Những kỷ niệm c̣n lại trong tôi

 

 

Đức Giám Mục Marcel Piquet Lợi được Chúa gọi về ngày 11-7-1966 sau hơn 50 năm phục vụ trên cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam.  Năm 1966 Giáo phận Nhatrang chưa có Giám Mục mới, Tiểu Chủng Viện Sao Biển vẫn đang giữ chương tŕnh Pháp và thiếu các giáo sư chuyên môn, Linh Mục Nhiếp Chính Gauthier Báu, Hội đồng Linh Mục Địa Phận và Ban Giám Đốc Tiểu Chủng Viện quyết định gởi hai lớp Première và Seconde niên khóa 1966-1967 ra ở nội trú Trường Providence (Thiên Hựu) Huế. Khi ấy Cha Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận là Giám Đốc Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện. 

 

Tôi gặp Đức Cố Hồng Y lần đầu tiên lúc tôi học lớp Première nội trú tại Trường Thiên Hữu (Providence) Huế năm 1966.  Đầu niên học 1966- 1967, Linh Mục hướng dẫn hai lớp Première và Seconde của Nhatrang là cha René Gantier mời Cha Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận giảng tĩnh tâm ba ngày cho hai lớp chúng tôi.  Sau ba ngày nghe giảng, suy gẫm, huấn đức, tham dự thánh lễ, tôi chỉ c̣n nhớ được một chuyện.  Đó là định nghĩa của ngài về hai chữ KINH NGHIỆM. 

 

Tôi không nhớ đề tài này ngài giảng vào ngày thứ mấy, buổi sáng hay chiều của ba ngày tĩnh tâm.  Vào đề, ngài hỏi chúng tôi:”Kinh nghiệm là ǵ?”. Chúng tôi thinh lặng không đứa nào mở miệng.  Và cuối cùng ngài thao thao đưa ra định nghĩa của ngài: “kinh nghiệm là dại đi một lần, và không có cái dại nào giống cái dại nào, dại hoài, dại măi, dại suốt cuộc đời. Đó là định nghĩa của hai chữ kinh nghiệm”. 

 

Suốt ba ngày tĩnh tâm tôi chỉ c̣n nhớ có bấy nhiêu. Chỉ nhớ duy nhất một định nghĩa hóm hỉnh, hay hay, và đầy thâm thúy này.  Định nghĩa này nó lúc nào cũng ám ảnh tôi những khi tôi làm sai điều ǵ, những khi tôi làm điều ǵ lầm lỡ, nhất là những lúc tôi thất bại chuyện ǵ.  Nó luôn luôn theo tôi suốt 37 năm qua cho đến ngày hôm nay.  Mỗi khi nói chuyện với ai, với bạn bè, với những người gặp tôi chia sẻ, tâm t́nh kinh nghiệm trường đời hay đời sống thiêng liêng, thành công hay thất bại, vui hay buồn, tôi đều kể lại  định nghĩa này.  Nó trở thành một  bài học sống động trong mấy chục năm qua của tôi.   Mỗi lần thất bại hay làm sai điều ǵ tôi đều bằng ḷng chấp nhận hậu quả sự việc, tự an ủi ḿnh và tự nhắc nhủ “đó là một kinh nghiệm, đó là một bài học để lần sau mà tránh, không lập lại nữa”.  Và với ư thức đó mỗi lần thất bại tôi không thấy làm tủi nhục, buồn khổ, thất vọng.  Và lúc ấy câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công, thua keo này bày keo khác” lại đến với tôi và tôi lại cố gắng vươn lên trong cuộc sống.  Để rồi lại hăng say lao đầu vào một hoạt động dại dột mới...

 

Ngày 4-5-1967 Cha Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận được Ṭa Thánh đặt làm giám mục chính ṭa giáo phận Nhatrang và v́ trường Thiên Hữu không đủ học sinh để mở lớp Terminale, nên lớp chúng tôi mười đứa, được ngài gởi lên ở Đại Học Xá Viện Đại Học Đàlạt, và đi học lớp Terminale tại Trung Học Adran.  Ngài sắp xếp Viện Đại Học cho một chiếc xe đưa đón chúng tôi đi học, v́ từ Đại học Xá đến trung học Adran xa khoảng 4 hoặc 5 cây số.  Lâu lâu ngài lên Đà lạt thăm 10 đứa chúng tôi, mỗi lần lên, ngài đem cho chúng tôi vài kư mực khô cho chúng tôi nướng rồi cha con nhâm nhi tṛ chuyện với nhau.  Đối với ngài từ sau lần gặp gỡ đầu tiên qua ba ngày giảng tĩnh tâm, tôi cảm thấy rất gần gũi thân t́nh, chứ không xa cách “kính nhi viễn chi” như đối với Đức Giám Mục tiền nhiệm Marcel Piquet.  Mỗi lần gặp giám mục thường người công giáo chúng ta phải qú xuống hôn nhẫn.  Khi gặp Đức Cố Hồng Y, tôi cũng qú xuống hôn nhẫn ngài, nhưng tôi chưa kịp qú xuống là ngài kéo tôi đứng dậy và bắt tay, mặc dầu trước đó ít phút, tôi thấy linh mục giám đốc tiểu chủng viện hay linh mục quản hạt hoặc linh mục tổng đại diện địa phận qú xuống hôn nhẫn ngài.  Đây cũng là điều làm tôi ngạc nhiên không ít trong buổi tiếp xúc đầu tiên khi ngài làm giám mục Nhatrang.  Nó cũng làm tôi tự đặt câu hỏi ‘tại sao’ trong đầu tôi và tôi vẫn nhớ măi trong suốt 36 năm qua.  Cũng v́ cử chỉ này tôi cảm thấy gần gũi ngài hơn cả với các vị cộng tác viên của ngài như các linh mục tổng đại diện, giám đốc chủng viện hay linh mục hạt trưởng.  Đối với các vị này tôi luôn “kính nhi viễn chi”, c̣n đối với ngài, vị giám mục địa phận th́ tôi lại cảm thấy gần gủi thân t́nh như cha với con.  Thái độ này của tôi đối với ngài nó vẫn luôn thoải mái thân t́nh suốt thời gian ngài làm giám mục địa phận Nhatrang.  Mỗi lần có điều thắc mắc, hay muốn xin điều ǵ th́ tôi thoải mái nói thẳng không ấp úng e ngại ǵ.  Khi ngài về Sàig̣n, đi tù, rồi sau này gặp lại tại Úc th́ có chút thay đổi, có thể v́ tôi đă thay đổi nhiều, không c̣n là chủng sinh, đă lập gia đ́nh và không c̣n chung một con đường đặc biệt ấy nữa chăng nên tôi mặc cảm hoặc không có nhiều dịp gần gũi ngài v́ ngài cũng đă thay đổi nhiều với những công việc bận rộn hơn tại Roma, rồi với chức vụ Hồng Y có thể càng làm tôi không c̣n dịp để liên lạc hoặc gặp gỡ với ngài nữa.

 

Một kỷ niệm để đời khác của tôi với ngài là năm 1968, sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp (Baccalauréat De L’Enseignement Secondaire) tôi đă hân hạnh được ngài đă đến tận giáo xứ dâng lễ và trao cho tôi và người bạn cùng lớp chiếc áo ḍng đen (soutane).  Và sau đó hai đứa chúng tôi lại được gửi  lên  học tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt cùng với một anh em khác.  Đây cũng là một vinh dự cho ba anh em cùng lớp chúng tôi, v́ thường thường mỗi năm mỗi                 Nhatrang, 1968 ngày nhận áo Soutane              giáo phận chỉ được gửi hai chủng sinh. 

Hồ Trí Thức, Đức GM NVT, Cha Xứ BMH, Nguyễn Đ Khoa                                                   

 

Sang năm thứ hai lớp chúng tôi phải làm một tháng ‘linh thao’ (Exercises spirituels) kiểu Ḍng Tên với cha linh hướng Paul Deslierres.  Sau một tháng, tôi cảm thấy bối rối về ơn thiên triệu của tôi, tôi thấy 50% tôi có ơn gọi, 50% tôi cảm thấy lo sợ cho cuộc sống độc thân linh mục.  Làm linh mục th́ dễ, tôi chỉ cần chăm chỉ học hành, ngoan ngoăn giữ mọi việc học viện đ̣i hỏi th́ cuối năm 1976 tôi sẽ tốt nghiệp khoá đào tạo.  Nhưng sau đó th́ sao? Liệu tôi có sống trọn vẹn cuộc sống độc thân được không v́ năm đó tôi nghe nói có khoảng 2000 linh mục bên Âu châu đang nộp đơn xin Giáo hội cho lập gia đ́nh, một số khá đông rời bỏ chức linh mục.  Ḍng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam lúc đó bắt đầu phong trào Vào Đời, Ḍng Phan Xi Cô cũng cho anh em chủng sinh về Cầu Muối Sàig̣n ở chung với nhau và đi học đại học, đi làm việc một thời gian trước khi tiếp tục học thần học.  Lúc đó tôi gặp cha linh hướng và tŕnh bày sự quan tâm của tôi và đưa ra một vài suy nghĩ riêng tư và hỏi ư kiến ngài.  Cuối cùng tôi đă vạch cho tôi một hướng đi hơi phiêu lưu mà chưa một chủng sinh nào đă đi qua.  Tôi không muốn đi “thử” (probation) một vài năm tại một trường trung học hay một giáo xứ trong chiếc áo ḍng đen, v́ tôi nghĩ rằng tôi vẫn phải sống g̣ bó trong chiếc áo ḍng và chẳng có ǵ là thử thách.  Tôi cũng không muốn đi “thử tự do” (probation libre), v́ tuy không mặc áo ḍng, nhưng mọi người và chính bản thân tôi, tôi cũng phải luôn nhớ rằng tôi là một đại chủng sinh.  Tôi cũng không ‘happy’ với con đường này.  Tôi nghĩ ra một con đường thứ ba, chưa thấy anh em chủng sinh nào từng đi qua, nhưng tôi cảm thấy thú vị và phiêu lưu hơn.  Tôi muốn ra đi, ra đi ‘bụi đời’ một thời gian để thử xem ḿnh có bản lănh sống độc thân không.  Tôi muốn ra đi nhưng không hẹn ngày trở lại.  Chính những ngày, tháng, năm ấy sẽ quyết định tôi có trở lại hay không.  Tôi đă đưa việc này bàn thảo với cha linh hướng, nhưng ngài bảo tôi điều này tôi phải bàn với giám mục của tôi.  Thế là cuối tháng ba năm 1970, tôi tức tốc lấy vé máy bay, bay về Nhatrang để gặp Đức Giám Mục.  Theo tôi biết lúc ấy các Giám Mục Việt Nam rất khó khăn trong vấn đề này, và tôi chưa thấy có trường hợp chủng sinh nào được phép làm như vậy.  Sau khi tŕnh bày với Đức Cha Thuận trường hợp của tôi, ngài ôn tồn nói với tôi con cứ việc làm như con đă nghĩ và khi nào muốn trở lại tiếp tục th́ gặp ngài.  Tôi thật vui mừng v́ ư định của tôi đă được chấp thuận.  Tôi ở lại Nhatrang tham dự Khóa 3 ngày tĩnh tâm Cursillo (5-4-1970).  Tôi trở lại học viện giữa Tháng Tư năm 1970, gặp lại cha linh hướng và chuẩn bị dọn ra khỏi học viện.  Đối với Viện Trưởng học viện, các vị giáo sư, các anh em chủng sinh, các linh mục trong địa phận và nhất là gia đ́nh tôi, th́ tôi cho biết là tôi không c̣n là chủng sinh nữa.  Điều này đă làm nhiều người ngạc nhiên về quyết định của tôi, riêng gia đ́nh tôi, cha mẹ,các em và những người bà con th́ rất buồn.  Tôi đă ra ngoài ở trọ, t́m việc làm và học tại Viện Đại Học Đàlạt một năm, rồi chuyển về Đại Học Văn Khoa Sàig̣n v́ cảm thấy Đà Lạt quá bé nhỏ. 

 

Sau khi vùng vẫy hoạt động với Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học trong môi trường  đại học, Hội Ái Hữu Lớp Dự Bị Hôn Nhân của Trung Tâm Gia Đ́nh Mục Vụ DCCT, Phong trào Focolare, dạy học tại các trường Trung Học Nguyễn Bá Ṭng Sàig̣n, Lê Bảo Tịnh, kèm cho các học sinh chương tŕnh Pháp lớp Troisième, năm 1973  tôi học xong cử nhân giáo khoa triết Tây ở đại học Văn Khoa Sàig̣n và cảm thấy ḿnh có khả năng sống độc thân được 75%, 80%, tôi lại gặp lại Đức Cha Thuận và cho ngài biết tôi có ư định tiếp tục trở lại Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt.  Nhưng lúc ấy ngài lại mở cho tôi một cơ hội khác, ngài muốn cho tôi đi Phi Luật Tân 6 tháng tu nghiệp tại trung tâm Phong Trào Focolare tại Manila, rồi qua Loppiano Ư Đại Lợi hai năm rồi học thêm vài năm, sau đó trở về Việt Nam làm việc trong Phong Trào Tông Đồ Giáo Dân của Giáo Phận.  Nhưng sau khi gặp LM Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Giáo Sư Ngữ Học tại Văn Khoa Sàig̣n, mới từ Pháp về, hỏi ư kiến ngài, tôi lại quyết định xin Đức cha trở lại Giáo Hoàng Học Viện tiếp tục học thần học rồi sau khi ra trường sẽ đi du học sau.  Nhưng mọi sự đă thay đổi với biến cố 30 Tháng Tư năm 1975.  Bây giờ thỉnh thoảng khi nghĩ lại quá khứ, tôi không biết có nên tiếc nuối v́ đă mất một cơ hội tốt hay không.

 

Năm 1971, 1972, 1973 lúc c̣n ở Sàig̣n, thỉnh thoảng tôi ghé lại văn pḥng Tái Thiết Việt Nam (COREV) tại 123 Huyện Thanh Quan, những lúc đến thăm Đức Cha, ngài đă đưa cho tôi một vài cuốn sách về Phong Trào FOCOLARE, một cuốn đă ảnh hưởng tôi không ít trong cuộc sống của tôi cho đến ngày hôm nay, đó là cuốn GEN Revolution mà tôi quên tên tác giả, không biết có phải của chị Chiara Lubich hay của Pascal Foresi.  Đọc cả cuốn sách và cho đến ngày hôm nay sau hơn 30 năm tôi chỉ c̣n nhớ một câu mà lúc nào tôi cũng coi như là một nguyên tắc hành động xử thế với mọi người, đặc biệt với những người thân như cha mẹ, anh em, vợ con khi tôi muốn họ thay đổi.  Câu đó là:“Muốn người khác thay đổi, bạn hăy thay đổi chính ḿnh”. Trong suốt 22 năm qua, từ ngày rời Việt Nam, lập gia đ́nh, bon chen với cuộc sống trong công việc hằng ngày, tôi đă trải qua muôn vàn khó khăn, có lúc cao điểm đến nỗi gia đ́nh súyt bị đỗ vỡ, t́nh gia đ́nh anh em bị mất mát, súyt bị mất việc.  Chính câu này đă làm tôi đảo ngược lại thế cờ, nhưng trước khi thành công tôi cũng đă phải trả một giá rất đắt, tôi cũng luôn sống với tâm niệm định nghĩa “kinh nghiệm” của Đức Cố Hồng Y mà tôi đă nghe khi tôi gặp ngài lần đầu cách đây 37 năm.  Trong các buổi nói chuyện vui tươi dí dỏm của ngài, tôi cũng chỉ c̣n nhớ một ít chủ đề mà tôi vẫn áp dụng trong cuộc sống cá nhân hay trong công việc làm hằng ngày cho đến ngày hôm nay. Những chủ đề mà ngài đă lấy ở Kinh Thánh và phong trào Focolare đă khai thác,đó là: “sống giây phút hiện tại”, “sống theo thánh ư Chúa”, “Chúa Giêsu bị bỏ rơi trên Thánh Giá”,“khi nào có hai ba người họp lại v́ danh Ta, th́ có ta ở giữa”, “khi nào chúng ta chia sẻ niềm vui cho hai ba người, th́ niềm vui chúng ta tăng gấp hai ba lần, khi chúng ta chia sẻ nỗi buồn khổ cho năm mười người, th́ nỗi buồn khổ của chúng ta cũng giảm đi năm mười lần”.  Tất cả những chủ đề này luôn luôn là một túi hành trang cho cuộc sống của tôi trong gia đ́nh hoặc nơi làm việc.  Nên những công việc tôi làm dầu có lương hay không, tôi vẫn luôn làm việc hăng say và nhiệt t́nh, và thường thường những việc ấy đều thành công tốt đẹp.  Tất cả những điều ấy tôi đă học được nơi Đức cố Hồng Y.  Tôi nói lên điều này không phải để tâng bốc người đă chết hay để nịnh bợ gia đ́nh ngài.  Cho đến ngày hôm nay tôi chưa từng bước chân đến nhà của Ngài để gặp thăm ông bà cố hay các người em của ngài, tuy từ nhà tôi đến nhà ông bà cố chỉ xa khoảng 30 cây số .  Tôi cũng chưa từng liên lạc với các em của Ngài.  Nhưng tôi nói lên sự biết ơn của tôi đối với người cha tinh thần của giáo phận, mà ít nhiều tôi đă từng mang ơn và được sự nâng đỡ về tinh thần trong thời gian ngài c̣n làm việc cho giáo phận và tôi là một đứa con tinh thần. 

 

Ngày hôm nay khi viết vài trang này, tôi mới có dịp nh́n lại quăng đời mấy chục năm qua, tôi nhận thấy tôi đă học hỏi rất nhiều nơi ngài cũng như đă được ngài nâng đỡ.  Những ǵ trong con người của tôi ngày hôm nay cũng một phần lớn đă ảnh hưởng từ những tư tưởng của ngài đúng như lời của một văn hào nào đó hay ngạn ngữ của Pháp: “les idées mènent le monde”.  Khi đầu óc ḿnh thông suốt những tư tưởng, những ưu tư thắc mắc, ḿnh mới đem vào cuộc sống để sống để thực hành những điều ḿnh suy nghĩ ư tư.  Tôi đă học qua những cuộc nói chuyện, những lời vui vẻ dí dỏm, những tiếp xúc, những tư tưởng cởi mở phóng khoáng, những sách vở ngài đưa cho đọc nhờ đó tôi thấm nhuần những tư tưởng mới và đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày trong lúc vui cũng như lúc buồn, lúc thành công cũng như lúc thất bại nhờ những lTôi nghĩ rằng những lời ngài nói, những việc ngài làm, những chứng từ bằng cuộc sống của ngài trong lúc làm việc cũng như khi ở tù đă đóng góp rất nhiều cho Giáo Hội Việt Nam, đất nước Việt Nam, con dân Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. 

 

Sydney ngày 14 tháng 8 năm 2003

Nhân dịp lễ giỗ đầu tiên của Đức Cố Hồng Y

Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận (16 Tháng 9 năm 2003)

 

Nguyễn Đăng Khoa

Cựu học viên GHHV DL Khóa 11(1968), 

1974 về lại học chung với Khóa 15  (1972)

   

       

Gia đ́nh NDK dự đám cưới của người em gái út tại Sydney(1999)

Từ trái qua phải:

Mai Anh (con), Như-Ư (hôn thê), Phương ( em gái út), Em rể, NĐK, Paul (Con trai)