Vụ Án Mạng đầu tiên

1 2 3 4 5

MichelAnge


11-

Tuy tình trạng lúc bấy giờ bi đát, nhưng chưa phải là tuyệt vọng hay chết chóc.

Vì Thiên Chúa thấy vấn đề và can thiệp ngay. Chính Ngài đích thân đi nói chuyện với Cain.

Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt.
6 ĐỨC CHÚA phán với Ca-in: "Tại sao ngươi giận dữ? Tại sao ngươi sa sầm nét mặt?

Hai câu đi liền nhau, nói lên tính cấp tốc trong hành động can thiệp của Thiên Chúa. Cơn nóng giận như lửa cháy. Chữa lửa là phải chữa cấp thời.

Ngay khi “Cain giận” và “sa sầm nét mặt” thì Thiên Chúa hỏi ngay: “Tại sao ngươi giận dữ ? Tại sao ngươi sa sầm nét mặt ?

Chả có lúc nào mà chúng ta thấy câu tục ngữ Việt Nam đúng như lúc này: “Giận thì mất khôn

Thiên Chúa phân tích điều khôn ngoan cho Cain thấy:

“Halo im-teytiv se'et ve'im lo teytiv lapetach chatat rovetz ve'elecha teshukato ve'atah timshol-bo.” (Stk 4:6-7). (Nguyên văn Do thái)

If you do good, will there not be special privilege? And if you do not do good, sin is crouching at the door. It lusts after you, but you can dominate it.” (World ORT)

Is this not so - if you improve, there is forgiveness, but if you do not improve, sin rests at the entrance. Its desire is unto you, but you can dominate it."

Is it not the case that if you do well -- lift up! And if you do not do well -- sin lies crouching at the door, its desire is unto you, yet you can rule over it

"Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.” (CGKPV)

Si tu es bien disposé, ne relèveras-tu pas la tête ? Mais si tu n'es pas bien disposé, le péché n'est-il pas à la porte, une bête tapie qui te convoite, pourras-tu la dominer ?” (BJ)

If you do well, you can hold up your head; but if not, sin is a demon lurking at the door: his urge is toward you, yet you can be his master."(NAB)

 

"Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.

Các bản dịch có chút khác biệt, bởi vì theo ý kiến nhiều nhà chú giải, đây là một câu khó hiểu và khó chú giải nhất.

Nguyên văn Do thái có chút đặc biệt. Có ba câu dịch khác nhau như nhà cháu ghi lại ở ba câu tiếng Anh đầu tiên : “If you do good, will there not be special privilege?- Is this not so - if you improve, there is forgiveness, - Is it not the case that if you do well -- lift up!

Tưởng thưởng, đặc ân, tha thứ, ngẩng lên, hay vực dậy- Chắc chắn ngữ cảnh bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Khuôn mặt ngươi sẽ “ngẩng lên” được với đời. Người sẽ “tự hào” mà nhìn được chung quanh .

Bản NAB tiếng Anh :
Theo tinh thần câu văn và ngữ cảnh, ta có thể hiểu hai cách: “If you do well, you can hold up your head - Nếu ngươi (đã) làm tốt thì (bây giờ) ngươi có thể ngẩng mặt lên rồi !” (chứ không ủ rũ như bây giờ)

Hay: “Nếu (bây giờ) ngươi làm tốt, ngươi (sẽ) có thể ngẩng mặt lên được. ” Thiên Chúa phân tích hiện trạng và khuyến khích đưa ra giải đáp cho cái bộ dạng thiểu não đang tố giác một hành vi không tốt trong quá khứ.

Bản tiếng Pháp của BJ : “Si tu es bien disposé, ne relèveras-tu pas la tête ? - Nếu ngươi vui vẻ, ngươi lại không ngước mắt lên rồi sao ?

Ngữ tố “Bien disposé” nếu hàm ý “envers quelqu’un” thì có nghĩa “có thiện ý với ai đó”. Đối tượng ở đây có thể là Thiên Chúa, mà cũng có thể là Abel. Nếu hiểu đối tượng là Thiên Chúa, thì Cain đã không có thiện ý khi dâng lễ, (nên bây gờ mới ũ rũ thế ) mà nếu hiểu đối tượng là Abel thì Cain đang toan tính điều chi ghê gớm (nên không thể ngẩng mặt lên được).

Bỏ qua những chi tiết “nhức đầu” về ngôn ngữ, chúng ta thấy Thiên Chúa không hứa sẽ “tưởng thưởng” Cain nếu ông hành động tốt. Ngài chỉ nói trống: “Nếu ngươi làm tốt, thì hãy – lift up!”

Ta có thể hiểu là “lift” cái lễ vật đang nằm trên bàn thờ “up”, mà cũng có thể là “lift” cái mặt của Cain đang sa sầm kia “up”. Mà cũng có thể hiểu là “lift” con người, hạnh kiểm, hành vi “up” .

Ngài cũng chẳng đưa ra một doạ phạt nào cho Cain nếu như Cain hành động không tốt!

Có chi tiết chúng ta cần lưu ý: Ngài không nói: “Nếu ngươi làm điều xấu” , nhưng nói: “Nếu ngươi không làm tốt”. Ngài đã quyết liệt nhấn mạnh rằng PHẢI luôn tích cực, tiến tới, “làm tốt” – do well - mà thôi. Nghĩa là chỉ có một hướng: Đó là hướng đi lên phía trước, tích cực, “hướng thiện”.

Không hề có chuyện trung dung, lưng chừng, hay dậm chân tại chỗ.

Chỉ cần tránh đừng làm điều xấu thôi , cũng không được. Ngài nói, “Nếu ngươi không làm điều tốt, thì tội đã nằm chực ở cửa”.

Như thế lời cảnh báo đã rõ ràng, đồng thời bày tỏ lòng ưu ái dành cho Cain. Thiên Chúa không hề nói cho Abel một lời nào, Ngài chỉ ngỏ lời với Cain thôi.

 

Đích thân Thiên Chúa nhấn mạnh hai lần “Nếu ngươi làm tốt..” và “Nếu ngươi làm không tốt..” thì rõ ràng Thiên Chúa đã nêu rõ hai tiêu chuẩn luân lý “tốt” và “không tốt” mà Cain hẳn đã biết.

Chúng ta có thể thắc mắc rằng, thì cũng đành là một lần lên tiếng, thế tại sao Thiên Chúa không nói “rõ hơn” cho Cain biết ? Ngài có thể nói: “ Này Cain, ngươi đừng thực hiện tội ác đang toan tính trong đầu nữa”. Biết đâu đã tránh được một án mạng !

Nhưng nếu chúng ta lưu ý rằng đích thân Thiên Chúa nhấn mạnh hai lần “Nếu ngươi làm tốt..” và “Nếu ngươi làm không tốt..” thì rõ ràng Thiên Chúa đã nêu rõ hai tiêu chuẩn luân lý “tốt” và “không tốt” mà Cain hẳn đã biết, tuy lúc ấy, sau biến cố vườn địa đàng mà Cain không chứng kiến -

Cain – và nghĩa là loài người – đã biết “tốt” là gì, và “không tốt” là gì. Vì khi Thiên Chúa nói thế, ông không hề yêu cầu giải thích.

Tuy chẳng ăn hay thèm thuồng trái cấm, Cain đã “biết được tốt xấu” rồi đấy thôi !

Hơn nữa lúc bây giờ chưa có luật, có lệ, chưa có tội ác lẫn hình phạt, vậy mà đã có khái niệm về “tốt” và “không tốt”, và con người đã biết biện biệt điều tốt điều xấu rồi. Như thế ngay sau khi vườn địa đàng khép lại sau lưng, hành vi con người đã có luân lý tính rồi .

Hóa ra Cain đã “nghe” lời Chúa nói, nhưng không “ăn” lời .

 

12-

Phần hai câu nói của Thiên Chúa mới có lắm điều thú vị, và nhức đầu.

Mời các Bác đọc lại nhé :

“lapetach chatat rovetz ve'elecha teshukato ve'atah timshol-bo.
tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó."
sin lies crouching at the door, its desire is unto you, yet you can rule over it"
le péché n'est-il pas à la porte, une bête tapie qui te convoite, pourras-tu la dominer ?

Nếu diễn đạt bằng ngôn ngữ ngày nay chúng ta có thể hiểu ý Thiên Chúa muốn nói như sau:

“Tại sao mặt ngươi sa sầm xuống như thế kia ? Nếu ngươi tích cực, nếu ngươi hành động tốt, ngươi có thể ngẩng cao đầu. Nhưng nếu ngươi lừng khừng, không tích cực, thì dù thái độ ấy không phải là xấu xa, nhưng nó khiến ngươi dễ sa vào tội. Tội đang nằm ngay cửa, rình chờ xông vào ngươi như miếng mồi ngon. Nhưng ngươi có thế chế ngự nó .”

Thiên Chúa dùng cùng một kiểu ví von cho cả hai mẹ con, khiến chúng ta không thể nào không nhớ tới câu tuyên phạt của Thiên Chúa dành cho bà Evà.

 

Tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.

Ngài nói với mẹ - bà Evà : "Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi."(Stl 3:16)

Ngài nói với con – Cain, kẻ sở hữu: "Nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó."(Stk 4:7)

Câu truớc nói về thân phận phụ nữ. Đại khái phải thèm muốn chồng mình, còn chồng thì thống trị vợ.

Dịch như trên, và đọc nguyên câu văn như thế, chắc giới phụ nữ sẽ rất khó chịu. Ít là đối với phự nữ VN chúng ta, đang sống đậm nét đoan trang của luân lý Á đông và Khổng Mạnh. Câu văn mang một vẻ hơi “sống sượng” vì chữ “thèm muốn” và dường như khinh thị phụ nữ rõ nét “chồng con sẽ thống trị con”.

Ít có bài giảng nào dám khai triển rộng rãi và tỉ mỉ câu Kinh Thánh này !

Câu dịch của BJ “Ta convoitise te poussera vers ton mari et lui dominera sur toi.” (BJ)
(Lòng thèm muốn thúc đẩy ngươi tới chồng ngươi. và nó sẽ chế ngự(thống trị) ngươi .
Mais si tu n'es pas bien disposé, le péché n'est-il pas à la porte, une bête tapie qui te convoite, pourras-tu la dominer ?” (BJ)
Nhưng nếu ngươi không có sẵn sàng, (chuẩn bị tốt trong tư thế thuận lợi ) thì tội đã chẳng như con thú nằm rình ở sẵn ngay cửa thèm muốn ngươi, ngươi chế ngự(thống trị) nó được sao ?

Bản Vulgata mới dịch thành: “et ad virum tuum erit appetitus tuus, ipse autem dominabitur tui”.
et ad te erit appetitus eius, tu autem dominaberis illius
”.

Còn Nhã Ca 7:10 là:
Ego dilecto meo, et ad me appetitus eius.

Sự song đối sóng đôi này khiến chúng ta nên cẩn thận. Không vì thế mà đem so sánh phụ nữ với tội lỗi. Cả hai đều thèm muốn người đàn ông, và trong cả hai trường hợp, người đàn ông phải/sẽ/nên thống trị người phụ nữ !

Chẳng lẽ Kinh Thánh lại coi phụ nữ tệ đến thế ? như tội lỗi, như con thú hoang đang rình chực đàn ông. Đã vậy vẫn phải quỵ phục người đàn ông.

Why are you angry and why has your face fallen? Is it not the case that if you do well -- lift up! And if you do not do well -- sin lies crouching at the door, its desire is unto you, yet you can rule over it (4:6-7).

Có lẽ chúng ta nên dừng lâu chổ này một chút. Phiền các Bác đọc lại vài cách chú giải của các bậc thông thái, nhờ họ soi sáng cho chúng ta một vài điều:

Từ “thèm muốn”, nguyên văn Do thái là תשוקה - đọc là teshukah, có nghĩa eager desire Từ này ,khổ nỗi, có thể hiểu hai cách, một thụ động và một chủ động, “désiré” hay “désirable”, còn tuỳ thuộc vào nghĩa của giới từ “ אל = để, cho, chống lại, theo, to/for/against trong ngữ cảnh.

Ngoài hai chỗ này, từ teshuka này còn được sách Diễm Ca dùng ở câu 7:11 và hoàn toàn nói về hấp lực lôi cuốn giữa chồng vợ .

I am my beloved's, and to me goeth forth his תשוקה - teshukah (desire).
Tôi thuộc trọn về người tôi yêu,
cho lòng chàng cháy rực lửa thèm muốn.

Như thế những nghĩa sau đều có thể đúng ;
Ngươi thèm muốn chồng ngươi.
Ngươi là đối tượng cho chồng thèm muốn.
Ngươi phải thoả mãn (lòng ngươi) thèm muốn theo ý chồng ngươi. (vì thế mà) chồng ngươi thống trị/điều khiển ngươi

Tương tự trong trường hợp của Cain
Ngươi thèm phạm tội,
Ngươi là đối tượng cho tội muốn thèm ngươi .
Tội có thèm muốn ngươi thì cũng phải theo ý ngươi (vì thế mà) ngươi thống trị/điều khiển tội .

 

"Ngay tại cửa là tội, đang nằm thèm thuồng rình ngươi. Nhưng ngươi có thể khuất phục nó.

Vì tiếng Do thái chỉ ghi lại các phụ âm, sát nhau, không có một dấu ngắt câu nào, có vị còn đưa ra chi tiết này: nếu chuyển ngữ tố “Tov” cuối chữ “CHaTaT” sang đầu chữ sau , là chữ “RoBeTZ” thì chữ này thành “TiRBaTZ” và nghĩa của câu thay đổi thú vị hẳn.

Để nguyên chúng ta có: lapetach chatat rovetz
chuyển thành lapetach chata trovetz

rovetz (resh, vet, tzadi) chatat (het, tet, alef, tov) lapetach (lamed, peh, tov, het) nằm rình (masc.) tội (fem.) Ở cửa

Có thể dịch thành một câu nói mà Thiên Chúa YHWH cảnh báo Cain, "Tội đang nằm rình ở cửa thèm thuồng ngươi, nhưng ngươi có thể làm chủ nó."

Nếu với giọng mạnh mẽ hơn chúng ta cỏ thể dịch thành câu Thiên Chúa trách móc Cain
"Ngay tại cửa là tội, đang nằm thèm thuồng rình ngươi. Nhưng ngươi có thể khuất phục nó.”

tirbatz (tov, resh, bet, tzadi) chayt (het, tet, alef) l'fetach (lamed, feh, het)
ngươi (masc.) sẽ nằm xuống. của tội (masc.) ngay tại cửa

Tác giả cho đề nghị này là cô Adrien Bledstein, trong tập san Bible Review, số tháng Hai năm 1993 trang 42-45. đọc thành câu khuyên mạnh mẽ nhưng vẫn mang nhiều nét ưu ái dành cho Cain:
Ngươi nằm ngay ngưỡng tội lỗi. Tội rất lôi cuốn- teshukah – ngươi . Tuy vậy ngươi có thể thắng nó.
At the entry of sin you stretch out; it is attractive -teshukah - to you; yet you can rule over it."

Như thế khi dùng nghĩa lôi cuốn, hấo dẫn cho từ teshukah , thì tương tự câu Stk 3:16 sẽ có thể dịch thành
Con rất lôi cuốn chồng con. Vậy mà chồng con vẫn có thể cầm quyền con -
You are attractive to your man; yet he can rule over you" (p. 45).

Không nói dấu gì các Bác nhà cháu thấy ý kiến của cô Bledstein rất là teshukah – thèm thuồng đáng ao ước. Tuy vậy các Bác, và nhà cháu, có thể khâm phục nó hay không phục nó .

Nếu chúng ta lưu ý thêm rằng động từ “משל - msh - mashal- rule - thống trị/điều khiển trong tiếng Do thái là “moshel” viết và đánh vần y hệt như động từ “mashal - dụ ngôn” thì điều này lại cho chúng ta một liên kết lý thú.

 

13-

“...ve'atah.timshol-bo.”

Bây giờ chúng ta dừng một chút ở chữ cuối cùng của câu :

Timshol -you may, you can

John Steinbech đã viết cả một cuốn truyện nổi tiếng dài 600 trang, chỉ với một chữ này làm chủ đề . Đó là cuốn “East of Eden - Phiá đông vườn Địa đàng.” (Viking Press, 1952)

Cho đến lúc này, mọi chuyện vẫn còn tốt đẹp và rất bình thường. Con người có lúc thương lúc giận, có lúc sa sầm nét mặt, có lúc hân hoan. Con người đã biết “tốt”, “xấu” . Nhất là ý thức được rằng, ngoài mình , trên còn có Thiên Chúa (dâng của lễ) và bên cạnh còn có người khác. Và người khác lúc bấy giờ là anh em “đồng bào”.

Hơn nữa con người còn có Thiên Chúa đích thân làm gia sư dạy dỗ về luân lý. Vị gia sư này rất tâm lý và sư phạm . Ngài đưa ra những thách thức để con người luôn luôn “thăng” và “tiến”.

Có nguy cơ tội lỗi - đến lúc này Kinh Thánh mới dùng đến danh từ “chatat- tội lỗi”, và Thiên Chúa ví von nó “nằm phục ngoài cửa” như con thú vật .

Nhưng điều rất hy vọng - và lẽ ra phải là chuyện thường tình – đó là : “ve’atah timshol-bo - Ngươi có thể/sẽ/phải chế ngự nó

Nhân đây chúng ta cũng nên nhắc lại là Kinh thánh im lặng không cho biết lý do tại sao Thiên Chúa không nhận lễ vật của người này, mà nhận lễ vật của người kia. Bởi đó là điều không cần thết và chẳng dính dáng gì đến biến cố sẽ xảy ra .

Câu nói của Thiên Chúa cho chúng ta thấy Ngài chỉ chú tâm vào hành động tốt của từng người:Nếu người làm tốt thì lift up. Nếu người không làm tốt thì..

Rõ ràng Ngài không bận tâm đến chuyện dâng lễ và của lễ, mà chỉ lo lắng đến tâm hồn và hành động của người dâng lễ thôi. Thời Cain Abel đã thế mà bây giờ cũng vậy .

Kinh Thánh lại không hề nhắc đến cha mẹ ở đây. Adam và Evà dường như không có trên đời. Chúng ta có thể kết luận dường như hai ông bà thiếu sót bổn phận trong vấn đề giáo dục con cái.

Câu chuyện xem chừng căng thẳng, mà phận làm cha làm mẹ lại không để ý đến những thay đổi tính tình nơi con cái của mình. Thấy mặt con “sa sầm” như thế thì hắn phải biết có chuyện chẳng lành rồi! Ai lại im lặng và vô tình như thế ?

Nếu đứng về phương diện giáo dục trong gia đình thì hẳn ta có thể rút ra nhiều bài học lý thú khi phân tích câu chuyện này. Ông Adam và bà Evà ơi, làm cha làm mẹ mà lại ở đâu, sao để gia đình tang thương đến thế !

Nhưng nhân tiện mà nhắc thế thôi, chúng ta hãy chú tâm vào Cain .

 

14-

Lẽ ra Cain đã “timshol- chế ngự” được “chatat- tội”, nghĩa chế ngự được con thú đang “tesukah - thèm thuồng” “rovetz -nằm chực” “ lapetach-ở cửa”

“Timshol-chế ngự tội” Đây là cao điểm của câu chuyện, cũng là đỉnh cao của luân lý nhân loại. Nhưng con người đã “hụt” mất cái tiêu chuẩn ấy.

Cain không chế ngự được mình. Ông để ngoài tai lời Thiên Chúa. Đầu mối tội đang nằm ở cửa nhà ông mà ông cứ cho là nó nằm tại ngưỡng cửa nhà người khác, nằm nơi Abel.

 

Kinh Thánh lại không hề nhắc đến cha mẹ ở đây. Adam và Evà dường như không có trên đời. Chúng ta có thể kết luận dường như hai ông bà thiếu sót bổn phận trong vấn đề giáo dục con cái.

Kinh Thánh ghi tiếp Vayomer Kayin el-Hevel achiv vayehi biheyotam basadeh vayakom Kayin el-Hevel achiv vayahargehu. Kayin said [something] to his brother Hevel, and it happened when they were in the field, that Kayin rose up against his brother, Hevel, and killed him. (Stk 4:8)

“Vayomer Kayin - Cain nói” nhưng mà nói cái gì với Abel mới được chứ ? Kinh thánh không ghi lại, dù bản văn dùng động từ “vayomer- says – dit – nói – dixit “

Nhưng các bản dịch Vulgata, BJ, đều ngắt câu cách khác, mà cho rằng
Cain nói với Abel [rằng] Chúng ta hãy ra ngoài đồng đi.
“Dixitque Cain ad Abel fratrem suum: “Egrediamur foras”. Cumque essent in agro, consurrexit Cain adversus Abel fratrem suum et interfecit eum. (Nova Vulgata)
Cependant Caïn dit à son frère Abel : Allons dehors, et, comme ils étaient en pleine campagne, Caïn se jeta sur son frère Abel et le tua.(BJ)
Ca-in nói với em là A-ben: "Chúng mình ra ngoài đồng đi! " Và khi hai người đang ở ngoài đồng thì Ca-in xông đến giết A-ben, em mình. (CGKPV)

Không, khi đọc lại nguyên văn Do thái, chúng ta có được nhiều chi tiết thú vị hơn. Chúng ta có thể dịch nôm na như sau:
Vayomer Kayin el-Hevel achiv vayehi biheyotam basadeh vayakom Kayin el-Hevel achiv vayahargehu.
"Kayin nói [điều gì đó] với em Hevel, và đã xảy ra là khi họ đang ở ngoài đồng, Kayin chỗi dậy chống em mình, Hevel , và giết em." (Stk 4:8)

 

Cain nói với Abel” là hai người to tiếng với nhau ? hay Cain có dự mưu “dụ” Abel ra ngoài “sadeh - đồng” ? Ngoài đồng trống, nơi vắng vẻ, nơi không có gì để ẩn nấp, nơi xa nhà xa cửa, xa nơi đô thị, xa nơi văn minh, để sự việc xảy rà thì không ai có thể tiếp cứu ?

Tại một nơi cô quạnh như thế thì Abel chết chắc !

Nghĩ như thế, chúng ta thấy Cain đã dùng đầu óc của mình để thi hành công việc. Ông đã dùng miệng lưỡi để dàn xếp sao cho Abel hiện diện tại nơi vắng vẻ. Có lẽ động lực thúc đẩy mạnh nhất chính là nỗi ghen tức. Và biết đâu chừng lòng tham sở hữu là động cơ chính ? Cain- kẻ sở hữu- kaniti muốn chiếm đoạt đoàn súc vật của Abel - kẻ phù du kia, để làm của lễ và làm lương thực lúc mùa màng thất bát ?

Aben ngã xuống, máu thấm vào lòng đất. Cái chết lần đầu tiên hiện hữu trên địa cầu.

Vụ án mạng xảy ra ngoài đống vắng, hẳn Cain không muốn ai thấy. Ông cho như thế là không ai biết . Ngay lập tức Cain là người biết đầu tiên. Ông biết ngay mình “đã không làm tốt” !



Mời Đọc tiếp

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.