Cơn cám dỗ đầu tiên

1 2 3 4 5

MichelAnge


9-

“Anh ở đâu ...ớ, ơ, ờ,... Anh ở đâu ? ”

(6) Người đàn bà thấy trái cây đó ăn th́ ngon, trông th́ đẹp mắt, và đáng quư v́ làm cho ḿnh được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với ḿnh; ông cũng ăn.

Đây mới là cao điểm của bi kịch. Trước giờ chỉ là lời qua tiếng lại, đối đáp, hỏi thưa, đưa đẩy và bán... nước bọt !

Trong câu này chúng ta chỉ gặp toàn là những động từ chỉ hành động: “thấy”, “ăn”, “trông”, “đẹp mắt”, “đáng quư”, “làm cho được”, “hái”, “ăn”, “đưa cho” , “đang ở đó”, “ăn” .

Ngót nghét mười động từ, mà ba lần là động từ “ăn” .

Nguyên tội xảy ra, nhanh, gọn, và trong...im lặng. Eva không hề nói một tiếng nào, khi bứt trái, khi ăn trái, khi đưa cho Adam ăn. Adam cầm lấy trái, ăn, cũng không hề nói tiếng nào !

Toàn bộ lịch sử thân phận con người bị thay đổi trầm trọng được Kinh Thánh miêu tả chỉ trong hai câu ngắn ngủi.

Diễn tiến bắt đầu từ nơi người đàn bà, từ trong nội tâm bà.

Trước hết “bà thấy trái cây đó ăn th́ ngon”. Có chủ quan không kia chứ ?

V́ khi Thiên Chúa cho mọc mọi cây trong vườn, Ngài cho chúng ta thấy rằng hết mọi trái cây trong vườn đều “trông th́ đẹp ăn th́ ngon”( câu 19) chứ đâu riêng ǵ trái cây cấm mới “trông đẹp ăn ngon” ?. Kinh thánh không hề miêu tả trái cấm nom đẹp hơn hay khi ăn th́ ngon hơn những trái khác !

Kinh thánh không hề miêu tả trái cấm nom đẹp hơn hay khi ăn th́ ngon hơn những trái khác !

Đúng là của đáng tội. Thật là chả bơ công ! “Và đáng qúy v́ làm cho ḿnh được tinh khôn.”

May ra điều này chính là động lực khiến bà Eva ăn trái.

Các bản dịch không thông nhất khi miêu tả cái động lực này. Các bản Vulgata, Pháp và Anh đều dùng chữ “desirabile – desirable” “đáng ao ước” sát nghĩa hơn là “đáng quư” và “desiderabile esset lignum ad intellegendum, để hiểu biết” (bản Vulgata), “désirable pour acquérir le discernement =để biết suy xét”(Bible de Jerusalem), “desirable for gaining wisdom = để được khôn ngoan” ( Bản New American Bible)

Vậy khi bà nh́n trái cây mà thấy thế, th́ mục đích bà ăn trái để được ǵ ? Để “mắt mở ra”, như con răn hứa ?

Hay để “nên như các vị thần”, nghĩa là trở thành thần linh, như con rắn đă nói (câu 5) và sau được chính Thiên Chúa xác nhận (câu 22) ?

Hoặc chỉ để “biết điều Thiện điều Ác”, như tên của cây cho biết ? Khi thuật tŕnh ghi lại cái mục tiêu khi bà ăn trái cấm, th́ không phải v́ những mục tiêu ấy.

Quả thật bà Eva.. cận thị mà ! Con rắn nêu cho bà thấy đủ thứ hiệu quả cao xa, vậy mà khi bà định hái trái ăn, bà chỉ muốn ăn nó chỉ v́ nó “làm cho ḿnh được tinh khôn.”

Mà điều đó hoàn toàn do bà nghĩ ra thế. Không hề có ai nói cho bà biết ăn trái đó sẽ “làm cho bà tinh khôn” !

Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với ḿnh; ông cũng ăn

Thêm một chi tiết thú vị chúng ta cần dừng lại :

Sau khi tung ra câu cuối cùng: “mắt sẽ mở ra”, con rắn biến mất, theo nghĩa không c̣n được nhắc đến cho măi đến khi bị đem ra nghe tuyên án.

Con rắn đi mất rồi. Người đàn ông mới được nhắc đến.

Trời ơi ông ơi, năy giờ ông đi đâu ? Ông có ở đó để mà chứng kiến bà nhà nói chuyện với “kẻ sáng láng” không ?

Hẳn là ông có ở bên bà. V́ tŕnh thuật cho biết bà chỉ cần hái rồi đưa cho ông. Bản văn nói : “đưa cho cả chồng đang ở đó với ḿnh

Ông đang ở đó” ? Ông ở đó mà “làm v́” à ? Mà sao ông không lên tiếng, góp ư, can ngăn.

Người đàn ông ở bên vợ, hoàn toàn im lặng, đưa ǵ ăn nấy !

Chẳng lẽ căn bệnh trầm kha “sợ v...” đă bắt đầu từ thời nguyên thuỷ, từ trong vườn Địa đàng ?

Nói “lạc đề” một chút cho vui cửa vui nhà, chứ, sự kiện người đàn ông vẫn đang ở đó, bên bà, chứng kiến mọi diễn tiến từ đầu đến cuối, mà không hề được tŕnh thuật nhắc tới, và chính ông cũng không lên tiếng , khiến cho chúng ta không thể không thắc mắc.

Người đàn ông ở bên vợ, hoàn toàn im lặng, đưa ǵ ăn nấy !

Ôn lại thứ tự các biến cố trong thuật tŕnh, chúng ta thấy có thêm điều bất ổn:

Sau khi dựng nên con người (câu 7), Thiên Chúa dựng nên vườn Eden (câu 8). Ngài cho mọc hai cây đặt biệt, rồi đặt con người vào vườn, “để cày cấy và canh giữ đất đai.” (câu 15) Sau đó ra lệnh cấm ăn trái !

Dường như tới lúc này Thiên Chúa mới chợt nghĩ ra rằng, có một điều đó chưa ổn. C̣n thiếu một điều quan trọng ! “Con người ở một ḿnh th́ không tốt.

Lần đầu tiên chúng ta “nghe” Thiên Chúa suy nghĩ “lớn tiếng” và nhận ra một điều “không tốt” trong công tŕnh sáng tạo.

Khi dựng nên vũ trụ vạn vật, cuối mỗi ngày, Thiên Chúa đều hài ḷng với chính ḿnh : “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.

Người đàn bà quan trọng và đặc biệt đến thế sao ?

Khi thấy ra thiếu sót ấy, và chỉ lúc bấy giờ, Thiên Chúa mới lui cui “lấy đất nặn ra mọi dă thú, mọi chim trời,” cố ư cho con người t́m ra “người bạn đường và bạn đời” trong đám thú vật ấy, gồm cả “bestias agri - dă thú đồng hoang” và chim trời.

Tội nghiệp Ngài, sao Ngài thương con người côi cút thế ? Cứ nghĩ tới cảnh Ngài cặm cụi nặn từng con thú bằng đất, để mong con người kiếm được "người trợ tá tương xứng", th́ mơi hiểu rơ sự quan trong của bí tích Hôn Nhân sau này !

Lần đầu tiên và duy nhất trong Sáng thế kư dùng chữ “dă thú”. Tiếng Do thái là “chayat hasadeh - dă thú đồng hoang” Cùng một từ được dùng trong câu: “Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi chayat hasadeh - dă thú đồng hoang - bestias agri”

Vừa đặt tên cho các loài thú, con người tham dự vào công tŕnh sáng tạo, vừa nhân đó mong t́m “người trợ tá” trong số các... “dă thú đồng hoang và chim trời” !

Hẳn là Thiên Chúa quá biết con người sẽ không t́m được người trợ tá tương xứng. Biết thế nhưng tŕnh thuật theo truyền thống J này vẫn nhẫn nại kể ra để tŕnh bày cho chúng ta thấy vai tṛ quan trọng của người phụ nữ .

Mà người phụ nữ quan trọng thiệt.

Như nhà cháu đă từng nêu rơ, khi dựng nên người đàn ông, Thiên Chúa lấy bùn đất dùng tay “nặn” thành. "Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người” (câu 7).

Khi dựng nên thú vật, Thiên Chúa cũng lấy bùn đất dùng tay “nặn” thành. “Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dă thú, mọi chim trời

Vậy mà khi tạo dựng người phụ nữ, Ngài nhọc công hơn, Ngài phải cho người đàn ông ngủ mê mệt, “rút một cái xương sườn” rồi “xây dựng -build-aedificavit- construit ” nên người đàn bà.

Khi tạo dựng con ngướ và muôn thú, Thiên Chúa là thợ thủ công: “dùng tay nặn.” Khi tạo dựng người phụ nữ, Thiên Chuá là kiến trúc sư : “Ngài kiến tạo người đàn bà”.

Khi tạo dựng con ngướ và muôn thú, Thiên Chúa là thợ thủ công: “dùng tay nặn.” Khi tạo dựng người phụ nữ, Thiên Chuá là kiến trúc sư : “Ngài kiến tạo người đàn bà”.

 

Chưa hết, Ngài c̣n “dẫn người đàn bà đến với con người” .

Một cách giới thiệu quà tặng trịnh trọng và cao quư.

Thảo nào mà con người chẳng sung sướng reo lên: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!"

Như thế tới lúc này, con người có nam có nữ, có đàn ông đàn bà, người nam đă có “người trợ lực tương xứng”, th́ phải chăng cuộc tạo dựng mới thật sự là trọn phần thập toàn ?

 

Vậy mà chưa ! Chúng ta c̣n phải lưu ư tới chi tiết này cho công b́nh. Bởi v́ cho đến lúc này, người phụ nữ được miêu tả với đầy vẻ quan trọng. Đàn ông và muông thú đều “cùng một duộc” với nhau, v́ đều cùng chung một chất liệu tạo thành như nhau: “bùn đất.”

Chỉ có người đàn bà được làm ra từ “thịt xương con người.”

Nhưng các bà khoan vội “lên mặt”. Thuật tŕnh Sáng thế kư không hề mang vẻ khinh chê phụ nữ cũng chẳng đề cao phụ nữ quá đáng như chúng ta tưởng đâu.

Sau khi người đàn bà được Thiên Chúa dẫn tới cho người đàn ông th́ người đàn ông đặt tên cho người đàn bà. Như thế này : “Nàng sẽ được gọi là đàn bà, v́ đă được rút từ đàn ông ra." Có khác ǵ với việc này “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dă thú, mọi chim trời, và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là ǵ: hễ con người gọi mỗi sinh vật là ǵ, th́ tên nó sẽ là thế. (20) Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dă thú, “ ?

Tuy có được tạo dựng cách đặc biệt th́ người phụ nữ vẫn được người đàn ông “đặt tên” cho, như muôn loài thú khác!

 

Tới đây th́ nhà cháu chợt nghĩ tới điều kinh khủng này .

Khi con người đặt tên cho muông thú, và t́m người trợ lực trong số các muông thú, th́ đă có con rắn trong số đó. Lúc đó chưa có người đàn bà.

Mà con rắn - hay là kẻ sáng láng – lại biết đi đứng, biết ăn nói giảo hoạt. Nhất là nó lại “c̣n hơn cả thông minh”. Nó xảo quyệt, tinh ranh nhất trong muông thú hiện có.

Thế sao con người lại không chọn nó làm người trợ lực ?

Chúng ta nên nhớ trước giờ chúng ta chưa hề thấy tŕnh thuật nói đến động cơ nào mà con rắn- kẻ sáng láng cám dỗ con người ! Phải chăng con rắn ghen tức v́ điều này, cho nên nó mới cám dỗ con người, “cho bơ ghét” ?

 

10-

Hay nó trả thù, v́ con người đă không thèm đếm xỉa ǵ tới “thế giới các loài vật” như chúng: “con người không t́m được cho ḿnh một trợ tá tương xứng”, nên nó nhắm vào tính cao ngạo của con người, xúi con người tranh vào thế giới các thần linh: “nên như các vị thần” ?.

Nghĩa là nó muốn nói : “Được rồi, ông tuởng ḿnh “ngon” lắm hở ? Ông tưởng ḿnh “được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa” là ngon sao? Rồi ông vênh mặt, chỉ nh́n chúng tôi chưa bằng nữa con mắt ! Hăy đợi đấy ! Tôi sẽ nhắc cho ông nhớ rằng ông chỉ là .. là... là bùn đất như chúng tôi mà thôi . Tôi sẽ làm cho ông arom . Mà chưa chắc ông arom bằng tôi !"

Nó muốn “mở con mắt linh hồn và xác ra” cho con người thấy rằng họ cũng chỉ là một thành phần trong thế giới động vật ! Đấy chỉ là những giả thiết. Cũng như những miếng bánh vẽ con rắn đă từng khuyến dụ người đàn bà: “nên như các vị thần” . Sự thật trần trụi sau khi ăn trái cấm là:

(7)Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy ḿnh trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân. (8) Nghe thấy tiếng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ ḿnh trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa."

Mắt mở ra không biết điều ǵ mới, điều ǵ hơn trước, nhưng chỉ biết thêm điều trước giờ vẫn đă có : “ḿnh trần truồng”.

Trước kia: “Con người và vợ ḿnh, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau.

Bây giờ : “(7)Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy ḿnh trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân."

Đúng ra, cứ theo sát diễn tiến của tŕnh thuật chúng ta thấy, NGAY SAU KHI ăn, họ không(chưa) chết.

Ngay sau khi bà ăn, hoàn toàn chưa hề có chút thay đổi nào xảy ra ! Bà chưa “thấy”, chưa nhận ra ḿnh trần truồng.

Chỉ sau khi ông ăn rồi, “mắt hai người mở ra”, để “thấy” hay “biết thêm” là “họ thấy ḿnh trần truồng

Điều thú vị là ngay lúc này, bản văn không dùng chữ “xấu hổ” hay “hổ ngươi.”

Mà nói cho ngay, đọc tiếp những câu sau, chúng ta cũng không thấy bản văn dùng chữ: “xấu hổ” Bản văn chỉ miêu tả cảm giác của hai người là: “thấy ḿnh trần truồng”, “lấy lá che thân”, “trốn vào giữa cây cối” :

Chúng ta nên đọc lại đoạn văn này :
(8) Nghe thấy tiếng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ ḿnh trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa.
(9) ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu? "
(10) Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hăi v́ con trần truồng, nên con lẩn trốn."
(11) ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: "Ai đă cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đă ăn trái cây mà Ta đă cấm ngươi ăn không? "

Họ miêu tả t́nh h́nh trong nội tâm và cảm giác của họ khi trả lời câu thắc mắc của Thiên Chúa.

Thiên Chúa hỏi: "Ngươi ở đâu? " Họ trả lời : "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hăi v́ con trần truồng, nên con lẩn trốn."

Không hề có chữ “xấu hổ”.

Nhất là không hề có chữ “tội” hay “phạm tội” ở đây. Họ chỉ có thêm cảm giác “sợ hăi Thiên Chúa” . Sợ hăi v́ trần truồng.

Và họ biết thêm việc đi trốn . Trước kia họ vẫn “trần truồng”, vẫn tồng ngồng như thế mà hằng ngày đi dạo và chuyện tṛ cùng Thiên Chúa trong cơn gió nhẹ. Và đó là điều rất b́nh thường, tự nhiên và tốt đẹp.

Nghĩa là: lẽ ra phải như thế.

Vậy chúng ta có thể rụt rè mà kết luận rằng, phải chăng t́nh trạng “trần truồng mà không hổ ngươi”, việc chuyện tṛ thân mật diện đối diện với Thiên Chúa, và cả sự kiện phải phân vân khi chọn lựa giữa điều đúng điều sai, điều tốt điều xấu, chính là t́nh trạng tốt đẹp ban đầu trong vườn Eden ?

Trong vườn Eden, không chỉ có hoàn toàn điều tốt, mà bao gồm cả những điều “lẽ ra cùng phải tốt” như cuộc thử thách mà ta đang bàn , nghĩa là có cả tự do, suy xét, biện biệt, khôn ngoan, để con người tuỳ ư lựa chọn trong tinh thần trách nhiệm, điều tốt cũng như điều xấu ! Chúng ta đừng quên có con rắn nữa .

Malum est mulier, sed necessarium malum. La femme est un mal, mais un mal nécessaire.

 

11-

Tŕnh thuật miêu tả Thiên Chúa có vẻ ngạc nhiên, khi hôm ấy, bỗng dưng không gặp con người ở nơi và vào lúc thường ngày vẫn gặp nhau : Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu?"Chẳng lẽ Thiên Chúa không biết con người ở đâu trong vườn ? Con người trốn không kỹ và không xa lắm, v́ họ c̣n “nghe tiếng Chúa” :

(10) Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hăi v́ con trần truồng, nên con lẩn trốn."

Như thế chúng ta lại có thể lẩn thẩn hỏi tiếp: Đương lúc xảy ra cơn cám dỗ, lúc bà giơ tay hái trái, ăn trái, và hái đưa cho ông, Thiên Chúa ở đâu ?

Thiên Chúa mà có mặt lúc đó, hẳn khó mà con người đành ḷng bất tuân. Và con rắn cũng khó mà nói ngang nói ngược !

Dường như Ngài lánh mặt, để con người được hoàn toàn tự do trong hành xử, trong quyết định của ḿnh.

Mà cả ngày nay cũng thế, nếu lúc nào chúng ta cũng thấy Thiên Chúa kè kè bên ḿnh, chúng ta hẳn sẽ bực tức: “Không c̣n tự do nữa !

Sao Ngài không chặn tay con người lại nhỉ ? Hay là chỉ cần “đằng hắng” một tiếng ?

Ồ, Thiên Chúa là Cha nhân lành, chứ không phải là giám thị. Khi Ngài là Cha, và rất “sư phạm trong nhẫn nại” chờ đợi con ḿnh trưởng thành trong tự do, không can thiệp vào nội bộ đời sống của con, không lén kiểm duyệt đọc thư của con, th́ vườn Địa đàng mới là gia đ́nh, mới là Khu Vườn Hạnh Phúc. Khi Ngài là giám thị, th́ Eden trở thành nhà tù, và đứa con sẽ không bao giờ trưởng thành được .

Ngài lánh mặt nhưng Thiên Chúa không quên hay bỏ rơi con người.

Ngài vẫn “gọi con người và hỏi: Ngươi ở đâu ?” Chúng ta thử đọc lại hai câu văn:
Vocavitque Dominus Deus Adam et dixit ei: “Ubi es?”. (Vulgata)
Yahvé Dieu appela l'homme : Où es-tu ? dit-il.”: (BJ)

Bản Vulgata cho ta thấy một chi tiết thú vị rơ hơn bản Bible de Jerusalem : Khi hỏi “Ngươi ở đâu” bản Vulgata cho thấy Thiên Chúa gọi con người “vocavit Dominus Deus Adam” rồi mới hỏi con người : “et dixit ei “Ubi es ?”

Nghĩa là sau khi t́m gặp được lại con người, định vị được con người đang núp/ở đâu rồi, Thiên Chúa mới hỏi “Ubi es ?”: Bản thân ngươi đang ở đâu vậy? Thân xác ngươi Ta gặp đây, nhưng chính ngươi, căn tính của ngươi, cái ipséité của ngươi , th́ ở đâu rồi ? Quả là tuyệt diệu chứ, phải không ?

 

12-

Tŕnh thuật không nói Thiên Chúa giận lên, to tiếng hay bực bội, mà chỉ đều đều kể tiếp rằng :
(11) ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: "Ai đă cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đă ăn trái cây mà Ta đă cấm ngươi ăn không? "

Ngài đă biết chuyện, nhưng vẫn hỏi để xem con người có đủ can đảm nói ra điều ḿnh đă làm. Ngài muốn nghe chính miệng con người tự thú : “Có phải ngươi đă ăn trái cây mà Ta đă cấm ngươi ăn không?"

Ngài hỏi hai câu cùng một lúc.
1-"Ai đă cho ngươi biết là ngươi trần truồng?”
2-“Có phải ngươi đă ăn trái cây mà Ta đă cấm ngươi ăn không?”

Khi hỏi như thế là Ngài phân biệt hai sự việc: “biết trần truồng” và “ăn trái cây mà Ngài đă cấm.

Điều thú vị là Ngài vẫn không nói tên của cây ấy ra ! Ngài chỉ nói tên đó ra một lần duy nhất khi ra lệnh cấm. C̣n từ đó về sau, cả con rắn, cả ngựi đàn bà, và bây giờ chính Thiên Chúa, chẳng ai c̣n nhắc đến tên cây ấy !

Trong những câu đối thoại kế tiếp, con người và vợ ḿnh không hề trả lời cho câu hỏi: "Ai đă cho ngươi biết là ngươi trần truồng?” .

Cho đến nay vẫn không có ai trả lời câu này !

Trong những câu đối thoại kế tiếp, con người và vợ ḿnh không hề trả lời cho câu hỏi: "Ai đă cho ngươi biết là ngươi trần truồng?” . Cho đến nay vẫn không có ai trả lời câu này !

Con người chỉ trả lời câu hỏi thứ hai của Thiên Chúa: “Có phải ngươi đă ăn trái cây mà Ta đă cấm ngươi ăn không?

Trong câu hỏi, Ngài nhắc lại lệnh cấm. V́ quả thực Ngài chỉ nói lệnh cấm cho người đàn ông, khi người đàn bà chưa được tạo dựng . Đây là câu hỏi “Có phải...không ? ” nghĩa là câu hỏi chỉ cần trả lời “có” hay “không”, “yes” or “no”, “oui” ou “non” .

Vậy mà con người tráo trở, ghép hai câu thành một “Ai đă cho ngươi ăn trái cây mà Ta đă cấm ngươi ăn?” mà trả lời như sau : "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đă cho con trái cây ấy, nên con ăn."

Con người bắt đầu biết tráo trở từ khi nào vậy nhỉ?

Đă lây nhiễm cái “arom - xảo quyệt” của con rắn rồi sao ? Chúa hỏi một đàng, con người trả lời một nẻo !

Khi Thiên Chúa dẫn người đàn bà đến, để ban cho làm “người trợ giúp tương xứng” , con người hân hoan reo vui: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! ” Nhưng quên mất....cám ơn Thiên Chúa .

Không hề nói lời cám ơn, rồi ngậm tăm im lặng, ăn trái. Cho đến khi hỏi tra hỏi, lại liến láu trả lời quàng xiêng !

Tệ hơn thế nữa, trầm trọng hơn thế nữa là khác. Khi trả lời: “Người đàn bà Ngài cho ở với con” con người muốn hàm ngụ : “Tại Chúa cả đấy nhé ! Ai biểu Ngài đem bà ấy cho con làm chi !

Đổ lỗi cho Thiên Chúa .

Nói tiếp “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đă cho con trái cây ấy”:

Đỗi lỗi cho người đàn bà !

nên con ăn

Cuối câu mới trả lời thẳng vào vấn đề : Vậy là hèn. Ít ra là chưa trưởng thành !

Quả là con rắn thành công khi cho con người thấy rằng con người cũng chỉ là bùn đất hèn mạt .

Thiên Chúa tiếp tục, quay sang người đàn bà:
(13) ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: "Ngươi đălàm ǵ thế? "

Ngài hỏi người đàn ông hai điều.

Ngài chỉ hỏi người đàn bà một điều: “Ngươi đă làm ǵ thế?

Chúa không hỏi “Ngươi có ăn không ?” Mà chỉ hỏi “Ngươi đă làm ǵ ?

Bà cũng liến láu quàng xiên, không trả lời vào câu Thiên Chúa đă hỏi, mà trả lời câu khác. Bà lấp liếm v́ không kể hết những điều bà đă làm, như tranh luận với con rắn chẳng hạn, hay không kể hết ra 11 động từ miêu tả những hành động bà đă làm trên kia mà chỉ “thống kê” có mỗi một việc: “ăn” .

Mà lại không cho biết ăn trái cây bị cấm ! Cả việc “ăn”, cũng là do con rắn “lừa” cho ăn, chứ không tự ư chủ xướng . Người đàn bà thưa: "Con rắn đă lừa dối con, nên con ăn."

Quả là bà đă nói không thật. Con rắn có lừa bà là lừa chuyện khác, chứ không phải nó lừa để bà ăn trái.

Con rắn đă nói như sau: “Chẳng chết chóc ǵ đâu !” Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác."

Như chúng ta đă ghi nhận trước kia, tất cả những điều con rắn nói, CHO TỚI LÚC ĐÓ, tất cả đều đúng:
1- “Chẳng chết chóc ǵ đâu !” / Hai ông bà vẫn c̣n sống nhăn !
2- “Mắt hai ông bà sẽ mở ra” Mắt hai ông bà mở ra thiệt !
3- “ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.”

Thiên Chúa xác định điều này : ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa nói: "Này con người đă trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác.” (câu 22)
Trong câu miêu tả : Người đàn bà thấy trái cây đó ăn th́ ngon, trông th́ đẹp mắt, và đáng quư v́ làm cho ḿnh được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với ḿnh; ông cũng ăn. không hề nhắc đến con rắn, hay có một chi tiết nào cho chúng ta thấy v́ con rắn xúi, hay v́ con rắn lừa bà...

Chính bà “thấy nó đáng quư v́ làm cho ḿnh được tinh khôn.” nên mới hái trái ăn. Chuyện rắn lừa bà là một chuyện. C̣n chuyện chính bà thấy, muốn, và tự ư hái trái ăn th́ bà không chịu nhận. Chính bà nói dối Thiên Chúa th́ có !

Người đàn ông được hỏi hai câu, người đàn bà được hỏi một câu. Đến khi tra vấn con rắn, Thiên Chúa không hỏi câu nào !

Con rắn cũng nói lại lời nào, dù trước kia nó biết nói !


(14) ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa phán với con rắn:"Mi đă làm điều đó,” “Mi đă làm điều đó” Nó không c̣n ai để đổ lỗi. Lại thêm các ngón tay đều chỉ về nó. Thật ra nó chẳng thèm đổ lỗi. Nó trân tráo trong sự lừa dối của nó.

Dường như sau nói câu cuối với người đàn bà, nó hài ḷng với sự xảo quyệt của nó.

Nó hài ḷng v́ trả thù con người chẳng chịu chấp nhận nó làm người trợ lực tương xứng ? Hay nó trân tráo v́ cả dám đương cự nói ngược lại điều Thiên Chúa đă nói : “Chẳng chết chóc ǵ đâu! ” ? Nào ai biết mục đích nó nó đạt là ǵ. Dường như bây giơ nó cam ḷng chấp nhận h́nh phạt.

  Người đàn ông được hỏi hai câu, người đàn bà được hỏi một câu. Đến khi tra vấn con rắn, Thiên Chúa không hỏi câu nào ! Con rắn cũng nói lại lời nào, dù trước kia nó biết nói !

13-

H́nh phạt“Nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dă thú. Mi phải ḅ bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi.” Chính v́ thế mà bản văn được các nhà chú giải thường gọi dưới tên “thể văn tầm nguyên luận”: Giải thích t́nh trạng hiện tại : Ngày nay con rắn không chân phải ḅ bằng bụng là v́ ngày xưa nó đă bị án phạt từ trong vườn địa đàng.

Người phụ nữ bị phạt không lấy ǵ làm nặng lắm : V́ không chịu thêm một h́nh phạt nào. Chỉ là những sinh hoạt thường ngày theo phận nữ giới, nhưng từ nay có thêm mức đau đớn và khổ cực kèm theo mà thôi :


(16) Với người đàn bà, Chúa phán: "Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi."

Chi tiết thú vị nhất trong lời tuyên phạt cho người đàn bà là bà phải chịu thêm một điều: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi."

Trước kia th́ bà nói ông nghe. Bà hái trái đưa cho th́ ông chỉ im lặng mà ăn. “Vâng lời mà không biện bác”. H́nh như ông chơi hướng đạo làm “Sói con” nghe lời Akela. Bây giờ th́ “nó sẽ thống trị ngươi” . Cánh đàn ông có quyền hy vọng .

Với con người, câu tuyên phạt có vẻ dài hơn.
(17) Với con người, Chúa phán: "V́ ngươi đă nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đă truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó",nên đất đai bị nguyền rủa v́ ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra.
(18) Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng.
(19) Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, v́ từ đất, ngươi đă được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất."

Chúng ta thấy có ǵ đặc biệt trong lời tuyên phạt này ?
1-Thiên Chúa không kể tội ông nghe lời con rắn. Nhưng chỉ kể tội “V́ ngươi đă nghe lời vợ !
2- Ngài chỉ nhắc lại lời nghiêm cấm với ông, mà không đả động ǵ tới chuyện này khi tuyên phạt người đàn bà. V́ Ngài chỉ đích thân ra lệnh cấm cho ông thôi: “ ăn trái cây mà Ta đă truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó",
3- Những cực nhọc kế tiếp chỉ là thêm vào những công tác mà con người vốn thường nhật phải làm. Trước kia có canh tác, trồng trọt, giữ vườn, nay vẫn cứ làm những công chuyện ấy. Có điều nhọc nhằn hơn mà thôi .
4- Đất đai bị hậu quả theo tội con người: “đất đai bị nguyền rủa v́ ngươi;... (18) Đất đai sẽ trổ sinh gai góc
5-Ngài nhấn mạnh hai lần phận người phải chết, không c̣n là trường sinh . “cho đến khi trở về với đất, v́ từ đất, ngươi đă được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất. "

Như thế, con người hoàn toàn không biết thân ḿnh do từ chất liệu nào. Măi đến lúc này, khi khi sa ngă, Thiên Chúa cho con người biết. Ngài lập lại hai lần: “v́ từ đất, ngươi đă được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.

Chúng ta cần phải lưu ư tới chi tiết này: Khi tạo dựng con người, hẳn con người không biết ḿnh từ đâu ra. Sau đó, Thiên Chúa không hề nói cho con người biết con người được tạo dựng từ chất liệu ǵ. Lúc Thiên Chúa nặn nên muông thú, con người không có mặt tại “xưởng làm việc” của Thiên Chúa. Lúc dựng nên người đàn bà, con ngướ đang ngủ mê.

Như thế, con người hoàn toàn không biết thân ḿnh do từ chất liệu nào.

Măi đến lúc này, khi khi sa ngă, Thiên Chúa cho con người biết. Ngài lập lại hai lần: “v́ từ đất, ngươi đă được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất."


Mời Đọc tiếp

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.