MỘT CÁI NH̀N CÔNG GIÁO XUYÊN SUỐT
VỀ CUỐN
SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH
A CATHOLIC PERSPECTIVE ON THE PURPOSE DRIVEN LIFE
TÁC GIẢ:
LINH MỤC JOSPEH M. CHAMPLIN
CATHOLIC BOOK PIBLISHING CORP.
New Jersey
CHƯƠNG HAI
T̀NH BẰNG HỮU VỚI THIÊN CHÚA
(Warren’s Purpose # 1:
“Các Bạn được dự định để làm cho Thiên Chúa vui thích” Ngày 8 – 14)
Như trong chương một, chúng tôi đưa ra một số những điều cần làm sáng tỏ ở những chỗ có dị biệt giữa lời giảng dạy của Rick Warren trong cuốn STĐMĐ và quan điểm Công giáo về chính những vấn đề ấy. Kế đến, ở những chỗ tương đồng, th́ tôi đưa ra khẳng định và làm cho phong phú những điểm đó dựa trên giáo lư và thực hành Công Giáo La Mă.
NHỮNG DỊ BIỆT và NHỮNG ĐIỂM CẦN LÀM SÁNG TỎ
§ MỘT THIÊN CHÚA KHÔNG THAY ĐỔI
Mục sư Rick Warren nhấn mạnh bản thể không thay đổi của Thiên Chúa, một Vị Thiên Chúa toàn năng, tốt lành và yêu thương., Đấng luôn lưu tâm đến mọi chi tiết cuộc đời chúng ta, luôn điều khiển, có một kế hoạch cho cuộc sống của chúng ta và sẽ cứu độ chúng ta (Ngày 14).
Những chân lư ấy trở nên có thực với tôi vào một chiều u ám tại một tu viện Ḍng Biển-Đức ở bang New York. Sau một sự kiện đặc biệt khó khăn và thử thách trong đời, tôi đến đây để thăm viếng và gặp gỡ với vị đan sĩ khôn ngoan và thông thái mà tôi đă từng quen biết . Sau khi nghe tôi bày tỏ những muộn phiền nặng nề, Ngài chỉ lưu ư một cách đơn giản :”T́nh yêu Thiên Chúa đối với chúng ta luôn bất biến”. Không cần những lời khuyên nhủ dài ḍng hoặc những nhận xét an ủi. Chỉ một lời nói dịu dàng nhưng mạnh mẽ về t́nh yêu thương không thay đổi của Đấng Tạo Hóa đối với chúng ta.
Tuy nhiên,phải thảo luận về một mầu nhiệm cần trải nghiệm. Ơ điểm nầy chúng ta suy gẫm về Chúa Giêsu, Con của Đức Maria, Đấng đă khóc khi có dịp, đă cảm thấy bực bội những lúc khác và thấy buồn sầu trong Vườn Cây Dầu. Tuy nhiên, với tư cách là Con Thiên Chúa, Người cũng đă đi trên nước, chữa lành bệnh nhân và cho người chết chỗi dậy. Chúng ta không bao giờ hiểu thấu mầu nhiệm ấy của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật.
Có một kết luận thực tiễn nơi đây. Chúng ta cầu nguyện không phải để thay đổi Vị Thiên Chúa không bao giờ đổi thay của chúng ta, nhưng là để thay đổi chính chúng ta và để cho chúng ta đựơc thay đổi.
§ ĐỨC MARIA
Chính v́ các tín đồ Kitô giáo,Do Thái Gáio và Hồi giáo cùng chia sẻ chung niềm tin trong việc cộng đoàn thờ phượng hằng tuần và cá nhân cầu nguyện hằng ngày, do vậy dường như có một sự hội tụ mới bắt đầu nhưng đang tăng trưởng chung quanh Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu.
Sự thừa nhận Đức Maria ấy có thể không được các nhà lănh đạo Do Thái nói ra thành lời, nhưng sự việc Đức Maria là một thiếu nữ Do Thái và có thể nói là rất chính thống trong sống đạo, thiết lập một nền tảng cho những thảo luận chung về điều có khả năng chung nhất nầy.
Jaroslav Pelikan, giáo sư sử học Đại học Yale lưu ư trong cuốn sách ông viết, Đức Maria Qua Các Thời Đại (Mary Through The Centuries), rằng Đức Maria là tên người nữ được tuyên xưng thường xuyên nhất trong thế giới phương Tây. Hơn thế nữa, ông nhận định rằng Đức Maria được mô tả trong âm nhạc và hội hoạ nhiều hơn bất cứ người nữ nào trong lịch sử.
Với tín đồ Hồi giáo, Đức Maria (“Maryan”) là tên của người nữ duy nhất được nói đến trong kinh Coran. Thêm vào đó, Surah số 19, một trong những chương dài nhất trong kinh Coran, tả lại trong một số chi tiết việc thiên thần truyến tin cho Đức Maria. Nó giống tŕnh thuật trong Tin Mừng Luca 1,26 – 38.
Các thiên thần đến viếng đă nói :” Thiên Chúa đă chọn Cô và làm cho Cô nên tinh tuyền và được tôn vinh trên mọi người nữ…Tên Người là Messiah, Giêsu con của Đức Maria”.
Hiện thời đă có một thay đổi suy nghĩ giữa các Kitô hữu về vấn đề Đức Maria.
Tín hữu Công giáo La Mă luôn có ḷng kính trọng lớn lao đối với Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Dù công nhận rằng Mẹ chỉ là một con người, không phải là như Thiên Chúa, tuy vậy họ nói với Mẹ bằng lời cầu xin thân thuộc nầy :” Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời,cầu cho chúng con”.
Các tín đồ Tin Lành chính ḍng vẫn bác bỏ cả tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” đối với Đức Maria,lẫn cách mà tín hữu C6ng giáo tôn sùng Mẹ. Nhưng trong những thời gian gần đây nhất, ngày càng có nhiều hơn các nhà lănh đạo trong các giáo phái Tin Lành bắt đầu làm cho Đức Maria nên một phần trong truyền thống đạo đức của họ. Tuy vậy bước tiếp cận của họ chỉ nh́n nhận Mẹ là Thánh Nữ Maria, một người nữ thánh thiện nên noi gương bắt chước, chứ không phải là Đấng trung gian chuyển cầu cùng Chúa Giêsu Con Mẹ nhân danh chúng ta.
Mục sư Rick Warren có thể rơi vào trong phạm trù ấy. Ông giảng dạy rằng “Thiên Chúa đă chọn Đức Maria để làm Mẹ Chúa Giêsu, không phải v́ Mẹ tài giỏi hoặc giàu sang hoặc xinh đẹp, mà v́ Mẹ hoàn toàn phó dâng cho Chúa (Ngày 10).
Đă có một sự phục hồi về quan tâm nơi một số tín hữu Công giáo La Mă vốn lớn lên với ḷng sùng mộ tôn vinh Đức Maria mạnh mẽ, đă bỏ rơi ḷng sùng mộ ấy trong những năm tháng “mở mắt”, nhưng đă phục hồi ḷng mến mộ ấy trong cuốc sống sau đó.
Nhà văn nỗi tiếng Mary Gordon nói về “Chuyện Văn với Đức Maria “ trong bài viết Phúc Lợi Chung (15.01.1982). Bà mong mỏi làm được điều nầy khi Bà đă nhiều tuổi hơn, nhất là trải nghiệm việc làm mẹ lần đầu tiên trong đời. Đức Maria trở nên mẫu gương “trong trắng – đau buồn – vinh quang” cho Gordon và nhà văn có thể liên kết với h́nh ảnh ấy của Mẹ Chúa Giêsu.
Sally Cunneen, chủ bút một tạp chí thần học và là tác giả cuốn Đi T́m Đức Maria , viết trong tờ Tạp Chí Notre Dame (Notre Dame Magazine), lưu ư rằng h́nh ảnh Đức Maria “Người Nữ xinh đẹp mang y phục màu xanh” dường như xa thực tế trong những năm đầu của bà, và cũng như nhiều tín hữu Công giáo, Bà đă cất kín chuỗi hạt mân côi của bà.
Tuy vậy,hiện thời, Bà Cunneen tin rằng cũng những người ấy “đă bắt đầu nh́ thấy rằng Mẹ Chúa Giêsu c̣n nhiều điều phải làm với thực tại của chúng ta hơn là chúng ta đă từng nghĩ. Hiện nay chúng ta cần một sự hiểu biết mới về Mẹ Maria cho phép chúng ta đ̣i lại Mẹ.
Cunneen và một số người khác đă khám phá ra trong kinh Magnificat (Ngơi Khen) Đức Maria như là một người nữ quyết đoán quan tâm đến công bằng xă hội. Những câu cầu nguyện nầy “Người đă hạ người quyền thế khỏi ngai vàng và nâng người hèn mọn lên…đă cho người đói khát no đầy ơn phúc và đuổi người giàu có về tay không”, vang lên những khát vọng của những nhà hoạt động [ xă hội] đang t́m kiếm những thay đổi về cơ cấu để làm cho thế giới nên tốt đẹp hơn nhờ một nền hoà b́nh đích thực.
Đă nhiều thập kỷ trong thế kỷ trước, tin hữu Công giáo La Mă thêm vào cuối Thánh Lễ các kinh Kính Mừng cầu cho nước Nga ăn năn trở lại và chấm dứt chủ nghĩa cộng sản. H́nh như những lời cầu xin nầy trong nhiều năm chẳng được đáp đáp lại . Thế rồi bất th́nh ĺnh toàn bộ đế quốc cộng sản dường như sụp đổ và ư thức hệ cộng sản mất hết sức mạnh và quyền lực.
Có thể Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu, được cùng tôn vinh như chúng ta đă mô tả, do các Kitô hữu và người Hồi giáo ( và trong một ư nghĩa nào đó bởi người Do Thái) có thể xoá tan hận thù và bạo lực, từ đó đem đến t́nh thương và hoà b́nh cho thế giới đầy biến động nầy.
NHỮNG ĐIỂM XÁC NHẬN VÀ LÀM CHO PHONG PHÚ
§ VIỆC THỜ KÍNH PHỤNG TỰ HẰNG TUẦN
Thờ kính phụng tự hằng tuần là một thực hành phổ biến nơi người Kitô-hữu,Do Thái giáo và Hồi gíao. Đối với đa số Kitô-hữu, việc tuân giữ ngày Sa-bát là vào Chúa nhật khi Chúa Giêsu trỗi dậy từ kẻ chết; với người Do Thái giáo, việc giữ nàgy Sa-bát diễn ra từ lúc mặt trời lặn ngày thứ sáu cho đến khi mặt trời lặn ngày thứ bảy; với người Hồi giáo, việc thờ phượng công cộng hằng tuần của họ diễn ra cách chung trong một đền thờ Hồi giáo vào khoảng giờ ngọ ngày thứ sáu.
§ CA NGỢI và BIẾT ƠN
Những tín hữu Kitô giáo,Do Thái giáo và Hồi giáo đều chia sẻ một lư tưởng chung: việcvca tụng và bày tỏ ḷng biết ơn đối với Thiên Chúa phải lập thành khía cạnh cốt lơi đời sống đạo đức của họ.
Những tín đồ Hồi giáo mỗi ngày ngưng [mọi sinh hoạt] năm lần và qùy gối đọc một lời cầu nguyện (hay là Salat) hướng về Mecca,trong khi trán chạm đất. Những lời cầu nguyện được hướng về Đấng Allah, Đấng Ban Ơn Phúc, Đấng Hay Xót Thương, Vị Thiên Chúa duy nhất cao vời, siêu việt, toàn năng. Những quăng thời gian để cầu nguyện nầy là lúc b́nh minh, trưa, xế chiều, sau hoàng hôn và ban đêm.
Cách nay chưa lâu,một ngừơi giúp việc tại môt quầy bán quà trong một khách sạn gần phi trường Toronto, khi nh́n thấy tôi mang cổ áo[áo ḍng] Công giáo, liền báo cho tôi biết một cách hănh diện anh ta là tín đồ Hồi giáo. Sau đó anh đi ngay đến một cái tủ, cất cái chiếu qùy [cầu nguyện] và nhắc lại rằng các khách hàng rất cảm thông khi anh đột ngột ngừng công việc để đọc những lời kinh ngợi khen và biết ơn.
Một số tín hữu Do Thái mộ đạo cố đọc cho được mỗi ngày 100 lần một câu berakah ngợi khen hoặc chúc tụng Thiên Chúa v́ những ân sủng lớn nhỏ lănh nhận được; chẳng hạn, sức khoẻ được khá hơn, có nước để tắm rửa; có thức ăn cho các bửa ăn.
Các Kitô hữu đọc thấy trong Tân Ước rằng Chúa Giêsu thường hay tạ ơn Thiên Chúa Cha. Đức Kitô cũng dạy những kẻ đi theo Người tầm quan trọng của việc biết ơn đối với Đấng Ban Mọi ơn lành qua câu chuyện mười người phong cùi được chữa lành, trong đó chỉ có một người quay lại bày tỏ ḷng biết ơn. Đối với các truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh đến Bí Tích Thánh Thể, như ngừơi Công giáo và Thánh Lễ, gương Chúa Giêsu ở bửa Tiệc Ly là then chốt cho niềm tin và các thực hành của họ. Như đă được ghi trong ba phúc âm nhất lăm và thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, Chúa Kitô “tạ ơn” trước khi đọc những lời trên bánh và rượu. Chính chữ “Thánh Thể” (eucharistic) lấy từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tạ ơn”
§ TỪ BỎ
Đức hồng y Joseph Bernardin, cố tổng giám mục giáo phận Chicago, đă viết cuốn Qùa Tặng B́nh An , nói về những suy tư của Ngài về ba kinh nghiệm khác nhau trong phần sau cuộc đời Ngài. Chúng gồm một cuộc chiến đấu thành công với căn bệnh ung thư;việc Ngài lên án sai lầm nhưng rất công khai đă quấy nhiễu một chủng sinh trẻ khi Ngài ở Cincinnati và cuộc vật lộn lần thứ hai với bệnh ung thư kết thúc cuối cùng bằng cái chết của Ngài.
Một chủ đề chính của cuốn sách Ngài viết, một thái độ nỗi lên trên từ ba sự kiện đau ḷng nầy, là sự cần thiết trong những t́nh huống tương tự phải để mặc, phải từ bỏ, phải đặt ḿnh hoàn hoàn vào sự chăm nom của Thiên Chúa. Cuộc đời miệt mài cầu nguyện đă cho Ngài có khả năng làm điều đó và mang lại an b́nh lớn lao cho vị lănh đạo Giáo Hội lỗi lạc nầy.
Tôi vừa đi thăm,theo lời yêu cầu của gia đ́nh nầy, một người đàn ông trung niên bị bệnh gan nằm ở bệnh viện. Ông là hiệu trưởng một trường tiểu học công lập đă nghỉ hưu sau nhiều thập kỷ làm việc cật lực. Trong cuộc thăm viếng nầy, biết ḿnh sắp chết, ông nêu lên ước mong hoặc cố gắng để ra đi một cách đạo đức, “phó ḿnh trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa”, cũng chính là câu Đức hồng y Bernardin đă dùng.
Tôi hỏi ông có muốn lănh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân của Giáo Hội không. Khi người bệnh nặng nầy gật đầu đồng ư, tôi tiến hành nghi thức các bài đọc Kinh Thánh và các lời nguyện, im lặng đặt tay và xức dầu lên trán và tay ông. Ông từ trần vài ngày sau đó.
Trong những giờ phúng viếng và lễ an táng, khoảng hơn nửa tá thành viên trong gia đ́nh đă ghi nhận việc cử hành bí tích nầy dường như đem lại b́nh an lớn lao dường nào cho người thân yêu của họ. Ông đă kể cho họ nghe trong nhiều dịp rằng cuộc thăm viếng và nghi thức xức dầu bệnh nhân đă hỗ trợ ông một cách rất quan trọng trong việc ra đi, tiến tŕnh phó ḿnh cho Chúa.
Một phụ nữ trung niên hoảng sợ khi phải đối diện với việc giải phẩu động mạch cảnh cũng đă trải nghiệm sức mạnh đem lại b́nh an của bí tích xức dầu thánh. Hai người bạn đưa Chị tới nhà thờ và sau khi vị linh mục đă ban bí tích,từng người một họ họ đặt tay lên đầu người phụ nữ. Sau đó vị linh mục xức dầu trên trán và tay Chị và cũng đă xức dầu thánh trên cổ nơi sẽ mổ. Lập tức Chị thấy những lo sợ dịu đi và hai tuần lễ sau xuất hiện lại tại nhà thờ, thuật lại lời của bác sĩ phẫu thuật rằng chưa khi nào ông chứng kiến một vùng được phẫu thuật lại chóng lành như thế.
§ ĐỨC TIN và CẢM XÚC
Chúng ta thường dùng từ cử hành để chỉ những việc tế tự. Nó trở thành khá tự nhiên để rồi đem so sánh các sự kiện cử hành thiêng liêng nầy với những sự kiện thế tục như sinh nhật, cưới hỏi và các ngày kỷ niệm. Những dịp nói đến sau nầy hướng tới việc có một cảm xúc rộn ràng vui sướng. Đem áp dụng kiểu mẫu nầy vào việc thờ phượng theo cách chỉ có một nghĩa sẽ làm dấy lên các vấn nạn:
• Vào Chúa Nhật Phục Sinh, Ban phụng vụ của một giáo xứ Công giáo mong ước cử hành cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô một cách sáng tạo. Để thực hiện điều nầy, họ phát cho những người dự lễ những quả bong bóng nhiều màu thổi to, trên đó ghi một câu chúc mừng ngắn cho những ai nhận chúng. Tất cả bọn họ băng qua con đường dẫn tới một khu đậu xe và khi nghe hô hiệu lệnh th́ thả cho bong bóng bay lên trời.
Bong bóng bay lên cao đă tạo ra một h́nh ảnh oai nghiêm,nhưng đáng tiếc là gây ô nhiễm môi trường và có thể giết chết một vài con chim lỡ nuốt chúng vào bụng.
Những người tổ chức hân hoan và hô vang :” Đó mới là một buổi cử hành lễ đích thực”.
• Khi ngừơi vợ trẻ và là mẹ của ba đứa con,tất cả đều chưa đến năm tuổi, chết bất ngờ khi đang ngủ, nỗi đau buồn của ngừơi chồng, gia đ́nh,bạn bè và cộng đoàn thât lớn lao. Một đám đông chen chúc nhau tụ họp lại tronn nhà thờ dự thánh lễ an táng của Chị. Thánh lễ nầy cũng mừng Chúa Kitô phục sinh,nhưng thật khó mà có được cảm xúc rộn ràng mừng vui.
Cầu nguyện cá nhân và những việc tế tự chủ yếu là những trải nghiệm đức tin. Đức tin của chúng ta có thể tràn ngập các cảm xúc của chúng ta,nhưng không cần thiết. Một buổi lễ đầy tràn đức tin có thể thiếu một cảm xúc đi kèm hoặc có được. Ngược lại, một buổi lễ đây cảm xúc có thể thiếu bất cứ yếu tô quan trọng nào của đức tin. Tuy vậy Thiên Chúa quảng đại vượt xa sự nhận thức lĩnh hội của chúng ta. Những buổi cử hành đức tin của chúng ta luôn có được một nội dung cảm xức rộn ràng hân hoan. Nhưng khi không có được cảm xúc ấy, như trong cử hành lễ an táng chẳng hạn, lời cầu nguện và sự thờ phượng tuy thế vẫn đầy sự kiện đức tin.
Khía cạnh gay cân của việc cầu nguyện riêng tư và thờ phượng chung đối với các Kitô hữu là một cuộc hội ngộ, một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong đức tin.
§ ĐÊM TÔI CỦA CẢM GIÁC VÀ TÂM HỒN
Khi người ta dấn thân vào một con đường cầu nguyện kiên định và nghiêm túc, họ có thể ngay từ đầu thấy con đường nầy ngọt ngào êm dịu và thường xuyên gặp được những an ủi. Đó có thể là cách Thiên Chúa khích lệ những người mới bắt đầu.
Nhưng nhiều khi những người thực hành cầu nguyện đều đặn nầy trải nghiệm những thời kỳ khô khan và tối tăm. Những an ủi cảm nhận được biến mất hoặc một bức tường không thể xuyên thủng án ngự như thể chặn đứng mọi kết nối với Thiên Chúa.
Những đêm tối âm u của cảm giác và tâm hồn nầy hiển nhiên có thể chứng tỏ chúng khá gây bối rối. Tôi đă làm ǵ sai chăng? Tôi có cầu nguyện một cách không đúng chăng? Thiên Chúa đă bỏ rơi tôi sao?
Câu trả lời cho những câu hỏi tha thiết nầy là “không phải vậy”. Đó là những sự thanh luyện hoặc những thời kỳ thử nghiệm, đức tin của chúng ta được thanh luyện bằng lửa, như là lửa thử vàng.
Những vị linh hướng như Thánh Gioan Thánh Giá (+ 1582) và Thánh Nữ Têrêxa Avila (+ 1591) phân loại và mô tả những hiện tượng thiêng liêng nầy. Các Ngài liệt chúng vào Đêm Tối của Cảm Giác và Tâm Hồn hoặc là Các Giai Đoạn có tính chất Thanh Luyện, Soi Sáng và Hiệp Nhất.
Phong Trào Gặp Gỡ Hôn Nhân rất nỗi tiếng trong các thập niên 1960 và 1970 đi theo một cách tiếp cận hơi tương tự đời sống hôn nhân ( và cũng giống đời linh mục họăc tu sĩ). Các đôi hôn nhân, các linh mục và các nữ tu có xu hướng trải nghiệm những giai đoạn Lăng Mạn, Tan Mộng và Hân Hoan trong cuộc đời ḿnh. Không có những thời khắc theo giờ gíâc, tự động hoặc được ấn định, nhưng nếu nhận thức được chúng, th́ sẽ có thể làm dịu đi nỗi muộn phiền của một người và biến chúng thành những cơ hội để phát triển.
Đức hồng y John O’Connor đă vượt qua một thời kỳ đêm tối tâm hồn đáng sợ khi làm tuyên úy ở Okinawa. Đức tin của Ngài vào những khía cạnh cơ bản nhất trong đời – Thiên Chúa, Giáo Hội, chức linh mục, Thánh Thể - bất ngờ tiêu tan.
Trong vài tháng, Ngài đă cầu nguyện một thời gian dài trong bóng tối tâm hồn tuyệt đối, bám víu vào các chân lư nầy, bám chặt vào đó bằng những đầu ngón tay.
Thời kỳ khô khan, đau khổ nầy cuối cùng cũng qua đi và một sự b́nh an sâu xa đến vơi Ngài. Từ đó đức tin của Ngài không bao giờ c̣n bị chao đảo nữa.
Nhatrang, ngày lễ kính Thánh Cả Giuse,19.03.2009
BTGH
Mời đọc thêm
Xem các bài viết khác trong Nguyễn Thế Bài.