CẢNH ĐẤY, NGƯỜI ĐÂY, LUỐNG ĐOẠN TRƯỜNG

 

 

1 2 3 4 5 6 7

 

GHHV

 

 

  Monday, December 21, 2009 2:31 AM

Kính các bác,

Một du khách t́nh cờ đi ngang qua GHHV,
muốn ghé vô thăm nhưng không được,
đành phải đứng ngoài hàng rào,
chụp mấy tấm h́nh làm kỷ niệm.
Nh́n vào, bỗng cảm thấy xót xa:
Người ta đang làm ǵ trong khuôn viên?
Và c̣n đâu nữa mái trường xưa.

Thân

Hoàng Đ́nh Mai

GHHV

 

Kính mời Xem h́nh tiếp tại đây

 

 


 

  Quan điểm của Hội đồng Giám mục VN về vụ Giáo Hoàng Học Viện

 

Thanh Trúc, RFA

2009-12-18

Giáo Hoàng Học Viện, trung tâm đào tạo hàng giáo phẩm ưu tú của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam tại thành phố Đà lạt, bị nhà nước trưng thu từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 đến giờ, có thể biến thành một công viên văn hóa.

Giáo Hoàng Học Viện nằm trên một ngọn đồi gần Viện Đại Học Đà lạt, được coi là trung tâm giáo dục và đào tạo tu sĩ trẻ có kiến thức có khả năng cho hàng giáo phẩm Thiên Chúa Giáo Việt Nam trước năm 1975.

 

Chỉ thị 1940

Tháng trước, khi thấy chính quyền địa phương tiến hành dựng một công viên trên một phần diện tích của Giáo Hoàng Học Viện th́ giám mục Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đă lên tiếng yêu cầu dừng việc xây cất trên cơ sở được coi là biểu tượng giáo dục của Công Giáo trong nước.

Trả lời về việc xây công viên văn hóa trên đất của Giáo Hoàng Học Viện, ông Ngô Văn Đức, phó giám đốc Sở Nội Vụ kiêm trưởng ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng, cho biết:

Giáo Hoàng Học Viện Đà lạt th́ bây giờ người phát ngôn chính thức là ông chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh chứ chúng tôi không biết chuyện này bởi v́ cái này nhà nước vẫn đang quản lư. Theo tinh thần của chỉ thị 1940 nhà nước sử dụng phúc lợi th́ tiếp tục sử dụng phúc lợi thôi, hỏi ủy ban nhân dân tỉnh thôi...

Từ năm 1964, mảnh đất nơi Giáo Hoàng Học Viện tọa lạc được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn cho Ṭa Khâm Mạng, Ṭa Thánh Vatican tại Việt Nam. Sau khi bị nhà nước trưng dụng năm 1975, đến năm 1993 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiều lần kiến nghị chính phủ Việt Nam trả lại cơ sở cho giáo hội. Thế nhưng các cơ quan chức năng không bao giờ trả lời Hội Đồng Giám Mục về chuyện này.

 

Quan điểm của Hội đồng Giám mục

Từ Đà lạt, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đức giám mục Nguyễn Văn Nhơn, bày tỏ quan điểm:

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Tôi cũng đă cố gắng làm những cái việc trong khả năng trong thẩm quyền của tôi. Không phải chỉ với tính cách riêng tư mà với tính cách Hội Đồng Giám Mục Việt Nam . C̣n kết quả hay là nhà nước trả lời như thế nào th́ chúng tôi đâu có thể biết được. Nhưng mà tôi chỉ thấy rằng những cái việc cần làm th́ chúng tôi phải làm và nếu có ǵ cần phải làm nữa cho đúng th́ chúng tôi vẫn cố gắng thôi. Cho nên tôi không thể nói ǵ thêm được nữa.

Thanh Trúc: Thưa cái nh́n cũng như phản ứng của phía Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nói chung và giám mục Nguyễn Văn Nhơn nói riêng về mảnh đất mà đă được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn vào ngày 21 tháng Chín 1964, làm thế nào để bảo tồn Giáo Hoàng Học Viện như là một biểu tượng của giáo dục Công giáo?

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vâng chúng tôi cũng rất là quan tâm, chúng tôi cũng nỗ lực hết sức. Chúng tôi làm những văn thư và tŕnh bày những điều đó lên chính quyền địa phương cũng như Trung ương. Chúng tôi vẫn muốn có Giáo Hoàng Học Viện đó để làm những công việc đào tạo có chất lượng cao. Chúng tôi cũng có những chương tŕnh nhưng mà khả năng của chúng tôi cũng chỉ là tŕnh bày cái ư tưởng cái mong muốn và cái chương tŕnh của chúng tôi. C̣n chuyện nhà nước sẽ trả lời như thế nào th́ chúng tôi chưa biết. Chúng tôi vẫn đợi.

Thanh Trúc: Cho đến lúc này th́ phía chính quyền cũng chưa có một câu trả lời nào dứt khoát ?

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vâng.

Thanh Trúc: Thưa Đức Cha, hiện t́nh trạng của Giáo Hoàng Học Viện là như thế nào?

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Chúng tôi thấy có xe, có công nhân vào mở đường và trồng cây. Cái nhà th́ vẫn c̣n nguyên vẹn như vậy, c̣n những ǵ ở bên trong th́ chúng tôi không có vào để mà biết được.

Thanh Trúc: Giáo dân cũng có nói trong khuôn viên của Giáo Hoàng Học Viện có một số hộ dân đă ở trong đó rồi.

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vấn đề hộ dân là công việc của bên chính quyền , thành ra chúng tôi đâu có đếm xỉa ǵ tới vấn đề đó.

Thanh Trúc: Thưa Đức Cha, chúng tôi có gọi về cho ông Ngô Văn Đức, tức phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Lâm Đồng kiêm trưởng ban tôn giáo tỉnh và ông Ngô Văn Đức trả lời rằng chuyện này thuộc chính quyền phải để cho chính quyền giải quyết.

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Về chuyện đó th́ tôi không thể trả lời thay cho bên uỷ ban tôn giáo được v́ chúng tôi đâu có thể biết sự sắp xếp công việc bên trong nội bộ của họ được.

Thanh Trúc: Thưa Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, ông c̣n muốn tŕnh bày thêm điều ǵ, hay là nguyện vọng ư kiến của ông về vấn đề này?

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Không phải chỉ là ư kiến riêng của tôi nhưng mà tôi tŕnh bày ư kiến của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, là muốn được có cơ sở đó để trong tương lai làm thành trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo với một tŕnh độ cao hơn, nghĩa là tŕnh độ cử nhân và tiến sĩ. Đó là ước vọng của chúng tôi. Tức là ḿnh cứ nói ư kiến của ḿnh rồi ḿnh lắng nghe.

Thanh Trúc: Thế nhưng cho tới lúc này vẫn chưa có phản hồi từ phía cơ quan chức năng?

ĐGM Nguyễn Văn Nhơn: Chưa có, cho tôi dừng lại ở điểm đó v́ tôi chỉ thấy những điều nằm trong sự hiểu biết của tôi. C̣n nếu đi sâu hơn th́ tôi đâu có biết được thêm cái ǵ nhiều.

Với tinh thần ḥa hoăn mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chủ trương trong bất cứ vấn đề khiếu nại hay tranh căi nào về đất đai và tài sản của giáo hội, phản ứng trong cộng đồng dân Chúa giáo phận Đà lạt cũng không mạnh mẽ như vụ Thái Hà hay Tam Ṭa ở miền Trung.

Tuy nhiên trong ḷng người của thành phố Đà lạt th́ Giáo Hoàng Học Viện hay Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô vẫn xứng đáng là một cơ sở tôn giáo hơn là một công viên.

 


 

  Giáo hoàng Học viện - sự biến mất của một biểu tượng giáo dục Công giáo

Khánh An, RFA

12-12-2009

Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X tại Đà Lạt bị biến thành công viên là một sự kiện, có thể nói, cộng thêm vào những mối quan ngại về các chính sách hiện nay của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề tài sản, đất đai Tôn giáo.

Đối với nhiều người, khi Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt mất đi chắc chắn sẽ gây ra những hụt hẫng, tiếc nuối về một “biểu tượng giáo dục” đắt giá của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Ngày 26/11 vừa qua, Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, đă lên tiếng kêu gọi Nhà Nước Việt dừng kế họach thi công công viên trên một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.

Đây là một cơ sở đào tạo tu sĩ hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trước năm 1975. Sau năm 1975, cơ sở này phải ngưng họat động và giao cho Nhà Nước quản lư.

 

Lịch sử ghi nhận

Trả lời phỏng vấn trên website của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn cho biết mảnh đất này đă được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn cho Ṭa Khâm Mạng Ṭa Thánh Vatican tại Việt Nam vào ngày 21/9/1964. Từ cuối năm 1993, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bắt đầu có kiến nghị và từ đó nhiều lần đề nghị Nhà Nước Việt Nam trao lại cơ sở Giáo Hoàng Học Viện cho Giáo Hội. Thế nhưng không có sự phản hồi từ phía cơ quan chức năng.

Gần đây, chính quyền Lâm Đồng bắt đầu cho thi công một phần diện tích Giáo Hoàng Học Viện để làm công viên văn hóa. Linh mục Phạm Bá Lăm, một cựu chủng sinh của Giáo Hoàng Học Viện, cho biết:

"Chuyện này không phải là mới mà từ lâu rồi. Họ vẫn có ư định làm một hoa viên. Trong khi đó, Đức Cha Nhơn cũng như chúng tôi mong muốn họ đ́nh lại để chúng tôi có thể thu xếp, sắp xếp thế nào. Mà nghe nói họ vẫn tiếp tục tiến hành cho ủi đất để làm một đường đi vào phía sau của Giáo Hoàng Học Viện, sau lưng Ṭa nhà có một cái sân lớn, để làm hoa viên.

Đức Cha Nhơn cũng đă trả lời rồi và đă yêu cầu mấy lần xin đ́nh lại để Đức Cha Nhơn sẽ có kiến nghị đối với Chủ tịch Nước và Thủ Tướng. Hy vọng rằng cấp trên sẽ có các chỉ thị, chủ trương rơ ràng hơn. Chúng tôi cũng đang đợi chờ thôi, c̣n địa phương th́ họ cứ tiến hành làm, có khi họ ngưng, có khi họ làm. Chúng tôi cũng chẳng biết là như thế nào cả."

Trong gần 20 năm hoạt động, bắt đầu từ năm 1958, Giáo Hoàng Học Viện đă thực sự trở thành một trung tâm đào tạo linh mục, tu sĩ hàng đầu của Việt Nam.

Theo tác giả Đỗ Nghiêm, nguyên giáo sư của Viện Đại học Đà Lạt, người biên soạn tập tài liệu “Lịch sử Giáo Hoàng Học Viện thánh Piô Đà Lạt”, th́ về mặt pháp lư, trước năm 1975, Giáo Hoàng Học Viện được xem như một phân khoa của Viện Đại Học Đà Lạt mặc dù về cơ cấu tổ chức, quản trị th́ hoàn toàn độc lập. Tác giả Đỗ Nghiêm cho biết:

"Nó có một đặc điểm thế này, nó là một trường giống như một chủng viện nhưng chủng viện đó theo một giáo tŕnh đặc biệt. Giáo tŕnh đó có ư để bảo đảm về năng lực trí thức và đạo đức của các người được huấn luyện, tức là các chủng sinh, để về sau sẽ thành hàng linh mục trong Giáo Hội.

Cho nên chương tŕnh của nó kéo dài so với các chủng viện khác. Nó khác ở chỗ kéo dài đến 8 năm trong lúc các chủng viện khác chỉ chừng độ 6 năm thôi."

Cũng chính v́ chương tŕnh đào tạo đặc biệt và chuyên sâu nên các chủng sinh ra trường sẽ được cấp văn bằng tương đương với Đại học, có thể làm bất cứ việc ǵ đ̣i hỏi văn bằng hoặc tham gia nghiên cứu. Tác giả Đỗ Nghiêm cho biết thêm:

"Nói chung, những người mà họ huấn luyện trong môi trường của Giáo Hoàng Học Viện, tức là ở trong chương tŕnh giống như chương tŕnh Giáo Hoàng Học Viện ở bên Roma. Cho nên, các ông ấy khi đă được huấn luyện và tốt nghiệp xong th́ thường là có một khả năng rất là ưu việt so với các linh mục khác.

V́ thế cho nên khi Giáo Hoàng Học Viện được thành lập th́ tất cả các Giáo Phận đều chọn những chủng sinh ưu tú của ḿnh để đưa vào đó. Và v́ họ đă là những người ưu tú của mỗi một địa phận rồi th́ đương nhiên học ở trong đó phải là những người rất là khá."

 

Hụt hẫng, thất vọng

Sau khi Giáo Hoàng Học Viện bị Nhà Nước tiếp quản năm 1980, nhiều giáo dân và giáo sĩ Công Giáo vẫn nuôi hy vọng một ngày gần đây, chính quyền sẽ trả lại cơ sở đào tạo hàng đầu này cho Giáo Hội Việt Nam, để tiếp tục sứ mạng cao cả của nó là “nâng cao mức độ nghiên cứu chuyên môn ngang tầm với các đại học lớn của Giáo Hội trên toàn thế giới” (Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn).

Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, những diễn tiến đang xảy ra khiến nhiều người ngỡ ngàng. Một giáo dân Công giáo tại Đà Lạt, đă từng gắn bó với Giáo Hoàng Học Viện, tâm sự:

"Không riêng ǵ tôi mà tất cả những người có chút liên hệ với Giáo Hoàng Học Viện hoặc ngay cả những người không có liên quan ǵ hết nhưng mà là những người Công Giáo ở Đà Lạt này chẳng hạn th́ khi thấy như vậy cũng thấy buồn.

Bởi v́ một cơ sở tôn giáo như vậy, lâu nay cứ nghĩ rằng Nhà Nước sẽ trả lại theo như một vài cố gắng của Hội đồng Giám Mục Việt Nam để xin lại đó, th́ cứ nghĩ rằng họ sẽ giải quyết theo hướng tích cực đó.

Nhưng bây giờ làm thế này th́ thật t́nh là mọi người đều cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy buồn, xót xa cho số phận một cơ sở tôn giáo lớn như vậy."

Trong khi đó, tác giả Đỗ Nghiêm nhận định việc chính quyền Việt Nam sử dụng biện pháp làm công viên, như đă từng áp dụng với các cơ sở tôn giáo khác trước đây, là một giải pháp tạm thời, giải pháp chờ. Ông cho biết:

"Cái đó là một giải pháp mà Nhà Nước muốn, điều thứ nhất, là tránh phải giải quyết chuyện nhượng cái đó (Giáo Hoàng Học Viện) và đă nhận tiền để mà chuyển đổi cái đó do yêu cầu của các nước bên ngoài đầu tư vào. Cho nên tránh chuyện bây giờ đă lấy tiền rồi mà bây giờ không trả chỗ đó cho người nước ngoài th́ cái đó là cả một việc, nếu mà làm một cái nhà nào khác nước th́ rất là phiền.

Thế nhưng mà một cái nhà như vậy mà lại trao cho phía nước ngoài họ khai thác th́ điều đó có vẻ trái khoáy v́ là một cơ sở tôn giáo mà lại làm vào việc kinh doanh hay là những công việc khác.

Cho nên, họ biến đổi giống như phương án họ đă làm. Thường là như thế! Tức là ở Thái Hà th́ họ biến khu vực Thái Hà thay v́ tranh chấp, thay v́ giao cho nước ngoài, th́ họ tạm thời, tôi coi giải pháp làm công viên là một giải pháp có tính cách chờ đợi, chứ không phải là một giải pháp thực thụ.

Thái Hà cũng như Ṭa Khâm Sứ ngoài Hà Nội hay là các vùng đất đai mà làm công viên, y như ở Vĩnh Long cũng thế, toàn là chọn phương án kiểu không xây cất ǵ cả, không cho ai hưởng ǵ cả nhưng để làm công viên!"

Ngày 22/11, Ṭa Giám Mục Đà Lạt, thay mặt Hội đồng Giám Mục Việt Nam, đă gửi kiến nghị lên các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng đề nghị dừng lại công việc thi công nhưng đáp lại, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Ṭa Giám mục ủng hộ công tŕnh.

Dư luận khá nhiều người bức xúc khi nh́n thấy một phần Giáo Hoàng Học Viện bị thi công. Tuy nhiên, Linh mục Phạm Bá Lăm cho biết khuynh hướng hiện nay của Hội đồng Giám Mục Việt Nam:

"Chúng tôi muốn cho công việc nó khỏi rối nên để cho Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam gặp gỡ trao đổi với các cấp lănh đạo. Đương nhiên, chúng tôi luôn luôn theo quan điểm của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.

C̣n tương lai ra sao th́ chúng tôi không được biết. Nhưng tôi biết Hội đồng Giám Mục Việt Nam chắc chắn sẽ có một bản kiến nghị. Cũng nghe nói thôi, Hội đồng Giám Mục Việt Nam sẽ đưa ra 3 nhu cầu cụ thể.

Trước hết là muốn cơ sở Giáo Hoàng Học Viện là một trường hay học viện để cập nhật, nâng cao tŕnh độ kiến thức và mục vụ cho các linh mục, tu sĩ, giáo dân của 26 giáo phận Việt Nam, liên kết với một số Đại học trên thế giới.

Mong rằng trong tương lai, với uy tín đó, có thể cấp bằng Cử nhân, c̣n các bằng cấp khác th́ tính sau. Mục tiêu thứ hai là muốn nơi đó thành nơi đào tạo các nhà đào tạo linh mục, tu sĩ, giáo dân cho 26 giáo phận. Nhu cầu thứ ba là muốn nơi đó trở thành nơi nhằm tạo t́nh liên đới cụ thể giữa 26 giáo phận, giữa các thành phần dân Chúa, giữa triều và ḍng.

Nói tóm lại, muốn cơ sở Giáo Hoàng Học Viện trở thành tài sản chung của Giáo Hội Việt Nam, để lo vấn đề giáo dục, đào tạo con người và thăng tiến con người, không những cho linh mục mà thôi, mà c̣n cho cả tu sĩ và anh chị em giáo dân nữa, hay là có thể như một Trung tâm Mục vụ của Việt Nam vậy."

Có thể nói, sự kiện Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt bị biến thành công viên lần này đă không gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận, cộng đồng như những lần trước.

Thế nhưng trong ḷng các sinh họat Công giáo, có thể nghe văng vẳng tiếng thở dài cho sự ra đi của một trung tâm mang tính biểu tượng của nền giáo dục ưu tú.

 


 

 

Phỏng vấn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt và Chủ tịch HĐGMVN về cơ sở Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Sở Kiện - Hà Nội

Về cơ sở Giáo Hoàng Học Viện Piô X

WHĐ (26.11.2009) – Giáo Hoàng Học Viện Piô X (GHHV) là nơi đào tạo linh mục cho các giáo phận của Giáo Hội Công giáo tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975. Tuy nhiên Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt lại đang được xây dựng trên phần đất này. Để t́m hiểu vấn đề và cung cấp thông tin cho độc giả, trong dịp Lễ Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Hà Nội (24-11-2009), Ban biên tập Trang tin điện tử của HĐGMVN (WHĐ) có dịp gặp Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt và Chủ tịch HĐGMVN, và đă phỏng vấn ngài về cơ sở Giáo Hoàng Học Viện Piô X.

Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn.

WHĐ: Kính thưa Đức cha, mới đây có dịp đến Đà Lạt, khi đi ngang qua Giáo Hoàng Học Viện, chúng con thấy rất nhiều công nhân đang thi công trên phần đất này. Hỏi ra th́ biết một ngày rất gần đây sẽ đưa Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt vào sinh hoạt trên phần đất này.

Xin Đức cha cho biết ư kiến về vấn đề này. Trước hết, xin Đức cha cho biết nguồn gốc của Giáo Hoàng Học Viện (GHHV) như thế nào?

Đức cha Chủ tịch: Cách đây một năm, vào đầu tháng 12 năm 2008, anh em cựu học viên GHHV đă quy tụ về Đà Lạt để mừng kỷ niệm 50 năm hiện diện. Chúng tôi vui mừng được gặp mặt và chia sẻ với nhau biết bao kỷ niệm trong t́nh huynh đệ và thầy tṛ, v́ cũng trong dịp này chúng tôi có cơ may đón tiếp cha linh hướng Paul Deslierres, là người đă hiện diện liên tục từ những năm đầu của GHHV cho đến ngày rời Việt Nam vào cuối tháng 8/1975. Cơ sở GHHV vẫn là kư ức sống động trong biết bao tâm hồn.

Các giám mục miền Nam Việt Nam đă xin Ṭa Thánh thiết lập một Đại chủng viện tại Việt Nam, có khả năng cấp văn bằng tương đương với Đại học. Ṭa Thánh chấp nhận và trao cho Ḍng Tên thực hiện chương tŕnh này. Ngày 13/9/1958, lớp đầu tiên có 24 chủng sinh thuộc 8 giáo phận đă quy tụ tại một ngôi nhà được Viện Đại học Đà Lạt nhường lại và mang tên là Giáo Hoàng Chủng Viện Mẫu Tâm Vô Nhiễm. Ban Giám đốc gồm 4 vị thuộc 4 quốc tịch khác nhau: Pháp, Ư, Tây Ban Nha và Canada. Năm sau, trường được đổi tên là “Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X”.

WHĐ: Vậy từ khi nào cơ sở Giáo Hoàng Học Viện được xây dựng, thưa Đức cha ?

Đức cha Chủ tịch: Sang thập niên 60, một cơ sở mới được xây dựng với toà nhà cao tầng bề thế, khang trang, do kiến trúc sư Tô Công Văn thiết kế, và được xây dựng dưới sự giám sát của cha De Lauzon sj. Đức Khâm sứ Mario Brini đặt viên đá đầu tiên ngày 01.8.1961 và được Đức Ông Francesco De Nittis, Đại diện Ṭa Khâm sứ, khánh thành ngày 23.4.1964.

WHĐ: Xin Đức cha cho biết tính cách pháp lư khi xây dựng cơ sở này ?

Đức cha Chủ tịch: Ngày 21/9/1964 Nghị định số 604-BCTNG/NĐ/HC.TC.3 đă “cấp quyền sở hữu vĩnh viễn cho Ṭa Khâm mạng Ṭa Thánh Vatican tại Việt Nam” trên lô đất số 54, tờ 20 thành phố Đà Lạt, diện tích cơ sở này là 79.200 m2.

WHĐ: Xin Đức Cha cho biết sinh hoạt của Giáo Hoàng Học viện từ sau khi khánh thành.

Đức cha Chủ tịch: Tại đây hằng năm đón nhận các đại chủng sinh được chọn trong các giáo phận miền Nam Việt Nam, để đào tạo trong Phân khoa Thần học. Các chủng sinh phải theo chương tŕnh 8 năm: 1 năm dự bị, 3 năm Triết và 4 năm Thần học. Đă có 18 khóa được đào tạo và từ năm 1967 hằng năm đều có lớp linh mục ra trường.

WHĐ: Xin Đức Cha cho biết số giám mục và linh mục xuất thân từ đây?

Đức cha Chủ tịch: Đă có 14 linh mục xuất thân từ đây được tấn phong giám mục. Trong số đó, trừ Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho đă qua đời, c̣n lại 13 giám mục đang phục vụ cho Giáo Hội Việt Nam và 306 linh mục (227 triều và 79 ḍng).

WHĐ: Xin Đức cha cho biết cơ sở này ngưng hoạt động khi nào và tại sao?

Đức cha Chủ tịch: Trong bối cảnh chính trị chung của Đất Nước sau ngày 30/4/1975 cũng như hoàn cảnh chung của các Đại chủng viện tại Việt Nam, Giáo Hoàng Học Viện ngưng hoạt động vào mùa hè năm 1977 và vào đầu năm 1980, cơ sở này được bàn giao cho Nhà Nước.

WHĐ: Nhưng trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, khối ASEAN và đang có những tiến tŕnh bang giao giữa Vatican và Nhà Nước Việt Nam, HĐGM VN có dự phóng ǵ?

Đức cha Chủ tịch: Khi Đất Nước đi vào thời kỳ đổi mới và để đáp ứng nhu cầu đào tạo hàng linh mục có tŕnh độ cao trong Giáo Hội, th́ từ cuối năm 1993 HĐGMVN đă có kiến nghị đề nghị Nhà Nước Việt Nam trao lại cơ sở GHHV cho Giáo Hội, và từ đó mỗi khi có dịp, HĐGM cũng như giáo phận Đà Lạt vẫn nhắc lại với Chính quyền về đề nghị trên.

WHĐ: Phản ứng của HĐGMVN khi thấy một phần diện tích của cơ sở này đang biến thành Công viên văn hóa và đô thị ?

Đức cha Chủ tịch: Khi thấy một phần diện tích thuộc GHHV đang và sẽ thi công để xây dựng Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt, ngày 22/11/2008, thay mặt HĐGMVN, Ṭa giám mục Đà Lạt gửi kiến nghị lên các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng đề nghị dừng lại công việc. Sau đó, Ṭa giám mục Đà Lạt nhận được Văn thư số 8860/UBND-ĐC ngày 4/12/2008 của UBND Tỉnh Lâm Đồng đề nghị Ṭa giám mục ủng hộ công tŕnh xây dựng công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt.

Tiếp theo, thay mặt HĐGMVN, ngày 19/12/2008, tôi đă gửi thư đến Cụ Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ để nói lên nhu cầu của Giáo Hội và báo cho Ban Tôn giáo biết về Kiến nghị ngày 22/11/2008 của Ṭa giám mục Đà Lạt gửi các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng đề nghị dừng lại công việc đang và sẽ thi công để xây dựng Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt trên phần đất thuộc GHHV và Văn thư số 8860/UBND-ĐC ngày 4/12/2008 của UBND Tỉnh Lâm Đồng đề nghị Ṭa giám mục ủng hộ công tŕnh xây dựng Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt.

Mới đây, khi thấy có việc thi công rầm rộ trên diện tích cơ sở GHHV th́, thay mặt HĐGMVN, ngày 02/11/2009, tôi đă gửi Kiến nghị lên Thủ Tướng Chính Phủ để đề nghị Thủ Tướng xem xét một lần nữa nguyện vọng của HĐGMVN là được sử dụng lại cơ sở này cho việc đào tạo linh mục. Và v́ cơ sở GHHV nằm trên phần đất Tỉnh Lâm Đồng, nên tôi cũng đă gửi thư đến ông Chủ tịch UBND Tỉnh Lâm Đồng nói về Kiến nghị trên để ông Chủ tịch quan tâm đến nguyện vọng chính đáng này.

Chúng tôi rất tha thiết đến việc đào tạo linh mục tương lai cho Giáo Hội. Trong những năm qua, Chính quyền đă tạo điều kiện để các Đại chủng viện trên toàn quốc được sinh hoạt b́nh thường trở lại. Chúng tôi trân trọng những nỗ lực đó. Tuy nhiên, ngoài các Đại chủng viện, một cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện vẫn rất cần thiết cho Giáo Hội, v́ theo ư hướng của Hội đồng Giám mục Việt Nam, nơi đây sẽ là nơi nâng cao mức độ nghiên cứu chuyên môn ngang tầm với các đại học lớn của Giáo Hội trên toàn thế giới. Tôi thiết nghĩ khi đất nước chúng ta chuyển ḿnh, mở rộng cánh cửa ra thế giới với ước mong phát triển về mọi mặt, th́ việc tạo điều kiện cho Giáo Hội phát triển cũng là điều hoàn toàn hợp lư.

Chính v́ thế, theo đề nghị của Ban Thường vụ HĐGM và ba Tổng giám mục Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ tiếp tục đệ tŕnh lên Thủ tướng Chính Phủ nguyện vọng rất tha thiết này của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Tôi hy vọng đă trả lời câu hỏi của Ban biên tập.

WHĐ: Xin cám ơn Đức Cha.

 


 

 


 

 

1 2 3 4 5 6 7