Vua Salomon

1 2 3

MichelAnge

 

 

6- Salomon và dân công

Nếu đọc giữa hai hàng chữ, chúng ta sẽ thấy rằng chính v́ tính chất đồ sộ của công tŕnh xây cất, và cũng chính v́ cái hào nhoáng của hoàng cung Salomon, khiến cho thời hoàng kim trở thành mau lụi tàn .

Những chi tiết cần lưu tâm:

Khi kể về những bữa ăn hàng ngày của hoàng cung, Kinh Thánh ghi rơ: “ Thực phẩm cung cấp cho vua Sa-lô-môn mỗi ngày là: sáu trăm thùng tinh bột, một ngàn hai trăm thùng bột thường, (3) mười con ḅ thịt và hai mươi con ḅ nuôi, một trăm con cừu, không kể nai, linh dương, sơn dương và chim gáy béo để ăn thịt. ( 1Vua 4,8-10)

Đơn vị đo lường mà bản văn Kinh Thánh gọi là “thùng” ở đây, đó là “kor”, một đơn vị để lường đồ khô, có dung lượng bằng 391 lít hay 103 gallons (Mỹ)

Sáu trăm “kor”, mỗi kor gần 400 lít, nghĩa là 240000 lít tinh bột. Thêm 480000 lít bột thường. Ba chục con ḅ, một trăm con cừu. Số lượng thực phẩm này đủ để nuôi Chủng viện với 200 chú béo tốt trong hơn ba năm trời.

Gom góp tài sản để xây Đền thờ, Salomon phải t́m tài vật từ trong công khố hay từ ngành ngoại thương. Ông mua đi bán lại ngựa và xe ngựa để gây vốn ( xem 2 Sử Kư 1,14-17).

Lập đội thương thuyền để buôn bán ở xa : “Ngoài ra, vua Sa-lô-môn c̣n trang bị một đoàn tàu tại E-xi-ôn Ghe-ve, gần Ê-lát, bên bờ Biển Sậy trong đất Ê-đôm.27 Vua Khi-ram phái tới đoàn tàu các tôi tớ của ḿnh là những thủy thủ thạo nghề biển, cùng với các tôi tớ của vua Sa-lô-môn.28 Họ đi Ô-phia, mang vàng về và nộp cho vua Sa-lô-môn, tất cả là mười hai tấn.” (1Vua 9,26 ,xem thêm 2 SB 8,17-18)

Do thái không có đủ đá quư, vàng, gỗ hay nhân công cần thiết cho việc xây cất, ông đến với vua của thị quốc Tyrô là Hiram để trao đổi: Salomon cung cấp lúa ḿ, lúa mạch, rượu và dầu ăn, để đổi lấy gỗ và thợ khéo tay.

Đây là điều Kinh Thánh cho biết: “Rồi vua Khiram sai người đến nói với vua Salômôn: "Tôi đă nghe biết điều ngài sai sứ giả đến nói với tôi. Tôi sẽ thi hành mọi ước muốn của ngài về gỗ bá hương và gỗ trắc. Bề tôi của tôi sẽ đưa những thứ đó từ Libăng xuống biển; tôi sẽ đóng bè ngoài biển, chở tới chỗ ngài yêu cầu, ở đấy tôi sẽ phá bè và ngài sẽ lấy đi. C̣n ngài, xin cũng thực hiện điều tôi ước muốn, là cung cấp thực phẩm cho triều đ́nh tôi." Thế là vua Khiram cung cấp cho vua Salômôn tất cả gỗ bá hương và gỗ trắc như vua Salômôn muốn. Và vua Salômôn trao cho vua Khiram bốn trăm ngàn thùng lúa miến làm lương thực cho triều đ́nh của vua này, với bốn mươi ngàn thùng dầu nguyên chất. Vua Salômôn cung cấp cho vua Khi-ram như thế hằng năm.” (1 Vua 5,22-25)

Qua đó chúng ta biết được rằng gỗ được thả bè dọc theo bờ biển từ rừng Liban, phía bắc của Tyrô, xuống đến phía nam, khoảng bờ biển Jaffa, ngang tầm với Giêsusalem. Từ đó phải kéo gỗ lên cao nguyên Giêrusalem. Khoảng cách chừng 40 dặm (60 cây số).

Ngoài gỗ bá hương, Salomon c̣n dùng gỗ trắc (câu 22). Ngày nay, vùng rừng Liban vẫn c̣n gỗ bá hương (cedar) nhưng không nhiều như xưa kia. Tiên tri Ezekiel (27,5)c̣n cho biết người dân Tyrô đă dùng cây gỗ này để làm cột buồm cho những thương thuyền của họ. Người Assyri và các dân tộc lân bang đều dùng gỗ này khiến cho lượng gỗ càng ngày càng hiếm dần.

Nhưng Salomon dùng phương tiện nào để kéo gỗ? Sức ngựa hay sức người ? Nếu chúng ta để ư rằng ngựa và xe là hàng hóa buôn qua bán lại, th́ hầu chắc Salomon đă dùng sức người để chuyển vận gỗ từ bờ biển lên Giêrusalem.

Đúng vậy, Salomon đă dùng 10000 nhân công hàng tháng để chuyển những súc gỗ bá hương dài chừng 150 bộ (50 thước) từ khoảng cách và địa thế giống như từ băi biển Ninh Chữ lên Đơn Dương ! Kinh Thánh cho chúng ta giải đáp :

Vua Salômôn ra lệnh cho toàn thể Ítraen đi dân công: có ba mươi ngàn người đi dân công. Vua sai họ thay phiên nhau đi Libăng mỗi tháng mười ngàn người, họ ở Libăng một tháng, rồi ở nhà hai tháng. Ông Ađôniram đặc trách dân công. Vua Salômôn có bảy mươi ngàn phu khuân vác và tám mươi ngàn thợ đục đá trong núi, không kể những người chỉ huy do các trưởng vùng của vua Salômôn đặt phụ trách công việc; số người này là ba ngàn ba trăm người: họ điều khiển dân chúng tiến hành công việc Vua ra lệnh phải đẽo những phiến đá lớn, đá lựa riêng để xây nền móng Đền thờ, được đục đẽo vuông vắn. Thợ nề của vua Salômôn cùng với thợ nề của vua Khiram và những người Gơvan đẽo và chuẩn bị sẵn sàng gỗ đá để xây Đền Thờ. (1 Vua, 5,27–32)

Chỉ một câu ngắn ngủi chúng ta không thể bỏ qua : "Vua Sa-lô-môn ra lệnh cho toàn thể Ítraen đi dân công: có ba mươi ngàn người đi dân công .” Toàn thể mọi người phải đi lao động. Tuy nói “toàn thể mọi người,” chúng ta cùng phải hiểu rằng đây chỉ là những thanh niên trai tráng đang sức tuổi lao động.

Đọc thêm sách Sử Kư cuốn 2, chương 2 , câu 1, chúng ta biết thêm: “Vua Salômôn đă lên danh sách bảy mươi ngàn phu khuân vác, tám mươi ngàn thợ đá trên núi và ba ngàn sáu trăm đốc công.” và câu 16-17 : “Vua Salômôn làm sổ thống kê các ngoại kiều cư ngụ trên đất Ítraen, theo thống kê phụ vương Đavít đă làm, tất cả được một trăm năm mươi ba ngàn sáu trăm người. Trong số này, vua đặt bảy mươi ngàn làm phu khuân vác, tám mươi ngàn làm thợ đá trên núi và ba ngàn sáu trăm làm đốc công để điều động dân chúng làm việc.

Như thế Salomon có hơn 150 ngàn nhân công “ăn cơm nhà vác ngà voi”. Trong số đó chỉ có 10000 nhân công luân phiên nhau đi làm một tháng, ở nhà hai tháng. Ở nhà, lúc bấy giờ chỉ có các bà, trẻ em và người già.

Như thế Salomon có hơn 150 ngàn nhân công “ăn cơm nhà vác ngà voi”. Trong số đó chỉ có 10 000 nhân công luân phiên nhau đi làm một tháng, ở nhà hai tháng. Ở nhà, lúc bấy giờ chỉ có các bà, trẻ em và người già.  

Cứ như thế suốt 20 năm. Bẩy năm xây Đền Thờ và 13 năm xây cung vua ! “Vua Salômôn ra lệnh xây một ngôi nhà kính danh ĐỨC CHÚA và xây hoàng cung cho ḿnh.”( 2 Sử Biên 1, 18). “Vua Salômôn xây dựng cung điện của ḿnh mất mười ba năm mới xong.” (1 Vua 5,7) “Trong hai mươi năm vua Salômôn xây hai ngôi nhà, là Đền Thờ ĐỨC CHÚA và cung điện nhà vua.” (1Vua 9,10)

Chúng ta thử nghĩ điều đó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của từng người dân? Chúng ta đă có ví dụ của thời thanh niên đi lao động xhcn sau 75.

Dân chúng có “hân hoan”, “ vui vẻ” lắm không đi phải trường kỳ lao động như thế ?

Trước hết chính Bộ trưởng Lao động của Salomon âm mưu đảo chánh!

Nhà cháu dùng chữ “Bộ trưởng Lao động” cho hợp thời nay, và cho “oai”, chứ, thật ra, phải gọi ông này là Tổng công tŕnh sư ! “Ông Giarópam là con ông Nơvát, người Épraim, thuộc Xơrêđa; bà Xơrua mẹ ông là một quả phụ. Ông đă từng phục vụ vua Salômôn, nhưng lại nổi dậy chống vua. Chuyện ông nổi dậy chống vua như sau: Bấy giờ Giarópam là người có khả năng. Vua Salômôn thấy chàng trai ấy đảm đang công việc, th́ đặt chàng phụ trách toàn thể dân công nhà Giuse.” ( 1Vua 11,26-28)

Chi tiết này cho ta thấy đối với môt người chỉ sống ở thành thị như Salomon, th́ t́nh h́nh dân chúng phân chia thành “chi họ” như xă hội Do thái lúc bấy giờ, không thích hợp với một đế chế. Ông phân vùng đất nước lại thành từng khu để tiện việc hành chính và đóng thuế. Đứng đầu mỗi vùng, ông đặt người thân cận của ông điều hành mọi việc, giống như Quan Tỉnh trưởng hiện thời :

Vua Salômôn có mười hai trưởng vùng trên toàn cơi Ítraen. Họ cống hiến lương thực cho vua và triều đ́nh, hằng năm mỗi người cống hiến một tháng.

Đây là danh sách họ:
Con ông Khua trong vùng núi Épraim.
Con ông Đeke, ở Macát, Saanvim, Bết Semét và Êlôn cho đến Bết Khanan.
Con ông Khexét tại Arúpbốt; Xôkhô và tất cả miền Khêphe cũng thuộc quyền ông.
Con ông Avinađáp coi tất cả cao nguyên vùng Đo. Vợ ông là công chúa Taphát, ái nữ của vua Salômôn.
Ông Baana, con ông Akhilút coi Tanác, Mơghítđô đến tận bên kia Giócmơam và tất cả Bết San gần Xácthan, bên dưới Gítrơen từ Bết San cho đến Avên Mơkhôla.
Con ông Gheve tại Ramốt Galaát; ông coi các thôn làng của ông Giaia con ông Mơnase nằm trong miền Galaát, và vùng đất Ácgốp tại Basan, tất cả là sáu mươi thành lớn có tường vây và then cài bằng đồng.
Ông Akhinađáp, con ông Ítđô, ở Makhanagim.
Ông Akhimaát tại Náptali; ông cũng cưới công chúa Baxơmát, ái nữ của vua Salômôn làm vợ.
Ông Baana, con ông Khusai, ở Ase và Bơalốt.
Ông Giơhôsaphát, con ông Paruác, ở Ítxakha.
Ông Simy, con ông Êla, ở Bengiamin.
Ông Gheve, con ông Uri, trong đất Galaát, đất của Xikhôn vua dân Emôri và Ốc vua Basan.
Và trong xứ chỉ có một trưởng vùng.
” (1 Vua 4,7-19)

Nghĩa là hệ thống “chi họ” không c̣n. Quyền uy không thuộc về toàn bộ chi tộc mà giờ đây, tụ vào chỉ mỗi một người – đích thân nhà Vua. Phân chia thành từng vùng như thế, tinh thần chi tộc không c̣n gắn bó với nhau. Vua dễ dàng cai trị .

Nhưng các người trước kia vốn thuộc các chi tộc ở vùng phiá Bắc của đất nước, giờ đây thấy những người đầu tỉnh đều là người thuộc hai tộc miền Nam, cùng chi tộc với nhà vua. Như thế, họ cảm thấy bị bóc lột. Tinh thần chia rẽ bắt đầu phát lộ.

Đồng thời gánh nặng thuế má bắt đầu ảnh hưởng nặng nề trên người nghèo ở vùng quê: “Các trưởng vùng này, mỗi người một tháng, cống hiến lương thực cho vua Salômôn và cho tất cả những người được lui tới bàn ăn của vua Salômôn, họ không để cho vua phải thiếu ǵ. Lúa mạch và rơm rạ cho ngựa tải đồ và ngựa trận, nơi nào có nhu cầu, họ cũng phải cung cấp, theo mức quy định cho mỗi người.” ( 1Vua 4,20-21)

Gánh nặng dân công và thuế mác ấy, sau này khi Salomon vừa mới mất, con ông là Rơkhápam chuẩn bị lên ngôi, dân chúng đă cử phái đoàn tới bày tỏ ư kiến, xin “bớt gánh nặng khổ dịch và ách nặng nề”: “Rơkhápam đi Sikhem, v́ toàn thể Ítraen tụ họp ở Sikhem để tôn ông lên làm vua.2 Lúc ấy Gia-róp-am con ông Nơ-vát nghe biết chuyện ấy, -ông c̣n đang ở bên Ai-cập v́ ông đă trốn vua Sa-lô-môn sang đó- ông liền bỏ Ai-cập trở về.3 Người ta cho mời ông Gia-róp-am. Ông và toàn thể cộng đoàn Ít-ra-en tới. Họ thưa với Rơ-kháp-am rằng:4 "Phụ vương ngài đă bắt chúng tôi mang một cái ách quá nặng. Bây giờ nếu ngài giảm bớt khổ dịch và ách nặng nề phụ vương đă đặt trên chúng tôi, th́ chúng tôi sẽ phục dịch ngài.” (1Vua 12, 1-5)

Như thế lư do rạn nứt và suy sụp đă bắt đầu từ lúc Salomon đương quyền .

Điều trớ trêu là tất cả những khốn khổ này, tiên tri Samuel đă cảnh báo trước đó tám chín chục năm, khi dân Do thái nằng nặc đ̣i cho được một vị vua như các dân khác: “ Ông Sa-mu-en nói lại mọi lời của ĐỨC CHÚA cho dân bấy giờ đang xin ông một vua.11 Ông nói: "Đây là quyền hành của nhà vua sẽ cai trị anh em. Các con trai anh em, ông sẽ bắt mà cắt đặt vào việc trông coi xe và ngựa của ông, và chúng sẽ chạy đàng trước xe của ông.12 Ông sẽ đặt chúng làm người chỉ huy một ngàn và chỉ huy năm mươi, sẽ bắt chúng cày đất cho ông, gặt lúa cho ông, chế tạo vũ khí cho ông và dụng cụ cho xe của ông.13 Các con gái anh em, ông sẽ bắt vào làm thợ chế nước hoa, nấu ăn và làm bánh.14 Đồng ruộng, vườn nho, vườn cây ô-liu tốt nhất của anh em, ông sẽ lấy mà cho bề tôi của ông.15 Lúa thóc và vườn nho của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân mà cho các thái giám và bề tôi của ông.16 Các tôi tớ nam nữ, các người trai tráng khá nhất của anh em, các con lừa của anh em, ông sẽ bắt mà dùng vào việc của ông.17 Chiên dê của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân. C̣n chính anh em sẽ làm nô lệ cho ông.18 Ngày ấy, anh em sẽ kêu than v́ vua của anh em mà anh em đă chọn cho ḿnh, nhưng ngày ấy ĐỨC CHÚA sẽ không đáp lời anh em." ( 1 Sam 8,10-17)

 

 

7- Salomon và các bà vợ

Salomon đă phạm một lỗi lầm lớn: Ông có quá nhiều vợ. Kinh Thánh ghi lại rằng ông có đến 700 bà vợ và 300 nàng hầu.

Chúng ta phải trở về thời của sách Đệ nhị luật để biết được ư nghĩ của dân chúng đối với vua của ḿnh .

Xem Dnl 17,16-17: “Chỉ có điều là vua ấy không được có nhiều ngựa, và không được đưa dân trở về Ai-cập để có nhiều ngựa, v́ ĐỨC CHÚA đă phán với anh em: "Các ngươi không được trở lại con đường ấy nữa! " Vua ấy cũng không được có nhiều vợ, kẻo tâm hồn bị lầm lạc. Vua cũng không được có quá nhiều vàng bạc.

Vua Đavit chỉ có 6 bà . Như thế Salomon quả là hơi quá đà. Thời ấy có hai lư do dẫn đến việc có nhiều vợ. Một là để có con nỗi dỗi truyền ngôi. Hai là để có thêm liên minh chính trị hay quân sự qua việc cưới vợ .

Vào thời Salomon, vùng Cận Đông chỉ có các thị quốc. Mỗi thành phố là một quốc gia ! Thế th́ chẳng thiếu ǵ việc các thị quốc chung quanh Do thái gả công chúa cho Ngài Salomon nổi tiếng là khôn ngoan kia để cầu thân và làm hoà. Mà danh tiếng Vua Salomon không chỉ vang dội chung quanh vùng Cận Đông, mà c̣n lan tới tận Nam Phi Châu, tới vùng Saba xứ Ethiopia xa xôi!

Chuyện Salomon có nhiều vợ th́ không có ǵ đáng nói .

Thời trị v́ của Salomon hẳn phải chịu nhiều trương lực: Vừa phải trung thành với niềm tin vào Thiên Chúa của tổ tiên và trung thành giữ lề luật tiền nhân, vừa phải chống lại những ảnh hưởng ngoại lai đương nhiên bộc phát do sức lớn mạnh của quốc gia trong vùng Cận Đông. Đó là một thách thức từ trước đến giờ dân Do thái chưa hề gặp.  

Có điều các bà vợ ngoại quốc ấy vẫn không cải đạo, mà vẫn giữ tôn giáo cũ của ḿnh, và đem theo các tượng thần của tôn giáo ḿnh vào tận Giêrussalem. Sách 1Vua 11:3-8 cáo tội Salomon như sau: “Vua có bảy trăm bà vợ chính thức và ba trăm cung phi. Và các bà ấy làm cho ḷng vua ra hư hỏng. Quả vậy, khi vua Salômôn về già, các bà vợ của vua đă làm cho ḷng vua ngả theo các thần ngoại; ḷng vua không c̣n chung thủy với ĐỨC CHÚA Thiên Chúa của vua, như ḷng phụ vương Đavít nữa. Vua Salômôn đi theo nữ thần Áttôrét của dân Xiđôn, theo thần Mincôm ghê tởm của dân Ammon. Như thế, vua Salômôn làm điều dữ trái mắt ĐỨC CHÚA, chứ không theo ĐỨC CHÚA trọn vẹn như phụ vương Đavít. Bấy giờ vua Salômôn xây trên núi đối diện với Giêrusalem một nơi cao cho thần Cơmốt ghê tởm của dân Môáp, cho thần Môléc ghê tởm của con cái Ammon. Vua làm như thế với tất cả các bà vợ ngoại đạo của vua; họ đốt hương và sát tế kính các thần của họ.

Qua đó, chúng ta thấy được ǵ ? Thời trị v́ của Salomon hẳn phải chịu nhiều trương lực: Vừa phải trung thành với niềm tin vào Thiên Chúa của tổ tiên và trung thành giữ lề luật tiền nhân, vừa phải chống lại những ảnh hưởng ngoại lai đương nhiên bộc phát do sức lớn mạnh của quốc gia trong vùng Cận Đông. Đó là một thách thức từ trước đến giờ dân Do thái chưa hề gặp.

Salomon xây cho bà vợ gốc Ai cập một cung điện (1Vua 7,8) rồi xây luôn cho bà một đền thờ để bà thờ thần của Bà (1 Vua 11, 7-8) .

Đến lúc này chúng ta lại thấy một chi tiết thú vị. Khi cưới Công chúa Ai cập, và làm rể Pharaon, th́ đừng tưởng Pharaon sẽ là một liên minh đắc lực giúp Salomon. Cuộc liên minh này không chỉ là một thất bại mà là c̣n nguyên nhân đưa đến sụp đổ cho Salomon.

Như chúng ta đă nói ở phần trên : Pharaô tặng con rể Salomon thành Gezer, của người Canaan, nằm ở một vị trí chiến lược ở vùng đồng bằng duyên hải phía nam. Thị quốc này đă từng chống lại Pharaô, đă bị hạ và bỏ hoang: “Pha-ra-ô vua Ai-cập đă tiến quân chiếm Ghe-de, thiêu huỷ thành và sát hại dân Ca-na-an cư ngụ ở đó; rồi vua tặng làm của hồi môn cho ái nữ là phu nhân của vua Sa-lô-môn. Vua Sa-lô-môn xây dựng lại Ghe-de và Bết Khô-rôn Hạ,” ( 1Vua 9,16)

Hẳn Pharaôn chẳng tử tế và yêu quư Salomon là mấy, khi cho chàng rể quư một thành đă bị “thiêu rụi và bỏ hoang” - Pharaôn đă “thiêu huỷ thành và sát hại dân Ca-na-an cư ngụ ở đó” - đến nỗi Salomon không thể cho dân cư vào đó ở, mà chỉ biến nó thành pháo đài trấn đóng miền biên ải phía Nam Do thái .

Sau này, khi những người chống đối Salomon chạy lánh sang Ai cập, bố vợ chẳng hề giúp Salomon bắt lại những kẻ thù ấy, mà c̣n cho họ tạm dung.

Như tổng công tŕnh sư “Giarópam, con ông Nơvát ...-ông c̣n đang ở bên Ai-cập v́ ông đă trốn vua Sa-lô-môn sang đó”

Như Hađát: “ĐỨC CHÚA xui khiến cho có một người chống lại vua Sa-lô-môn: đó là Ha-đát người Ê-đôm, thuộc hoàng tộc Ê-đôm....Bấy giờ, Ha-đát cùng với mấy người Ê-đôm trong số các tôi tớ của cha ḿnh đă chạy trốn được sang Ai-cập, v́ lúc đó Ha-đát là một thiếu niên. Chúng rời Ma-đi-an và tới Pa-ran; từ Pa-ran chúng lấy một số người đi theo ḿnh xuống Ai-cập, vào chầu Pha-ra-ô vua Ai-cập; vua này cung cấp cho chúng nhà ở, bảo đảm lương thực và cho chúng cả đất đai nữa. Ha-đát rất được ḷng Pha-ra-ô, nên vua gả em gái vợ ḿnh cho ông, tức là em gái bà Tác-pơ-nết hay là Bà Hoàng.” ( 1Vua 11, 14-18)

Do thái dầu sao vẫn là nhược tiểu so với Aicập lúc đó.

Nét huy hoàng của Salomon vẫn chưa đủ để Cairô kiêng dè hay úy kỵ. Khi cho các đổi thủ Salomon tạm trú, Aicập c̣n nuôi tham vọng sâu xa, mà dù khôn ngoan, Salomon vẫn không sao làm chủ được t́nh h́nh.

Kinh thánh kể tội Vua Salomon khi về già : “ Và các bà ấy làm cho ḷng vua ra hư hỏng.4 Quả vậy, khi vua Sa-lô-môn về già, các bà vợ của vua đă làm cho ḷng vua ngả theo các thần ngoại; ḷng vua không c̣n chung thủy với ĐỨC CHÚA Thiên Chúa của vua, như ḷng phụ vương Đa-vít nữa.5 Vua Sa-lô-môn đi theo nữ thần Át-tô-rét của dân Xi-đôn, theo thần Min-côm ghê tởm của dân Am-mon.6 Như thế, vua Sa-lô-môn làm điều dữ trái mắt ĐỨC CHÚA, chứ không theo ĐỨC CHÚA trọn vẹn như phụ vương Đa-vít.7 Bấy giờ vua Sa-lô-môn xây trên núi đối diện với Giê-ru-sa-lem một nơi cao cho thần Cơ-mốt ghê tởm của dân Mô-áp, cho thần Mô-léc ghê tởm của con cái Am-mon.8 Vua làm như thế với tất cả các bà vợ ngoại đạo của vua; họ đốt hương và sát tế kính các thần của họ.”(1 Vua 11, 3-8)

Không những toàn thể dân chúng nổi dậy chống vua (1Vua 12,3), mà cả Thiên Chúa cũng nổi giận : “ĐỨC CHÚA nổi giận với vua Sa-lô-môn, v́ ḷng vua rời xa ĐỨC CHÚA,” ( 1Vua 11,9 ).

 

Như thế sự thống nhất 12 chi tộc Do thái chỉ kéo dài được hai thế hệ, thời Đavít và Salomon. Ngay sau khi ông mất, đất nước phân đôi thành hai vương quốc, Bắc, với mười chi tộc, và Nam, với hai chi tộc. Chi tiết này khiến chúng ta thấy rằng Salomon vẫn không phải là vị Vua lớn đem lại thịnh vượng lâu dài cho Do thái, hay khiến cho Dothái trở thành cường quốc bền vững. Nét huy hoàng của Do thái lụm tắt ngay theo ông.

 

Nếu chỉ đọc mười chương đầu của sách các Vua quyển Một, chúng ta thấy Salomon là một trong các vị vua huy hoàng bậc nhất thế gian. Nhưng từ chương 11 trở đi, nghĩa là vào cuối đời, th́ Salomon, nếu không “là” ông vua tệ nhất, th́ cũng là “một trong những vị vua tệ nhất” của lịch sử Do thái.



Mời đọc

1 2 3

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.