Vua Salomon

1 2 3

MichelAnge

3- Thương mại phồn vinh

Những thành tựu mà Solomon có được phần lớn là nhờ công của vua cha Đavit. Đavit đă chế ngự được hầu hết các lân bang, nên hầu như 40 năm trị v́ của Salomon không có binh đao. Đavit đặt tên con ḿnh là Solomon, do từ nguyên “Shlomo”, có nghĩa là “hoà b́nh”. Có thể v́ tiên kiến được tương lai của con, hay ít ra, đặt hy vọng vào thời trị v́ trong yên b́nh của con.

Đoạn 2 Samuel 8:1-18 cho ta thấy Đavit đă gây ảnh hưởng trên một vùng rất rộng lớn: măi tới vùng đồng bằng của dân Amalech và tận núi Ginbôa(1). V́ một người dân ở vùng này đă giết Vua Saul và đến báo với Đavit về cuộc thảm sát . Nếu không có thiện cảm với Đavít th́ ít ra họ cũng phải kiêng dè uy danh ông mà ra tay giết Saul dùm ông .

Nhưng chính đoạn sách các Vua, quyển 1, chương 4 nhấn mạnh tới nét huy hoàng ấy :

7 ) Các trưởng vùng này, mỗi người một tháng, cống hiến lương thực cho vua Sa-lô-môn và cho tất cả những người được lui tới bàn ăn của vua Sa-lô-môn, họ không để cho vua phải thiếu ǵ. (8 Lúa mạch và rơm rạ cho ngựa tải đồ và ngựa trận, nơi nào có nhu cầu, họ cũng phải cung cấp, theo mức quy định cho mỗi người. (2) Thực phẩm cung cấp cho vua Sa-lô-môn mỗi ngày là: sáu trăm thùng tinh bột, một ngàn hai trăm thùng bột thường, (3) mười con ḅ thịt và hai mươi con ḅ nuôi, một trăm con cừu, không kể nai, linh dương, sơn dương và chim gáy béo để ăn thịt. (4) V́ vua thống trị khắp Vùng bên kia Sông Cả, từ Típ-xác đến Ga-da, thống trị hết, các vua bên kia Sông Cả, và vua sống b́nh an với mọi vùng ranh giới chung quanh. (5) Giu-đa và Ít-ra-en được an cư, mỗi người dưới cây nho và cây vả của ḿnh, từ Đan tới Bơ-e Se-va trong suốt thời vua Sa-lô-môn cai trị.

Như thế, đế quốc Assyria bên bờ sông Euprates, Dân Hitít ờ bờ Halys (2), và người Ai cập bên bờ sông Nil từng làm mưa làm gió suốt bao thế kỷ trước đây trong Cựu Ước, nay không c̣n được thế. So với vinh quang đang khởi sắc của Solomon, họ là những v́ sao lặn muộn vào lúc b́nh minh.

Trùng hợp với chi tiết này, khoa khảo cổ cho chúng ta thấy rằng từ những năm 1100 cho đến 900 trước TC, các đế chế ấy không c̣n là những trung tâm quyền lực. V́ thế, Solomon mới cai trị do thái với tất cả uy danh có được do sự khôn ngoan Thiên Chúa ban cho ông . “Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế? "10 Chúa hài ḷng v́ vua Sa-lô-môn đă xin điều đó.11 Thiên Chúa phán với vua: "Bởi v́ ngươi đă xin điều đó, ngươi đă không xin cho được sống lâu, hay được của cải, cũng không xin cho kẻ thù ngươi phải chết, nhưng đă xin cho được tài phân biệt để xét xử,12 th́ này, Ta làm theo như lời ngươi: Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai b́ kịp.13 Cả điều ngươi không xin, Ta cũng sẽ ban cho ngươi: giàu có, vinh quang, đến nỗi suốt đời ngươi không có ai trong các vua được như ngươi. (1 Vua 3, 9-13)

Salomon chỉ mang quân đi đánh mỗi một thị quốc, đó là Hamath, bên bờ sông Orontes, vùng cực bắc của đất nước Do thái. Ông cần phải đánh để giữ yên vùng biên giới ấy, giúp cho việc buôn bán và trao đổi hàng hoá được thuận lợi. Ông đă chiến thắng và thiết lập các phố chợ và kho lẫm của ḿnh tại đó: “Vua Sa-lô-môn đến Kha-mát Xô-va và chiếm lấy nơi ấy.4 Vua tái thiết Tát-mo trong sa mạc và tất cả các thành có kho dự trữ vua đă lập trong vùng Kha-mát.5 Vua xây lại Bết Khô-rôn Thượng và Bết Khô-rôn Hạ. Đó là những thành có tường luỹ kiên cố, cổng đóng then cài.” (2 SửBiên 8 :3-4)

C̣n Vua Rezon ở Damas (1 Vua 11:23-25 Thiên Chúa c̣n xui khiến cho vua có một địch thủ là Rơdôn, con của Engiađa, người đă bỏ chủ ḿnh là Hađátede, vua Xôva mà trốn. Một số người tụ họp bên ông và ông trở thành đầu đảng. V́ vua Đavít muốn tiêu diệt họ, nên ông đến Đamát cư ngụ tại đó và làm vua ở Đa-mát. Ông thù nghịch với Ítraen suốt thời vua Salômôn.) và Vua Hadad người Edomit (1Vua 11, 14-22) :” ĐỨC CHÚA xui khiến cho có một người chống lại vua Salômôn: đó là Hađát người Êđôm, thuộc hoàng tộc Êđôm. Khi vua Đa-vít đă đánh bại Êđôm và ông Giôáp chỉ huy quân đội lên chôn cất các tử thi, th́ ông tàn sát mọi đàn ông con trai ở Êđôm. Quả vậy, ông Giôáp cùng toàn thể Ítraen đă ở lại đấy sáu tháng cho tới khi tiêu diệt hoàn toàn mọi đàn ông con trai ở Êđôm. Bấy giờ, Hađát cùng với mấy người Êđôm trong số các tôi tớ của cha ḿnh đă chạy trốn được sang Ai-cập,” Cả hai, tuy là kẻ thù của Salomon, nhưng đều không đủ mạnh như Hamath để tạo thành một nguy hiểm cho việc thương mại của Salomon .

Để canh chừng Damas phía bắc, Salomon đă củng cố thành Hazor, nằm án ngữ vùng thượng lưu sông Giodan, nơi giao lưu qua lại giữa Đông và Tây. Salomon c̣n xây dựng các pháo đài cho các kỵ sĩ và chiến xa của ḿnh ở vùng Liban: “Đây là dịch vụ dân công vua Sa-lô-môn đă đặt ra để xây Đền Thờ ĐỨC CHÚA, cung điện của ḿnh, công tŕnh Milô, tường thành Giêrusalem, Khaxo, Mơghítđô và Ghede. Pharaô vua Aicập đă tiến quân chiếm Ghede, thiêu huỷ thành và sát hại dân Canaan cư ngụ ở đó; rồi vua tặng làm của hồi môn cho ái nữ là phu nhân của vua Salômôn. Vua Salômôn xây dựng lại Ghede và Bết Khôrôn Hạ, rồi Baalát và Tama ở sa mạc, trong xứ, và tất cả các thành làm kho dự trữ mà vua Salômôn sẵn có, các thành giữ xe trận, các thành nuôi ngựa và tất cả những ǵ vua Salômôn muốn xây cất ở Giêrusalem, ở Libăng và trong toàn lănh thổ thuộc quyền vua” ( 1Vua 9:15-19)

Trong đoạn này cũng nhắc tới việc Salomon xây dựng lại Ghêde và BếtKhôrôn Hạ, là để canh giữ và bảo vệ đường vận chuyển quặng đồng từ hải cảng ở Biển Đỏ chuyển lên.

Ngoài những căng thẳng kể trên tương giao giữa Salomon và các vua lân bang đều tốt đẹp. khiến cho việc thương mại và trao đổi hàng hoá của Salomon được thuận lợi .

Có thể nói được là chính sách sống chung hoà b́nh giúp rất nhiều cho sự thạnh vượng của quốc gia Israel. Salomon lợi dụng t́nh trạng hoà b́nh này để đẩy mạnh ngành ngoại thương. Ông triệt để theo đúng câu châm ngôn “phi thương bất phú”. Mọi nơi đều gọi ông là “Vua thương gia vĩ đại của Israel” 

Ông kết thân và liên minh chặt chẽ với Tyrô, một thị quốc phồn thịnh và là hải cảng phía Tây, Tyrô đă giúp vận chuyển gỗ và cung cấp cho Salomon những tay thợ nấu , đúc, và khắc đồng rất giỏi .

Giao kết chặt chẽ hơn là giao kết qua ngă hôn nhân với công chúa Aicập: “Sa-lô-môn thành con rể của Pha-ra-ô vua Ai-cập, v́ đă cưới công chúa vua Ai-cập, và đưa nàng về Thành của Đa-vít, cho đến khi hoàn thành việc xây cất cung điện của ông” (1 Vua 3,1)

Pharaô tặng con rể Salomon thành Gezer, của ngướ Canaan, nằm ở một vị trí chiến lược ở vùng đồng bằng duyên hải phía nam. Thị quốc này đă từng chống lại Pharaô, đă bị hạ và bỏ hoang: “Pha-ra-ô vua Ai-cập đă tiến quân chiếm Ghe-de, thiêu huỷ thành và sát hại dân Ca-na-an cư ngụ ở đó; rồi vua tặng làm của hồi môn cho ái nữ là phu nhân của vua Sa-lô-môn.17 Vua Sa-lô-môn xây dựng lại Ghe-de và Bết Khô-rôn Hạ,” ( 1Vua 9,16)

Có thể nói được là chính sách sống chung hoà b́nh giúp rất nhiều cho sự thạnh vượng của quốc gia Israel. Salomon lợi dụng t́nh trạng hoà b́nh này để đẩy mạnh ngành ngoại thương. Ông triệt để theo đúng câu châm ngôn “phi thương bất phú”. Mọi nơi đều gọi ông là “Vua thương gia vĩ đại của Israel”. Từ vùng Lưỡng hà địa phía bắc cho đến vùng bán đảo Ả Rập phía Nam, từ Tadmor ở Palmyra, phía đông, cho đến bờ Biển Đỏ phía Tây, các đoàn thương khách của Salomon nhộn nhịp: “Vua tái thiết Tát-mo trong sa mạc và tất cả các thành có kho dự trữ vua đă lập trong vùng Kha-mát .” (2 Sử Biên 8 :4)

 

Chúng ta nên nhớ Palmyra nằm bên bờ sa mạc phiá tây của Syria, là giao điểm quan trọng của hai con đường thương măi nổi tiếng: một đường trao đổi hàng hoá giữa miền Viễn Đông và Ấn Độ với Vịnh Ba Tư. C̣n đường kia là con đường Tơ Lụa nối Âu Châu và Trung hoa.

Nhờ việc thuần hoá lạc đà đă trợ thành thông dụng từ thế kỷ 12 trước CN, các vùng sa mạc chung quanh Palestine không c̣n là một chướng ngại lớn. Các đoàn khách thương chỉ cần mất hai hay ba ngày đường là đă có thể gặp các ốc đảo . Chính ông đă thiết lập một ốc đảo, cách Damascus 140 dặm về phía Đông Bắc: “Vua Sa-lô-môn xây dựng lại Ghe-de và Bết Khô-rôn Hạ, rồi Ba-a-lát và Ta-ma ở sa mạc, trong xứ” (1Vua 9:18)

Nhờ vươn tay kiểm soát các ngơ giao thương như thế th́ khỏi cần phải đoán, chuíng ta cũng biết của cải tuôn về kho hoàng gia sẽ dồi dào như thể nào. Không chỉ vàng bạc, tơ luạ, hay châu báu, mà c̣n có cả quặng đồng và gỗ quư. Những thứ này Salomon đă dùng để xây cất và trang trí cho Đền Thờ.

Tài thương măi của Salomon càng tỏ hiện hơn qua việc buôn bán ngựa và xe ngựa của ông. Đây là một món hàng rất phồn thịnh và mang lại nhiều lợi nhuận. Chúng ta hăy nghe Kinh Thánh kể lại việc này: “Vua Sa-lô-môn tập trung xe và ngựa, xe có một ngàn bốn trăm cỗ, và ngựa có mười hai ngàn con. Vua để chúng ở các thành có xe, bên cạnh vua tại Giê-ru-sa-lem. Vua đă làm cho bạc ở Giê-ru-sa-lem ra thường như sỏi đá, c̣n bá hương th́ nhiều như sung ở miền Sơ-phê-la. Ngựa của vua Sa-lô-môn được nhập từ Ai-cập và Cơ-vê. Các thương gia của vua đến tận Cơ-vê mua ngựa theo đúng giá. Một chiếc xe bán ra từ Ai-cập là sáu trăm se-ken bạc, và một con ngựa là một trăm năm mươi. Đối với tất cả các vua Khết và các vua A-ram, nhờ các thương gia làm trung gian mua vào, th́ cũng thế.” (1Vua 10,26-29)

Nhờ chi tiết này, chúng ta thấy các thương gia của Salomon mua ngưạ từ Ai cập và Cơvê. “Kue” hay “Qwh” là Cilicia , vùng nằm ở chân rặng Taurus miền Tiểu Á, tức là Thổ nhĩ kỳ ngày nay. Như thế, Salomon là người trung gian bán ngựa độc quyền giữa Ai cập và Tiểu á. Mua tận gốc bán tận ngọn - “cho các vua Khết và Aram” - theo đúng giá: “một chiếc xe bán ra từ Ai-cập là sáu trăm se-ken bạc, và một con ngựa là một trăm năm mươi.

Không chỉ buôn ngựa bán xe, mà ông c̣n trữ cho ḿnh một số lượng đáng kể các phương tiện rất-hữu-ích-cho-chiến-tranh này. “Vua Sa-lô-môn tập trung xe và ngựa, xe có một ngàn bốn trăm cỗ, và ngựa có mười hai ngàn con. Vua để chúng ở các thành có xe, bên cạnh vua tại Giê-ru-sa-lem.” (1Vua 10,26). Nh́n vào số lượng phương tiện hùng hậu như thế, các lân quốc, dù có muốn gây chiến, hẳn phải e dè, tự lượng sức, so sánh hơn thiệt mà kiêng nể hay chùng bước.

Ông thiết lập hẳn những thành riêng biệt để tập trung, nuôi, chăm sóc đoàn xa mă này. Đó là các thành Giêrusalem, Hazor, Mêgiddo and Gezer (1Vua 9:15-19: “Đây là dịch vụ dân công vua Sa-lô-môn đă đặt ra để xây Đền Thờ ĐỨC CHÚA, cung điện của ḿnh, công tŕnh Mi-lô, tường thành Giê-ru-sa-lem, Kha-xo, Mơ-ghít-đô và Ghe-de.”)

Sau này những công tŕnh khảo cổ đă khai quật được những dấu tích thời Salomon tại những thanh kể trên, Nhất là tại Milô, có những chuồng ngựa rộng, chứa được 450 con và đủ chổ để xếp bốn, năm chục chiến xa.

C̣n về sự giàu sang của vua Sa-lô-môn, th́ khỏi phải kể ra đây, chúng ta hăy nghe chính Kinh Thánh thuật lại(xem thêm 2 Sb 9:13 -24 ) :

Số vàng vua Sa-lô-môn thu nhập hàng năm là hai mươi ngàn kư, không kể vàng do khách văng lai, do các thương gia, do tất cả các vua Ả-rập và các quan thái thú trong nước đem nộp. Vua Sa-lô-môn làm hai trăm chiếc thuẫn lớn bằng vàng g̣; mỗi chiếc thuẫn phải dùng tới sáu kư vàng. Vua c̣n làm ba trăm chiếc thuẫn nhỏ bằng vàng g̣; mỗi chiếc mất một kư rưỡi vàng. Và vua đặt các thuẫn ấy trong Cung Rừng Li-băng. Vua lại làm một cái ngai lớn bằng ngà và dát vàng ṛng rất tinh vi. Ngai có sáu cấp, phần trên của lưng ngai th́ tṛn; hai bên chỗ ngồi có tay tựa, đứng sát tay tựa là hai con sư tử, và mười hai con sư tử đứng trên sáu cấp ở hai bên. Chẳng vương quốc nào làm được như thế.

Tất cả các chén để uống của vua Sa-lô-môn đều bằng vàng, và tất cả các vật dụng trong Cung Rừng Li-băng cũng bằng vàng ṛng. Không có bạc, v́ thời vua Sa-lô-môn bạc không có giá trị ǵ cả. Quả vậy, vua Sa-lô-môn có một đoàn tàu biển đi Tác-sít, cùng với đoàn tàu của vua Khi-ram; và cứ ba năm một lần, đoàn tàu Tác-sít đến, mang theo vàng, bạc, ngà, khỉ và công. Vua Sa-lô-môn là người trổi vượt hơn tất cả các đế vương trên mặt đất về sự giàu có và khôn ngoan. Thiên hạ ai nấy đều mong diện kiến vua Sa-lô-môn để được nghe sự khôn ngoan mà Thiên Chúa đă ban cho vua. Mỗi vị đều mang lễ vật: đồ bạc, đồ vàng, y phục, vũ khí, hương liệu, ngựa và lừa. Cứ thế từ năm này qua năm khác.” (1Vua 10:14-25)

 

4- Salomon khôn ngoan

Trước khi qua đời, Đavid đă nhắn nhủ Solomon. bấy giờ chừng 18 tuổi, kế vị ḿnh làm vua đất nước Israel, với những lời lẽ như sau: ”Ta đă đi trọn đường đời. Vậy con phải kiên cường mạnh mẽ, và tỏ ra ḿnh đă là một người đàn ông trưởng thành, và nhận lănh trách nhiệm Chúa trao mà đi theo đường lối của Người, giữ những huấn lệnh, giới răn và những điều Người phán bảo. Như đă được viết trong Luật của Môsê. Có như thế, con sẽ được thịnh trị trong mọi điều con làm và mọi hướng con đi.” (1 Vua 2:2-3)

Đó là lời chúc phúc cổ điển mà mọi trẻ trai Do thái ngày nay vẫn c̣n nghe được vào ngày Bar Mitzvah của ḿnh. Nó nhắc lại quy luật căn bản đă hướng dẫn toàn thể dân Do Thái từ ngày Thiên Chúa trao ban Lề Luật trên Núi Sinai: Muốn đưọc thịnh vượng phải tuân thủ Giới luật.

Chỉ ít lâu sau khi được xức dầu phong vương. Thiên Chúa hiện ra với Solomon trong giấc mộng. Ngài đề nghị ông xin Ngài một hồng ân cho ḿnh. Solomon trả lời: “Con chỉ là một đứa trẻ nít... Vậy xin Ngài ban cho tôi tớ Ngài khôn ngoan hiểu biết để phân xử Dân Ngài ...

Lời yêu cầu đó đẹp ḷng Thiên Chúa. Nên Ngài phán với cậu thanh niên Solomon : ”V́ con không xin được giầu có hay vinh quang, nhưng chỉ xin điều ích lợi cho toàn dân, vậy Ta sẽ ban cho con không những một trí khôn linh tuệ vô tiền khoáng hậu ... mà c̣n cho con giầu có và vinh quang chưa có vua chúa nào sánh bằng.”(1 Vua 3:7-13)

Sinh năm 848 trước Công Nguyên, Solomon chết năm 796 lúc 52 tuổi, làm vua được 40 năm. Đó là những năm huy hoàng nhất của quốc gia Dothái non trẻ. Ông được biết tới như là chacham mi’kol ha’adam “ người thông minh nhất trong loài người“.

Sinh năm 848 trước Công Nguyên, Solomon chết năm 796 lúc 52 tuổi, làm vua được 40 năm. Đó là những năm huy hoàng nhất của quốc gia Dothái non trẻ. Ông được biết tới như là chacham mi’kol ha’adam “ người thông minh nhất trong loài người“. Kinh thánh kể rằng vua chúa khắp mặt đất tới để nghe sự khôn ngoan của ông, không chỉ là khôn ngoan thông suốt về những điều trong Kinh Thánh, nhưng c̣n về những kiến thức trần đời và khoa học khác: ”Danh tiếng Vua vang ra khắp các lân bang. Vua soạn ra 3000 dụ ngôn và 1005 bài thơ. Vua bàn đến các loài thảo mộc , từ cây hưong bá xứ Liban cho đến cây hương thảo mọc leo ven tường. Ngài cùng bàn đến các loài thú vật, chim chóc , ḅ sát và cá biển. Nhiều người từ nhiều dân nước đến để nghe sự khôn ngoan của Solomon, cũng như các vua chúa tứ phương đă đến v́ nghe biết về sự khôn ngoan của Ngài ”(1Vua 5:11-14) .

Nhà cháu không nhắm bàn đến sự khôn ngoan của vua Salomon, nên xin được lướt qua vấn đề này .

 

5- Salomon xây Đền thờ

Công tŕnh huy hoàng nhất trong đời vua Salomon là xây dựng Đền thờ cho Thiên Chúa, một đền thờ mà vua cha, Đavit, hồi sinh thời đă ao ước mà không toại nguyện. Như chúng ta đă biết, vua Đavit đă rước Ḥm đựng tấm Bia ghi Thập Điều lên ngọn đồi Morah, là đồi Giêrusalem. Nhưng v́ ông là dân chinh chiến, tay đă nhuốm máu quân thù , nên Thiên Chúa không cho phép ông xây Đền Thờ. Ông đă trối công tŕnh này lại cho con ông .

Kinh Thánh đă dành nhiều chương để miêu tả chi tiết công tŕnh xây dựng Đền Thờ tại Giêrusalem. Đây là một công tŕnh quan trọng nhất trong đời sống xă hội và tôn giáo của dân tộc Do thái. V́ Đền Thờ là giao điểm, nơi Thiên Chúa gặp Dân của Người. Toàn bộ Đền Thờ, từ trong ra ngoài, trên trần dưới nền, chổ nào cũng dát vàng. Ngoài ra c̣n có những cấu trúc làm bằng đồng, như các cây cột, cái hồ nước được gọi là “Biển” bằng đồng.

Khi Đền thờ hoàn thành, vua Salomon cung hiến Đền Thờ như sau: ”Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này, trời cao thăm thẳm c̣n không chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đă xây đây! Lạy ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của con! Xin đoái đến lời tôi tớ Chúa cầu xin khẩn nguyện, mà lắng nghe tiếng kêu cầu của tôi tớ Ngài dâng trước tôn nhan hôm nay. Xin Ngài để mắt nh́n đến ngôi nhà này đêm ngày, nh́n đến nơi này, v́ Ngài đă phán "Danh Ta sẽ ở đấy"; xin Ngài lắng nghe lời nguyện tôi tớ Ngài dâng ở nơi đây." (1 V 8:27-29)

Đó là cao điểm của lịch sử Do thái. Mọi người đồng tâm hiệp lực với Vua. Các lân bang phải kiêng nể Do thái. Họ phải cử những phái đoàn đến để học hỏi hay vấn ư nơi người Do thái. Khắp nơi chỉ thấy ḥa b́nh an lạc.

Nhưng thời hoàng kim này kéo dài được bao lâu ?



Mời Đọc tiếp

1 2 3

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.