Babel, Tung và Hoành

1 2 3 4 5

MichelAnge

6-

Bằng vào những chi tiết ấy chúng ta có thể kết luận rằng Nimrod là một nhà cai trị tầm cỡ, và là tay xây cất có hạng , một ḿnh tạo ra một giang sơn gồm tám thành rộng lớn .


Đă có uy, có quyền, lại có lực, dĩ nhiên hẳn ông cũng có gan ! Bởi lẽ, không dễ có mấy ai đành ḷng dễ dàng khuất phục người khác. Để lănh đạo, ông phải khuất phục được người khác, dù là theo cách của Tào Tháo hay Lưu Bị. Cả hai cách đều cần phải có “gan”. Không chỉ có “gan”, mà có khi c̣n “táo gan”, “đảm lược”.

Nhưng điều đáng nói - hay đáng trách – đó là khởi đầu sự nghiệp th́ như thế nhưng dần dà kết cục lại không tốt đẹp được như thời hàn vi.

Chúng ta thấy được điều đó qua hai chi tiết

1-Chi tiết thứ nhất dựa vào từ "hechel" ở các câu Stk10:8 và 11:6 .
Mời các Bác đọc hai câu này:
8 VeKush yalad et-Nimrod hu hechel lihyot gibor ba'aretz.
Kush produced [a son] Nimrod. He began to be powerful on earth. 10:8
6 Vayomer HASHEM hen am echad vesafah achat lechulam vezeh hachilam la'asot ve'atah lo-yibatzer mehem kol asher yazmu la'asot.
HASHEM said, "Behold, they are one people, all having one language, and this is their first undertaking. Now will nothing be unattainable for them, [to do] whatever they have a mind to do? 11:6

Từ “huchal / vayichal/ do gốc CH*L*L mang nghĩa là “bắt đầu”, “khởi sự” nhưng c̣n có thể cho ta nghĩa khác rất xa. Đó là "CHilLuL" – “phạm thánh” , hay “trù yếm” Mà động từ “bắt đầu – hechel” đây c̣n mang nghĩa “khởi sự một t́nh trạng”, hay “trở nên”.

Y hệt như khi vắng thầy Giám thị , cả lớp ngồi yên ngoan ngoăn được năm phút, rồi “”bắt đầu” – “”trở nên” – “hechel” - ồn ào, hỗn độn .

T́m những chổ khác trong Stk dùng từ này , chúng ta ngộ ra một điều rất thú vị :

Câu Stk 4:26 :
“ 26 Ule-Shet gam-hu yulad-ben vayikra et-shemo Enosh az huchal likro beshem HASHEM.
- To Shet also was born a son, and he named him Enosh. Then men began to call [idols] by the name HASHEM.
Ông Sết cũng sinh được một con trai và đặt tên là E-nốt. Bấy giờ, người ta bắt đầu kêu cầu.. (bằng )danh ĐỨC CHÚA.

Câu Stk 6:1
“Vayehi ki-hechel ha'adam larov al-penei ha'adamah uvanot yuledu lahem.
-It came to be when men began to multiply on the face of the earth, that daughters were born to them.
Vậy khi loài người bắt đầu thêm đông trên mặt đất, và sinh ra những con gái,
2 th́ các con trai Thiên Chúa thấy con gái loài người xinh đẹp; những cô họ ưng ư th́ họ lấy làm vợ.

Câu Stk 9:20
"Vayachel Noach ish ha'adamah vayita karem.
- Noach began to be a man of the soil and he planted a vineyard.
Ông Nô-ê (bắt đầu) làm nghề nông, ông là người thứ nhất trồng nho.2

Khi nói về Nimrod, ta đọc thấy trong Stk 10:8
“VeKush yalad et-Nimrod hu hechel lihyot gibor ba'aretz.
- Kush produced [a son] Nimrod. He began to be powerful on earth.
- Ông Cút sinh ra ông Nim-rốt; ông này [bắt đầu] là người anh hùng đầu tiên trên mặt đất.

Và câu Stk 11: 6
“Vayomer HASHEM hen am echad vesafah achat lechulam vezeh hachilam la'asot ve'atah lo-yibatzer mehem kol asher yazmu la'asot.
- HASHEM said, "Behold, they are one people, all having one language, and this is their first undertaking. Now will nothing be unattainable for them, [to do] whatever they have a mind to do?
ĐỨC CHÚA phán: "Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới khởi công mà đă như thế th́ từ nay, chẳng có ǵ chúng định làm mà không làm được."

 

ĐỨC CHÚA phán: "Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới khởi công mà đă như thế th́ từ nay, chẳng có ǵ chúng định làm mà không làm được.

Mẫu số chung của các câu ấy là ǵ ?

Đó là : khởi đầu đều là chuyện tốt đẹp , những bỗng dưng “bắt đầu”, “trở nên”(hechel), “đâm ra” tồi tệ và hư đốn (chillul) phạm đến sự thánh thiện của Danh Thiên Chúa , chillul Hashem .

Này nhé : Nhân loại trước kia đàng hoàng đến thời Enosh, bắt đầu –hechel “huchal lokro beshem Hashem – gọi [ngẫu tượng] bằng tên Thiên Chúa” (4:26) Khi loài người bắt đầu sinh sôi nảy nở, loài người bắt đầu (hechel) sinh ra con gái, sau đó con cái Chúa bèn bắt đầu lấy con gái loài người làm vợ (=chillul) (6:1) . Noe bắt đầu (hechel) trồng nho, nhưng sau đó th́ trợ nên hư đốn say xỉn, loà lồ (=chillul) (9:20)

Cùng một diễn tiến tương tự, vậy khi gặp từ “hechel” trong câu Stk 10:8
“VeKush yalad et-Nimrod hu hechel lihyot gibor ba'aretz.
- Kush produced [a son] Nimrod. He began to be powerful on earth. Kush sinh Nimrod .
Ông “bắt đầu” là một người gài bẫy đầy bạo quyền”

th́ chúng ta có thể kết luận, ban đầu Nimrod là “người gài bẫy”, nhưng sau ông trở nên bạo quyền.

Có thể ông mới mở rộng vương quyền ḿnh trên tám thành.

7-

Chi tiết thứ hai là :

2-Nếu chúng ta thoáng nghĩ trước tới cảnh tại Babel, thành đầu tiên của Nimrod, nơi mà “mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau” (Stk 11:1) nghĩa là “rập khuôn” như nhau, không có ai nói “khác” hay “nói ngược lại” th́ khó ai cấm chúng ta nghĩ tới cái trại Goulag .

Phải chăng Babel là quần đảo Goulag đầu tiên ?

Điều ấy cho chúng ta thấy cách sử dụng quyền lực của Nimrod, hay ít ra hoàn cảnh bạo tàn của thế giới lúc bấy giờ. Nghĩa là sau cuộc thanh lọc bằng cơn hồng thuỷ, thế gian đâu lại vào đấy. Tội lỗi lại đầy dẫy trên thế gian. Trong đó Nimrod là một khuôn mặt nổi bật .

Như chúng ta đă thoáng thấy, Nimrod là người đầu tiên dùng quyền lực để chi phối, thống trị, chinh phục và xây dựng thành tŕ và quốc gia. Bức ép kẻ khác là một điều xấu đối với nhân loại v́ mỗi người đều có quyền và trách nhiệm trên phận đời riêng ḿnh. Đàn áp người khác là vi phạm đến quyền tư do là lănh vực riêng tư căn bản của mỗi người .

Bức ép kẻ khác và bắt họ làm nô lệ c̣n là một điều xấu đối với Thiên Chúa nữa. Nimrod ngang tàng muốn làm chỉ huy, muốn ngồi vào vai vế của Đấng Sáng tạo : “Họ nói: "Nào! Ta hăy xây cho ḿnh một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất." (Stk 11:4)

Vậy có nghĩa là không đến xỉa ǵ đến Danh Thiên Chuá – HASHEM - à ? Như thế là “chillul Hashem - phạm đến (sự) thánh Danh Thiên Chúa.”

Trước chúng ta bao đời, thay v́ xin cho “Danh Cha – HASHEM - cả sáng”, th́ Nimrod đă để “cho danh ta lẫy lừng - vena'aseh-lanu shem” !

Vậy ra “anh hùng- gibor”, đúng nghĩa, không phải là thắng kẻ khác, nhưng là tự thắng.

Có lẽ, đúng hơn, nên gọi Nimrod là “gibor tza’id - kẻ gài bẫy gian hùng.” Và thay v́ “lifnei HaSHEM’ là “trước Danh” tương đương với “before God -trước mặt Thiên Chúa” , th́ nên chuyển thành : “against God - đối mặt Thiên Chúa”

Vậy ra “anh hùng- gibor”, đúng nghĩa, không phải là thắng kẻ khác, nhưng là tự thắng.

8-

Sau khi gặp Nimrod, bây giờ chúng ta đi quan sát Babel.

Tháp Ba-ben


1 Thuở ấy, mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau.
2 Trong khi di chuyển ở phía đông, họ t́m thấy một đồng bằng ở đất Sin-a và định cư tại đó.
3 Họ bảo nhau: "Nào! Ta đúc gạch và lấy lửa mà nung! " Họ dùng gạch thay v́ đá và lấy nhựa đen làm hồ.
4 Họ nói: "Nào! Ta hăy xây cho ḿnh một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời.
Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất."


5 ĐỨC CHÚA xuống xem thành và tháp con cái loài người đang xây.
6 ĐỨC CHÚA phán: "Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng.
Chúng mới khởi công mà đă như thế th́ từ nay, chẳng có ǵ chúng định làm mà không làm được.
7 Nào! Ta xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa."
8 Thế là ĐỨC CHÚA phân tán họ từ chỗ đó ra khắp nơi trên mặt đất, và họ phải thôi không xây thành phố nữa.
9 Bởi vậy, người ta đặt tên cho thành ấy là Ba-ben, v́ tại đó,
ĐỨC CHÚA đă làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên mặt đất, và cũng từ chỗ đó,
ĐỨC CHÚA đă phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất.
(Stk 11:1-9)

Chiết tự tên gọi “Babel” chúng ta gặp hai từ: “baa” có nghĩa là “cổng”, và “el” có nghĩa là “Chúa”. Vậy “Babel”, đại khái, mang nghĩa là “Cổng [nhà] Đức Chúa Trời”.

Cùng một gốc, chúng ta lại có từ “balal” “rối loạn”, “hỗn độn”, làm nền cho câu Kinh Thánh “chơi chữ” Stk 11:9
”Al-ken kara shemah Bavel ki-sham balal HASHEM sfat kol-ha'aretz
- Bởi vậy, người ta đặt tên cho thành ấy là Ba-ben, v́ tại đó, ĐỨC CHÚA đă làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên mặt đất:”

Có ư kiến cho rằng Nimrod đă khởi sự xây dựng vương quốc khoảng chừng hơn kém một trăm năm sau cuộc đại lụt. Dân số nhân loại lúc ấy chỉ chừng vài chục ngàn người, và cuộc phân tán ngôn ngữ xảy ra vào thời của Peleg .

Peleg ?

Đọc Stk 10:25, chúng ta sẽ biết Peleg là ...ai:
Ê-ve sinh được hai con trai; người thứ nhất tên là Pe-léc, v́ thời ông đất được phân chia, người em tên là Gióc-tan.” Vậy Eve là hậu duệ đời thứ năm của Noe. Năm đời hậu duệ, mỗi đời trung b́nh chừng 25- 30 năm .

Nhưng điều chúng ta nên lưu tâm là chi tiết “v́ thời ông đất được phân chia” .

Ra thế ! chúng ta c̣n nhớ lư thuyết về “pangea”. Ban đầu, toàn trái đất chỉ có một đại lục duy nhất. Đó là “pangea”. Dần dần, pangea nứt nẻ ra thành năm khối châu lục nhỏ hơn và càng ngày chúng càng trôi dạt xa nhau ... Trùng hợp với sự phát tán các ngôn ngữ và các dân tộc trên mặt đất .

V́ tên “bavel- Babel- Babylone” trùng nhau, mà Stk 11:2 c̣n cho thêm chi tiết: “Trong khi di chuyển ở phía đông, họ t́m thấy một đồng bằng ở đất Sin-a và định cư tại đó.” Shinnar là vùng đồng bằng châu thổ nằm giữa hai sông Tigris và Euphrates, nghĩa là Iraq ngày nay, nên các tháp cổ gọi là ziggurat này nay c̣n t́m thấy tại đây cho chúng ta một h́nh ảnh rơ nét về tháp Babel đă như thế nào !

 

Bởi vậy, người ta đặt tên cho thành ấy là Ba-ben, v́ tại đó, ĐỨC CHÚA đă làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên mặt đất, và cũng từ chỗ đó, ĐỨC CHÚA đă phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất.

Chúng ta hăy nhẩn nha tản mạn từng câu.

Vayehi chol-ha'aretz safah echat udevarim achadim. The whole earth had one language, with conforming words. “Thuở ấy, mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau” . ( Stk 11:1)

Các Bác có nhận thấy ngay câu khởi đầu, thuật tŕnh đă dùng trùng lặp hai câu để nói lên cùng một sự kiện: “safah echad - nói một thứ tiếng” và dùng “devarim achadim - những từ như nhau”. Không những thế, câu này lại được lập lại hai lần , một câu kể chuyện: “Thuở ấy, mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau”(Stk 11:1) , và một câu do Chúa nói ra : “Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng.”( Stk 11:6)

Nếu nhân loại lúc bấy giờ nói một ngôn ngữ th́ hẳn các từ đều như nhau. Hai kiểu nói chỉ để diễn tả một sự kiện. Một trùng lặp vô ích hay c̣n có cách giải thích nào khác ?

Có ư kiến cho rằng, thay v́ đọc thành “devarim achadim” th́ c̣n có thể đọc thành “d’varim CHAdim”. “Chad, chadim” có nghĩa là “bén nhọn”. Như thế câu này mang nghĩa: “Ai nấy đều nói cùng một ngôn ngữ và dùng những từ “sắc bén”.”

Ngôn ngữ trở thành khí giới đâm vào lưng nhau, đâm vào danh dự của nhau. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh như thế, chẳng có công tŕnh chung nào hoàn thành được. Tháp đành bị bỏ dỡ và ră đám là chuyện đương nhiên .

Ngôn ngữ cũng như âm nhạc, tự chúng rất phù du, không bền vững, chỉ hiện hữu khi được nói ra hay tấu lên. Vậy mà không có âm thanh ngôn ngữ phù du kia giúp sức th́ tháp Babel trở thành đống gạch vụn, chứng tích cho một cái ǵ dỡ dang, bất toàn và bất thành của con người.

Nhân tản mạn chuyện này, chúng ta thấy có điều lư thú. Thành công của cả một công tŕnh xây cất đồ sộ của nhân loại, bằng gạch nung rắn chắc, nhằm để lưu truyền muôn đời cho hậu thế, lại chỉ dự vào ngôn ngữ, một dụng cụ vô h́nh, vô tượng, vô vị, vô thể chất, thoáng có đấy lại thoáng mất ngay. Lời nói ra, âm thanh vừa phát ra là mất ngay !

Ngôn ngữ cũng như âm nhạc, tự chúng rất phù du, không bền vững, chỉ hiện hữu khi được nói ra hay tấu lên.

Vậy mà không có âm thanh ngôn ngữ phù du kia giúp sức th́ tháp Babel trở thành đống gạch vụn, chứng tích cho một cái ǵ dỡ dang, bất toàn và bất thành của con người .

Quả vậy, từ “ngôn ngữ - safah” được dùng năm lần chỉ trong chín câu ngắn ngủi của thuật tŕnh tháp Babel: “mọi người đều nói một thứ tiếng ... chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng... làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu (tiếng của) ai nữa... làm xáo trộn tiếng nói của mọi người..”

Như thế ngôn ngữ hẳn sẽ là từ “khoá” giúp dễ hiểu thuật tŕnh này. Hay nói đúng hơn, thuật tŕnh tháp Babel cho thấy con người chỉ được “giỏi cái miệng” ! Nói th́ ngon lắm, Mà làm th́ “chẳng ra làm sao” !



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.