Chuyện Nhà Tôi

1 2 3 4 5

MichelAnge


1-

 

Ngày 20 tháng 9 năm 2004

Chuyện nhà tôi (1)

Sáng nay vào Diễn đàn. Ngạc nhiên thú vị là những ư kiến đóng góp mong được tham gia của các Dâu Sao Biển. Quả thực, Chị Tân bao giờ cũng đi đầu. Hoan hô và rất mong những tâm sự của các Chị. Trưa nay nhà cháu sẽ in ra những lời góp ư của Chị Tân và của các Bác cho cô nhà cháu đọc (chúng tôi ăn trưa chung tại hăng). Thế nào cô ấy cũng lên mặt cho mà coi .

Các Chị và các Bác ơi , cô nhà cháu đă đe dọa nhà cháu từ lâu rồi:

-“Bố mà không nên không phải em sẽ lên Net tố cáo với các Cha các Thầy cho mọi ngườ́ biết!” Tôi không biết phiá phụ nữ có liên lạc với nhau trước để thành lập cái liên minh này hay không?

Wow! Nhà cháu nghĩ ngay đến tiến tŕnh dân chủ đang lan nhanh và ảnh hưởng mạnh trên khắp các nước địa cầu. Cả trong nhà bếp của chúng tôi, tinh thần dân chủ phát sinh từ thị quốc Athena năm sáu trăm năm trước Công nguyên đă từ lâu cắt bớt những giây phút thảnh thơi của nhà cháu sau ngày làm viêc. Ăn tối xong, cô nhà cháu hay nhắc - giọng nhắc mang nặng tính ra lệnh:

-“Bố chùi bàn và bỏ thùng rác dùm em.

Bữa nào nhà cháu uống đến lon thứ ba:

-” Này đủ rồi đấy !

Tôi chống chế với một lư luận ad hominem không đủ sức thuyết phục :

-”Em cho bố ăn bánh mỳ như thế này th́ khát nước lắm“, hay

-“Thịt Máḿ ướp hôm nay hơi mặn “.

Cái lườm cũng dài, ánh mắt liếc sắc như dao, nhưng lần nào tôi cũng sống qua được con trăng .

Hôm nào cô nhà tôi đi mua sắm ở mall về th́ :

-“Tối nay bố rữa chén dùm em nhé. Em có cái này cho bố” .

Thế là vừa đứng rửa chén, tôi vừa được thưởng lăm một cuộc tŕnh diễn thời trang bỏ túi miễn phí.

-“Cái áo này em chờ nó măi, bây giờ nó mới “sale” xuống c̣n 12 đồng đấy. Bố xem, cái mác cũ c̣n ghi những 80.

Thấy nhà cháu trợn mắt, cô nhà cháu nhanh nhảu:

-” Vậy là xuống lắm rồi đấy bố ạ, cái ḿnh hàng nó tốt , vừa giăn ngang vừa giăn dọc . Em bận đi làm cho nó mát và gọn. Bố thấy em mặc có được không ?” Nhà cháu nghĩ đến 12 cái áo đi làm như thế suốt năm qua chưa một lần lồng tay vào, đang treo đầy trong closet .

Có lần ăn cơm tối vừa xong th́ có phone, chú nhóc nhà cháu đưa phone cho mẹ:

-”Allo. Nga đó hả ? Chu choa, sao lâu nay không thấy gọi phone ?“ Cô nhà cháu vừa lồng chân vào đôi dép, vừa đưa mắt nh́n nhà cháu, nhướng mày. Đó là một cái luật bất thành văn, tương đương với luật: -” Bố rửa chén dùm em nhé”. Nhà cháu thấy ánh mắt vui vẻ nh́n nhà cháu , nhưng chắc không thấy nhà cháu đâu. Mắt nh́n nhà cháu nhưng trong đầu chỉ thấy cô bạn thân hai tháng nay chưa gọi phone lại. Vừa nói phone vừa đi vào pḥng, đóng cửa. Ăn xong, tôi dọn bàn, thầm nghĩ chỉ có bốn cái chén diă với hai đôi muỗng nĩa th́ cũng mau thôi .

Nhưng khi đến cái sink, th́ mới thấy nghẹn dâng chận cổ họng. Trời đất, hai chậu đầy chén bát cùng nồi niêu. Mất bốn mướ lăm phút tôi mới thu dọn xong chiến trường.

-“Sao bố rửa chén ǵ mà lâu vậy?“ Hôm sau vào hăng, cô nhà cháu c̣n kể cho bạn bè

-“Trời ơi, ngướ ǵ đâu mà thật thà. Rửa từng cái đũa một.

Nhà cháu phải than thở trước như thế, kẻo mai mốt khi cô nhà cháu lên tiếng trên diễn đàn này, các Bác cứ ngỡ nhà cháu theo lối cầm quyền của Fidel Castro. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn . Bác LQTiến ơi, chờ đấy cho nhà cháu theo cùng

 

 

 

Ngày 23 tháng 9 năm 2004

Chuyện Nhà tôi (2)

Giờ cơm trưa nào tôi cũng kể cho cô nhà tôi những bài mới trên trang TTSB. Chẳng hạn như hôm nay tôi báo cáo :

-“Hôm nay chị Tân viết bài mới”.

Cô nhà tôi nhướng mắt :

-”Chị ấy viết cái ǵ vậy ?

Tôi nở mũi:

-“ Chị ấy khen anh có trí nhớ tốt!”

-“Xời, tưởng ǵ ! Th́ đúng rồi . Tội ǵ của em anh cũng nhớ. C̣n tội của ḿnh th́ không

-“Nhưng cái này mới hay nè

-“ ?

Tôi tiếp tục :

-“Chị Tân thấy anh Tiến hay than cô đơn ...

Cô nhà tôi vẫn xúc miếng cơm ăn, không nh́n lên .

-“Chị ấy bảo Anh Tân có một bà D́, nấu ăn rất giỏi cho Cha Ngọc

Cô nhà tôi vẫn không nh́n lên:

-“Cha Ngọc Toà Giám Mục ?

-“Không cha Ngọc Xuân Ninh .

Tôi nhẩn nha tiếp :

-“ D́ ấy những năm mươi năm kinh nghiệm nấu ăn...

Cô nhà tôi ph́ một tiếng, miếng cơm suưt văng ra khỏi miệng. Mặt đỏ lên, cô nàng cười chảy cả nước mắt. Tôi cũng cười theo. Cả pḥng ăn vui vẻ nh́n chúng tôi, ngạc nhiên sao hai ông bà này có chuyện ǵ mà vui thế .

Tôi nghĩ tới Bác Tiến, đêm hôm đi khuya về tối, có miếng cơm nóng sốt vẫn ấm ḷng hơn, dù là do bàn tay nhăn nheo v́ trọng tuổi.

Cô nhà tôi nói:

- “Chị Tân kể chuyện hay thiệt. Tưng tửng vậy mà có duyên. Anh Tiến nói sao ? Có giận không ?

-“Không. Chưa thấy Anh Tiến nói ǵ .

 

 

Ngày 27 tháng 9 năm 2004

Chuyện Nhà tôi (3)

Sau một cuối tuần, như thường lệ, sáng thứ Hai vào hăng, nhà cháu phải đọc hết mọi mail và lướt qua trang TTSB trước khi bắt tay giải quyết những chuyện cần khác trong hăng. Dĩ nhiên là lỗi công bằng.

Cô nhà tôi thường hay trách:

-“Bố th́ cái ǵ cũng được, chỉ có điều nóng tính.

Cô nhà tôi nhận xét “cái ǵ cũng được” th́ rơ ràng điều đó hoàn toàn chủ quan. C̣n chuyện tôi nóng tính th́ lại khách quan thật sự. Tôi chống chế:

-”Má-ḿ phải biết Bố học trong CV nên nóng tính là phải. Cái ǵ cũng phải đâu ra đấy. Các Cha các Thầy nói là ḿnh phải nghe và làm theo ngay lập tức. Rồi khi chơi Hướng đạo th́ đă tập vâng lời mà không biện bác. Nên bây giờ gặp Má-ḿ, Bố nói mà Má-ḿ cứ chẳng coi vào đâu, nên Bố nóng lên, to tiếng th́ Má-ḿ cũng phải hiểu chứ ?

Cô nhà tôi không muốn hiểu :-” Đấy , bữa nào em lên Net, viết lên cho các Cha cácThầy thấy sự thật Bố ăn hiếp em như thế nào, để các Ngài giáo dục Bố.

Tôi nóng tính tám lạng, c̣n cô nhà tôi cứng đầu nữa cân. Nhiều bữa tôi đă phải thốt lên: -“Ngày trước thấy em hiền lắm mà. Đâu có thấy nói lại Bố tiếng nào đâu!

Cô nhà tôi không vừa:-”Lúc ấy bố có cho em nói đâu mà.“ Bác Hiệp và Rev. Vinh làm chứng cho nhà cháu đấy nhé. Hai vị này ít nhiều biết cô nhà tôi hồi xửa hồi xưa. Tôi thú vị khi thấy cô nhà tôi thêm :

-“Tại v́ Bố làm cho em ra như vậy!

Ghê chưa đấy nọ. Dĩ nhiên là tôi tịt ng̣i, và ngạc nhiên không hiểu cô nhà tôi có thái độ “luận lư” sắc bén từ hồi nào .

Dĩ nhiên mỗi người mỗi tính. Cô nhà tôi rất ngoan cường. Không, tôi dùng chữ sai rồi, “Ngoan” th́ chưa biết, nếu có ngoan th́ cũng ngoan, nhưng mà là “ngoan cố.” C̣n kiên cường th́ đă hẳn. Nghĩa b́nh dân tương đương với “cứng đầu“. Một khi đă có chủ ư th́ cô nhà tôi thực hiện cho bằng được.

Ví dụ như đă nhắm cái áo đó trong tiệm đó, th́ cô nhà tôi quần qua quần lại, cho đến khi giá hạ xuống tới mức “mua được”, th́ cô nhà tôi lập tức lôi về ngay.

Ví dụ như đă định mua mấy miếng gạch xi măng vuông để về chắn bờ chung quanh gốc hai cây quất ngọt, - “Cho đẹp ấy mà“, cô nhà tôi đưa ra lư do - không tuần này, th́ tuần sau, không tháng này th́ tháng sau, một ngày nào đó, garage nhà tôi đă thấy xếp ngay ngắn 20 miếng gạch , tha từ chợ Wal-mart.

Tôi đi làm về, thấy thế, chẳng nói chẳng rằng.

Tối đến, cô nhà tôi đấu nhẹ:

-“Bố đấm lưng cho em với!

Chỉ chờ có thế, hoả diệm sơn bắt đầu phun lửa:

-” Tha gạch cho lắm vào rồi về mà hành tội ngướ ta.

Luồng gió lạnh từ Canada thổi xuống, làm dịu cơn nóng của Houston :

-“Tại Bố không chịu mua cho em, th́ em phải tự đi mua vậy.

-“Bao nhiêu?

-“Có ba chục bạc mà Bố cứ than. Mai mốt các Bác tới nhà ḿnh Hội Ngộ, đi ra đi vào thấy cái vườn nhà ḿnh có gốc cây chăm sóc sạch sẽ, trông prồ-phét-xiô -nồ, th́ Bố cũng được điểm, chứ lây.

Tôi biết cái tính cứng đầu đấy, cho nên nhiều đêm, giật ḿnh thức giấc nữa khuya, nh́n cô nhà tôi nằm ngủ thoái mái, tôi bỗng tin rằng có cái ǵ đó như là duyên số thật sự. Từ nhỏ cho tới khi đó, tôi không hề nghĩ và tưởng tượng được rằng, tôi lại có thế sống chung với một người cứng đầu hơn tôi.

Ví dụ như cô nhà tôi nhiều buổi tối bắt tôi rửa chén, để cô ấy tŕnh bày thời trang:

-“Bố thấy cái áo này em mặc có được không?

–“Được, nhưng mà hơi loè loẹt một chút.

–“ Nhưng cái ḿnh hàng nó tốt, mà lại rẻ nữa! Bố nh́n lại xem. Bố thích th́ em mới giữ lại, c̣n không th́ em đem trả.

Gọi là hỏi ư kiến tôi cho thêm yên tâm, chứ nếu cô ấy thích mà tôi chê, th́ cô ấy sẽ đi ngang rồi đi dọc, tỏ ra phân vân như không hiểu tại sao tôi lại có thế chê cái áo đẹp như vậy được. Tôi biết ư như thế, nên thường nói :

-“Nếu em thấy không thích, th́ trả ngay. C̣n nếu thấy lưỡng lự th́ cứ để mà mặc. Chứ cứ đi ra đi vào mà thấy tiếc th́ giữ lấy mà mặc cho yên tâm”. Một lư do duy nhất, tôi nói ra khiến cô nhà tôi đem áo quần đi trả ngay mà không tiếc :

-”Em quay nghiêng xem nào. Em mặc cái này, Bố thấy rơ cái bụng .” Đó cũng là lư do mươi cái áo dài trong closet không dám lôi ra mặc .

Tôi cũng phải nói nhiều khi tôi nóng tính quá lố và nhiều hơn mức b́nh thường. Cô nhà tôi tâm sự:

-”Em nhịn bố nhiều lắm đấy.

Có lẽ những khuôn phép hấp thụ trong thời tu học, khiến các Dâu dân tura phải chịu đựng nhiều. Tôi phân bua ra chiều xin thông cảm cho nhẹ lỗi:

-”Em phải hiểu bố được huấn luyện để hướng dẫn người khác. Nên khi không c̣n tu nữa th́ vẫn cứ nghĩ rằng ư ḿnh nói ra người khác phải nghe.

–“Nhưng Bố phải tập nghe em. Em đâu có học cao như Bố.

Nhà cháu phải “thú tội trước b́nh minh” như thế để dẹp tự ái mà nói với các Bác hiểu cho rằng: người tạo giữ hạnh phúc gia đ́nh nhà cháu, chính là cô nhà cháu.

 

 

Ngày 27 tháng 9 năm 2004

Chuyện Nhà tôi (4)

Vâng, người tạo giữ hạnh phúc gia đ́nh nhà cháu, chính là cô nhà cháu.

Nhiều khi, v́ đứng cao hơn cô nhà tôi một cái đầu, tôi cứ tưởng ḿnh nh́n xa hơn cô nhà tôi. Vậy mà tôi cận thị một cách tội nghiệp.

Nhờ công lao của cô nhà tôi, dù học không cao bằng tôi, mà hai cháu song sinh, ba năm liền được giải thưởng Tiếng Việt. Mỗi ngày một ít, cô ấy dạy vần, dạy tập viết, đọc chính tả, năn nỉ, đe nẹt , khuyến khích, dùng t́nh thương, dùng lời ngon tiếng ngọt, dùng cả lẫy hờn, khiến hai chú nhỏ lănh hội được rất nhiều. Hai cháu ngày nay có đọc được tiếng Việt là nhờ mẹ. Cô nhà tôi kể, hồi c̣n ở VN, đă phải xin cô Mẫu Giáo, cho ngồi học đánh vần để biết cách mà về day lại con.

Hai tên, mỗi đêm nằm hai bên mẹ như hai tên trộm trên Núi sọ. Bố phải giả bộ phàn nàn: “ Mẹ không thương Bố!“ Hai đứa thỉnh thoảng phải nhường cho Mẹ nằm bên Bố một lát.

Tôi đi làm măi tám giờ tối mới về đến nhà. Hai chú nhóc chỉ chờ thế để mang bài làm tới nhờ tôi giúp những chổ không hiểu hay kiểm soát lại bài viết xem coi có lỗi nào không. Có bữa tới gần 10 giờ khuya tôi mới được đi tắm và ăn cơm tối. Tôi hay hỏi :

-“Anh Em có ai ăn cơm với Bố nữa không ?

Thường hai tên nghe vậy, ra viếng xem nơi bàn ăn có ǵ khác lạ.

Cô nhà tôi hay tưng tửng nói xa nói gần:

-”Không biết có ai được vợ chiều như Bố không: Ăn cơm mà c̣n bắt em ngồi hầu.

Tôi nói lư do:

-“Em nghĩ coi, cả ngày 12 tiếng chỉ có lúc này hai người mới đưọc thảnh thơi gần nhau, ngồi nói chuyện với nhau. Lẽ ra Em phải ăn cơm với Bố nữa mới đúng.

-“Hồi chiều Em ăn rồi. Hai đứa nó ăn dư. En thấy bỏ uổng.

Tôi thấy lại h́nh ảnh của bà Nội bà Ngoại, ngày xưa hay mắng chúng tôi:-“Cha tụi bay, ăn cơm bỏ dư, phí của Đức Chúa Lời. Có tội chết.” V́ sợ có tội, người phụ nữ duy nhất trong nhà tôi c̣n-lâu-mới-trở-thành-bà-Nội này, đă phải hằng ngày ăn cho hết cơm thừa của con.

Đứa Em, ra đời sau Anh nó chỉ có năm phút, tính hay nhỏng nhẻo và dường như được mẹ thương hơn. Một hôm cả nhà đang nằm xem Tin tức lúc 10 giờ. Khi thấy em nó dành nằm sát bên mẹ, ông anh phán một câu: ”Anh thấy Anh giống Tấm quá à !” Hai đứa to đầu trong nhà ph́ cười, nh́n nhau vừa ngạc nhiên vừa thích thú. Tôi thấy ông Anh đang tủm tỉm cười sau khi nói câu đó. Cháu đă đọc và hiếu được truyện cổ tích. Công của cô nhà tôi đấy. Vậy mà tôi lâu nay cận thị không nhận thấy .

Tôi c̣n cận thị nhiều chuyện khác: Như chuyện cơm nước hằng ngày chẳng hạn. Cũng đi làm như tôi, tám tiếng , về nhà c̣n phải lo cơm nước. Tôi đọc điều nhận xét này về công khó của người phụ nữ nhiều lần trên báo chí, trên Net, hay nghe trên đài. Nhưng thú thật , tôi nghe mà liên tưởng đến các bà trong các gia đ́nh khác, không hề nghĩ rằng cô nhà tôi cũng khổ sở như thế.

Tệ hơn nữa tôi chưa từng nói lời cảm ơn tới “thánh giá Chúa trao ban, con đón nhận hỷ hoan” . Cho măi đến hôm Hôi Ngộ vừa rồi, một Bác đă dơng dạc cám ơn người bạn đời trước mặt Anh Em. Noi gương sáng ấy, tôi kể ra đây, chia xẻ vởi các Bác những chuyện thường ngày xảy ra trong nhà, như môt lời tạ ơn người bạn đường và bạn đời .

 

 

Ngày 29 tháng 9 năm 2004

Chuyện Nhà tôi (5)

Tôi phụ trách tập hát cho một ca đoàn, thỉnh thoảng ngày thứ Bảy phải đi hát lễ cưới. V́ thế mà nghe được rất nhiều bài giảng về Hôn nhân. Và thú thật với các Bác, rất hiếm có bài nào nghe “ra hồn”. Nhà cháu dùng chữ “hồn” muốn được hiểu theo nghĩa “sống động, thiết thực và hay” đồng thời phải có cái ǵ độc đáo trong bài giảng.

Nhà cháu cũng hiểu được cái khó khăn của các Đấng khi phải dọn bài giảng, nhất là bài giảng đám cưới. Tuần nào cũng có lễ cưới th́ sau vài tháng, cha xứ thế nào cũng bí đề tài, và không biết giảng cái ǵ bây giờ. Ngồi dưới bục giảng nghe các Ngài th́ ta dễ chê bai . Nhưng cứ thử trao trách vụ đó vào tay ta...

Y hệt như viết bài trên Net đây. Đọc th́ thích, đọc hoài bài của môt người th́ sẽ đâm chán. nhưng nhất là viết th́ ngại và...khó. Giá mà ai cũng biết đánh máy và đáng máy nhanh bằng ḍng tư tuởng đang nảy sinh trong đầu, hay nhanh bằng lời nói ra, th́ hẳn sẽ có nhiều người tham dự meo đàn hay post bài trên Net hơn.

Nhưng trở lại với bài giảng đám cưới. Dù hay hoặc dở, nhà cháu cũng nhân đó mà ngồi nghĩ đến cái đám cưới và đời sống hôn nhân của chính ḿnh. Cô nhà tôi ngồi đó, ở hàng ghế trước tôi, cùng nghe một bài giảng như tôi. Nàng nghĩ ǵ ? Nh́n từ sau lưng, đôi khi tôi thấy cô nàng bỗng dưng lạ hoắc. Có lần lại thầm nghĩ , sao lại tự nhiên ḿnh sống đời hôn nhân với người phụ nữ này. Thời c̣n ở Sao Biển, không hề bao gờ có chút ư tưởng, dù chỉ thoáng qua trong đầu, rằng ḿnh sẽ có ngày “sống đôi sống cặp như chuồn chuồn”.

V́ thế, trong khi Cha Chủ tế giảng, nhà cháu luôn luôn cầu nguyên cho đời lứa đôi của ḿnh. Được thành công và hạnh phúc.

Chừng này tuổi đầu, tay trắng, chỉ c̣n chút đời sống hôn nhân, mà không biết vun quén, ǵn giữ bảo vệ cho thành công hạnh phúc, th́ c̣n làm ăn được ǵ, hay vênh vang cái nỗi ǵ .

 

 

 

Ngày 30 tháng 9 năm 2004

Chuyện Nhà tôi (6)

Nhà cháu không biết cứ tiếp tục những mẫu chuyện “Nhà tôi” như thế này th́ có “nên” không? Ḿnh có đi quá xa, lợi dụng tính dễ dăi của các Bác trong Diễn Đàn mà bắt các Bác cứ nghe chuyện “nhà” ḿnh măi như thế này, không? Nhiều hôm nhà cháu đă định đặt một dấu chấm hết thật to, nhưng nghĩ lại, gương một Bác trong buổi Hội Ngộ đă nói lên lời cám ơn người bạn đời của ḿnh trước Anh Em quả là một gương sáng đáng noi theo. Ít ra cũng nên tỏ cho các Dâu SB biết rằng, nền giáo dục nhân bản trong Chủng Viện không phải là thiếu sót. V́ vậy nhà cháu cứ sẽ tiếp tục cho đến khi nào có Bác lên tiếng: “Thôi đủ rồi đấy !”

Hôm nay có thấy Bác Hoà lên tiếng góp ư. Cám ơn Bác và gia đ́nh đă chịu khó nghe nhà cháu “than văn” chuyện nhà. Có tí tuổi, đầu lại muối tiêu, nên phải vội vă sửa sang lại lối sống của ḿnh. Âu cũng là một hậu quả bên lề của Hội Ngộ. Như một cuôc hồi tâm ấy mà.

Những tâm sự này, nhà cháu phải in ra rồi đem về nhà để được “tŕnh duyệt”. Cô nhà cháu phán:

-“Bố viết hươu viết cuội cho các Bác, hay viết xấu về em, rồi về nói tốt, th́ ai mà tin được.

Tôi hí hửng đưa cả một xấp bài đă in ra thành một tập dày cho cô nhà tôi để làm băng chứng:

-“Sao Máḿ không đọc đi ?

-“Em đọc khi không có mặt bố. Em không muốn bố thấy mặt em khi em đọc.”

Rơ khéo nói chưa. Nàng thua nhưng không muốn nh́n nhận rằng ḿnh thua .

Khi to tiếng căi nhau (Có chứ. Nhà cháu đâu phải là thánh sống. Nhà cháu nhớ đă có hai lần như thế), nhà cháu thường mở cửa bỏ đi ra ngoài. Chưa lần nào nhà cháu nói “lại” cô nhà tôi. Tôi to tiếng, lư luận đủ chiều đủ kiểu, chứng minh ngang dọc. Cô nhà tôi chỉ nhẩn nha nói. Như con rùa, b́nh b́nh mà đi . Thỉnh thoảng lại cụp đầu cụp cả bốn chân vào trong cái mai cứng, nằm im, ranh mănh nghĩ ngơi, chờ cho cơn băo Ivan The Terrible tràn qua, cô nhà tôi lại nói tiếp.

Tôi trừng trừng nh́n cô nhà tôi, ngạc nhiên v́ một người nhỏ con như thế mà sao lại kiên định như thế được. Tôi lập lại đến lần thứ năm thứ sáu:

-“Em phải hiểu, đứng ở phía Bố th́ ...

Cô nhà tôi không muốn làm học tṛ một ông thầy nóng tính và cận thị như tôi:

-”Nhưng Bố có chịu hiểu cho em đâu vậy!

Khi ra đến ngoài đường, hàng xóm ai nấy đều đă yên trong nhà. Nhóm trẻ em thường ngày chơi khuya trước sân nhà chúng, cũng đă vào nhà đi ngủ. Nhờ v́ chung quanh yên ắng, tôi nghe cả tiếng tim tôi đang đập th́nh thịch trong ngực. Trời khuya mát lạnh, nên tôi cảm thấy mặt tôi đang nóng bừng. Hậu chấn của cơn giận đang c̣n đây mà.

Đột nhiên tôi thấy tôi vô lư, và sai quá đi mất. Bạn đời sống với nhau mà ḿnh không khéo ở, không khéo xử, phải to tiếng lên là ḿnh...dỡ rồi! Học bao nhiêu bài tâm lư, vậy mà có môt phụ nữ, một mà thôi, trong nhà, lại không biết khéo xử. Giả như ḿnh làm Linh mục th́ có phải là dân chúng kiện ḿnh đến nơi đến chốn rồi không ?

Nghĩ đến các Linh Mục coi xứ mà ḿnh nghe biết bị giáo dân chê bai kiện tụng, lần nào ḿnh cũng trách các Ngài , đam mê điều này, đam mê chuyện kia , sống làm sao mà để dân chúng than van thế. Chính ḿnh, giờ đây, chỉ sống chung với một người, mà c̣n để phải to tiếng với nhau, th́ ḿnh...dỡ quá thể. Dù ḿnh đúng trăm phần trăm đi nữa, nhưng đă phải to tiếng với nhau, là ḿnh đáng trách, và thua người bạn đời của ḿnh rồi.

Tôi chưa thấy người đàn ông nào mà to tiếng cải vă với vợ bạn, hay vợ người quen. Tại sao v́ cách xử thế lịch sự, ḿnh không hề căi nhau với phụ nữ lạ ngoài đường, ngoài chợ , vậy mà ḿnh lại to tiếng với người trong nhà? Rơ ràng ḿnh thiếu kính trọng vơi người đáng lẽ ḿnh cần phải tỏ bày sự kính trong nhiều nhất và hơn hết.

Hôm trước, khi tŕnh bày cho cô nhà tôi và hỏi ư kiến có thể lo đón tiếp và cơm nước cho chừng ba mươi ngướ được không, cô nhà tôi vui vẻ trả lời được chứ. Nh́n cô nhà tôi thản nhiên nhận lời, chỉ hỏi : -“Chừng nào để em c̣n biết đường lo liệu.”, tôi thấy tôi đáng mắc cở, học hành bao nhiêu năm mà vẫn vụng hơn cô nhà tôi. Đôi khi lại c̣n lên mặt căi vả.

Lúc ấy tôi thấy tôi đă nhiều lúc kiêu hănh một cách xấu xí đáng ghét. Cho tôi th́ thầm một lời xin lỗi: -“Này ai ơi, có tha lỗi cho ai không ?

Tôi lang thang tản bộ ngoài đường như thế một lúc lâu. Định nán thêm một lát nữa để cho cô nhà tôi ngủ say. Vào nhà bây giờ, lỡ cô ấy đang thức phải lên tiếng xin lỗi, th́ mất mặt ...bầu cua quá . Cửa bỗng xịch mở, cô nhà tôi quấn cái chăn đi ra:-“Bố ơi, đi vào ngủ đi. Sao cứ đi qua đi lại măi ngoài ấy vậy ?

Dại ǵ mà không làm ḿnh làm mẩy lúc này, tôi lấy giọng như người vẫn c̣n hờn dỗi, nói :

-“Máḿ cứ ngủ trước đi

–“Không có Bố em ngủ không được!

Vào trong nhà nằm bên nhau rồi, tôi hỏi:

-“Cứng đầu giận Bố cơ mà, sao c̣n ra kêu Bố vào?

– “Em sợ không có ai trả tiền nhà cho em !

Cô nhà tôi như vậy đấy .

 

 

 



Đọc tiếp :

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.