MỘT CÁI NH̀N CÔNG GIÁO XUYÊN SUỐT
VỀ CUỐN
SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH

1 2 3 4 5 6 7 8 9

gxvnparis

 

 

A CATHOLIC PERSPECTIVE ON THE PURPOSE DRIVEN LIFE

 

 
TÁC GIẢ:
LINH MỤC JOSPEH M. CHAMPLIN
CATHOLIC BOOK PIBLISHING CORP.
New Jersey

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG SÁU

 

MANG SỨ ĐIỆP ĐẾN CHO THA NHÂN

  (Mục Đích # 5 của Warren :
« Các bạn được làm nên cho một Sứ Mệnh” Ngày 36 – 40)

 

NHỮNG ĐIỂM KHÔNG ĐỒNG Ư VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LÀM SÁNG TỎ

Để định nghĩa và mô tả từ ngữ Sứ Mệnh (mission), Warren xem thừa tác vụ như là một việc phục vụ những kẻ tin và sứ mệnh như là việc phục vụ những kẻ không tin ( Ngày 36)

Hai từ ngữ hiện ra trong tâm trí để mô tả những kẻ vừa tin vào Chúa Kitô vừa mang sứ điệp của Người đến cho tha nhân : môn đệ và tông đồ.

Môn đệ là những người lắng nghe và đi theo Chúa Giêsu; tông đồ là những ngừơi đă được Chúa Giêsu sai đi để công bố Tin Mừng cho toàn thế giới.

Giếng rửa tội cũ của nhà thờ chính toà Syracuse có chứa một phù điêu mang tính sáng tạo và hấp dẫn một cách đăc biệt ở các bức tường cả hai phía với một câu trích dẫn Kinh Thánh bên trên lối ra vào.

Trên một bức tường, Chúa Kitô Phục Sinh đứng, vây quanh Người là hai cây đầy chim chóc, trái cây và bướm - tất cả các dấu hiệu sự sống. Phía tường đối diện, mười một Tông đồ đứng trong một trạng thái khiếp sợ với một con chim bồ câu, cái giếng và cá ở giữa bức phù điêu.

Bên trên cửa ra vào là những lời của Phúc Âm Thánh Matthêu giao nhiệm vụ cho các môn đệ :”Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần..” (Mt 28, 16 – 20)

Hăy lưu ư là chỉ có mười một tông đồ mà thôi. Đây là một cuộc hiện ra của Chúa Kitô sau khi Người sống lại; Judas đă liều ḿnh; các tông đồ chưa chọn một người kế vị, v́ vậy mà chỉ có 11 thay v́ mười hai.

Các tông đồ nầy bấy giờ,lần nữa, lại được sai đi, được giao nhiệm vụ, được ra lệnh cho thực hiện một sứ mệnh.

Theo mục sư Warren nêu lên, chữ Sứ Mệnh vạch lại nguồn gốc của nó từ một động từ la-tinh : ”mitto,…missum” nghĩa là sai đi, việc gửi đi, được sai đi.

Câu giải tán cuối Thánh Lễ bằng tiềng la-tinh “Ite missa est”, được dịch phổ biến là “lễ đă xong, chúc anh chị em đi b́nh an”

Từ ngữ Sứ Mệnh, v́ thế,không xa lại ǵ với các tín hữu Công giáo La Mă. Chúng ta dùng chữ nầy chung cho các hoạt động như là các chương tŕnh truyền giáo, các công tác giáo xứ và những quyên góp cho việc truyền giáo.

Rick Warren thuật lại câu chuyện cảm động về thân phụ ông, một nhà giảng thuyết đă hơn 50 năm, đa phần giảng trong các giáo xứ nhỏ bé. Đam mê của ông là xây những ngôi nhà thờ nhỏ trong các vùng “truyền giáo” ngoài biên giới của chúng ta. Dù đă nh́n tận mắt việc xây dựng 150 ngôi nhà thờ trong suốt cuộc đời ông, thân phụ của Warren vào những ngày cuối đời từ trần v́ ung thư, không ngừng lập đi lập lại “ Thêm một nữa cho Chúa Giêsu”. Người ta không hiểu ông muốn nói về linh hồn một con người hay là một ngôi nhà thờ. Nhưng rút cuộc suốt những thời khắc cuối cuộc đời ấy, ông đặt tay trên đầu con trai ông và lập đi lập lại câu nói ấy.

Vị mục sư của Saddleback rơ ràng đă địch được nhiệt tâm truyền giáo của người cha – nhà giảng thuyết của ông.

Dù linh mục hoặc giáo dân Công giáo La Mă tiêu biểu có thể không phản ảnh tinh thần truyền giáo mănh liệt ấy, nhưng Giáo Hội nói chung và cách riêng các giáo xứ sở tại rất ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực truyền giáo.

• Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin của Vatican điều hành, khuyến khích và nâng đỡ các nhóm truyền giáo và các nhà truyền giáo trên khắp thế giới.

• Mỗi mùa thu, tất cả mọi giáo xứ ở Hoa Kỳ đều tổ chức một cuộc lạc quyên thứ nh́ hoặc đặc biệt để giúp tài trợ công việc của các vị thừa sai

• Có thể tất cả mọi giáo phận trong đất nước nầy cũng tham gia vào một “Kế Hoạch Hợp Tác Truyền Giáo”,vốn mỗi năm phân công cho mỗi giáo xứ một diễn giả thừa sai cho một kỳ cuối tuần đặc biệt.

• Các cộng đồng truyền giáo Hoa Kỳ, như là Maryknoll, gửi các giáo sĩ và những nhà thừa sai giáo dân đi khắp thế giới để đem Tin Mừng đến những nơi xa xôi hẻo lánh.

• Một con số giáo phận và giáo xứ ngày càng tăng nhận đỡ đầu hoặc kết nghĩa với các giáo hội trong các nứơc đang phát triển, cung cấp cho họ những trợ giúp vế tài chúnh,vật chất và nhân sự.

Những nỗ lực nầy, nếu đem so với ước vọng của 500 nhóm nhỏ thuộc Giáo hội Saddleback của mục sư Warren nhận giúp những làng mạc riêng rẻ ở nước Rwanda, th́ thật nhỏ nhoi. Đa số tín hữu Công giáo cũng không chia sẻ cường độ cống hiến cho truyền giáo của ông. Tuy vậy, họ cam kết thực hiện nhiều hoạt động có tinh chất truyền giáo, dù là vẫn c̣n rộng chỗ cho tăng trưởng và phát triển.

 

§ THẾ MẠT

Tín hữu Công giáo La Mă tỏ ra rất nghi ngờ những tiên tri bằng những ngôn ngữ bói toán tiên đoán việc Chúa Kitô đền gần và ngày tận thế như chúng ta biết nó vậy.

Warren cũng bác bỏ những lời tiên tri nầy và trích dẫn hai bản văn Kinh Thánh để bảo vệ lập trường của ông:

Trong Công Vụ Tông Đồ (Cv) 1, 7 -8, các tông đồ ngay trước khi Chúa Giêsu về trời, đă hỏi Chúa Giêsu :”Thưa Thầy,có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không?”. Chúa Giêsu trả lời :” Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đă toàn quyền sắp đặt”.

Trong Phúc Âm thao Thánh Matthêu 24,36, Chúa Giêsu nói :”C̣n về ngày và giờ đó th́ không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ một ḿnh Chúa Cha biết mà thôi”.

Như Barclay, học giả Kinh Thánh Tin Lành nỗi tiếng nhận xét : nếu chính Chúa Kitô mà cũng không biết ngày giờ, th́ làm sao chúng ta vốn là người phàm hư vong, lại trông mong có được sự hiểu biết ấy.

Tín hữu Công giáo vẫn hoan nghênh cách giải thích nầy. Tuy nhiên, Warren tiếp tục nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu sẽ không trở lại cho đến khi Phúc Âm đă được rao giảng cho hết mọi dân tộc. “Và bấy giờ mới sẽ là tận cùng” (Mt 24,14).

Sự trông chờ sai lầm một tận cùng cận kề, theo mục sư Warren, không nên được sử dụng như một cái cớ để tránh né các nỗ lực truyền giáo. Mặt khác, những lời nói của Chúa Kitô về thời gian ngày tận cùng đến, phải thúc đẩy các tín hữu cố gắng truyền giáo hơn.

 

NHỮNG ĐIỂM ĐỒNG Ư VÀ KHẲNG ĐỊNH.

 

§ NHỮNG LỜI CHỨNG CÁ NHÂN

Rick Warren là một người ủng hộ mạnh mẽ cho những chứng từ cá nhân, và hiểu tường tận sức mạnh của chúng trong việc thuyết phục và ảnh hưởng trên dân chúng. Ông cũng đưa ra chỉ dẫn cách tốt nhất giúp cho dân chúng suy gẫm và phát huy những loại truyện kể nầy của những cá nhân (Ngày 37).

Say đây là khung cho một chứng từ do ông gợi ư:

1. Cuộc sống của tôi thế nào trước khi tôi gặp được Chúa Giêsu?
2. Làm sao tôi biết tôi cần đến Chúa Giêsu?
3. Tội giao phó đời ḿnh với Chúa Giêsu như thế nào?
4. Sự khác biệt mà Chúa Giêsu đă làm trong đời sống của tôi.

Sau đó Warren đưa ra một số câu hỏi gợi suy tư để nhắc cho dân chúng nhớ lại và giúp họ bắt đầu triển khai các chứng từ:
• Thiên Chúa đă dạy tôi điều ǵ từ thất bại?
• Thiên Chúa đă dạy tôi điều ǵ khi thiếu tiền?
• Thiên Chúa đă dạy tôi điều ǵ từ muộn phiền khổ đau?
• Thiên Chúa đă dạy tôi điều ǵ qua việc chờ đợi?
• Thiên Chúa đă dạy tôi điều ǵ qua ốm đau bệnh tật?
• Thiên Chúa đă dạy tôi điều ǵ tư thất vọng?
• Tôi đă học hỏi được điều ǵ từ gia đ́nh tôi, từ giáo hôi của tôi, từ các mối quan hệ của tôi, từ nhóm nhỏ của tôi và từ những người phê b́nh chỉ trích tôi?

Đă có một sự phát triển dần dần trong việc sử dụng các chứng từ cá nhân ở các sự kiện và việc cử hành của Công giáo.

Ø Một phần chủ yếu trong giới thiệu “Sự Quản Lư Với Ḷng Biết Ơn Nhiều Ân Sủng Chúa Ban” là chứng từ của những chứng nhân giáo dân đă có một bước tiến trong đức tin, đă bắt đầu đóng thuế thập phân và như một kết quả, họ hưởng được an b́nh và hân hoan

Ø Ở các khoá học Nghi Thức Khai Tâm Kitô giáo Người Lờn, mỗi lớp học thường gồm chứng từ của một người trước đó một vài năm đă trở thành tín hữu Công giáo La Mă

Ø Trong Những Ngày Cuối Tuần T́nh Nguyện, Phục Vụ và Sứ Vụ, các giáo xứ thường xuyên yêu cầu người ta nói về việc sinh hoạt nầy hoặc sinh hoạt nọ mà họ tham gia đă ảnh hưởng một cách tích cực ra sao đến họ.

Ø Những người trong các Nhóm Canh Tân Đặc Sủng Công giáo trông đợi và hoan nghênh các chứng từ đến từ những người khác nhau kể về các hành tŕnh thiêng liêng của họ.

Ø Những người trong các Nhóm 12-bước chào đón các chứng từ của những người đấu tranh với các thứ nghiện ngập

Ø Một linh đạo bao gồm suy tư thần học,”Lạy Đức Chúa, xin cho chúng con thấy ḷng nhân hậu Chúa và chúng con sẽ được cứu độ”, khuyên những ngườii tham gia nhận biết sự Hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của họ. Việc làm nầy đến lượt nó sẽ làm phát sinh chất liệu tuyệt vời cho các chứng từ cá nhân về sau.

 

§ LỚP HỌC THẾ GIỚI hoặc ƯỚC VỌNG T̉AN CẦU

Một sự thật rơ ràng là ngày nay chúng ta sống trong một thế giới và một xă hội thị trường ṭan cầu. Một cuộc tham quan Thành phố New York, một cuộc kiểm tra những món hàng được sản xuất đă được thực hiện và một cái liếc nh́n qua hăng tin CNN cho thấy ngay tính chất độc nhất của thế giới chúng ta.

Rick Warren áp dụng thực tế nầy để nhấn mạnh về các nỗ lực lớp truyền giáo thế giới (Ngày 38)

Tôi đă kể ra ước ao nung nấu của ông nối kết những nhóm nhỏ của Saddleback vào những giáo hội cá lẻ ở Rwanda. Tuy thế, tầm nh́n của ông c̣n bao quát hơn thế nhiều. Ông đang nghĩ về một nỗ lực tự nguyện trải rộng khắp vũ hoàn, Kế Hoạch PEACE,”biến đổi 400.000 giáo xứ trong 47 quốc gia thành những trung tâm săn sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ người nghèo và sau đó c̣n phải biến họ nên những người phụ trách” (Tờ Time,22.08.2005).

Giáo Hội Công giáo ở Hoa Kỳ đă nhiều thập niên qua cố gắng làm những việc ấy để trợ giúp những người dân trong các quốc gia đang phát triển, dù có thể ở quy mô ít đồ sộ hơn.

• Hội Truyền Giáo Thế Giới ( Truyền Bá Đức Tin) có một lần đă cung cấp một chuỗi hạt màu mè và gợi ư rằng những ai sử dụng nó, hăy dành riêng mỗi thập niên cầu nguyện cho một châu lục khác nhau.

• Những người khác được nhắn nhủ là mỗi thập niên hăy cầu nguyện cho một quốc gia khác nhau.

• Một cuộc lạc quyên Mùa Chay hằng năm với thành phần là Chén Cơm cho các Việc Cứu Tế Công giáo tạo ra được những qũy có giá trị lớn lao để trợ giúp dân chúng trong các quốc gia đang phát triển tự cứu giúp ḿnh. Yếu tố Chén Cơm phối hợp cầu nguyện, ăn chay và các công việc từ thiện, thêm vào việc giáo dục, với một cái nh́n tập chú vào dân chúng và những nơi vượt qua biên giới của chúng ta.

• Một số giáo xứ nộp thuế thập phân trong lễ vật dâng cúng hằng tuần của họ, đặt 10% số lạc quyên nầy thành một qũy mà cứ ba tháng một lần sẽ được phân phối công bằng cho những tổ chức đang cần đến ở ngoài giáo xứ,giáo phận và nước Mỹ. Những giáo xứ ấy khuyến khích những người nhận tiền trả lời lại bằng các tin tức và h́nh chụp để trưng bày trong một Bảng Truyền Giáo Thế Giới ở những lối ra vào giáo xứ.

• Lời Chuyển Cầu Chung ngày cuối tuần hoặc Lời cầu nguyện của Tín Hữu trong Thánh Lễ nói đến hoặc phải nói đến một cách kiên định những ǵ liên quan của giáo hội trên toàn thế giới hoặc toàn cầu

 

§ CÁC NHÓM NHỎ VÀ VIỆC GIỮ NHẬT KƯ

Trong Ngày 39, mục sư Warren khuyến khích, trong nhiều cách thức làm cân bằng đời sống mỗi người, hăy tham gia các nhóm nhỏ và giữ một nhật kư thiêng liêng.

Ông nhận định rằng cách thức tốt nhất để tiếp thu các nguyên tắc của cuốn Sống Theo Đúng Mục Đích là “thảo luận các nguyên tắc ấy với những người khác trong một sự sắp xếp bố tŕ những nhóm nhỏ. Trong cách thức ấy, họ có thể cho đi và nhận lại, thảo luận những gương sáng trong đời sống thực tế, cầu nguyện cho họ, khích lệ và nâng đỡ nhau khi cùng thực hiện những nguyên tắc nầy.

Với tín hữu Công giáo, khái niệm nhóm nhỏ bắt đầu có trong những thời gian vừa qua tại Trung và Nam Mỹ. Về sau nó nỗi lên trong một h́nh thức phỏng theo qua tiến tŕnh PHỤC HỒI. Tổ chức có trụ sở ở New Jersey ấy trước đây đă thúc đẩy những kinh nghiệm nhóm nhỏ nầy trong nhiều giáo xứ và giáo phận ở Hoa Kỳ và nay th́ cả ở hải ngoại nữa. Sau khi PHỤC HỒI chấm dứt, đă có một sự chuyển hệ thống nhóm nhỏ nầy sang các giáo xứ, nhưng không ở quy mô to lớn.

Tuy vậy, ngày nay rất nhiều nhà lănh đạo Giáo Hội Công giáo xem tiến tŕnh nhóm nhỏ như là ch́a khóa để làm sống lại đời sống giáo xứ trên khắp Hoa Kỳ.

Warren cũng khuyên nhủ mạnh mẽ việcgiữ một nhật kư thiêng liêng. Tiến tŕnh ấy củng cố tiến bộ của chúng ta, ghi lại những bài học cuộc sống mà chúng ta không muốn quên mất, giúp chúng ta ghi nhớ những những cái nh́n nội tâm qúy giá, soi sáng sự suy nghĩ của chúng ta và củng cố các quyết tâm của chúng ta.

Một trong những ngừơi bạn của tôi đă giữ một nhật kư cầu nguyện ít nhất là hai thập niên qua,như một sản phẩm của kinh nghiệm cuộc Gặp Gỡ Hôn Nhân của anh ấy.. Anh vẫn trung thành bỏ ra mỗi ngày khoảng 10 phút ghi lại các tư tưởng thiêng liêng của ḿnh. Việc thực hành đều đặn nầy chắc chắn đă sản sinh loại kết quả tích cực mà Warren đă dự đoán.

 

TIẾP TỤC TIẾN LÊN

Hành tŕnh 40 ngày nầy nay đă xong,nhưng trong một nghĩa nào đó nó chỉ mới bắt đầu. Với việc đọc, suy tư cầu nguyện và có thể cả chia sẻ theo nhóm, các bạn rất có thể nhận ra một sự biến đổi thiêng liêng nào đó bên trong ḿnh hướng tới tương lai. Cách thức vẫy tay gật đầu chào hỏi nay được thay đổi linh động. Tuy nhiên, do sự yếu đuối của bản tính con người, chúng ta dễ dàng vấp ngă, sai lầm, và kể cả rơi vào lại những lỗi lầm cũ.

Lư tưởng,dĩ nhiên, là giữ Thiên Chúa ở trung tâm đời sống chúng ta. Khi chúng ta làm, chúng ta thờ phượng. Khi chúng ta không làm, chúng ta lo lắng (Ngày 40).

Để kết thúc cuốn sach nầy, tôi đưa ra lời của bốn nhân vật nỗi tiếng, gồm cả Rick Warren, để giúp chúng ta giữ được Thiên Chúa ở trung tâm cuộc đời chúng ta,

 

Mẹ Chân Phước Têrêxa Calcutta.

Được hỏi làm thế nào Mẹ đă chôn cất 40.000 người trong đời Mẹ, người phụ nữ thánh thiện đáp lời một cách đơn sơ: “Từng người một. Tôi nhặt lên một người đă chết ở trên đường sau đó một người khác, rồi một người khác. Cứ vậy từng người một”.

Mẹ có cảm thấy bị ngập ứ v́ những thách thức to lớn trước mặt Mẹ - những em bé bị bỏ rơi, những người bị nhiễm HIV, những người già ốm yếu chăng? Câu trả lời của Mẹ là : Bạn chỉ làm được những ǵ bạn có thể làm mà thôi”.

Có một bí quyết nào để sống tốt chăng? Mẹ trả lời :” Không phải điều bạn làm là quan trọng, mà là số lượng ḷng yêu mến bạn đặt vào trong việc đang làm”.

 

Jean Valjean.

Nhân vật trung tâm anh hùng giống Chúa Kitô trong bản nhạc Những Kẻ Khốn Cùng (Les Miserables), sau một cuộc đời đầy khó nhọc và làm rất nhiều việc từ thiện, đă qùy gối trước những chân đèn nến và thập tự giá bằng bạc mà một vị giám mục thánh thiện tặng cho ông. Biết ḿnh sắp chết, ông cầu xin Thiên Chúa trên trời cao hăy nhận lấy ông, đem ông về nhà.

Bản nhạc kịch kết thúc với một ca đoàn mặc đồ trắng đón mừng Jean Valjean vào thiên đàng vừa ca hát : “ yêu thương một người khác là nh́n thấy dung nhan Thiên Chúa “.

 

Mục sư Rick Warren.

Tạp Chí Tin Lành (Good News Paper) được Các Sứ Vụ Ánh Sáng Người Con (Son Light Ministries) , một cơ quan phi lợi nhuận phát hành và phân phối miễn phí hằng tháng 25.000 cuốn ở vùng Trung Tâm New York. Được tài trợ chủ yếu do những tiền dâng tặng, tờ tạp chí nầy xuất hiện trong nhiều siêu thị và những nơi tương tự khác đă chín năm qua. Số ra tháng 5.2006 có đăng một cuộc phỏng vấn với Rick Warren. Đây là một trích đoạn từ “Những Tư Duy do Rick Warren” (Thoughts by Rick Warren).

• Năm vừa qua nầy là một năm tốt đẹp nhất đời tôi,nhưng cũng là năm gay go nhất với vợ tôi, Kay, đang bị ung thư

• Tôi vẫn nghĩ rằng cuộc đời là đồi núi và thung lũng - bạn đi qua một thời gian tối tăm, sau đó bạn lại đi lên đỉnh núi cao, cứ tới rồi lui như thế. Tôi không tin điều ấy chút nào.

• Đúng hơn cuộc sống là núi đồi và thung lũng, tôi tin rằng nó như hai đường ray trên một đường xe lửa và khi nào bạn cũng có một điều ǵ đó tốt đẹp và một điều ǵ đó tồi tệ trong đời bạn.

• Không cầbn biết những điều tốt lành ở trong đời bạn th́ ra sao, luôn có một điều ǵ tồi tệ cần được tiếp tục làm.

• Và không cần biết những điều tồi tệ th́ như thế nào ở trong đời bạn, luôn có một điều ǵ đó tốt lành để bạn cảm tạ Thiên Chúa.

Kết thúc cuộc phỏng ấn nầy, mục sư Warren đưa ra năm điểm thực tiễn:

- Khi hạnh phúc, NGỢI KHEN THIÊN CHÚA
- Khi khó khăn, HĂY KIẾM T̀M THIÊN CHÚA
- Khi yên ổn, HĂY THỜ HƯƠNG CHÚA
- Khi đau buồn, HĂY TIN CẬY NƠI THIÊN CHÚA
- Bất cứ lúc nào, HĂY CẢM TẠ CHÚA

 

Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII.

Ở tuổi 76, đa số người đă hưu dưỡng hoặc chuẩn bị làm như thế trong tương lai gần. Đó không phải là trường hợp của [ĐHY] Angelo Rocalli, Vị Thượng Phụ giáo phận Venise thấp lùn và bè bè chắc nịch, nhưng tươi cười và khôn ngoan. Khá ngạc nhiên, Người được bầu làm Đức Thánh Cha của Hội Thánh Công giáo ngày 28.10. 1958 và lấy hiệu là Gioan XXIII.

Người trở nên nỗi tiếng về những lời b́nh luện ngắn gọn và thỉnh thoảng đầy hài hước. “Thân lạy Đức Thánh Cha, có bao nhiêu người làm việc trong Vatican ạ?” – “Hoảng một nửa trong bọn họ”.

Tuy thế, Ngài có cái nh́n đáng kể, khi có lần nói “Chúng ta không ở trên trái đất như những ngừơi trông coi viện bảo tàng, nhưng để chăm sóc vun trồng một khu vườn sum suê hoa trái và để chuẩn bị một tương lai huy hoàng (Thomas Cahill, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII)

Cụ già nầy đă triệu tập Công Đồng Vatican II, một cuộc quy tụ kéo dài bốn năm các giám mục trên khắp thế giới, đă làm thay đổi tận gốc rễ Hội Thánh Công Giáo suốt cả nửa thế kỷ tiếp theo.

Nhưng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là một người luôn cầu nguyện với một ḷng tin cậy sâu xa vào Thiên Chúa.

Người ta nói về Người rằng trước khi đi ngủ, Người lẻn vào nhà nguyện và cầu nguyện. Người ta có thể đoán chừng là với tuổi cao và lắm gánh nặng lo toan, khoảng thời gian suy ngắm cầu nguyện nầy kéo dài trong một thời gian khá lâu.

Không phải vậy.

Đức Thánh Cha nh́n lên bàn thờ và nói một cách đơn sơ :”Chúa ơi, đây là giáo hội của Chúa. Con đi ngủ đây!” [ Church = ecclesia = nhà thờ, Giáo Hội. BTGH].

Ví dụ ấy được dùng làm kiểu mẫu cho chúng tôi khi chúng tôi rời mục sư Rick Warren với 40 ngày truyền cảm hưng của ông và tiến vào tương lai và đem áp dụng những bài học đă học hỏi được nầy vào trong đời sống riêng của chúng ta.

 

  Nhatrang, ngày lễ kính Thánh Cả Giuse,19.03.2009
BTGH

 

 


Mời đọc thêm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 >

 

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Thế Bài.