có một tập tính khác. Họ theo một nền thần học mà họ gọi là ‘oikonomia- nhiệm cục Cứu rỗi’, và họ cho một cơ hội thứ hai [để kết hôn]. Nhưng tôi tin rằng vấn đề này – và đến đây tôi đóng dấu ngoặc – phải được tìm hiểu trong bối cảnh của mục vụ hôn nhân.

Tiếp sau đó, vào tháng Mười năm 2013 có cuộc triệu tập một thượng hội đồng bàn về gia đình. Đây là thượng hội đồng đầu tiên trong một loạt gồm hai thượng hội đồng bàn về cùng một đề tài trong khoảng thời gian một năm, với các quyết định được hoãn lại cho đến sau thượng hội đồng lần tới. Để làm tổng thư ký cho một kiểu thượng hội đồng thường xuyên và kéo dài như thế, giáo hoàng đã bổ nhiệm một hồng y mới, Lorenzo Baldisseri, một người không hề có kinh nghiệm trong lãnh vực này, nhưng lại rất thân cận với mình.

Bên cạnh vị này, ngài còn đặt làm thư ký riêng, giám mục Bruno Forte, một nhà thần học. Bruno đã là người ủng hộ hàng đầu cho lối tiếp cận thần học và mục vụ đã được Carlo Martini, vị hồng y dòng Tên, làm áng sáng soi đường dẫn lối. Lối tiếp cận này đã gặp những người chống đối kịch liệt nhất, trước tiên là đức Gioan Phaolô đệ Nhị, và sau đó là đức Biển Đức XVI: Đây là lối tiếp cận minh nhiên mở rộng để chấp nhận thay đổi Giáo huấn Giáo hội trong lãnh vực tính dục.

Việc công bố họp thượng hội đồng đi kèm với việc gửi ra khắp thế giới một bản các câu hỏi đặc biệt về những vấn đề gây tranh cãi nhất, gồm có việc cho người ly dị rước lễ và các vụ hôn nhân đồng tính.

Nhờ vào bản câu hỏi này – kèm theo việc cố ý công bố các câu trả lời của một vài hội đồng giám mục nói tiếng Đức – công luận hẳn nhận thấy được rằng đây là những câu hỏi được xem như “cởi mở” không chỉ trong lý thuyết mà còn trong thực hành nữa.

Ví dụ, chứng cớ của việc đột phá phóng lên trước đến từ tổng giáo phận Freiburg ở Đức, đứng đầu là Robert Zollitsch, chủ tịch hội đồng giám mục Đức. Trong một tài liệu từ một trong các văn phòng mục vụ của mình, ngài đã khuyến khích những người ly dị và tái hôn lên rước lễ, chỉ dựa trên cái căn bản đơn giản là “quyết định tùy theo lương tâm.”

Ngày 23 tháng Mười, 2013, từ Roma, bộ trưởng bộ giáo lý đức tin, hồng y Gerhard L. Müller, phản ứng lại bằng cách đăng trên tờ “L'Osservatore Romano” một bài viết ngài đã công bố tại Đức bốn tháng trước, tái khắng định và giải thích tại sao phải cấm chịu lễ.

Nhưng lời ngài kêu gọi toà tổng giám mục Freiburg rút lại tài liệu ấy không đưa lại kết quả gì. Mà ngược lại, cả hồng y Reinhard Marx, người Đức, và hồng y Óscar Rodríguez Maradiaga, người Honduras, với lời lẽ thẳng thừng hơn, đã chỉ trích Müller, đã “tự phụ” cắt đứt đối thoại về vấn đề này. Cả hai vị, Marx và Maradiaga, đều thuộc hội đồng tám vị hồng y được giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm để giúp ngài trong vịệc điều hành giáo hội hoàn vũ.

Giáo hoàng đã không lên tiếng để ủng hộ Müller.

Vào các ngày 20 và 21 tháng Hai năm 2013, các hồng y họp mật nghị tại Roma. Giáo hoàng Phanxicô yêu cầu các ngài bàn luận về gia đình và ủy nhiệm bài diễn văn dẫn nhập cho hồng y Walter Kasper. Vào đầu thập niên 1970, Kasper là người ủng hộ năng nổ cho việc hủy bỏ luật cấm người tái hôn rước lễ. Nhưng lúc đó, Kasper đã bị đức Gioan Phaolô đệ Nhị và Joseph Ratzinger đánh bại.

Trong cuộc mật nghị, phòng họp với cửa khóa kín, Kasper đã hồi sinh mọi ý tưởng của mình. Nhiều hồng y đã chống lại ngài, nhưng đức Phanxicô lại đồng thuận với ngài bằng những lời ca tụng nồng nhiệt nhất. Sau đó, Kasper cho biết ngài đã “phối hợp” với đức giáo hoàng trong đề nghị của mình.

Hơn thế nữa, khác với các hồng y khác, Kasper còn để cho đức giáo hoàng được ưu tiên phá vỡ màn bí mật về những điều mình phát biểu trong cuộc mật nghị. Khi phát biểu của mình bất ngờ xuất hiện hôm mồng Một tháng Ba trên tờ báo Ý “Il Foglio”, nó đã được chuẩn bị để đem in do nhà xuất bản Queriniana. Bài báo đã gây được tiếng vang rất lớn.

Đầu mùa xuân, để quân bình lại ảnh hưởng của các đề nghị do Kasper đưa ra, bộ giáo lý đức tin dự tính phổ biến trên tờ “L'Osservatore Romano” một bài chống lại do môt hồng y nổi tiếng viết.

Nhưng giáo hoàng không đồng ý cho công bố bản văn này.

Tuy vậy, ý kiến của Kasper đã là đối tượng phê bình nghiêm khắc và cặn kẽ của một số đông các hồng y. Các ngài đã đồng loạt liên tục lên tiếng qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Ngay trước ngày khai mạc thượng hội đồng, năm trong số các vị hồng y này đã công bố các phát biểu của mình qua một cuốn sách, có in kèm các bài khảo cứu của các học giả khác, và bài của một vị giáo phẩm hàng đầu trong giáo triều, một tổng giám mục dòng Tên, chuyên gia về các tập tục hôn nhân của các Giáo hội Đông phương. Kasper, với sự đồng loã rộng rãi của báo chí, than phiền rằng việc phát hành cuốn sách là một sự công kích nhắm vào giáo hoàng.

Vào ngày mồng Năm tháng Mười, thượng hội đồng khai mạc. Khác với trong quá khứ, các phát biểu trong cuộc họp không được công bố. Hồng y Müller phản đối cấm đoán này. Nhưng chỉ hoài công. Ngài nói, đây lại thêm một bằng chứng cho thấy “tôi không phải là một trong những người điều hành.”

Trung tâm điều hành thượng hội đồng gồm có vị tổng thư ký, các vị thư ký đặc biệt, Baldisseri và Forte. Nhưng bên cạnh các vị này, giáo hoàng đã đặt những người ngài đã đích thân chọn lựa , làm những người phác thảo sứ điệp và bản “Relatio - Phúc trình” cuối cùng. Tất cả những vị này đều thuộc về “phe” ủng hộ thay đổi, dẫn đầu là Víctor Manuel Fernández, người viết thuê mà giáo hoàng tin tưởng, tổng giám mục và viện trưởng đại học Công giáo của Buenos Aires.

Sự kiện cho thấy đây chính là buồng lái của thượng hội đồng đã trở thành thật hiển nhiên rõ ràng vào thứ Hai, ngày 13 tháng Mười, khi trước 200 nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới, vị hồng y được ủy nhiệm, vốn được coi là tác giả chính của “Relatio post disceptationem - Bản phúc trình sau thảo luận”, hồng y Péter Erdõ, người Hungari, bị chất vấn về đoạn đề cập đến đồng tính luyến ái, ngài đã từ chối trả lời và nhường sân khấu cho Forte, nói rằng: “Người viết ra đoạn này hẳn sẽ biết phải nói gì.

Khi được yêu cầu làm sáng tỏ ý nghĩa các đoạn văn nói về hôn nhân đồng tính, xem chúng có thể được hiểu như một thay đổi tận căn trong Giáo huấn Giáo hội về vấn đề này hay không, một lần nữa hồng y Erdõ vừa trả lời: “Chắc chắn thế,” mà cũng vừa biểu lộ sự bất đồng tình của mình.

Quả vậy, những đoạn này không phản ảnh một chiều hướng được đa số đáng kể các nghị phụ chấp nhận – như người ta có cảm tưởng khi đọc bản phúc trình – mà chỉ là những điều được không nhiều hơn hai vị trong số gần hai trăm vị, nói ra, đặc biệt do Antonio Spadaro, dòng Tên, giám đốc tờ “La Civiltà Cattolica,” được đích thân giáo hoàng Phanxicô đề cử làm một thành viên thượng hội đồng.

Hôm thứ Ba, ngày 14 tháng Mười, trong một cuộc họp báo, hồng y Wilfrid Napier, Nam Phi, tố cáo bằng những lời lẽ gay gắt hậu qủa của thủ đoạn quanh co Forte đã dùng để chêm thêm những đoạn gây sóng gió ấy vào “Bản Phúc trình.” Ngài nói, những đoạn này đã đặt Giáo hội vào tình trạng “irredeemable- không thể cứu vãn được” và không lối thoát. Vì bây giờ “sứ điệp đã được công bố ra: Đây là điều thượng hội đồng đã nói, đây là điều Giáo hội Công giáo đã tuyên bố. Dẫu chúng ta có cố sữa chữa điều đó như thế nào, những gì chúng ta nói ra sau này, sẽ như chúng ta đang cố ngăn chặn bớt những thiệt hại.

Thực ra, trong cả mười nhóm ngôn ngữ các nghị phụ sử dụng để tranh luận, bản Phúc Trình đã biến thành đối tượng cho một cuộc tàn sát. Bắt đầu với phần ngôn từ được sử dụng, bản Phúc trinh được đánh giá là “rườm rà, dông dài, lắm lời, nên nhàm chán” theo lời nhận định của báo cáo viên nhóm “Gallicus B” nói tiếng Pháp, đã phê bình không chút thương xót, - và như thế nội dung của bản phúc trình cũng bị cho là mơ hồ và tối nghĩa - mặc dầu nhóm này có hai vị quán quân dùng ngôn ngữ này, hai hồng y Christoph Schönborn và Godfried Danneels.

Khi thượng hội đồng làm việc lại hôm thứ Năm, ngày 16 tháng Mười, Baldisseri, vị tổng thư ký, có giáo hoàng bên cạnh, đã tuyên bố các bản phúc trình của mười nhóm sẽ không được công bố. Thế là phản đối rầm rộ nổi lên. Hồng y George Pell, người Úc, với thể lực và tính khí của một cầu thủ rugbi, đã là người kiên trì nhất trong việc đòi hỏi công bố các bản văn. Baldisseri chịu thua. Cùng ngày đó, giáo hoàng Phanxicô bị bó buộc phải mở rộng nhóm các vị phụ trách soạn thảo bản phúc trình chung cuộc, thêm Denis J. Hart, tổng giám mục Melbourne, và hơn ai hết , thêm hồng y Napier, Nam Phi, người năng nổ đấu tranh nhất.

Tuy nhiên, Napier là người đã thấy ra được cách chính xác nhất. Vì bất kể kết cục thượng hội đồng sẽ như thế nào, cố ý tránh tất cả các kết luận, các nhà điều hành đã đạt được kết quả hằng mong muốn ở mức tối đa.

Quả vậy, cuộc tranh luận mới, bàn về canh tân trong vấn đề đồng tính luyến ái cũng như ly dị và tái hôn, thông tri cho giới báo chí, còn đáng giá hơn sự thuận tình các nghị phụ dành cho các đề nghị của Kasper hay Spadaro.

Cuộc chiến còn kéo dài một thời gian lâu nữa. Nhưng giáo hoàng Phanxicô có tính nhẫn nại. Trong thông điệp “Evangelii Gaudium” ngài đã viết “thời gian rộng lớn hơn không gian.”

 

 

*

 

Khi lèo lái thượng hội đồng về hướng cho phép những người ly dị và tái hôn được chịu lễ, tờ “La Civiltà Cattolica” đã đặc biệt tỏ ra mình rất mạnh dạn, trong việc công bố một bài viết, theo đó, tờ báo cho rằng chính Công đồng Trentô đã mở ra một lối thoát theo chiều hướng này:

> Second Marriages in Venice for “La Civiltà Cattolica”

Tờ “La Civiltà Cattolica” được cha Antonio Spadaro, dòng Tên điều hành, và mỗi số báo được in ra sau khi được kiểm duyệt và chấp thuận bởi thẩm quyền cao nhất ở Vatican, trong trường hợp này, dễ đoán ra là với sự “placet - đồng ý” của chính cá nhân đức giáo hoàng, người mà cha Spadaro có mối tưong quan rất thân tình và tin cẩn.

Nhưng, xét về phương diện lịch sử, quan điểm cho rằng công đồng Trentô đã là nguồn tiên phong cho tính cách cởi mở của triều giáo hoàng của Jorge Mario Bergoglio trong vấn đề hôn nhân và ly dị, có nền tảng chắc chắn đến đâu?

Sau đây là bài phản bác lại bài viết trong tờ “La Civiltà Cattolica.” Tác giả bài viết là giáo sư thần học luân lý tại chủng viện thần học thánh Gioan Vianney tại Denver, Mỹ. Ngài đã thấu đáo rành rẽ về các tiến trình của Công đồng Trentô liên quan đến hôn nhân.

 

__________

 

DAMNATIO MEMORIAE ?

by E. Christian Brugger

Jesuit priest Giancarlo Pani, professor of Christian history at the University of Rome “La Sapienza,” recently published an essay in "La Civiltà Cattolica" entitled "Matrimony and 'Second Marriages' at the Council of Trent." In it he defends the Greek matrimonial practice of “oikonomia” by which failed marriages can be dissolved and spouses permitted to remarry, or, what’s more often the case, to have their “new marriages declared valid” by the Church “after penance”. He plainly hopes that this “tolerant tradition” may find its way into the Catholic Church.

For that aspiration, he claims no less an authority than the Council of Trent, which he believes implicitly sanctioned the Greek divorce practice in its "canones de sacramento matrimonii".

His argument has two flaws. The first and more serious I can only mention here. In his essay, he not only assumes, but states several times that this form of divorce and remarriage is not in conflict with the doctrine of indissolubility without providing an argument to vindicate the claim. The claim was refuted by Germain Grisez, John Finnis and William E. May twenty years ago in their critical response to German Bishops Walter Kasper, Karl Lehmann, and Oskar Saier, who had proposed a compromise to allow divorced and remarried Catholics in Germany to return to the eucharist.

The second problem is with Pani’s interpretation of Trent’s Canon 7 on indissolubility. He follows the popular interpretation of Flemish Jesuit Piet Fransen (1913-1983), whose account, though widely followed, is badly flawed (1). Pani’s article summarizes adequately the events of August 1563 so they need not be repeated here. But the wider story he tells deserves consideration.

Although the Eastern Orthodox Church [– Pani writes –] “rigorously affirmed and recognized the indissolubility of marriage,” nevertheless it permitted divorce and remarriage in some cases. The Fathers and theologians at Trent knew of the East’s ancient “ritus” (“custom”) and respected it. Many council Fathers were doubtful about the “exceptive clause” in Matthew’s Gospel (“except in cases of porneia”). They doubted whether divine revelation absolutely excluded remarriage in cases of adultery. Given the doubt, they resolved to “speak clearly on the indissolubility of marriage, but also to say that the doctrine cannot be regarded as a constituent part of revelation.” Their doubts came to a head in August 1563 with the famous intervention of the Venetian delegation, which urged the council Fathers for the sake of the divorce practices of the Greeks in Catholic lands not to directly condemn divorce and remarriage in cases of adultery. The petition won the day, and in the end the Council published an indirect formulation of Canon 7. This was obviously because a large majority of Council Fathers preferred leaving open the question of the legitimacy of the Greek divorce practices.

Pani laments that this “page” in Trent’s teaching on marriage “seems to have been forgotten by history.” But how can it have been forgotten when Walter Kasper (2), Charles Curran (3), Michael Lawler (4), Kenneth Himes (5), James Coriden (6), Theodore Mackin S.J. (7), Victor J. Pospishil (8), Francis A. Sullivan S.J. (9), Karl Lehmann (10), and Piet Fransen S.J. (to name just a few) have repeated it continuously over the past fifty years? The story actually goes back to the 17th century. The anti-Roman theologian Paolo Sarpi and the Jansenist Jean Launoy (12) argued that the Council meant to leave open the question of whether remarriage after divorce was sometimes legitimate (13).

Pani indicts the secretaries and diarists of the Council for their “eloquent silence” about this story. An alternative interpretation of their silence seems to me more obviously correct: Pani’s story is a post-conciliar creation. Not that the events he cites, especially the Venetian intervention, did not occur. They plainly did. But there is no historical basis for his claim that the Council – by which I mean the vast majority of voting bishops – saw Canon 7 as excluding the divorce practices of the Greeks. Many scholars before the middle of the 20th century argued that Trent intended to define absolute indissolubility as a "de fide" truth, for example, Dominic Palmieri (14) and Giovanni Perrone (15), the eminent author and editor of the French "Dictionnaire De Théologie Catholique" Alfred Vacant (16), and dogmatic theologian George Hayward Joyce, S.J. (17). More recently the same has been defended by future pope, Joseph Ratzinger (18), and moral theologians, Germain Grisez and Peter Ryan, S.J. (19).

To demonstrate conclusively the falsity of the Pani-Fransen interpretation would take a book length treatise. But several things can be said to show that it is questionable. To understand the true intentions of the Fathers at Trent, we must not first look, as Pani does, to the intervention of the Venetian delegation. We must first look at the rock solid consensus of the Fathers and theologians in every discussion of marriage from 1547 till August of 1563.

When Canon 6 (which became Canon 7) was presented to the Fathers on July 20, 1563, after undergoing several iterations, it read as follows:

"If anyone shall say, that on account of the adultery of a spouse the marriage can be dissolved, and that it is licit for both, or at least the innocent spouse who gave no cause for adultery, to remarry, and that he is not an adulterer who dismisses an adulteress and marries another, nor she an adulteress who dismisses an adulterer and marries another: let him be anathema" (20).

There is nothing extraordinary about this formulation, since its content is more or less the same as the content of the very first condemned propositions (numbers 3-5) proposed by Angelo Massarelli, Secretary General, to the Council in April 1547 (21). It directly condemns the propositions that marriage can be dissolved on account of adultery; that it is ever licit for adulterous spouses to remarry; and that a spouse who divorces an adulterous spouse and remarries is not guilty of adultery.

From Trent’s earliest discussions this was the consensus of the Council Fathers. As to authorities, the prelates referenced Our Lord and St. Paul, the Canons of the Apostles, Jerome, Ambrose, Augustine, Chrysostom, Origin, Hillary, Popes Innocent I, Leo I, Alexander III, and the Councils of Mileve, Elvira, Constance, Florence, and Lateran IV, among others. When Catholic thinkers of the 16th century, such as Erasmus and Catarinus, suggested that the doctrine of absolute indissolubility should be watered down, their proposals were condemned by the faculties of theology of the Universities of Cologne, Leuven, and Paris. Augustine’s conclusion that the exceptive clause in Matthew should be read in accordance with the more restrictive teachings found in Luke 16, Mark 10, and Romans 7:1-3 was held by most everyone; “separation of bed, not bond” was the maxim of the day.

Pani mentions the significant doubt against absolute indissolubility posed by the Bishop of Segovia on August 14, 1563, as does every author who follows this interpretation (22). He does not mention that from the earliest discussions of marriage, a consistent and substantial majority affirmed, contra the Segovian view, the Augustinian maxim "bed, not bond," no exceptions. A few names should suffice to demonstrate this: Council President and Papal Legate, Cardinal Cervinus; Archbishops Materanus, Naxiensis, Aquensis, and Armacanus; Bishops Aciensis, Sibinicensis, Chironensis, Sebastensis, Motulanus, Motonensis, Mylonensis, Feltrensis, Bononiensis, Sibinicensis, Chironensis, Aquensis, Bituntinus, Aquinas, Mylensis, Lavellinus, Mylensis, Caprulanus, Grossetanus, Upsalensis, Salutiarum, Caprulanus, Veronensis, Maioricensis, Camerinensis, Thermularum, Mirapicensis, and Vigorniensis.

In a summary statement recorded in the Acta on September 6, 1547, we read: “The responses of the fathers varied; but the vast majority agreed that adultery cannot dissolve a marriage; that if one marries another when his spouse is still alive, he commits adultery; and that for no reason can they be separated except as far as the bed” (23). To authorities who oppose this view, the majority agreed “that separation should be understood only so far as separation of bed and not bond according to the interpretation of the doctors (and declaration of St. Paul in 1 Cor. 7:10ff and Romans 7:2ff, and Mark 10:11 and Luke 16:18 as well as Matthew 5:32 itself).” Finally, the majority agreed “the understanding of scripture should be according to the declaration of the Church” (24).

When presented with the July 20, 1563 draft of Canon 6, more than 200 Council Fathers (Cardinals, Archbishops, Bishops, Abbots, and Generals of Congregations) commented on it. All knew that the end of the debates on marriage was drawing near. If there were widespread doubts or dissatisfaction among the Fathers about the directness of the formulation, the inclusion of the anathema, or its implications for the divorce practices of the Greeks (25), we would expect a significant number of Fathers to register an objection – “non placet” – to the canon. Only 17 register disapproval, mostly on account of the “opinions of the Greeks.” More than 85 percent of the voting prelates were satisfied with a direct formulation of an anathema condemning remarriage after adultery, with a large majority explicitly approving its content ("placet").

Three weeks later, on August 11, came the Venetian proposal for an indirect formulation. Approximately 136 prelates spoke out in favor of the proposal. What accounts for this change? Was it because the Council Fathers preferred leaving open the question of the legitimacy of the Greek divorce practices, as Pani et alii suggest? This conclusion must be rejected. Is it plausible that within three weeks the vast majority of voting prelates abandoned absolute indissolubility in order to permit some instances of divorce and remarriage? In the final version of Canon 7 the Council adopts four other important changes that contradict this conclusion.

First, it added the phrase “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” to ensure that the following propositions condemning the denial of indissolubility in cases of adultery are understood to have their origin in divine revelation.

Second, it replaced the normative term “should not… contract” (“non debere… contrahere”) with the substantive term “cannot… contract” (“non posse… contrahere”) making it clear that not only is remarriage after divorce always wrong, but impossible.

Third, to ensure that the canon transparently addresses the indissolubility of the bond of marriage, it adopted the term “vinculum matrimonii” to replace “matrimonium”.

Finally, it adopts for the first time a doctrinal preface to precede its canons on marriage. This is plainly meant establish a doctrinal framework within which to read and interpret the canons. The introduction grounds the truth of indissolubility in the natural law (the created order), the inspiration of the Holy Spirit in the Old Testament, and in the will and teaching of Jesus as expressed in the New Testament. And it asserts that not only are the “schismatics” condemned, but also “their errors” (“eorumque errores”), that is, their erroneous propositions about the nature of marriage, including their unquestionable denial of the absolute indissolubility of marriage.

The more plausible explanation for the sudden turn is that the Council Fathers remained convinced that marriage cannot be dissolved on account of adultery, or anything else, and that they should teach this as a truth of faith. They had been willing to teach it in the form of a direct anathema condemning its denial. But Venice’s intervention had alerted them to a possible consequence of doing so, namely, the disrupting of the delicate balance of relations between Greek Christians and the Roman hierarchy on the Mediterranean Islands.

They believed the proposition asserting the absolute indissolubility of marriage was true and that it pertained to divine revelation, and they intended to teach both of these, but to do so in a way that minimized undesirable consequences. They did not turn to an indirect formulation because of doubts about the interpretation of the “exceptive clause,” for fear of scandal by “anathematizing Ambrose,” or because they wished to leave the Greeks free to follow their ancient divorce customs. The Venetian appeal won the day on the pastoral ground that an indirect formulation was less likely to disrupt Greek-Roman relations in Venetian territories.

Pani’s idea that the Fathers when publishing Canon 7 intended only to condemn Luther and the Reformers but leave uncriticized the divorce practices of the Greeks is inconsistent with the reasoned judgment on the absolute indissolubility of marriage of the vast majority of Council Fathers and theologians from Spring 1547 to the end of Summer 1563. As Ryan and Grisez state: “Although Trent does not [explicitly] anathematize the practice of 'economia', canon 7 entails that its application to ‘remarriage’ after divorce is contrary to faith” (26).

Pani’s ironic term “damnatio memoriæ” is indeed fitting. But it is not the Council Acta, secretaries, diarists or commentators who impose a silence on Trent’s true teaching. Rather, it is those who in the name of “evangelical mercy” would replace a "de fide" truth with a “tolerant” fancy.

 

__________

 

NOTES

(1) Fransen’s doctoral thesis on canon 7 ("De indissolubilitate Matrimonii christiani in casu fornicationis. De canone septimo Sessionis XXIV Concilii Tridentini, Jul.-Nov. 1563") was submitted to the Gregorian in 1947. In the 1950s, Fransen went on to publish six influential essays in the journal "Scholastik" on Trent’s teaching on marriage, which are reprinted in a collection of Fransen’s essays entitled "Hermeneutics of the Councils and Other Studies", eds. H.E. Mertens and F. de Graeve, Leuven University Press, 1985. He summarized the conclusions of these essays in a widely read English essay entitled “Divorce on the Ground of Adultery – The Council of Tent (1563)”, printed in a special edition of the journal "Concilium", entitled "The Future of Marriage as Institution", ed. Franz Böckle, New York, Herder and Herder, 1970, 89-100.

(2) Kasper, "Theology of Christian Marriage", New York, Crossroad, 1977, note 87, p. 98, also p. 62.

(3) Charles Curran, "Faithful Dissent", Sheed & Ward, 1986, 269, 272.

(4) Michael Lawler, “Divorce and Remarriage in the Catholic Church: Ten Theses,” New Theology Review, vol. 12, no. 2 (1999), 56.

(5) Kenneth Himes and James Coriden, “The Indissolubility of Marriage: Reasons to Reconsider,” Theological Studies, vol. 65, no. 3 (2004), 463.

(6) Ibid.

(7) Theodore Mackin, "Divorce and Remarriage", New York, Paulist Press, 1984, 388.

(8) Victor J. Pospishil, "Divorce and Remarriage", New York, Herder and Herder, 1967, 66-68.

(9) Francis Sullivan, "Creative Fidelity: Weighing and Interpreting Documents of the Magisterium", New York, Paulist Press, 1996, 131-134.

(10) Karl Lehmann, "Gegenwart des Glaubens", Mainz, Matthias-Grünwald-Verlag, 1974, 285-286.

(11) Paolo Sarpi (1552 -1623), “Istoria del Concilio Tridentino”, London, 1619; English translation: "History of the Council of Trent" (1676). His "Istoria", much read by Protestants, has been criticized as slanted against the Roman Curia; see L.F. Bungener, "History of the Council of Trent", New York, Harper & Brothers, 1855, xix-xx.

(12) Jean de Launoy (1603–1678); see "De regia in matrimonium potestate" (1674), par. III, art. I, cap. 5, no. 78; in "Opera", Cologne/Geneva, 1731, tom. 1, cap. I, p. 855.

(13) Bossuet wrote of Sarpi: “He was a Protestant under a religious habit, who said Mass without believing in it, and who remained in a Church which he considered idolatrous.” See Bertrand L. Conway, C.S.P., “Original Diaries of the Council of Trent,” The Catholic World, vol. 98 (Oct. 1913-March 1914), 467.

(14) Dominic Palmieri, "Tractatus de Matrimonio Christiano", Typographia Polyglotta S. C. de Propaganda Fide, Rome, 1880, p. 142.

(15) G. Perrone, SJ., "De Matrimonio Christiano", vol. 3, Rome, 1861, bk. 3, ch. 4, a. 2, p. 379-380.

(16) A. Vacant, s.v., “Divorce",”Dictionnaire de théologie catholique", 1908, vol. XII, cols. 498-505.

(17) George Hayward Joyce, S.J., "Christian Marriage: An Historical and Doctrinal Study", London: Sheed and Ward, 1933, 395.

(18) In a 1972 essay, “Zur Frage nach der Unauflöslichkeit der Ehe: Bemerkungen zum dogmengeschichtlichen Befund und zu seiner gegenwärtigen Bedeutung” (in Ehe und Ehescheidung: Diskussion Unter Christen, eds. Franz Henrich and Volker Eid, München, Kösel, 1972, 47, 49), Ratzinger says he follows Fransen on Canon 7. By 1986 he shows that he changed his mind: “The Church’s position on the indissolubility of sacramental and consummated marriage… was in fact defined at the Council of Trent and so belongs to the patrimony of the Faith” (see quote in Charles Curran, "Faithful Dissent", Sheed & Ward, 1986, p 269).

(19) Peter F. Ryan, S.J. and Germain Grisez, “Indissoluble Marriage: A Reply to Kenneth Himes and James Coriden", Theological Studies 72 (2011), 369-415.

(20) CT, IX, 640.

(21) See CT, VI, 98-99.

(22) CT, XI, 709.

(23) _CT, VI, 434.

(24) CT, VI, 434-435.

(25) “Non placet, quia ferit Graecos and Ambrose” (Archbishop Cretensis), CT, IX, 644.

(26) Op. Cit., footnote 180.

 

__________

 

 

The complete text of the important article written in 1994 for the journal of the English Dominicansi "New Blackfriars" by Germain Grisez, John Finnis, and William E. May against the ideas of the German bishops Walter Kasper, Karl Lehmann, and Oskar Saier in favor of admitting the divorced and remarried to communion:

> Indissolubility, Divorce and Holy Communion

 

__________

 

The text read at the synod at the conclusion of the first week of discussions in the assembly, with the three explosive paragraphs (50-52) on homosexuality:

> Relatio post disceptationem

And the reports of the ten linguistic circles that ripped it to shreds:

> Relazioni dei circoli minori

__________

 

For a more complete profile of the special secretary of the synod:

> Diario Vaticano / La conversione del vescovo-teologo Bruno Forte (10.9.2012)

 

__________

 

 

Ghi chú của người dịch 

 

(*)Theo hồng y Giacomo Biffi vai trò của Dossetti trong Công Đồng Vaticanô đệ Nhị rất quan trọng, vì Dossetti đã góp công làm cho Công Đồng ít có tính cách bảo thủ và truyền thống hơn, như từng được dự tính ban đầu. Xem thêm tại http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1346167

Và cuốn sách:

Giacomo Biffi, "Memorie e digressioni di un italiano cardinale," new expanded edition, Cantagalli, Siena, 2010, pp. 688, euro 25.00.

 

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.