Vụ Án Mạng đầu tiên

1 2 3 4 5

MichelAnge

 

7-

Cho đến khi

“Sau một thời gian, Ca-in lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật dâng lên ĐỨC CHÚA. (Stk 4:3)


In the course of time it came to pass that Cain brought of the fruit of the ground an offering unto the Lord, (Dothái)
And in process of time it came to pass, that Cain brought of the fruit of the ground an offering unto HaShem. (JPS)
Factum est autem post aliquot dies ut offerret Cain de fructibus agri munus Domino. (Vulgata)
Le temps passa et il advint que Caïn présenta des produits du sol en offrande à Yahvé, (BJ)
In the course of time Cain brought an offering to the LORD from the fruit of the soil, (NAB)

Sau một thời gian bao lâu, chúng ta không biết. Lúc đó Cain Abel đã bao tuổi, chúng ta cũng không hay. Trình thuật chỉ dùng một mệnh đề chỉ thời gian rất mông lung: “Thời gian trôi qua, và xảy ra là ...” Đây là phần đầu của câu Stk 4:3 theo văn phong tiêu biểu Do thái. “In the course of time it came to pass ...” Cain dâng của lễ cho Thiên Chúa .

Chúng ta thấy có gì đặc biệt chưa ? Cain là người đầu tiên trên thế gian dâng của lễ cho Thiên Chúa. Rõ ràng ông có sáng kiến nghĩ ra việc tế tự. Thế có đáng quý và đáng khen không kia chứ !

Ngày nay cái bánh xe tròn tròn biết lăn là chuyện thông thường. Nhưng người đầu tiên nghĩ ra cái bánh xe mới là kỳ tài.

Cain kỳ tài nghĩ ra chuyện tế tự, làm gương cho hàng triệu triệu người trong nhiều tôn giáo bắt chước ông mà dâng cúng cho Thượng Đế.

Thiên Chúa có gợi ý chuyện tế tự như thế không, hay Ngài có cần tế tự không ?

Cho đến lúc này KinhThánh không cho chúng ta một chi tiết nào cho phép kết luận Thiên Chúa “gợi ý” việc tế tự hay cần đến nó.

Mà nói cho ngay, đứng về phía Thiên Chúa mà xét, thì chuyện tế tự chưa hẳn là đáng quý, mà có thể là đáng...nghi ngờ. Tùy lòng con người lúc dâng tiến.

Lễ vật có thể là như những giọt nước mắt xúc cảm chân tình chảy ra tự đáy lòng tạ ơn hay thờ phượng. Hay chúng chỉ là những cái phong bì dấm dúi theo đơn từ .

Với Cain cầy cấy đất đai, ông quá biết rằng những cơn mưa vào đúng lúc rất cần cho mùa màng của mình. Nên chúng ta dám rụt rè đưa ra kết luận là dù gì đi nữa thì chuyện dâng lễ vật rất cần thiết đối với Cain.

Ít ra Cain cần dâng lễ hơn là Abel .

 

Lễ vật có thể là như những giọt nước mắt xúc cảm chân tình chảy ra tự đáy lòng tạ ơn hay thờ phượng. Hay chúng chỉ là những cái phong bì dấm dúi theo đơn từ .

Bởi thế, “Thời gian trôi qua , xảy ra chuyện là Cain lấy hoa màu của đất đai mà dâng lên cho Thiên Chúa.

Không biết Cain dâng lễ với tâm tình nào, mà chỉ mãi đến lúc cuối cùng, vào lúc cuối ngày, sau “khi thời gian đã trôi qua - miketz yamim- In process of time” ông mới đem của lễ đi dâng.

Chúng ta phải lưu tâm tới chi tiết chỉ hiện rõ trong nguyên bản Do thái: “Thời gian trôi qua - miketz yamim”-

Miketz yamim- In process of time - theo nghĩa đen có nghĩa là "vào cuối ngày".

Ấy là một lẽ . Cain dâng lễ vào lúc muộn màng.

Chi tiết thứ hai quan trọng hơn. Tuy Abel chỉ là người theo sau , bắt chước ông dâng lễ, nhưng Abel mang những lễ vật hàng đầu mà mình có: “A-ben cũng dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng.” Những “con chiên đầu lòng”. Nghĩa là những lễ vật tốt nhất.

Cain là người đầu tiên nghĩ ra việc dâng lễ. Nhưng lại không đem dâng được những lễ vật tốt nhất. Cain chỉ “lấy hoa màu đất đai” mà dâng. Bản văn không nêu rõ những lễ vật của Cain là “thượng hạng” hay “đầu mùa”, mà chỉ là “chút hoa màu nào đó”. Rất bình thường, nghĩa là rất tầm thường: quelque produits, c’est-à-dire quelconque !

Điều này cho ta thoáng hé cho ta thấy tấm lòng của Cain. Ít là so với Abel.

 

8-

Nếu dạn mồm dạn miệng, chúng ta có thế nói rằng chương trình của Thiên Chúa đối với con người là “canh tác đất đai”:

Chúng ta đọc lại hai câu KinhThánh mà xem :

ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai.” (Stk 2: 5) và “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đã được lấy ra.” (Stk 3:23)

“Canh tác” và “cày cấy” chứ không “làm chủ”, “sở hữu”. Mà như chúng ta đã phân tích khi Eva sinh con thì “Eva sinh ra Cain”, nghĩa là khi sinh ra, Cain đã là Cain rồi, nghĩa là Cain đã có cái chủ tâm sở đắc từ lúc ra đời .

Cain chủ tâm làm chủ sở hữu đất đai hơn là canh tác. Cain không sở dụng, nhưng là sở hữu.

Vậy khi dâng lễ Cain còn muốn khiển dụng Thiên Chúa, để sở hữu Ngài, điều khiển Ngài, hay ít ra kéo Ngài về phe mình, cho mưa xuống nắng lên tùy ý....mình.

Tắt một lời Cain muốn “như Thiên Chúa” vậy , tuy không “là Thiên Chúa”.

Phần Abel, khi chăm sóc đàn vật, ông chỉ điều khiển chúng, như đã được phân định :

"Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." ... Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất." (Stk 1:26,28 )

Bởi lẽ Abel, thoáng hơi phù du, chẳng tân toan làm chủ. Đã phận là thoáng hơi nước phù du, thoắt còn thoắt mất, thì bận tâm chi sở hữu đất đai !

Đã vậy, đã biết phận mình phù hoa, mà khi dâng lễ Abel lại dâng lên “con vật đầu lòng béo tốt nhất” cho Thiên Chúa. Người bàng quan hẳn nhận ra được tấm lòng của người dâng. Cách dâng lễ qúy hơn của lễ .

 

Những điều chắc chắn chúng ta có thể kết luận là: Abel đã mang dâng những thứ tốt nhất mà mình kiếm ra mà Cain thì không. Hay là chưa .

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại. Không có chỗ nào trong trình thuật này cho thấy của lễ của Abel xứng đáng hơn của lễ của Cain. Chúng ta chỉ biết rằng Abel dâng những lễ vật tốt nhất mà mình kiếm ra. Nhưng cũng rất có thể những của lễ tuy là bình thường của Cain cũng giá trị hơn, ngon hơn, tốt hơn lễ vật của Abel. Điều này cũng chỉ là giả thuyết.

Những điều chắc chắn chúng ta có thể kết luận là: Abel đã mang dâng những thứ tốt nhất mà mình kiếm ra mà Cain thì không. Hay là chưa .

Cain đã không tận tâm tận lực.

Cain còn giữ lại cho mình sở hữu thứ tốt nhất !

Chúng ta không so sánh hai anh em với nhau , nhưng phải so sánh mỗi người với chính họ: Họ đã hết mình, hết lòng khi dâng lễ không ?

Điều họ đã làm, có phải là điều tốt nhất mà họ có thể làm cho Thiên Chúa ?

Có lẽ Thiên Chúa cũng đã nhìn vấn đề như thế .

 

9-

Nên kết quả là :

ĐỨC CHÚA đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông,5 nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn.


“Ad Cain vero et ad munus illius non respexit.” (Vulgata)
“Mais il n'agréa pas Caïn et son offrande.” (BJ)
“And HaShem had respect unto Abel and to his offering; but unto Cain and to his offering He had not respect.” (Do thái)
“The LORD looked with favor on Abel and his offering, 5 but on Cain and his offering he did not look with favor.” (NIV)

Chi tiết thú vị chúng ta cần lưu tâm là bản Do thái không nói Thiên Chúa “từ khước” hay “loại bỏ” - reject - rejeter , mà chỉ nói “không đoái nhìn”, “không coi trọng” - non respexit – not respect – ne pas agréer.

Bản văn không cho biết, lúc bấy giờ, Thiên Chúa biểu hiện sự “đoái nhìn” hay chuẩn thuận của mình bằng cách nào, cho lửa từ trời xuống hoả thiêu lễ vật, hay đích thân tỏ cho người dâng lễ biết ý kiến của mình.

Nhưng việc chuẩn thuận xảy ra rõ ràng, nên Cain hiểu rằng Thiên Chúa không đoái nhìn Cain và lễ vật của ông. Cain hiểu“không đoái nhìn” là “loại bỏ”.

Bản tiếng Việt dịch sát động từ “respicio, is, respexi , respectus sum, respicere” từ bản Vulgata Latinh, cho chúng ta một chi tiết thú vị : động từ respicere này vừa chỉ một hành vi thể lý: “quay mắt nhìn lại”, “đoái nhìn”, vừa diễn tả một hành vi tâm lý: “chuẩn thuận”, “coi trọng”, “đoái nhìn đến”.

Động từ “đoái nhìn” này nói lên chính xác tiêu chuẩn mà Thiên Chúa dùng để chấp thuận của lễ, mà cũng là chi tiết chúng ta cần lưu tâm: đó là lối xếp đặt câu nói của Thiên Chúa ,. “ĐỨC CHÚA đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông,5 nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn.

Bản KinhThánh tế nhị nhắc đến người dâng lễ trước : “đoái nhìn đến A-ben,” rồi mới nói tới của lễ: “và lễ vật của ông”: Một nhấn mạnh kín đáo rằng Thiên Chúa coi trọng con người, xét đến con người trước khi xét đến lễ vật.

Khi từ khước cũng vậy : “nhưng Ca-in- người dâng lễ - và lễ vật của ông - của lễ - thì Người không đoái nhìn.

Lại nữa, bản văn Kinh Thánh chỉ nhắc chung là "lễ vật" dù từ chối hay chấp thuận, mà không hề nêu rõ lễ vật loại gì, hạng nhất hay hạng xoàng, hàng nhập cảng hay hàng nội địa, béo tốt hay sang trọng. Điều này lại càng nhấn mạnh rằng chính con người mới là điều quan trọng khi dâng lễ.

Vậy đã có cái gì không ổn hay không tốt nơi Cain rồi, trước khi ông dâng lễ .

 

10-

Điều không tốt ấy lộ rõ ra ngay, khi: “Cain giận lắm, và sa sầm nét mặt.” Kinh Thánh lạnh lùng kể tiếp câu chuyện .

Sao Cain lại mau giận vậy ?

Cain “giận lắm” vì dường như Cain dựa vào sự kiện mình là người có công đầu tiên nghĩ ra việc dâng lễ vật, mà sao Thiên Chúa lại không đoái nhìn ?

Nói cho cùng, chuyện Cain đầu tiên nghĩ ra việc dâng của lễ, chỉ là theo thứ tự thời gian.

Cain là người đầu tiên. Đúng. Nhưng không hẳn vì thế mà Cain là người duy nhất nghĩ ra được điều ấy! Abel cũng nghĩ ra được hành vi dâng lễ. Bản văn chỉ kể người trước người sau, chứ không hề ghi rõ rằng Abel bắt chước Cain mà dâng của lễ đâu !

Abel dâng lễ sau, hẳn rút tỉa đưọc kinh nghiệm của người đi trước, nên đã thực hiện điều ấy tốt hơn, đã “làm tốt – do well-” việc dâng lễ. Ông đã thành tâm hơn và dâng của lễ hạng nhất .

Cain thực hiện việc dâng lễ đầu tiên. Nhưng lại tắc trách, nếu không nói là “cẩu thả”. Vì ông chỉ dâng những của lễ xoàng xĩnh, hạng thường trong số những của cải, những gì mình “sở đắc”.

Chúng ta có thể nói thế vì dựa vào câu hỏi “xét mình” của Thiên Chúa sau này : “Tại sao ngươi giận dữ? Tại sao ngươi sa sầm nét mặt?7 Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không?

Về phần Abel, khi thấy anh Cain có sáng kiến dâng lễ, Abel có tức giận hay ghen tỵ không ? Thưa không ! Abel chỉ làm theo. Làm theo nhưng không mù quáng bắt chước. Nếu mù quáng bắt chước, Abel sẽ theo gót của Cain mà dâng những sản phẩm từ đất đai như luá thóc ngô khoai. Mà cũng chỉ dâng những ngũ cốc hạng xoàng.

Tuy bắt chước - nếu vì làm sau mà được cho là bắt chước việc dâng lễ - thì Abel bắt chước “việc làm” nhưng không bắt chước “người” và “cách làm”. Abel không “học đòi” theo tâm địa và bản tính của Cain. Abel dâng những phẩm vật của riêng mình - con vật - theo cách của mình – con vật đầu lòng, béo tốt nhất -.

Cain giận lắm và sa sầm nét mặt”.

Nghĩa là cơn giận hẳn là mạnh mẽ vũ bão đến độ nó bày tỏ cụ thể qua bộ dạng của ông “sa sầm nét mặt”. Nghĩa là ánh mắt của ông tối sầm lại. Cửa sổ cho thấy linh hồn ông, tối sầm lại.

Nếu phân tách tâm lý của ông ta có thể suy như sau. Giận dữ vì mắc cở do tự ái bị tổn thương. Nghĩ mình là anh hai trong nhà, con trai trưởng trong bộ tộc, hãnh diện với của cải và cơ ngơi đất đai do mình trồng trọt canh tác, Cain hãnh diện vì mình là người đầu tiên giao tiếp với Thiên Chúa qua việc tế tự.

Hẳn ông muốn, và nghĩ rằng mình đáng được là người đầu tiên Thiên Chúa chuẩn nhận lễ vật.

Ông tính một đàng, sự thể lại xảy ra một nẻo.

 

Sự bẽ bàng vì lễ vật của mình không được Thiên Chúa chuẩn nhận vẫn không chua chát bằng sự thực mình là “con đầu lòng” của Eva-Mẹ Chúng sinh mà lại kém hạng so với “con vật đầu lòng” thằng Abel phù du kia dâng cho Thiên Chúa.

Thằng em thứ Abel kia, biếng nhác, chẳng làm gì cực nhọc, chuyên môn theo đuôi đàn vật, và “theo đuôi” mình trong việc dâng lễ, lại hơn mình vì Thiên Chúa coi trọng nó, nhận lễ của nó.

Cain, người đầu tiên trong mọi sự, nhưng chỉ là người ở hạng hai dưới mắt của Thiên Chúa.

Ông chỉ nhìn và kết luận từ trong hàng rào vuông đất mình sở đắc. Còn Thiên Chúa, Ngài thấy từ mọi phía, cả bên ngoài hàng rào nhà ông, nơi đàn vật và Abel thong dong đi lại trong mênh mông không gian mặt địa cầu.

Tự ái Cain bị tổn thương, vì không ai xem trọng mình. Không chỉ “mặt ông sa sầm” mà tim ông sục sôi vì giận, vì ông cho rằng không chỉ tự ái mình bị tổn thương mà còn tin rằng chính bản thân mình cũng bị thương tổn.

Ông có thể giận ai bây giờ ?

Thiên Chúa, cho tới lúc này, vẫn vô hình và im lặng. Cain thấy ông không thể đụng chạm gì được tới Thiên Chúa.

Ông không nhìn lên được.Thì ông nhìn ngang. Để trút cơn giận.

Nhìn ngang, ông chỉ thấy Abel.

Sự bẽ bàng vì lễ vật của mình không được Thiên Chúa chuẩn nhận vẫn không chua chát bằng sự thực mình là “con đầu lòng” của Eva-Mẹ Chúng sinh mà lại kém hạng so với “con vật đầu lòng” thằng Abel phù du kia dâng cho Thiên Chúa.

Thiên Chúa nhận con vật đầu lòng, mà không chuẩn nhận lễ vật của người con đầu lòng !

Ông nhất quyết hễ cứ là người con đầu, thì điều gì cũng phải ở hạng đầu. Vậy mà “công” mình không “thành” bằng thằng thứ Abel .

Cain giận lắm và sa sầm nét mặt”. Từ trong lòng ông, nhìn qua con mắt cửa sổ linh hồn, ông quyết định chỉ còn có ba người trên thế gian.

Lần đầu tiên Kinh Thánh ghi nhận sự giận dữ, và bất/(công) bình.

Và chúng ta thấy nhem nhúm chủ đề “phế trưởng lập thứ” sau này thường gặp trong Kinh Thánh .

 



Mời Đọc tiếp

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.