Babel, Tung và Hoành

1 2 3 4 5

MichelAnge

 

Sau trận lụt, con cháu Noe thoạt đầu từ phía Đông, xứ Armenia, dời cư về hướng Nam dọc theo sông Tigris, rồi băng qua sông này, đi xa hơn phía Tây, vào vùng b́nh nguyên Sennar. Nghĩa là vào xứ Iraq ngày nay.

Tại đó, một chi tộc toan tính chuyện “động trời”.

Họ huà nhau xây một cái tháp cao, để “khỏi bị phân tán khắp khắp mặt đất.”( Stk 11:4)

Đó là điểm khởi đầu câu chuyện tháp Babel trong Kinh thánh, được ghi lại trong chín câu đầu của chương 11 sách Sáng Thế Kư.

Câu chuyện thú vị chỉ vọn vẹn trong chín câu ngắn ngủi, nhưng cho phép chúng ta tản mạn được nhiều điều lư thú. Phải chăng câu chuyện tháp Babel chỉ là những điều c̣n nhớ được từ lúc c̣n nhỏ mấy Sơ dạy giáo lư kể chuyện tháp Babel, gán cho con người tội kiêu ngạo, muốn lên cao bằng Thiên Chúa ?

1-

Danh sách các Dân Tộc

Nhưng trước tiên, chúng ta nên bàn sơ qua về ngữ cảnh của câu chuyện.

Từ biến cố ông Noe uống rượu say nằm ngủ loă lồ rồi chúc dữ cho cháu ḿnh ở Stk 9 , sang đến chuyện đời ông Abraham ở Stk 11, có một chương dài, Stk 10, kể lại danh sách 70 đời con cháu hậu duệ ḍng dơi ông Noe sau trận lụt.

Chương Stk10 thường được gọi là “Danh sách các Dân tộc - Table of Nations" con cháu xuất phát từ ba người con Shem, Ham, và Japhet của Noe.

Danh sách dài và dùng cùng một công thức lập đi lập lại. Nếu các Bác có hứng thú nghiên cứu, xin mời bỏ ra một chút thời giờ nhấp chuột vào đây http://www.mucvu-borsum.de/borsum/kinhthanh/kinhthanh_print.php?SuchText=St%2010&FontSize=Txt10, để đọc sơ qua cho đỡ... buồn ngủ .

Dĩ nhiên danh sách này không đầy đủ. Chẳng ai tin rằng toàn thể thế giới chỉ có... 70 gịng giống. Nhưng ít ra khi ghi lại danh sách này, Sáng thế kư nhấn mạnh cho chúng ta thấy rằng mọi giống ṇi đều có những đặc tính riêng và những biệt tài riêng, v́ là được tạo dựng theo và mang h́nh ảnh của Thiên Chúa.

Một chi tiết khác chúng ta cần ghi nhận qua một chuỗi các gia phả trong 11 chương đầu này, là các con số ghi lại năm sống của các tổ phụ nhân loại . Ông Adam sống 230 năm rồi mới sinh con đầu ḷng, sau đó c̣n sống thêm 700 nữa, tổng cộng 930 tuổi: “Tổng cộng ông A-đam sống được chín trăm ba mươi năm, rồi qua đời.” (Stk 5:5) Các tổ phụ trước cơn lụt thường sống lâu như thế :

Tẩn mẩn ghi lại ba con số ấy chúng ta tuần tự có

Tên         sinh con lúc    sống thêm    tổng cộng


Adam      230          730    930
Set           105           807    912
Enosh        90           815    905
Kenan        70          840    910
Mahalaleel  65      830    895
Jared        162      800    962
Enoch        65      300    365
Methuselah  187   782      969
Lamech     182      595    977
Noah       600 --- 950

Sau cơn lụt


Shem 500 --- 600
Arpachshad 35 403 438
Shelah 30 403 433
Eber 34 430 464
Peleg 30 209 239
Reu 32 207 239
Serug 30 200 230
Nahor 29 119 148
Terah 70 135 205

Terah chính là bố của Abraham . Với Terah, chúng ta đă đi vào thời có sử sách .

Rơ ràng các con số chỉ thời gian sống của mỗi người càng ngày càng ngắn lại.

Đó là bài học đầu tiên của Danh sách các Dân tộc được ghi lại nơi đây: Đời sống con người ngắn lại v́ hậu quả của tội lỗi .

khi ghi lại danh sách này, Sáng thế kư nhấn mạnh cho chúng ta thấy rằng mọi giống ṇi đều có những đặc tính riêng và những biệt tài riêng, v́ là được tạo dựng theo và mang h́nh ảnh của Thiên Chúa.


2-

Giữa những câu đều đặn theo một công thức kể lại danh sách các dân tộc, chúng ta gặp mấy câu miêu tả một nhân vật đặc biệt : Nimrod

Nimrod là ai ?

Kinh thánh trả lời :

“Ông này là người anh hùng đầu tiên trên trái đất” ( Stk 10:6)

Chúng ta đọc nguyên đoạn trích dẫn như sau:

“Ông Cút sinh ra ông Nim-rốt; ông này là người anh hùng đầu tiên trên mặt đất.
9 Ông là thợ săn dũng cảm trước mặt ĐỨC CHÚA. V́ thế có câu: "Như Nim-rốt, thợ săn anh hùng trước mặt ĐỨC CHÚA."
10 Khởi điểm vương quốc ông là Ba-ben, E-réc, Ác-cát, Can-nê, trong đất Sin-a.11 Từ đất ấy, ông rời đến Át-sua và xây các thành Ni-ni-vê, Rơ-khô-vốt, Ia, Ca-lác,
12 và Re-xen, giữa Ni-ni-vê và Ca-lác, thành phố lớn.
13 Mít-ra-gim sinh ra các người ở Lút, A-nam, Lơ-háp, Náp-tu-khin,
14 Pát-rốt, Cát-lúc và Cáp-to; từ dân này mới có dân Phi-li-tinh.” ( Stk 10:8-14)
9 Hu-hayah gibor-tza'id lifnei HASHEM al-ken ye'amar keNimrod gibor tza'id lifnei HASHEM.
He was a mighty hunter before HASHEM. It is therefore said, "Like Nimrod, a mighty hunter before HASHEM."

10 Vatehi reshit mamlachto Bavel ve'Erech ve'Akad veKalneh be'eretz Shin'ar.
The beginning of his kingdom was Babylon, Erech, Akad, and Kalneh in the land of Shinar.

11 Min-ha'aretz hahi yatza Ashshur vayiven et-Nineveh ve'et-Rechovot ir ve'et-Kelach.
Ashshur departed that land, and he built Nineveh, Rechovot Ir and Kalach.

12 Ve'et-Resen bein Nineveh uvein Kalach hi ha'ir hagdolah.
[He also built] Resen between Nineveh and Kalach. This was the great city.

Chi tiết đầu tiên chúng ta nên lưu tâm là ư nghĩa của cái tên. Tên “Nimrod- nimrodh”, có gốc là động từ “mrd - marad, he revolted – mang nghĩa “nổi loạn”, “cách mạng” .

Kinh Thánh c̣n “trích dẫn” một câu , mang dáng vẻ một ngạn ngữ, dường như để ca tụng ông :
“V́ thế có câu: "Như Nim-rốt, thợ săn anh hùng trước mặt ĐỨC CHÚA.- al-ken ye'amar keNimrod gibor tza'id lifnei HASHEM.” (Stk 10:9)

V́ thế có câu...” Điều này chứng tỏ khi tác giả san định thuật tŕnh này, th́ trong dân gian đă có câu truyền tụng : “Như Nimrod thợ săn anh hùng - gibor tza'id .”

Có thật Nimrod là “thợ săn anh hùng- gibor tza’id” ? Chúng ta hăy khoan vội đồng ư với câu nhân gian truyền tụng này, mà cần phải đọc Kinh Thánh giữa hai hàng chữ. Biết đâu chúng ta tản mạn được nhiều điều lư thú bất ngờ .

3-

Các Bác có nhận được điều ǵ thú vị khi gặp câu này:
“10 Khởi điểm vương quốc ông là Ba-ben, E-réc, Ác-cát, Can-nê, trong đất Sin-a.
11 Từ đất ấy, ông rời đến Át-sua và xây các thành Ni-ni-vê, Rơ-khô-vốt, Ia, Ca-lác,
12 và Re-xen, giữa Ni-ni-vê và Ca-lác, thành phố lớn.” . ?

Vatehi reshit mamlachto Bavel - Khởi điểm vương quốc ông (Nimrod) là Ba-ben ”

Lần đầu tiên, chúng ta gặp từ ngữ “mamlachto – vương quốc”

Như thế là sao ? Trước giờ nhân loại chỉ sống theo tinh thần bộ tộc. Đi đâu, làm ǵ đều trong khuôn khổ gia đ́nh hay đại gia đ́nh. Trong buổi đầu lịch sử nhân loại, và cho măi đến sau này, vào thời bắt đầu thành h́nh dân tộc Israel, mọi người đều sống theo tinh thần bộ tộc là chính. Dân tộc Israel đă chẳng bắt nguồn từ 12 chi tộc, nghĩa là từ con cháu do 12 người con của Giacob sinh ra đấy sao ?

Như thế, trở về trước, về thời ngay sau đại lụt, dĩ nhiên nhân loại càng sống theo bộ tộc hơn nữa. Mọi người đều sống quần tụ chung quanh một tổ phụ. Dù di chuyển đến đâu hay lập cư nơi nào, tất cả con cháu cùng một tổ phụ đều đi chung với nhau, dựa vào nhau quần tụ chung nhau mà sống . Khi Cain chạy trốn, ông cùng con cháu trôi dạt về gần phía đông vườn Eden. Khi Noe vào tàu, ông cùng gia đ́nh con cái cháu chắt dắt díu nhau vào tàu ...

Vậy mà khi kể về Nimrod, “người thợ săn anh hùng” hảo hán, này Kinh Thánh ghi : “Khởi điểm vương quốc ông là Babel.

Vậy ra ông là nhà lập quốc đầu tiên , ít ra là theo Kinh Thánh ghi lại .

Vậy mà khi kể về Nimrod, “người thợ săn anh hùng” hảo hán này, Kinh Thánh ghi : “Khởi điểm vương quốc ông là Babel.” Vậy ra ông là nhà lập quốc đầu tiên , ít ra là theo Kinh Thánh ghi lại

Sống sau thời đại lụt, mà Nimrod lại là con cháu trực hệ của Noe, hẳn Nimrod phải hiểu được cái uy quyền của Gia Đ́nh quan trọng và “bao trùm” như thế nào. Nhân loại có được cứu vớt chẳng qua là nhờ Gia Đ́nh. Làm ǵ lúc bấy giờ nhân loại đă biết đến “quốc gia”. Nhân loại, lúc ấy, chỉ biết có “nhà” chứ không hề biết đến “nước” là ǵ .

Thế mà tới thời Nimrod, Kinh Thánh ghi: “Khởi điểm vương quốc ông là Bavel

Vậy ra, ông là người đầu tiên nghĩ ra, lập nên, hay chúng ta có thể rụt rè mà nói rằng Nimrod là người đầu tiên đưa ra khái niệm “nhà nước”, hay là nhà cách mạng tiên khởi thành lập đế chế.

Đó là điều mới.

Nhưng không hẳn là điều tốt.

Nimrod là “thợ săn- tza'id ”. Nghĩa chính xác của từ “tza’id” là người gài bẫy bắt thú hơn là thợ săn . Stk 25:28 dùng từ này để miêu tả “Isaac thương Esau v́ thịt thú Esau bẫy được dành cho ông, c̣n Rebecca thương Giacob - Vaye-ehav Yits'chak et Eisav ki tsayid b'fiv, v'Rivka ohevet et Ya-akov.

Vậy chưa chắc Nimrod “săn thú”, mà ông săn người, bắt họ sống theo “quy chế quốc gia”.

Dưới quyền ông, nhân loại không c̣n sống theo từng bộ tộc, quần tụ chung quanh tổ phụ, mà mọi người đều quy về một giềng mối, “nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau.” ( Stk 11:1). Giống như một chế độ nào đó.

Như vậy Nimrod c̣n hơn cả “một thợ săn”, ông là một ông vua đầu tiên.

Hẳn ông chưa mang dáng vẻ một vị vua có đầy đủ quần thần, công hầu khanh tướng và nghi vệ triều đ́nh như ngày nay, nhưng ít ra ông đă chuyển cái văn hoá gia tộc thành văn hoá phi gia tộc.

Và cuộc được-gọi-là-cách-mạng này, hẳn phải được thực hiện bằng bạo lực.

V́ sao ?

Bằng vào kiểu nói Thiên Chúa hay dùng để đối thoại với Noe và với Abraham sau này, khi kư kết giao ước, Thiên Chúa thường nói : “ngươi và con cháu ngươi.” .

Con cháu cụ tổ Abraham, khi nói về Vị Thiên Chúa mà họ tin vào, họ dùng công thức: “Thiên Chúa của tổ phụ chúng tôi” . Sốn giữa các sắc dân khác với niềm tin khác, và thờ các thần khác, con cháu Israel thường minh định: “Thiên Chúa của tổ phụ chúng tôi.

Họ không hề nói Thiên Chúa của “quốc gia” tôi hay “nước” tôi!

Vậy chuyển từ một nền văn hoá và một xă hội bộ tộc sang một văn hoá và xă hội có tính đế chế và độc tài – “mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau” - không những không dễ dàng, mà c̣n nói lên tính cách ngạo mạn của người chủ xướng.

Vũ lực hẳn là phương tiện cần thiết. Có vậy mới có câu ngạn ngữ mà Kinh Thánh trích dẫn :” “V́ thế có câu: "Như Nim-rốt, thợ săn anh hùng trước mặt ĐỨC CHÚA.- al-ken ye'amar keNimrod gibor tza'id lifnei HASHEM.” (Stk 10:9)

“Anh hùng - gibor” hay “gian hùng” ? May lắm chúng ta dùng từ là “tay hảo hán” dành cho ông !

Chúng ta có lư do để mạnh miệng mà nói thế



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.