Cơn cám dỗ đầu tiên

1 2 3 4 5

MichelAnge

4-

Bây giờ chúng ta xét tới một nhân vật đóng vai tṛ quan trọng trong thuật tŕnh và trong cả lịch sử nhân loại.

Dĩ nhiên trong câu chuyện Sáng thế kư, mà các nhà chú giải Kinh Thánh thường đặt tên cho là “tầm nguyên luận – etiologie” này, Thiên Chúa là nhân vật chính và chính diện. Hai “con người” cũng thế .

Nhân vật thứ tư chúng ta muốn tản mạn hôm nay, đó là con rắn !

Tŕnh thuật nhắc tới con rắn cách đột ngột. “Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng” . Không giới thiệu xa gần. Không “lư lịch trích ngang”. Và nói tới nó là nói ngay tới cái cá tính của nó: “xảo quyệt” .

Một con rắn lạ lùng, biết nói !

Một con rắn “biết nói” th́ chẳng giống con rắn tư nào, phải không ?

Nhưng điều thú vị là tŕnh thuật kể chuyệm làm sao mà khi con rắn nói. Nó không hề làm chúng ta ngạc nhiên hay e dè. Chúng ta đă thế, mà bà Evà cũng thế. Bà không hề kiêng dè một chút nào khi nghe con rắn mở miệng và ... nói .

Chúng ta thử tưởng tượng con rắn nuôi trong sở thú đột nhiên nói với ta: “Bonjour Mademoiselle – Good morning, Ma’am – Buenos dias, Señorita - Cô cứ ăn trái này đi, Chẳng chết đâu mà sợ !” Chúng ta hoảng và kinh hăi lắm .

Không làm cho người ta ngạc nhiên gây nên e dè. Đó là xảo quyệt thành công đầu tiên của con rắn.

Trong Kinh Thánh có một con vật khác cũng biết nói: con lừa cái của tiên tri Balaam (Ds 22:22-30) Nhưng khi nó nói th́ tiên tri Balaam phải ngạc nhiên !

Không những biết nói, mà con rắn c̣n biết... đi ! Bởi v́ đến cuối thuật tŕnh, từ khi khi bị chúc dữ, con rắn “phải ḅ bằng bụng” và ăn “bụi đất” ! Thế nên trước lúc đó, con răn biết đi là điều đương nhiên. Và dĩ nhiên thức ăn của nó hẳn là ngon lành huê dạng hơn bùn đất !

Sự thông minh của con rắn th́ đến Kinh Thánh cũng phải lưu ư: “Nó xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng !

Biết đi đứng, biết ăn nói, lại ranh ma ranh mănh. Nó giống người...dễ sợ ! Xin hiểu theo cả hai nghĩa.

Thế th́ ta có quyền lẩn thẩn tự hỏi : Vậy ra con rắn là con rắn hay kẻ nào đó đội lốt hiện h́nh ?

Biết đi đứng, biết ăn nói, lại ranh ma ranh mănh. Con rắn giống người...dễ sợ ! Xin hiểu theo cả hai nghĩa.

5-

Cuộc cám dỗ xảy ra bất chợt.

Không rào trước đón sau, không nhập đề lung khởi, không có miếng trầu là đầu câu chuyện.

Khi muốn bà Eva ăn trái cây bị cấm, nó không hề quảng cáo về trái cây, không hề miêu tả trái ấy đẹp như thế nào, ngon như thế nào, rẻ như thế nào. Vậy mà đến cuối cùng th́ chính người đàn bà thấy in hệt như thế : “Người đàn bà thấy trái cây đó ăn th́ ngon, trông th́ đẹp mắt, và đáng quư.

Quả là tuyệt chiêu !

Nó cũng không mặc quần áo hở hang để tiếp thị về trái cây. Nó tuyệt đối không hề nói tới chính cái trái cây định mệnh đó.

Con rắn quá tinh ma để mở miệng nói mà như nói trống không, nói bâng quơ.

Nó nói, nguyên văn tiếng Do thái như sau : “af ki amar elokim lo tochlu mikol etz hagan".

Bản văn dịch thành:

' Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? -
Alors, Dieu a dit : Vous ne mangerez pas de tous les arbres du jardin ? -
Did God really tell you not to eat from any of the trees in the garden?'
(Genesis, 3:1).

Khổ nỗi đấy không phải là bản dịch chính xác của nguyên văn Do thái.

Cái tuyệt diệu nằm ở hai chữ đầu : ’af kí...” mà bản Bible de Jerusalem dịch bằng : “Alors - Vậy ra...

Nghe ra như là câu nói của con rắn bị đứt đoạn, thiếu mất vài chữ phía trước.

“Af ki” diễn tả một khẳng định, nêu ra cách bâng quơ, bởi v́ ai cũng coi đó như là điều hiển nhiên.

Chúng ta t́m thấy nhiều cách dùng tương tự trong câu nói như 1Sm 14:30 ông Gionathan nhận xét về vua cha Saul: “Giả như hôm nay dân đă được ăn phần chiến lợi phẩm t́m thấy nơi quân thù, th́ có phải là đ̣n giáng xuống người Phi-li-tinh đă mạnh hơn không?

câu 1V 8:27 Vua Salomon cầu trước nhan Chúa: “Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này, trời cao thăm thẳm c̣n không chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đă xây đây! .

Rabbi David Fohrman đề nghị lối dịch "Even if God said do not eat from any of the trees of the garden...

“Af ki” không phải là từ để bắt đầu câu hỏi, nên câu con rắn nói không phải là câu hỏi. Con rắn muốn gợi chuyện, nhưng lại muốn dấu kín ư định đó.

Chúng ta có thể mường tượng là con rắn ở đâu đấy đă theo dơi và biết những ǵ diễn ra trước đó như là một kẻ quan sát vô h́nh và vô t́nh.

Nó bâng quơ lên tiếng: “Vậy ra Thiên Chúa cấm ăn hết mọi trái cây trong vườn. - Af ki amar elokim lo tochlu mikol etz hagan”

Thế thôi. Rồi nó bỏ lững. Câu nói của nó tưởng như thiếu mất đoạn cuối. Bản văn ghi thiếu chăng ? Phần cuối câu nói bị mất theo thời gian chăng ?

Không đâu. Nó nói sự thật. Nó nhắc lại lệnh Thiên Chúa cấm. Nó chỉ nhận định. “Vậy ra Thiên Chúa cấm ăn hết mọi trái cây trong vườn. - Af ki amar elokim lo tochlu mikol etz hagan

Đừng vội khen con rắn ngoan hiền nói lên lời nhận định.

Cái ma mănh đầu tiên là nó tráo trở lệnh truyền của Thiên Chúa. Thiên Chúa chỉ nói “Hết mọi trái cây trong vườn, người cứ ăn.” (câu 2:16) Trong miệng con rắn, câu này biến thành: “Vậy ra Thiên Chúa cấm ăn hết mọi trái cây trong vườn...”(câu 3:1)

Láo quá đi chứ. Thiên Chúa đâu có cấm đoán.

Thậm chí Ngài c̣n nhấn mạnh “ngươi cứ ăn” , và dùng điệp ngữ ’âkol to’kêl để ra lệnh: “Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng: "Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn”.

Toàn bộ tinh thần câu văn (ít ra cho đến chỗ này) đều là tích cực, và tốt đẹp.

Vậy mà con rắn vẽ ra một Thiên Chúa như một người khắc nghiệt chuyên cấm đoán: “Vậy ra Thiên Chúa cấm ăn hết mọi trái cây trong vườn...

Thiên Chúa có cấm, nhưng chỉ cấm ăn một loại trái: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn, nhưng trái cây...th́ ngươi không được ăn...

Nghĩa là “được ăn hết mọi trái, trừ một” .

Con rắn đi từ một tương đương toán học và luận lư : “Được ăn hết mọi trái, trừ một trái” cũng tương đương với “không được ăn hết mọi trái” để chuyển sang “cấm ăn hết mọi trái .”

“All but one” có nghĩa là “not all”.

Chuyện ăn th́ không bị cấm. Chỉ giới hạn về số lượng trái được ăn.

Con ranh ma kia lư luận: “V́ không được ăn hết mọi trái” nên có nghĩa là “Chúa cấm ăn mọi trái cây. ” Đó là một nguỵ biện, chuyển cái negation từ predicat sang sujet.

Thiên Chúa rộng răi ban ân huệ: “Hết mọi trái cây, ngươi cứ ăn, trừ một trái. ” Vậy mà con rắn bi quan, chỉ nh́n thấy chấm đen trên miếng lụa trắng tinh, mà nói “Vậy ra cả miếng vải đều không trắng - Vậy ra Thiên Chúa cấm ăn hết mọi trái cây

Cái ranh ma thứ hai là nó cố ư ngừng, không nói hết điều ḿnh muốn nói mà để bà Evà – và chúng ta – tỏ ra vẻ ta đây thông minh mà hiểu tiếp mà đặt thành nghi vấn : “Vậy ra Thiên Chúa cấm ăn hết mọi trái cây trong vườn... Th́ sao nào ? So what ? Alors ? ”

Người phụ nữ không trả lời con rắn, v́ con rắn không hỏi. Nó chỉ bâng quơ nhận định. Nàng chỉ góp lời với con rắn.

Không những nàng góp lời, mà chừng như nàng muốn “chỉnh” lại lời con rắn nói. Chỉnh lại cho đúng.

Nàng nói: "Trái các cây trong vườn, th́ chúng tôi được ăn.(3) C̣n trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đă bảo: "Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết." Nàng điều chỉnh lại cái nhận định của con rắn, bằng cách lập lại mệnh lệnh .

Thử so sánh câu lệnh truyền của Thiên Chúa đă từng nói và câu lập lại của nàng, chúng ta thấy :

TC: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn
Eva: “Trái các cây trong vườn, th́ chúng tôi được ăn.

TC “nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác,
Eva “C̣n trái trên cây ở giữa vườn,

TC : th́ ngươi không được ăn,
Eva: Thiên Chúa đă bảo: "Các ngươi không được ăn

TC ....
Eva: (thêm) không được động tới

TC: “v́ ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết.
Eva: “kẻo phải chết.”

Chúng ta thấy ǵ ?

Thiên Chúa rộng răi ban ân huệ: “Hết mọi trái cây, ngươi cứ ăn, trừ một trái. ” Vậy mà con rắn bi quan, chỉ nh́n thấy chấm đen trên miếng lụa trắng tinh, mà nói “Vậy ra cả miếng vải đều không trắng - Vậy ra Thiên Chúa cấm ăn hết mọi trái cây

a-

Ngay câu đầu. “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn Thiên Chúa nói rất tích cực, rất t́nh cảm. Không những Ngài cho ăn "hết mọi trái" mà giọng nói c̣n mang vẻ khuyến khích con người ăn nữa: "Ngươi cứ ăn" .

Qua miệng người đàn bà, câu nói trở thành miễn cưỡng : “Trái các cây trong vườn, th́ chúng tôi được ăn.

Nàng không nhấn mạnh đến số lượng. Nàng bỏ mất "hết mọi". Nàng không thấy sự hăng hái khuyến khích của Thiên Chúa. Nàng chỉ thấy t́nh trạng "xin-cho" :" chúng tôi được ăn.

b-

Khi nhắc lại việc ḿnh được “ăn hết mọi trái” th́ nàng không nhắc đến Thiên Chúa. Nàng chỉ nói : “Trái các cây trong vườn th́ chúng tôi được ăn

Nhưng khi nhắc lại việc cấm ăn một trái, th́ nàng lại kể tên Thiên Chúa ra, “C̣n trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đă bảo: "Các ngươi không được ăn” .

Nàng đă biểu lộ thái độ của nàng. Cho ăn hết mọi trái th́ không nhắc đến tên ân nhân để tỏ ḷng biết ơn. Khi cấm ăn một trái th́ nêu tên ra, chừng như để đổ cho Thiên Chúa là kẻ cấm đoán !

Ta thấy được sự bực dọc, hậm hực được dấu vụng về qua cái bĩu môi của nàng.

c-

Người phụ nữ thêm một câu, “không được động tới”. Chừng như hờn dỗi mà nói thêm vào .

d-

Nàng đă sửa đổi câu cuối. Từ một câu khẳng định – affirmative: “chắc chắn - ki - ngươi sẽ phải chết, ” nàng chuyển thành một câu can ngăn: “kẻo phải chết. - pén-temutún”

Cái chết như là một cái ǵ đáng kinh hoàng, cần phải tránh, như trong Kinh Cầu chúng ta thường đọc: “Kẻo phải thần khí mất mùa giặc dă.. Kẻo phải nạn tai đất động ... Kẻo phải chết khốn nạn đời đời ..

Nhưng cái lập lờ mấu chốt nằm ở chữ này, chữ “kẻo phải- pén-temutún” .

Khi chúng ta đọc lời kinh cầu “Kẻo phải thần khí mất muà giặc dă” , nghĩa là, trong tương lai bếp bênh có thể có chiến tranh và có thể không, có thể có nạn dịch và có thể không, fifty-fifty, th́ ta “xin đừng có chiến tranh, đừng có nạn dịch .” Ta xin cho được cái nữa không có những tai hoạ ấy.

Như thế từ chân lư Thiên Chúa khẳng định “chắc chắn ngươi sẽ phải chết” , người phụ nữ tỏ dấu nghi hoặc khi nói “kẻo phải chết”. Cái chết hậu qủa , với nàng, không c̣n chắc chắn - certain mà chỉ là “hầu chắc – more or less likely – plus ou moins probable.”

Nàng đă cho con rắn một cơ hội bằng vàng. Hay ta có thể nói con rắn đi guốc trong bụng nàng. Cái bẫy mà con rắn đoán nàng sẽ rơi vào, bây giờ mới trở thành hiện thực .

Con rắn khẳng định ngay: “Chẳng chết chóc ǵ đâu !

Như thế từ chân lư Thiên Chúa khẳng định “chắc chắn ngươi sẽ phải chết” , người phụ nữ tỏ dấu nghi hoặc khi nói “kẻo phải chết”.

Từ đầu cho đến lúc này, mà ngay cả lúc này, nó chưa hề nói ngược lại một điều ǵ với người đàn bà. Nó không chỉ luôn đồng ư mà, liến láu hơn, nó c̣n nói theo ư người đàn bà.

Nó khẳng định mạnh mẽ thêm cho thành chắc chắn điều mà nàng đang nghi hoặc: ăn trái bị cấm ăn mà không chết : “Chẳng chết chóc ǵ đâu !” Bà đă từng “tưởng” là thế mà, khi nói “kẻo phải chết.. .”

Bây giờ con rắn dùng lại từ “ki” để nói tiếp : “ Nhưng-ki- Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác."

Lẽ ra phải dịch là “Chính v́ Thiên Chúa biết ... ”

Nó chuyển sự chú ư sang môt chi tiết mới. Nói giơ ngón tay chỉ vào Thiên Chúa: “Chính v́ Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó ...

Nó ngầm mách cho bà biết rằng, Thiên Chúa biết điều mà bà chưa biết ! “Tuy bà giống h́nh ảnh Ngài thật đấy nhưng bà c̣n thua Ngài, Ngài biết hơn bà...

Ghê gớm và quỷ quyệt hơn, nó quy trách Thiên Chúa dấu diếm con người một điều ǵ, và ganh tỵ với con người. Nó ngầm ư: Thiên Chúa sợ con người “nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” .

Nó không huỵch toẹt nói điều này ra. Nó chỉ ngầm ư. Rồi chờ con người sử dụng suy đoán để nghĩ ra.

Cái kinh khủng hơn nằm ở chổ, con rắn chỉ nói lên sự thật khi nói câu này: “Ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác. "(câu 5)

V́ sau này, sau khi con người ăn trái cây, chính Thiên Chúa cũng khẳng định y như thế : ‘Thiên Chúa nói: "Này con người đă trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác.” (câu 22)

Bên trên, bên bề mặt của tảng băng sơn, nó chỉ nói toàn những điều thật.

Nhưng nó lại không nói hết những điều thật. Một trong những điều thật nó không cho con người biết là “mắt sẽ mở ra” .

Khi cấm ăn trái cây, Thiên Chúa không nói ăn vào th́ mắt sẽ mở ra, mà chỉ cho biết ăn vào th́ sẽ chết ! (câu 2:17)

Khi lập lại lệnh cấm, bà cũng chỉ nói Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết. " Bà không hề nói “ăn vào mắt sẽ mở ra” (câu 3:3).

Vậy th́ hẳn con người không hề biết chuyện này !

Nhưng nó lại không nói hết những điều thật. Một trong những điều thật nó không cho con người biết là “mắt sẽ mở ra"

Chi tiết “mắt sẽ mở ra” là do chính miệng con rắn đề cập đến đầu tiên ở câu 5 : “Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác."

Lần đầu tiên con rắn bắt đầu nói thêm. Nó nói thêm để gây ṭ ṃ ? Hay để thông tri thêm tin tức về cái hậu quả khi ăn trái cây bị cấm ăn ?

Con rắn tốt bụng đến thế sao ? Chả nhẽ nó muốn cho con người biết thêm những hệ quả trầm trọng khi ăn trái cây bị cấm, để con người ngừng tay hái, tránh cái “cây quỷ ám” như tránh tà ?

Không ! Nó vẫn chỉ dùng một chiến thuật .

Nó không cho biết mắt sẽ mở ra mà thấy được thêm những ǵ ? Thêm một số những kiến thức mà trước kia chưa có ? Biết thêm được điều tốt điều xấu ? Những điều này con người biết rồi mà, như chúng ta nói trên đây!

Mắt sẽ mở ra để biết hổ ngươi ? À, mà có khi đấy !

Ngay trước khi con rắn xuất hiện, nghĩa là trước cơn cám dỗ, thuật tŕnh nhấn mạnh : “Con người và vợ ḿnh, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau. (câu 25)

Hay là Mắt sẽ mở ra để biết ḿnh trần truồng ? Khi sa ngă chúng ta đọc thấy,
“Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với ḿnh; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy ḿnh trần truồng -
Alors leurs yeux à tous deux s'ouvrirent et ils connurent qu'ils étaient nus -
Then the eyes of both of them were opened, and they realized that they were naked -
Et aperti sunt oculi amborum. Cumque cognovissent esse se nudos,”

Nhưng hai mệnh đề trên độc lập, nối nhau bằng một liên tự “và” hầu chắc là để kể lại hai chuyện độc lập. Câu văn không nói : “Bấy giờ mắt hai người mở ra để/nên/mà thấy ḿnh trần truồng”

Bản Vulgata c̣n cẩn thận chấm một chấm giữa hai câu.

Chao ôi, con người có thân thể vốn trần truồng, cam tâm lỗi điều lệnh cấm, chỉ để biết rằng ḿnh trần truồng, th́ quả là một cú lừa bịp rẻ tiền .

Bằng vào những vụng về, lúng túng của hai ông bà như lấy lá cây làm khố che, đi trốn, sợ hăi... th́ dường như mắt mở ra chỉ để thấy ḿnh trần truồng thật.

Mà cho dù việc mắt mở ra không chắc để cho thấy ḿnh trần truồng, nhưng ít ra việc nhận thức ḿnh trần truồng là hệ qủa đầu tiên và tức khắc của việc ăn trái cây bị cấm.

Có điều Thiên Chúa lại hỏi: “Ai đă cho ngươi biết là ngươi trần truồng ?” Ngài không hỏi “Chuyện ǵ”, hay “Cái ǵ”, hay “Điều ǵ” mà Ngài hỏi “Ai... ?”

Ngài hỏi ai là tên bày đầu.

8-

Ai là tên bày đầu ?

Từ khóa thứ nhất chính là từ Do thái chỉ con rắn.

Tiếng Do thái gọi “con rắn” là “naw- khawsh” . Từ này lại mang nghĩa “kẻ sáng chói, kẻ mang vẻ rực rỡ”.

V́ thế, trong nguyên bản do thái câu đầu chương ba như sau :

(1) Naw-khawsh là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đă làm ra.

Ta có thể dịch thành: (1) Kẻ sáng chói là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đă làm ra.

Naw-khawsh là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đă làm ra.

Từ đầu bài tới giờ, chúng ta vẫn giữ nguyên cách dịch “naw-khawsh là “con rắn”. Bây giờ chúng ta thử chuyển sang dùng lối dịch này để xem có thể trả lời cho câu hỏi của Thiên Chúa được không ?

Nhân vật này là ai mà đồng hóa hay đội lốt con rắn để “nay- khash, trù ẻo. mê hoặc” người phụ nữ ?

Chúng ta không có thêm chi tiết nào để hiểu thêm lối chơi chữ thứ nhất này.

Từ khóa thứ hai, biết đâu, có thể giúp ta trả lời cho câu hỏi trên là từ “arom”.

Tiếng Do thái “arom” vừa có nghĩa “trần truồng”, vừa có nghĩa “xảo quyệt”.

Bây ǵờ ta thử thay thế từ này vào chổ của nó trong mạch văn, chúng ta thấy ǵ ?

(25) Con người và vợ ḿnh, cả hai đều arom mà không xấu hổ trước mặt nhau. (1)Rắn là loài arom nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đă làm ra.

Hai ông bà “arom”, mà con rắn cũng “arom”.

Từ Arom đầu tiên mang nghĩa trần truồng, v́ có cảm giác xấu hổ đi sau giúp ta hiểu theo nghĩa đó. Vậy nếu ta cũng dịch và hiểu từ “arom” sau là trần truồng th́ câu văn sẽ là

(25) Con người và vợ ḿnh, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau. (1)Rắn là loài trần truồng nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đă làm ra.

Tŕnh thuật bằng tiếng Do thái đă dùng đi dùng lại từ arom theo nghĩa trần truồng. Đến khi miêu tả con rắn th́ tŕnh thuật chơi chữ, bằng cách áp dụng cả hai nghĩa arom vào cho con rắn. Một lối chơi chữ tài t́nh và đầy hàm ngụ.

Bản văn bây giờ thành : “Con người và vợ ḿnh, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau. (1)Rắn là loài trần truồng/xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng

Một kỹ thuật văn chương hay một lối chơi chữ đầy biểu tượng ?

Mà nghĩ cho cùng, hai chữ “trần truồng - xảo quyệt” lại có liên hệ với nhau. Hai từ ấy đối chọi nhau.

Người trần truồng, không quần áo che, th́ không giấu diếm được ǵ . Ḿnh có ra sao, người khác thấy ngay được vậy.

C̣n kẻ xảo quyệt th́ mưu mô. Ăn, nói, làm bất cứ ǵ th́ đều núp/che sau/dưới một cái vỏ bọc ngoài gọi là chiêu bài! Người khác không thấy được con người thật của kẻ xảo quyệt.



Mời Đọc tiếp

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.